BỘ giao thông vận tảI ĐỀ Án nghiên cứU, chuẩn bị VÀ triển khai kế hoạch nâng cấp các khối hệ thống hàng khôNG


IV. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN



tải về 457.12 Kb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích457.12 Kb.
#28140
1   2   3   4   5   6   7   8

IV. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của Đề án (Các công việc cụ thể của Mục tiêu Đề án được mô tả theo Phụ lục 1), xây dựng hệ thống quản lý hoạt động bay của Việt Nam đồng bộ với khu vực và quốc tế, đảm bảo an ninh an toàn, phối hợp hàng không quân sự, cần định hướng và thực hiện các giải pháp và tổ chức triển khai như sau.

1. Các giải pháp


a. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và quy phạm kỹ thuật

Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, tài liệu hướng dẫn khai thác, sổ tay hướng dẫn, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành theo hướng tăng cường, tập trung vào công tác giám sát, quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ đối với mọi hoạt động trong lĩnh vực khai thác bay, quản lý hoạt động bay, quản lý và khai thác, sử dụng vùng trời.



b. Phát triển nguồn nhân lực

- Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đội ngũ kiểm soát viên không lưu đáp ứng nhu cầu tăng trưởng lưu lượng bay và việc thiêt lập mới các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; Lập kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực cho công tác khai thác.

- Đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào tạo, huấn luyện: ngắn hạn, dài hạn, đào tạo trong nước, đào tạo ngoài nước.

- Tập trung đào tạo mũi nhọn cho các đối tượng là giáo viên, huấn luyện viên, cán bộ tham gia lập kế hoạch triển khai thực hiện nâng cấp các khối hệ thống hàng không.

- Tuyên truyền, phổi biến đến các cấp lãnh đạo trong ngành hàng không về định hướng phát triển, khái niệm mới và quan điểm đầu tư.

c. Phối hợp hàng không dân dụng ­- quân sự

Xây dựng chương tình hội nhập hàng không và quân sự, đặc biệt là đào tạo, huấn luyện nhân viên điều hành bay.



d. Chương trình an ninh

Xây dựng chương trình an ninh hệ thống ASBU.



đ. Quản lý vùng trời

Thay đổi quan điểm về tổ chức quản lý vùng trời, hoàn thiện hệ thống quản lý điều hành bay để hội nhập toàn cầu.



e. Quy hoạch, kế hoạch tổng thể

Nghiên cứu, đề nghị điều chỉnh Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 08/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT ngành hàng không giai đoạn đến 2020 và định hướng đến 2030 và Quyết định số 2339/QĐ-BGTVT ngày 19/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển Hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu hàng không dân dụng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Nghiên cứu đề xuất và tổ chức triển khai các Dự án cụ thể để thực hiện các khối.


2. Tổ chức thực hiện

2.1 Cơ quan Bộ Giao thông vận tải


- Vụ Vận tải chủ trì, phối hợp với Vụ An toàn giao thông và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc chỉ đạo triển khai Kế hoạch theo từng năm, từng giai đoạn

- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đối với từng năm, từng giai đoạn.


2.2 Cục Hàng không Việt Nam


- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức quản lý, triển khai thực hiện Đề án này, xây dựng các dự án cụ thể, kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai từng giai đoạn và đề xuất phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện cho các doanh nghiệp hàng không.

- Trên cơ sở Quy hoạch, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các tổ chức, cá nhân, liên quan tổ chức lập và phê duyệt các kế hoạch theo định kỳ 5 năm, hàng năm; hướng dẫn kiểm tra quá trình thực hiện Kế hoạch tổng thể; đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện Kế hoạch tổng thể này, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể.


2.3 Các doanh nghiệp hàng không


- Tổ chức học tập, nghiên cứu, tìm hiểu và tuyên truyền phổ biến tới các đối tượng có liên quan đến chương trình ASBU của Việt Nam.(Chi tiết tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm theo).

- Phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.



- Chủ động phân tích đánh giá nhiệm vụ, lập kế hoạch và chuẩn bị nguồn lực của doanh nghiệp để triển khai các nội dung, công việc có liên quan.

3. Nguồn vốn


Vốn ngân sách nhà nước, vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn của các doanh nghiệp và vốn vay thương mại.

KẾT LUẬN


Căn cứ tiến độ triển khai kế hoạch tổng thể phát triển Hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu hàng không dân dụng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trong ngành hàng không và Kế hoạch nâng cấp các khối hệ thống hàng không của ICAO và chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, chuẩn bị và triển khai kế hoạch nâng cấp các khối hệ thống hàng không (Aviation System Block Upgrade) nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hàng không” để đảm bảo thực hiện tốt vai trò là thành viên của ICAO và đáp ứng yêu cầu phát triển, hiện đại hóa lĩnh vực quản lý hoạt động bay cũng như quá trình cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường và điều hòa cho các hoạt động bay dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam.

Phụ lục 1

Nâng cấp hệ thống hàng không theo yêu cầu chung của ICAO

Từ 2014-2018: Giai đoạn 1 (Block 0)

STT

Tên khối

Nội dung




Lĩnh vực tăng cường năng lực 1: Khai thác sân bay



B0-APTA

Tối ưu hóa các phương thức tiếp cận bao gồm cả hướng dẫn giảm độ cao

Đây là bước đầu tiên để triển khai phương thức tiếp cận sử dụng tín hiệu vệ tinh (GNSS).



B0-WAKE

Tối ưu hóa phân cách nhiễu động nhằm nâng cao khả năng thông qua đường cất hạ cánh.

Điều chỉnh các phương thức và tiêu chuẩn phân cách tối thiểu theo nhiễu động để tăng khả năng thông qua đường cất hạ cánh của tàu bay khởi hành và tàu bay đến.



B0-RSEQ

Cải thiện luồng không lưu bằng cách sắp xếp thứ tự đi/đến (AMAN/DMAN)

Đo thời gian để lập thứ tự các chuyến bay đến và khởi hành.



B0-SURF

An toàn và hiệu quả của các hoạt động khai thác trên bề mặt sân bay (A-SMGCS mức độ 1-2)

Giám sát bề mặt sân bay dùng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (ANSP).



B0-ACDM

Hiệp đồng ra quyết định (CDM) để nâng cao khả năng khai thác sân bay.

Nâng cao khả năng khai thác sân bay nhờ việc phối hợp hiệp đồng giữa các cơ quan làm việc tại sân bay.




Lĩnh vực tăng cường năng lực 2: Dữ liệu và Các hệ thống liên kết khai thác toàn cầu – Thông qua quản lý thông tin diện rộng của Hệ thống liên kết toàn cầu SWIM.



B0-FICE

Tăng cường liên kết khai thác, hiệu quả và năng lực thông qua việc hợp nhất các hệ thống mặt đất

Hỗ trợ việc hiệp đồng liên lạc dữ liệu mặt đất giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dựa trên kết nối AIDC qui định tại Tài liệu 9694 của ICAO.



B0-DATM

Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua Quản lý tin tức hàng không dạng số


Đưa vào ứng dụng quản lý và xử lý tin tức bằng kỹ thuật số thông qua triển khai thực hiện AIS/AIM sử dụng AIXM, chuyển sang AIP điện tử, nâng cao chất lượng và tính sẵn có của dữ liệu.



B0-AMET

Cung cấp tin tức khí tượng góp phần tăng hiệu quả khai thác và an toàn bay

Tin tức khí tượng được cung cấp bởi các trung tâm dự báo khu vực toàn cầu, các trung tâm tư vấn về tro bụi núi lửa, các trung tâm tư vấn về lốc xoáy nhiệt đới, các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng tại sân bay và các cơ sở canh phòng thời tiết cung cấp sẽ hỗ trợ cho việc quản lý vùng trời một cách linh hoạt, tăng cường khả năng nhận biết tình huống, hiệp đồng ra quyết định và chủ động hoạch định quỹ đạo bay tối ưu.



B0-FRTO

Nâng cao khai thác bay nhờ cải thiện quỹ đạo bay đường dài

Cho phép sử dụng vùng trời riêng biệt (như vùng trời dành cho hoạt động quân sự) cùng với việc điều chỉnh đường bay linh hoạt cho các hoạt động bay cụ thể. Điều này sẽ cho phép tạo thêm các đường bay linh hoạt, giảm nguy cơ tắc nghẽn trên các đường bay chính và các điểm giao cắt có mật độ bay cao nhờ đó giảm thời gian bay và tiết kiệm nhiêu liệu.



B0-NOPS

Tăng cường khả năng của luồng không lưu thông qua lập kế hoạch trên cơ sở xem xét mạng đường hàng không trên diện rộng


Biện pháp phối hợp quản lý luồng để điều phối các luồng bay đông liên quan đến việc điều phối giờ khởi hành, quản lý tần suất tiến nhập vào một phần vùng trời nhất định đối với các hoạt động bay dọc theo một trục cụ thể, yêu cầu thời gian đến một lộ điểm hoặc ranh giới FIR/phân khu theo lộ trình của chuyến bay, sử dụng hình thức dãn cách kế tiếp nhau (miles-in-trail) nhằm điều hòa luồng hoạt động bay dọc theo trục không lưu cụ thể và điều chỉnh đường bay nhằm tránh những khu vực đã bị bão hòa hoạt động bay.



B0-ASUR

Năng lực giám sát mặt đất ban đầu


Giám sát mặt đất sử dụng ADS-B OUT và/hoặc các hệ thống khai thác giám sát đa phương tiện trên diện rộng sẽ tăng cường năng lực và mức độ an toàn, đặc biệt là trong tìm kiếm cứu nạn thông qua việc giảm phân cách. Khả năng này sẽ được thể hiện trong một số dịch vụ ATM như tin tức về hoạt động bay, tìm kiếm cứu nạn và cung cấp phân cách.




Lĩnh vực tăng cường năng lực 3: Tối ưu hóa năng lực và các chuyến bay linh hoạt - thông qua ATM cộng tác toàn cầu



B0-ASEP

Nhận biết tình huống không lưu (ATSA)


2 ứng dụng ATSA (Nhận biết tình huống không lưu) sẽ tăng cường an toàn và hiệu quả bằng cách cung cấp cho người lái các phương tiện để có thể nhanh chóng quan sát các đối tượng:

  • AIRB (Tăng cường nhận thức tình trạng không lưu trong quá trình khai thác bay).

  • VSA (Gia tăng phân cách bằng mắt trong giai đoạn tiếp cận).



B0-OPFL

Nâng cao khả năng tiếp cận các mực bay tối ưu thông qua các phương thức tăng/giảm độ cao có sử dụng ADS-B

Mục đích là để tránh việc giữ tàu bay ở các độ cao không mong muốn và dẫn đến tiêu hao nhiên liệu trong một khoảng thời gian dài. Lợi ích chính của ITP là tiết kiệm đáng kể nhiên liệu và nâng cao trọng lượng vận chuyển.



B0-ACAS

Cải tiến ACAS


Cải tiến hệ thống chống va chạm hiện hữu trong ngắn hạn để tránh cảnh báo không cần thiết trong khi vẫn đảm bảo an toàn. Cải tiến này sẽ giảm các nhiễu loạn về quỹ đạo, đồng thời nâng cao an toàn trong các trường hợp không duy trì được phân cách.



B0-SNET

Tăng cường hiệu quả của mạng lưới an toàn mặt đất

Khối này cho phép nâng cao hiệu quả của mạng lưới an toàn mặt đất nhằm hỗ trợ kiểm soát viên không lưu và kịp thời đưa ra những cảnh báo về việc tăng nguy cơ uy hiếp an toàn bay (như cảnh báo va chạm ngắn hạn, cảnh báo nguy cơ va chạm trong khu vực và cảnh báo độ cao an toàn tối thiểu).




Lĩnh vực tăng cường năng lực 4: Tuyến đường bay hiệu quả - Thông qua các hoạt động khai thác dựa theo quỹ đạo



B0-CDO

Nâng cao khả năng linh hoạt và hiệu quả của quĩ đạo giảm độ cao (CDOs)

Triển khai áp dụng các phương thức đến và vùng trời dựa theo tính năng cho phép tàu bay hoạt động theo quĩ đạo tối ưu với việc giảm độ cao liên tục (CDOs) có tính đến sự phức tạp của vùng trời và hoạt động không lưu.



B0-TBO

Nâng cao an toàn và hiệu quả thông qua bước đầu ứng dụng kết nối dữ liệu đường dài

Triển khai thực hiện các bộ ứng dụng kết nối dữ liệu ban đầu đối với liên lạc và giám sát trong công tác điều hành bay.



B0-CCO

Nâng cao tính linh hoạt và hiệu quả của quĩ đạo lấy độ cao khởi hành - lấy độ cao liên tục (CCO)

Triển khai các phương thức khởi hành cho phép tàu bay hoạt động theo quĩ đạo tối ưu với việc lấy độ cao liên tục (CCOs) có tính đến sự phức tạp của vùng trời và hoạt động không lưu.


tải về 457.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương