BỘ giao thông vận tảI ĐỀ Án nghiên cứU, chuẩn bị VÀ triển khai kế hoạch nâng cấp các khối hệ thống hàng khôNG


Từ 2018-2023: Giai đoạn 2 (Block 1)



tải về 457.12 Kb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích457.12 Kb.
#28140
1   2   3   4   5   6   7   8

Từ 2018-2023: Giai đoạn 2 (Block 1)

STT

Tên khối

Nội dung




Lĩnh vực tăng cường năng lực 1: Khai thác sân bay



B1-APTA

Tối ưu hóa khả năng tiến nhập sân bay

Đây là bước tiếp theo trong quá trình triển khai tiếp cận dựa trên vệ tinh (GNSS) trên phạm vi toàn cầu.



B1-WAKE

Nâng cao khả năng thông qua đường cất hạ cánh bằng việc áp dụng phân cách nhiễu động linh hoạt

Nâng cao khả năng thông qua các đường cất hạ cánh bằng cách quản lý linh hoạt tiêu chuẩn phân cách nhiễu động tối thiểu dựa vào việc nhận diện theo thời gian thực các mối nguy hiểm của nhiễu động.



B1-RSEQ

Cải thiện khai thác sân bay thông qua quản lý các hoạt động cất, hạ cánh và trên bề mặt sân bay

Các công cụ xác định thứ tự tàu bay đến được tăng cường, việc tích hợp chức năng quản lý hoạt động trên bề mặt sân bay với chức năng lập thứ tự cất cánh sẽ đêm lại sức mạnh trong việc quản lý đường CHC và nâng cao năng lực khai thác sân bay và hiệu quả hoạt động bay.



B1-SURF

Tăng cường an toàn và hiệu quả của các hoạt động trên bề mặt sân bay – SURF, SURF IA và Hệ thống quan sát bằng mắt tăng cường (EVS)

Giám sát bề mặt sân bay dành cho ANSP và tổ lái theo logic an toàn, các màn hiển thị bản đồ di chuyển trên buồng lái và các hệ thống quan sát bằng mắt để lăn.



B1-ACDM

Tối ưu hóa khai thác sân bay thông qua việc hiệp đồng ra quyết định tại sân bay (AIRPORT-CDM)

Nâng cao khả năng khai thác sân bay bằng việc các cơ quan khai thác tại sân bay cùng phối hợp với nhau.



B1-RATS

Kiểm soát vận hành sân bay từ xa

Thực hiện ứng phó kiểm soát tại sân bay theo hình thức khai thác từ xa và cung cấp dịch vụ không lưu từ xa cho sân bay thông qua hệ thống và công cụ hỗ trợ quan sát bằng mắt.




Lĩnh vực tăng cường năng lực 2: Dữ liệu và Các hệ thống liên kết khai thác toàn cầu – Thông qua quản lý thông tin diện rộng của Hệ thống liên kết toàn cầu SWIM.



B1-FICE

Nâng cao khả năng liên kết khai thác, hiệu quả và năng lực thông qua ứng dụng FF-ICE, bước 1 trước khi khởi hành

Giới thiệu FF-ICE bước 1 để thực hiện các trao đổi mặt đất - mặt đất sử dụng mô hình tham chiếu tin tức chung về chuyến bay, FIXM, XML và đối tượng chuyến bay trước khi khởi hành.



B1-DATM

Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc hợp nhất các tin tức quản lý không lưu dạng số

Triển khai thực hiện mô hình tham chiếu tin tức quản lý không lưu hợp nhất với tất cả tin tức quản lý không lưu sử dụng UML và cho phép các hiển thị dữ liệu và trao đổi dữ liệu dạng XML dựa trên các giao thức internet với mô hình trao đổi WXXM đối với tin tức khí tượng.



B1-SWIM

Nâng cao năng lực thông qua việc áp dụng Quản lý tin tức hệ thống diện rộng (SWIM)

Triển khai thực hiện các dịch vụ SWIM (các ứng dụng và cơ sở hạ tầng) tạo ra mạng nội bộ hàng không dựa trên các mô hình dữ liệu tiêu chuẩn và các giao thức dựa trên internet để tối đa hóa khả năng liên kết khai thác.



B1-AMET

Các quyết định khai thác tốt hơn thông qua tin tức khí tượng được tích hợp (lập kế hoạch và hạn ngắn)

Tin tức khí tượng hỗ trợ tự động hóa quá trình ra quyết định hoặc các hỗ trợ khác bao gồm: tin tức khí tượng, thuyết minh tin tức khí tượng, các thay đổi tác động đến ATM và hỗ trợ ra quyết định ATM.



B1-FRTO

Cải thiện khai thác thông qua việc lựa chọn sử dụng vệt bay không lưu tối ưu

Đưa ra sự lựa chọn việc sử dụng vệt bay tự do trong vùng trời xác định, trong đó kế hoạch bay không được xác định theo các đoạn của mạng đường bay hoặc hệ thống vệt bay đã được công bố nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc bay theo các quĩ đạo mong muốn của người sử dụng.



B1-NOPS

Tăng cường tính năng luồng không lưu thông qua lập kế hoạch khai thác mạng đường bay

Các kỹ thuật quản lý luồng không lưu (ATFM) tích hợp quản lý vùng trời, các luồng không lưu bao gồm cả quá trình ưu tiên thúc đẩy nhà sử dụng giai đoạn đầu nhằm phối hợp các giải pháp ATFM định trước dựa trên các ưu tiên khai thác/thương mại.




Khu vực tăng cường năng lực 3: Tối ưu hóa năng lực và các chuyến bay linh hoạt - thông qua ATM cộng tác toàn cầu



B1-ASEP

Tăng sự năng lực và hiệu quả thông qua quản lý theo khoảng thời gian (IM)

Quản lý theo khoảng thời gian nâng cao khả năng quản lý luồng không lưu và giãn các giữa các tàu bay. Việc quản lý chính xác khoảng cách giữa các tàu bay với các quỹ đạo chung hoặc quỹ đạo hợp nhất cho phép tối đa hóa khả năng thông qua vùng trời đồng thời giảm tải cho ATC và tiết kiệm nhiên liệu.



B1-SNET

Mạng lưới an toàn mặt đất trong tiếp cận

Khối này tăng cường mức độ an toàn do các khối trước mang lại bằng cách giảm bớt các rủi ro tai nạn tàu bay có kiểm soát đâm vào địa hình trong giai đoạn tiếp cận chót thông qua việc sử dụng Thiết bị giám sát tuyến tiếp cận (APM).




Khu vực cải thiện năng lực 4: Tuyến đường bay hiệu quả - qua các hoạt động dựa theo quỹ đạo



B1-CDO

Nâng cao khả năng linh hoạt và hiệu quả trong các quĩ đạo giảm độ cao (CDOs) sử dụng VNAV

Triển khai áp dụng vùng trời và các phương thức đến dựa theo tính năng cho phép tàu bay hoạt động theo quĩ đạo tối ưu với đường giảm độ cao tối ưu (OPDs) có tính đến sự phức tạp của vùng trời và hoạt động không lưu.



B1-TBO

Nâng cao tính đồng bộ hóa không lưu và bước đầu khai thác theo quỹ đạo

Nâng cao tính đồng bộ hóa của các luồng không lưu tại các điểm giao cắt đường dài và tối ưu hóa thứ tự tiếp cận thông qua việc sử dụng năng lực 4DTRAD và các ứng dụng sân bay ví dụ: D-TAXI thông qua sự trao đổi không địa dữ liệu nhận được từ tàu bay liên quan đến giờ hạ cánh được kiểm soát (CTA).



B1-RPAS

Bước đầu tích hợp các hệ thống trên tàu bay được điều khiển từ xa (RPA) vào vùng trời không dành riêng

Triển khai thực hiện các phương thức cơ bản dành cho khai thác RPAs trong vùng trời không dành riêng bao gồm cả chức năng phát hiện và phòng tránh.

Từ 2023-2028: Giai đoạn 3 (Block 2)

STT

Tên khối

Nội dung




Khu vực tăng cường năng lực 1: Khai thác sân bay



B2-WAKE (*)

Phân cách nhiễu động nâng cao (theo thời gian)

Áp dụng giá trị phân cách nhiễu động tối thiểu giữa tàu bay-với-tàu bay theo thời gian và thay đổi các phương thức được cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu sử dụng để áp dụng giá trị phân cách nhiễu động tối thiểu.



B2-RSEQ

Kết nối AMAN/DMAN

Đồng bộ hóa AMAN/DMAN sẽ thúc đẩy hoạt động bay đường dài và trong khu vực tiếp cận nhanh và hiệu quả hơn.



B2-SURF

Tối ưu hóa lựa chọn sử dụng vệt lăn trên bề mặt sân bay và các lợi ích an toàn (A-SMGCS mức độ 3-4 và SVS)

Lựa chọn sử dụng vệt lăn và dẫn đường trên cơ sở quỹ đạo sử dụng công cụ giám sát dưới mặt đất/trên buồng lái và cung cấp huấn lệnh và tin tức thông qua đường truyền dữ liệu. Các hệ thống quan sát bằng mắt trên buồng lái.




Khu vực tăng cường năng lực 2: Dữ liệu và Các hệ thống liên kết khai thác toàn cầu – Thông qua quản lý thông tin diện rộng của Hệ thống liên kết toàn cầu SWIM.



B2-FICE

Nâng cao khả năng phối hợp thông qua sự tích hợp nhiều trung tâm mặt đất: (FF-ICE/1 và đối tượng chuyến bay, SWIM)

FF-ICE hỗ trợ khai thác theo quỹ đạo thông qua trao đổi và cung cấp tin tức để khai thác giữa các trung tâm sử dụng đối tượng chuyến bay và tiêu chuẩn IOP.





B2-SWIM

Cho phép tàu bay tham gia phối hợp quản lý không lưu thông qua SWIM

Kết nối của tàu bay đến một nút tin tức trong SWIM cho phép tham gia vào quá trình phối hợp quản lý không lưu bằng việc tiếp cận nguồn dữ liệu động, phong phú bao gồm cả dữ liệu khí tượng.



B2-NOPS

Tăng cường sự tham gia của người sử dụng vào việc sử dụng linh hoạt mạng lưới đường bay

Đưa vào khai thác ứng dụng CDM được hỗ trợ bởi SWIM, cho phép các nhà sử dụng vùng trời quản lý sự cạnh tranh và các ưu tiên của các giải pháp ATFM phức tạp khi mạng lưới đường bay hoặc các điểm nút của nó (các sân bay, phân khu) không thể đảm bảo khả năng tương xứng với các đòi hỏi của nhà khai thác




Khu vực tăng cường năng lực 3: Tối ưu hóa năng lực và các chuyến bay linh hoạt - thông qua ATM cộng tác toàn cầu



B2-ASEP

Phân cách trên không (ASEP)


Tạo ra các lợi ích khai thác thông qua việc ủy thác tạm thời cho hệ thống điều khiển trên buồng lái trách nhiệm đảm bảo phân cách với tàu bay chỉ định được trang bị thích hợp, nhờ đó giảm yêu cầu cấp huấn lệnh giải quyết xung đột đồng thời giảm tải cho ATC và tạo điều kiện cho các tuyến bay hiệu quả hơn.



B2-ACAS

Hệ thống tránh va chạm mới

Triển khai hệ thống tránh va chạm trên không (ACAS) thích ứng với các hoạt động khai thác theo quỹ đạo với chức năng giám sát tăng cường được sự hỗ trợ bởi ADS-B nhằm giảm bớt các cảnh báo không cần thiết và giảm thiểu các sai lệch. Hệ thống mới này sẽ cho phép các quy trình và các hoạt động khai thác hiệu quả hơn trong khi vẫn tuân thủ các quy định an toàn.




Khu vực cải thiện năng lực 4: Tuyến đường bay hiệu quả - qua các hoạt động dựa theo quỹ đạo



B2-CDO

Nâng cao khả năng linh hoạt và hiệu quả của các quĩ đạo giảm độ cao (CDOs) sử dụng VNAV, có yêu cầu về tốc độ và thời gian đến

Triển khai áp dụng vùng trời và các phương thức đến dựa theo tính năng cho phép tàu bay hoạt động theo quĩ đạo độ cao tối ưu có tính đến sự phức tạp của vùng trời và hoạt động không lưu bao gồm cả việc tối ưu hóa quĩ đạo giảm thấp độ cao (OPDs), được hỗ trợ bởi việc khai thác theo quỹ đạo và tự phân cách.



B2-RPAS

Hợp nhất tàu bay được điều khiển từ xa (RPA) trong hoạt động không lưu.

Triển khai thực hiện các phương thức khai thác đã được điều chỉnh có khả năng bao quát trường hợp kết nối bị mất (bao gồm một mã riêng biệt cho kết nối bị mất) cũng như công nghệ phát hiện và tránh va chạm được tăng cường.

Sau năm 2028: Giai đoạn 4 (Block 3)

STT

Tên khối

Nội dung




Lĩnh vực tăng cường năng lực 1: Khai thác sân bay



B3-RSEQ

Tích hợp AMAN/DMAN/SMAN

Đồng bộ hóa đầy đủ các công cụ quản lý mạng giữa sân bay khởi hành và các sân bay hạ cánh đối với tất cả các tàu bay trong hệ thống không lưu tại mọi thời điểm.




Lĩnh vực tăng cường năng lực 2: Dữ liệu và Các hệ thống liên kết khai thác toàn cầu - Thông qua quản lý thông tin diện rộng của Hệ thống liên kết toàn cầu SWIM.



B3-FICE

Nâng cao tính năng khai thác thông qua triển khai đầy đủ FF-ICE

Tất cả dữ liệu của các chuyến bay liên quan được chia sẻ một cách có hệ thống giữa các hệ thống trên không và dưới mặt đất sử dụng SWIM để hỗ trợ việc phối hợp quản lý không lưu và các hoạt động khai thác theo quỹ đạo.



B3-AMET

Các quyết định khai thác tốt hơn thông qua tin tức khí tượng được tích hợp (dịch vụ hạn ngắn và trực tiếp)

Tin tức khí tượng trợ giúp các công cụ hỗ trợ đưa ra quyết định tự động cả trên không và mặt đất nhằm triển khai chiến lược giảm nhẹ ảnh hưởng của thời tiết.



B3-FRTO

Quản lý tính phức tạp của hoạt động bay

Thực hiện quản lý tính phức tạp để xác định các sự kiện và hiện tượng có ảnh hưởng đến các luồng không lưu do những hạn chế theo quy luật tự nhiên, các lý do kinh tế hoặc các điều kiện và sự kiện đặc biệt thông qua việc khai thác môi trường tin tức phong phú và chính xác hơn của quản lý không lưu (ATM) dựa trên SWIM.




Khu vực tăng cường năng lực 3: Tối ưu hóa năng lực và các chuyến bay linh hoạt - thông qua ATM cộng tác toàn cầu

1.

B3-RSEQ
Tích hợp AMAN/DMAN/SMAN


Đồng bộ hóa đầy đủ các công cụ quản lý mạng giữa sân bay khởi hành và các sân bay hạ cánh đối với tất cả các tàu bay trong hệ thống không lưu tại mọi thời điểm.

2.

B3-FICE
Nâng cao tính năng khai thác thông qua triển khai đầy đủ FF-ICE


Tất cả dữ liệu của các chuyến bay liên quan được chia sẻ một cách có hệ thống giữa các hệ thống trên không và dưới mặt đất sử dụng SWIM để hỗ trợ việc phối hợp quản lý không lưu và các hoạt động khai thác theo quỹ đạo.

3.

B3-AMET

Các quyết định khai thác tốt hơn thông qua tin tức khí tượng được tích hợp (dịch vụ hạn ngắn và trực tiếp)

Tin tức khí tượng trợ giúp các công cụ hỗ trợ đưa ra quyết định tự động cả trên không và mặt đất nhằm triển khai chiến lược giảm nhẹ ảnh hưởng của thời tiết.

4.

B3-TBO

Khai thác theo quỹ đạo 4D đầy đủ

Sử dụng quỹ đạo bốn chiều chính xác được chia sẻ giữa tất cả các người sử dụng hệ thống hàng không tại các điểm trọng yếu của hệ thống. Hình thức này đảm bảo khả năng phù hợp và cập nhật tin tức trên toàn hệ thống được tích hợp vào công cụ hỗ trợ ra quyết định, tạo thuận lợi cho việc ra quyết định ATM toàn cầu.

5.

B3-RPAS

Quản lý rõ ràng tàu bay điều khiển từ xa (RPA)

Tàu bay được điều khiển từ xa hoạt động trên bề mặt sân bay và trong các vùng trời không dành riêng như những tàu bay khác.




Khu vực cải thiện năng lực 4: Tuyến đường bay hiệu quả - qua các hoạt động dựa theo quỹ đạo



B3-TBO

Khai thác theo quỹ đạo 4D đầy đủ

Sử dụng quỹ đạo bốn chiều chính xác được chia sẻ giữa tất cả các người sử dụng hệ thống hàng không tại các điểm trọng yếu của hệ thống. Hình thức này đảm bảo khả năng phù hợp và cập nhật tin tức trên toàn hệ thống được tích hợp vào công cụ hỗ trợ ra quyết định, tạo thuận lợi cho việc ra quyết định ATM toàn cầu.



B3-RPAS

Quản lý rõ ràng tàu bay điều khiển từ xa (RPA)

Tàu bay được điều khiển từ xa hoạt động trên bề mặt sân bay và trong các vùng trời không dành riêng như những tàu bay khác.





tải về 457.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương