BỘ giao thông vận tảI ĐỀ Án nghiên cứU, chuẩn bị VÀ triển khai kế hoạch nâng cấp các khối hệ thống hàng khôNG



tải về 457.12 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích457.12 Kb.
#28140
1   2   3   4   5   6   7   8

1. Căn cứ pháp lý


- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006;

- Nghị quyết lần thứ 38 của Hội đồng ICAO về ASBU;

- Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

- Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động bay;

- Quyết định số 911/1997/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể mạng cảng hàng không sân bay toàn quốc;

- Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT ngành hàng không giai đoạn đến 2020 và định hướng đến 2030;

- Quyết định số 94/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục HKVN trực thuộc Bộ GTVT;

- Quyết định số 2339/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển Hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu hàng không dân dụng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 4412/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 về việc ban hành Chương trình xây dựng đề án của Bộ Giao thông vận tải năm 2014.

2. Vai trò của ngành Hàng không dân dụng


Ngành Hàng không dân dụng (HKDD) là một ngành áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến với phạm vi hoạt động không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra quốc tế. Ngành HKDD đang giữ một vai trò ngày càng quan trọng trong GTVT và sẽ tiếp tục được chú trọng đầu tư phát triển. Vai trò của ngành HKDD thể hiện cụ thể qua các điểm sau:

- Góp phần phát triển kinh tế quốc gia: Với xu hướng toàn cầu hóa việc giao thương đã được mở rộng ra khắp thế giới, ngành HKDD cần đáp ứng nhu cầu tất yếu của quá trình hội nhập. Bằng mối quan hệ qua lại mật thiết đối với các ngành kinh tế khác, ngành HKDD giúp cho việc vận chuyển máy móc, con người, hàng hóa trong nước và quốc tế thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng, làm tăng khối lượng vận chuyển và rút ngắn thời gian vận chuyển. Đây là một trong các yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.



Về vận tải nội địa: Với mạng đường bay rộng khắp đất nước, hàng không đã dần trở thành một loại hình vận tải thông dụng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Hiện tại, các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác 41 tuyến bay nội địa nối các thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh với các cảng hàng không địa phương. Với mạng đường bay này, ngành Hàng không đóng một vai trò quan trọng vào giao lưu kinh tế giữa đồng bằng và miền núi, hải đảo, phục vụ nhu cầu phát triển, giao lưu hội nhập quốc tế của nền kinh tế cũng như thu hẹp khoảng cách, xóa đói, giảm nghèo.

Về tăng cường kết nối quốc tế: Ngành hàng không đã phát triển một mạng đường bay quốc tế rộng lớn đến khắp các vùng của thế giới, góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè năm châu. Cùng với các ngành khác, hàng không Việt Nam đã và đang tham gia một cách nghiêm túc và trách nhiệm vào hoạt động trong các khuôn khổ đa phương mà Việt Nam là thành viên như ASEAN, WTO, APEC, ASEM, GMS... Việt Nam hiện cũng là một trong những thành viên tích cực của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA). Nước ta cũng đã ký kết 65 Hiệp định vận chuyển hàng không song phương, đa phương, trong đó một số Hiệp định không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngành hàng không mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác chung của Việt Nam với các nước và khu vực như Hiệp định Vận chuyển hàng không Việt Nam-Hoa Kỳ, Hiệp định Vận chuyển hàng không Việt Nam - Liên minh Châu Âu, các Hiệp định tự do hóa vận chuyển hành khách, hàng hóa ASEAN và ASEAN với Trung Quốc. Thông qua hoạt động vận tải hàng không, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện. 

Một trong những vai trò quan trọng khác của ngành đối với sự phát triển kinh tế thể hiện qua đóng góp của vận tải hàng không vào doanh thu của ngành, đóng góp vào ngân sách Nhà nước: Hoạt động khai thác của các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài, bên cạnh việc tạo ra doanh thu và nộp ngân sách của riêng mình, còn tạo ra doanh thu cho các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không. Điển hình trong giai đoạn 2002-2011, doanh thu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam đạt gần 240 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2002-2011, Tổng doanh thu của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đạt gần 30 nghìn tỷ đồng, tổng lợi nhuận đạt 8.714 tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước 3.735 tỷ đồng. Tính riêng năm 2012, tổng doanh thu của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đạt 7.875 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1.923 tỷ đồng. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam từ 2002-2012: tổng thu đạt 19.851 tỷ đồng, doanh thu đơn vị đạt 9.654 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 2.196 tỷ đồng, nộp Ngân sách đạt 10.904 tỷ đồng. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam luôn là đơn vị có số thu nộp ngân sách cao của thành phố Hà Nội: năm 2011, đơn vị nộp ngân sách 1.537 tỷ đồng; năm 2012, số nộp ngân sách của đơn vị là 1.661 tỷ đồng tăng 7,97% so với 2011.

Ngoài ra, ngành HKDD góp phần vào sự phát triển kinh tế quốc gia thông qua việc tạo ra nhiều việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Năm 2009, tổng số lao động trực tiếp trong lĩnh vực hàng không là khoảng 40 nghìn người và hơn một trăm nghìn lao động gián tiếp khác.

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển về văn hóa, xã hội: Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân được thuận lợi và nhanh chóng hơn, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế thì ngành hàng không dân dụng còn góp phần thúc đẩy hoạt động văn hóa - xã hội, đặc biệt là ở những vùng xa xôi. Ngành hàng không phát triển đã khắc phục những trở ngại về địa hình, tăng cường giao lưu kinh tế - xã hội giữa các nước trên thế giới, làm cho giao thương giữa các địa phương trong nước được mật thiết, dễ dàng hơn, quản lý của chính quyền được chặt chẽ hơn. Như vậy, nó góp phần tạo nên mối giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng miền và các nước trên thế giới.

- Phục vụ an ninh - quốc phòng: Vai trò của ngành GTVT, đặc biệt là ngành Hàng không đối với an ninh - quốc phòng là rất rõ ràng. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và nặng nề của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Mặc dù hiện tại có các sân bay phục vụ mục đích riêng cho quân sự, hệ thống cảng hàng không đang khai thác dân dụng đều được xác định tính chất là sân bay dùng chung hàng không dân dụng và quân sự. Ngoài mục đích khai thác dân dụng, các sân bay đều đóng vai trò quan trọng là sân bay căn cứ phục vụ huấn luyện bay quân sự hoặc là các căn cứ không quân chiến lược trong việc bảo vệ vùng trời, bảo vệ đất liền và biển đảo của Tổ quốc. Trong tình hình an ninh của khu vực và của thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều tranh chấp thì vấn đề bảo vệ an ninh quốc phòng của Tổ quốc càng được chú trọng và các cảng hàng không chính là căn cứ chính cho lực lượng không quân để bảo vệ Tổ quốc vì hầu hết các cảng hàng không đều có thể đáp ứng được các loại tàu bay quân sự hiện đại nhất hiện nay.



tải về 457.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương