Abdullah Bin Abdul-Hameed Al-Athari Kiểm duyệt và giới thiệu Sheikh Saleh Bin Abdul-Aziz Bin Muhammad Ali Ash-Sheikh



tải về 2.26 Mb.
trang14/15
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.26 Mb.
#30941
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Lời Nói Đúng Đắn Nhất

Quả thật chúng ta không thể cải thiện được cũng như không thể thành công trong sự nghiệp truyền giáo của chúng ta trừ phi chúng ta biết bắt đầu cái nào quan trọng nhất và cần làm nhất. Và cái quan trọng nhất chính là giáo lý Tawhid, chúng ta phải đặt nó làm trọng tâm trong sự truyền giáo của chúng ta, chúng ta phải lấy nó là nền tảng cho giáo luật, nguyên tắc đạo đức, và cung cách hành xử của chúng ta.

Và giáo lý Tawhid đó phải được dựa trên sự chỉ đạo của Qur’an và Sunnah cũng như sự thông hiểu của thế hệ Salaf Saleh. Đó chính là con đường ngay chính, một lối đi chuẩn mực mà Allah đã ra lệnh cho chúng ta.

Allah, Đấng Tối Cao phán:



﴿ وَأَنَّ هَٰذَا صِرَٰطِي مُسۡتَقِيمٗا فَٱتَّبِعُوهُۖ وَلَا تَتَّبِعُواْ ٱلسُّبُلَ فَتَفَرَّقَ بِكُمۡ عَن سَبِيلِهِۦۚ ذَٰلِكُمۡ وَصَّىٰكُم بِهِۦ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ١٥٣ ﴾ [سورة الأنعام: 153]

{Và quả thật đây là con đường ngay chính của Ta (Muhammad). Các ngươi hãy theo nó và chớ theo con đường nào khác sợ rằng nó sẽ đưa các ngươi lệch khỏi con đường của Ngài (Allah). Ngài chỉ thị cho các ngươi như thế để các ngươi trở thành người ngay chính sợ Allah.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 153).

Và giáo lý của phái Salaf Saleh là con đường duy nhất sẽ cải thiện được tình trạng của cộng đồng tín đồ Muslim.

Cầu xin Allah, Đấng Tối Cao soi sáng và hướng dẫn chúng ta, những bầy tôi của Ngài theo con đường của phái Salaf Saleh, xin Ngài hãy phù hộ bầy tôi luôn là những người cùng hội cùng thuyền với họ, xin Ngài triệu tập bầy tôi cùng với họ với lá cờ của vị lãnh tụ được quyền cầu xin ân xá, Muhammad e, và xin Ngài đừng bỏ mặc bầy tôi lệch khỏi sự hướng dẫn, xin Ngài phù hộ và soi sáng cho bầy tôi luôn là những người bề tôi ngoan đạo chung lòng vì con đường của Ngài, quả thật, Ngài là Đấng Toàn Năng trên mọi thứ và Ngài là Đấng hằng nghe và đáp lại lời nguyện cầu.

وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلىَ نَبِيِّنَا مُحَمْدٍ وَعَلىَ آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ

Và cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad và gia quyến của Người cũng tất cả bạn đạo của Người!!!



d / f

1() Đây là phần mở đầu cho bài Khutbah (Thuyết giảng trong Islam) được gọi là Khutbah Ha-jah. Nó được giáo luật khuyến khích trước khi thuyết giảng một vấn đề gì trong Islam. Quả thật, Thiên sứ của Allah đã dạy các Sahabah của Người nói Khutbah Ha-jah này trước khi họ muốn nói về một vấn đề tôn giáo hay vấn đề gì khác như trong Khutbah Nikah (kết hôn), Khutbah Jum’ah (thứ sáu), ... Nhiều cuốn sách ghi chép Sunnah đã ghi nhận điều này chẳng hạn như “Sunan Ibu Majah” ở chương Annikah mục Khutbah Nikah, “Sunan Tirmizhi”, “Sunan Abu Dawood”, “Sunan Annasa-i”, “Musnad” của Abu Ya’la, “Al-Mu’jam Al-Kabir” của Attabra-ni, “Sunan Albayhaqi”, “Musnad” của Imam Ahmad.

2() Ý nghĩa Hadith không phải nói về sự hơn kém của các vị Sahabah, Tabieen với những thế hệ thời sau bởi đương nhiên các vị Sahabah phải tốt hơn các Tabieen và các Tabieen phải tốt hơn những người thời sau họ về đức hạnh và thời trước sẽ tốt hơn thời sau đó cứ như vậy, riêng hadith này thì chỉ muốn nói về các giáo lý cũng như các giáo luật chưa được hiểu rõ, còn trong sự tranh cãi của các thế hệ sau này.

3() Nhờ phúc của Allah, cuốn sách này đã được nhiều vị Ulama đọc và đánh giá cao, chẳng hạn như: Sheikh Abdullah bin Abdurrahman Al-Jibreen, Sheikh Saleh bin Fawzan Al-Fawzan, Sheikh Saleh bin Abdul-Aziz Ali Sheikh, Sheikh tiến sĩ Nasir bin Abdul Karim Al-Aql; xin cảm ơn họ và xin Allah sẽ tri ân ban phúc lành cho họ và làm cho kiến thức của họ có ích cho đời.

4() Ông Ibnu Hajar nói: Sahabah là người gặp được Nabi e, có đức tin nơi Người và chết trong Islam. Còn Sheikh Uthaymeen nói: Sahabah là người có đức tin nơi Nabi e và chết trong Islam.

5() Tabieen là những người có đức tin gặp các vị Sahabah và chết trong Islam.

6() Xem thêm các từ điển ngôn từ: Ta-j Al’Urus, Lisan Al’Arab, Al-Qamus Al-Muheet: từ “سَلَفَ”.

7() Xem nghĩa của từ “جَمَعَ” trong các cuốn từ điển ngôn từ: Lisan Al’Arab, Mukhtar Assahah, Al-Qamus Al-Muheet .

8() Xem Tafeer Ibnu Kathir, quyển 1 trang 390, câu Kinh 106 của chương Ali – Imran.

9() Từ điểm này, chúng ta biết được rằng là không đúng khi nói “phái Salafiyah chỉ là một giai đoạn của thời gian chứ không phải là một hệ phái Islam ..!” bởi lẽ phái Salaf bao trùm hai nền tảng cơ bản lớn: tấm gương đạo đức tốt đẹp và đường lối đúng đắn để noi theo. Tấm gương đạo đức tốt đẹp chính là những người của ba thời kỳ đầu tiên từ các thế hệ Sahabah, Tabieen và những người đi theo họ trên con đường tốt đẹp; còn đường lối đúng đắn là con đường mà những người của các thời kỳ này đã đi trong khái niệm giáo lý, suy luận, khẳng định, sự hiểu biết, đức tin Iman và tất cả mọi khía cạnh của hệ thống giáo luật Shari’ah. Vì vậy, điều này quá rõ ràng rằng tất cả những ai lấy phái Salafiyah là tấm gương và đường lối để noi theo thì đều được khen ngợi và ca tụng bởi vì trong phái đó là những người Salaf ngoan đạo, họ là những người tốt nhất trong cộng đồng này qua sự chứng nhận từ vị Nabi của nó; còn ai đó mệnh danh là phái Salafiyah nhưng không có một biểu hiện nào từ đức tin và việc làm của nó thì người đó không được khen ngợi và ca tụng, bởi bản chất của vấn đề là nội dung ý nghĩa chứ không phải là lời lẽ và ngôn từ.

10()Hadith Mutawatir là Hadith được dẫn truyền với số lượng người dẫn truyền nhiều đến nỗi không thể cho là Hadith không trung thực.

11() Hadith Ahaad là Hadith không hội đủ các điều kiền cần của Hadith Mutawatir.

12() Bảy câu Kinh theo thứ tự: chương Al-A’raf câu 54, chương Yunus câu 3, chương Arra’d câu 2, chương Taha câu 5, chương Al-Furqan câu 59, chương Al-Sajdah câu 4, và chương Al-Hadid câu 4.

13() Imam Al-La-laka-i trích dẫn trong (Sharh Usul I’tiqad Ahli Assunnah Wal-Jama’ah).

14() Xem: “Lum’ah Al-Itiqad Al-hadi Ila Sabil Arrasha-d” của Imam Ibnu Quda-ma Al-Muqadasi”.

15() Imam Al-Baghawi dẫn lời trong “Sharh Assunnah”.

16() Imam Al-Baghawi dẫn lời trong “Sharh Assunnah”.

17() Imam Al-Baghawi dẫn lời trong “Sharh Assunnah”.

18() Xem: “Sharh Al-Aqidah Attahawi”.

19() Xem: “Sharh Al-Aqidah Attahawi”.

20() Imam Azzahabi dẫn lời trong “Al’ulu lil-ali-yi Al-Ghaffar”.

21() Imam Al-Baghawi dẫn lời trong “Sharh Assunnah”.

22() Sự kiện này được khẳng định trong hai bộ Sahih (Albukhari, Muslim) cũng như các bộ Hadith khác nói về đêm ân phúc và diệu kỳ đó.

23() Sự xuất hiện Masih Dajjaal là một đại họa lớn nhất trong các đại họa; bởi vì nó là nguyên nhân của sự lầm lạc, vô đức tin, và nạn kiếp, cũng chính vì vậy mà tất cả các vị Nabi đều cảnh báo về nó cho cộng đồng của họ, và Nabi của chúng ta, Muhammad đã dạy chúng ta phải cầu xin Allah che chở tránh khỏi đại họa của Dajjaal ở phần cuối của các lễ nguyện Salah.

24() Đó là chiếc cầu mà các bầy tôi phải đi qua để đến Thiên Đàng, người ta sẽ đi qua được chiếc cầu này một cách dễ dàng, hay khó khăn hoặc không qua được dựa theo các việc làm của họ trên thế gian, có người đi qua trong nháy mắt, có người đi như tia chớp, có người đi như cơn gió, có người đi như con chiến mã, có người đi chậm rãi như con lạc đà, có người đi như người đi bộ, có người đi rất khó khăn, có người đi và té ngả xuống Hỏa Ngục, tất cả sẽ đi qua chiếc cầu, nhanh chậm, qua được hay không được là tùy theo việc làm của họ.

25() Sự cầu xin ân xá được kèm theo hai điều kiện: thứ nhất là phải có sự cho phép của Allah bởi Ngài phán:

﴿ مَن ذَا ٱلَّذِي يَشۡفَعُ عِندَهُۥٓ إِلَّا بِإِذۡنِهِۦۚ ﴾ [سورة البقرة: 255]

{Ai là người có thể can thiệp được với Ngài nếu không có phép của Ngài?} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 255);

thứ hai là phải có sự hài lòng của Ngài đối với người cầu xin ân xá và người được ân xá bởi Ngài phán:

﴿ وَلَا يَشۡفَعُونَ إِلَّا لِمَنِ ٱرۡتَضَىٰ ﴾ [سورة الأنبياء: 28]

{và họ không thể can thiệp giùm cho ai được ngoại trừ người nào mà Ngài hài lòng} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 28).





26() Iman : Theo nghĩa của từ, Iman là sự tin tưởng, thể hiện sự phủ phục; còn theo thuật ngữ giáo luật thì Iman là tất cả mọi sự tuân lệnh và phủ phục một cách thầm kín và công khai. Thầm kín chẳng hạn như các hành động của con tim và đó là sự tin tưởng của con tim, còn công khai là những hành động của thể xác trong việc thực hiện và chấp hành các bổn phận và nghĩa vụ cũng những những điều khuyến khích của tôn giáo. Tóm lại, Iman là những gì được chứng thực trong tim và được biểu hiện bằng hành động trong việc tuân thủ theo chỉ thị và mệnh lệnh của Allah và tránh xa những điều Ngài nghiêm cấm. Do đó, nếu Iman chỉ là ý thức chứ không cần hành động thì nó chẳng mang lại ý nghĩa gì, và nếu Iman thực sự là chỉ cần ý thức không cần hành động mang lại giá trị và lợi ích cho ai đó thì chắc chắn nó đã mang lại lợi ích cho Iblis (thủ lĩnh của các tên Shaytan) bởi lẽ hắn ý thức được Allah là Đấng duy nhất, hắn thừa nhận Ngài không có đối tác ngang vai và hắn không hề có một sự nghi ngờ nào về điều đó, tuy nhiên, khi hắn được Allah ra lệnh bảo phải cúi đầu quỳ lạy Adam thì hắn đã từ chối một cách ngạo mạn, kiêu căng và tự phụ, không chịu làm theo mệnh lệnh của Ngài nên hắn đã trở thành một kẻ vô đức tin, sự ý thức và thừa nhận tính duy nhất của hắn về Allah không mang lại lợi ích gì cho hắn bởi vì chỉ có hiểu biết và ý thức mà không hành động thì chẳng có trọng lượng gì ở nơi Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài. Đấy chính là cách hiểu của những người Salaf, và trong Qur’an đức tin Iman không được nói đến một mình riêng lẻ mà nó luôn được nói đến cùng với các việc làm ngoan đạo ở nhiều câu kinh.

27() Đây là câu nói rất nổi tiếng mà Imam Al-Awza’i, Sufyan Aththawri, Al-Hami-di cùng những người khác đã nói như đã được Al-La-laka-i và Ibnu Battah ghi nhận.

28() Imam Al-La-laka-i đã trích dẫn trong cuốn sách giá trị của ông “Sharh Usul I’tiqad Ali Assunnah Wal-Jama’ah Minal Kitab Wassunnah Wa Ijma’ Assahabah Wattabieen”.

29() Imam Al-La-laka-i đã trích dẫn trong cuốn sách giá trị của ông “Sharh Usul I’tiqad Ali Assunnah Wal-Jama’ah Minal Kitab Wassunnah Wa Ijma’ Assahabah Wattabieen”.

30() Imam Al-La-laka-i đã trích dẫn trong cuốn sách giá trị của ông “Sharh Usul I’tiqad Ali Assunnah Wal-Jama’ah Minal Kitab Wassunnah Wa Ijma’ Assahabah Wattabieen”.

31() Imam Al-La-laka-i đã trích dẫn trong cuốn sách giá trị của ông “Sharh Usul I’tiqad Ali Assunnah Wal-Jama’ah Minal Kitab Wassunnah Wa Ijma’ Assahabah Wattabieen”.

32() Imam Al-La-laka-i đã trích dẫn trong cuốn sách giá trị của ông “Sharh Usul I’tiqad Ali Assunnah Wal-Jama’ah Minal Kitab Wassunnah Wa Ijma’ Assahabah Wattabieen”.

33() Xem “Kitab Al-Iman” của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah.

34() Xem “Fathul-Bary” quyển 1 trang 62 chương “Al-Iman”.

35() Xem “Kitab Al-Iman” của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah.

36() Imam Al-La-laka-i dẫn lời trong “Sharh Usul I’tiqad Ali Assunnah Wal-Jama’ah”.

37() Imam Al-La-laka-i dẫn lời trong “Sharh Usul I’tiqad Ali Assunnah Wal-Jama’ah”.

38() Imam Al-La-laka-i dẫn lời trong “Sharh Usul I’tiqad Ali Assunnah Wal-Jama’ah”.

39() Imam Al-La-laka-i dẫn lời trong “Sharh Usul I’tiqad Ali Assunnah Wal-Jama’ah”.

40() Imam Al-La-laka-i dẫn lời trong “Sharh Usul I’tiqad Ali Assunnah Wal-Jama’ah”. Imam Albukhari  nói: (Tôi đã gặp nhiều hơn một ngàn người thuộc giới học giả Islam, cư dân Hijaz, Makkah, Madinah, Kufah, Al-Basrah, Baghdad, Sham, Ai Cập: tôi đã gặp họ qua nhiều thời, tôi gặp họ là lúc họ ở độ tuổi hơn bốn mưới sáu, tôi chỉ nhắc đến tên họ bao nhiêu bao nhiêu thôi (ông kể tên của hơn năm mươi vị học giả) để cho sự việc ngắn gọn không phải dài lượm thượm, quả thật tôi chứa thấy một ai trong số họ bất đồng với nhau về những điều này: rằng tôn giáo là lời nói và hành động vì lời phán của Allah:

﴿ وَمَآ أُمِرُوٓاْ إِلَّا لِيَعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مُخۡلِصِينَ لَهُ ٱلدِّينَ حُنَفَآءَ وَيُقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَيُؤۡتُواْ ٱلزَّكَوٰةَۚ وَذَٰلِكَ دِينُ ٱلۡقَيِّمَةِ ٥ ﴾ [سورة البينة: 5]

{Và những ai đã được ban Kinh sách chỉ chia rẽ nhau sau khi họ đã gặp minh chứng (Nabi Muhammad). Và họ được lệnh chỉ phải thờ phụng riêng Allah, triệt để thần phục Ngài một cách chính trực và dâng lễ nguyện Salah một cách chu đáo và đóng Zakah và đó là tôn giáo đúng đắn.} (Chương 98 – Al-Bayyinah, câu 5). ...). Xem: “Sharh Usul I’tiqad Ali Assunnah Wal-Jama’ah” của Imam Al-La-laka-i.



41() Xem : “Fathul-Bary” quyên 12 trang 59.

42() Ai mà Islam của y vẫn còn được xác định bằng điều kiên định thì không được loại trừ y khỏi Islam bằng điều ngờ vực chưa rõ ràng. Đây là nguyên tắc của những người Salaf, và họ là những người luôn tránh xa việc Tafkeer (phán xét người nào đó là Kafir). Chính vì lẽ này mà khi Ali bin Abu Talib được hỏi “Những người Annihrawan (những người Kawa-rij) có phải là những kẻ vô đức tin không?” thì ông nói: Họ chạy khỏi sự vô đức tin; và khi được hỏi rằng những người Munafiq (giả tạo đức tin) có phải là những người kẻ vô đức tin không thì ông nói: Những người Munafiq là những người chỉ tưởng nhớ đến Allah rất ít, còn những người kia là những người tưởng nhớ và tụng niệm Allah sáng chiều, họ là những người anh em của chúng ta. (Albayhaqi ghi nhận trong “Assunan Al-Kubra quyển 8 trang 173”). Cho nên cần phải phân biệt giữa việc phán xét trên câu nói chung chung với sự khẳng định cụ thể từng cá nhân nào đó trong vấn đề Tafkeer. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: (Người suy luận thiếu hiểu biết, việc phán xét họ không giống như phán xét người vô đạo và bất tin, mà hãy đặt mọi vấn đề theo đúng chừng mực của nó) (theo Majmu’ah Arrasa-il wal-masa-il quyển 3 trang 382). Sheikh Islam  nói thêm: (Nếu nhận thức được điều này thì việc Takfeer cụ thể một cá nhân nào đó trong số những người thiếu hiểu biết thì không được phép trừ phi họ tự khẳng định bằng các văn bản rằng họ làm trái nghịch với Thiên sứ của Allah thì lúc bấy giờ lời nói của họ đích thực là lời nói vô đức tin không còn nghi ngờ gì nữa. Cứ như thế trong tất cả mọi hình thức Takfeer cụ thể) (theo Majmu’ah Arrasa-il wal-masa-il quyển 3 trang 348).

43() Nifaq có hai loại: Nifaq niềm tin và Nifaq hành động. Thứ nhất: Nifaq niềm tin hay còn gọi là đại Nifaq, là sự vô tức tin trong lòng, chỉ tin tưởng bằng chiếc lưỡi và thể xác, những người thuộc dạng Nifaq này sẽ bị đày vào tận đáy của Hỏa Ngục. Thứ hai: Nifaq hành động hay còn gọi là tiểu Nifaq, là biểu hiện các hành vi trái với giáo luật, những người thuộc dạng Nifaq này không bị trục xuất khỏi tôn giáo, Nifaq dạng này chẳng hạn như: khi nói thì dối, khi hứa thì không giữ lời, khi được tin cậy thì gian lận, khi tranh luận thì thô tục, khi thỏa thuận thì bội ước giống như được nói trong Hadith.

44() Cũng chính vì lẽ này nên không được phép phán xét ai đó bị giết hay chết đi rằng y là một người Shaheed (chết vì con đường chính nghĩa của Allah) bởi tâm niệm là do Allah phán xét. Cách đúng nhất là chỉ nên nói: Cầu xin Allah xem người đó là người Shaheed Insha-Allah nhưng không xác nhận điều tốt cho bất cứ một ai trước Ngài.

45() Sự kết thân có nghĩa là tình yêu thương, giúp đỡ, ủng hộ và đi theo, nó trái nghĩa với sự thù ghét. Allah ra lệnh bắt buộc những người có đức tin phải kết thân với những người có đức tin tức những người có đức tin phải yêu thương lẫn nhau, phải đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ và ủng hộ nhau, và sự kết thân chỉ được hoàn thiện khi nào những người có đức tin không can hệ bất cứ điều gì với những người thờ đa thần trong việc ủng hộ chống lại những người đồng đạo.

46() Hồng phúc của các vị Wali là những điều siêu thường được Allah ban cho một số vị ngoan đạo nhưng không phải là phép mầu để nói lến sứ mạng Nabi, Allah thể hiện những điều siêu thường này trên tay của một số bầy tôi ngoan đạo của Ngài, những ai đã luôn thi hành theo các giáo luật của Ngài. Quả thật, những điều siêu thường này đã xảy ra trong các cộng đồng thời trước như trong chương Al-Kahf và những chương khác, trong cộng đồng này ở thời của các vị Sahabah và Tabieen chẳng hạn sự kiện “Ya Sariyah Al-Jabal” trong thời của Umar bin Al-Khattab, và nhiều sự kiện siêu thường khác. Trong các cuốn sách Sunnan Sahih cũng có nói nhiều chứng tích về các đặc ân mà Allah đã ban phù hộ và ban cho các bầy tôi ngoan đạo của Ngài, và những đặc ân siêu thường này vẫn có và tồn tại mãi theo ý muốn của Allah. Nhiều điều siêu thường của những các vị Wali thực chất là phép mầu của các vị Nabi bởi những đặc ân siêu thường không xảy ra đối với một ai trừ phi người đó luôn tuân theo đường lối Nabi của y.

Và những gì mà Allah ban cho người bề tôi của Ngài từ việc mở mang kiến thức tôn giáo là hồng phúc tốt đẹp và vĩ đại hơn tất cả các điều siêu thường mà chúng ta được nghe và được nhìn thấy. Và nếu một số người Muslim không có được những đặc ân siêu thường thì điều đó không nói lên rằng đức tin Iman của họ yếu kém bởi lẽ những đặc ân siêu thường thường xảy do những nguyên nhân nào đó, chẳng hạn vì để tăng cường đức tin Iman của người bề tôi. Và việc tin rằng đó là đặc ân siều thường phải hội đủ các yếu tố: không đi ngược lại với giáo luật, không phải là cơ sở tôn giáo, chỉ dành cho người còn sống và chỉ xảy ra trong trường hợp cần thiết. Nếu mất đi một trong các yếu tố đó thì đó không phải là đặc ân siêu thường mà là sự ảo tưởng viển vông do tưởng tượng của bản thân hoặc do sự bày vẽ của Shaytan. Giáo luật không không khẳng định cũng không phủ nhận vấn đề được ban đặc ân siêu thường. Nếu một người Muslim thực sự được ban cho đặc ân siêu thường vì hồng phúc của việc ngoan đạo và kính sợ Allah thì y nên thầm tạ ơn Allah thật nhiều về ân phúc mà Ngài ban cho y, y nên giữ kín sự việc và đừng lấy đó để làm phương tiện cho việc kiêu hãnh, tự hào trước mọi người bởi điều đó sẽ dẫn y vào ngõ cụt của sự hủy diệt.

Chúng ta hãy biết rằng những vị Wali của Allah có những thuộc tính và đặc điểm được Allah nói đến trong Kinh sách của Ngài ở nhiều câu Kinh khác nhau được tập hợp trong chương Al-Furqan từ câu 63 đến câu 74, và cũng được nói đến trong nhiều Hadith. Và tiêu biểu cho các thuộc tính và đặc điểm của họ: tin tưởng nơi Allah, tin nơi các Thiên thần của Ngài, tin các Kinh sách của Ngài, các vị Thiên sứ của Ngài, tin ở Ngày Sau, tin vào sự tiền định tốt xấu, kính sợ Allah, làm theo Sunnah, chuẩn bị cho Ngày quay về trình điện Allah, yêu thương vì Allah và thù ghét vì Ngài, thường xuyên tụng niệm Allah, họ bước đi trên mặt đất với dáng điệu khiêm nhường và từ tốn, khi nói với những người thiếu hiểu biết thì họ chỉ nói lời bằng an, họ thức khuya cầu nguyện và cúi đầu quỳ lạy, họ thường cầu xin Allah nói: lạy Thượng Đế của bầy tôi xin Ngài hãy cứu rỗi bầy tôi khỏi Hỏa Ngục, và khi họ bố thí và chi dùng tài sản thì họ không phung phí cũng không keo kiệt, họ không cầu xin khấn vái ai (vật) khác ngoài Allah, họ không giết bất cứ một sinh mạng mà Allah đã nghiêm cấm trừ phi vì chân lý, họ không làm chuyện Zina, họ không làm chứng và cho lời khai giả, ...


47() Sự nỗ lực nghiên cứu dựa trên các cơ sở giáo lý để tìm ra một điều luật đúng đắn về những vấn đề chưa được thống nhất. Những người được quyền Ijtihad là những học giả am hiểu Qur’an, Hadith và các kiến thức nói chúng của Islam.

48() Mù quáng ở đây muốn nói là một người đi theo ai đó một cách mê muội, bất chấp đúng sai. Đây là một hành vi bắt chước không có sự nhận định và tìm hiểu lý lẽ của vấn đề. Và hành vị bắt chước này bị Allah khiển trách và ngăn cấm trong nhiều câu Kinh, Ngài phán:

﴿وَإِذَا قِيلَ لَهُمۡ تَعَالَوۡاْ إِلَىٰ مَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ وَإِلَى ٱلرَّسُولِ قَالُواْ حَسۡبُنَا مَا وَجَدۡنَا عَلَيۡهِ ءَابَآءَنَآۚ أَوَلَوۡ كَانَ ءَابَآؤُهُمۡ لَا يَعۡلَمُونَ شَيۡ‍ٔٗا وَلَا يَهۡتَدُونَ ١٠٤ ﴾ [سورة المائدة: 104]

{Và khi chúng được nhắc: “Các ngươi hãy đến tiếp thu điều mặc khải do Allah ban xuống và hãy đến gặp Sử giả (Muhammad)” thì chúng đáp: “Chúng tôi chỉ làm theo những gì mà chúng tôi thấy cha ông của chúng tôi làm mà thôi”. Chẳng lẽ (chúng cứ bắt chước theo cha ông của chúng) ngay cả khi cha ông của chúng không hiểu biết gì hay ngay cả khi không được hướng dẫn ư } (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 104).

Và tất cả các học giả Salaf cũng như các vị Imam Ijtihad đều ngăn cấm hành vi bắt chước một cách mù quáng, bởi đó là một trong các nguyên nhân của sự yếu đuối và tranh cãi giữa các tín đồ Muslim. Cũng chính vì lẽ này nên chúng ta không thấy các vị Sahabah đi theo bất cứ ai một cách bắt chước vô căn cứ trong mọi vấn đề, tương tự, bốn vị Imam lớn của Islam cũng không cuồng tín với bất cứ một quan điểm nào và họ thường gạt bỏ ý kiến của họ nếu như đã có Hadith từ Thiên sứ của Allah và họ cũng ngăn cấm đi theo họ một cách không chịu tìm hiểu các cơ sơ giáo lý của họ. Imam Abu Hanifah  nói: (Khi nào Hadith xác thực thì đó là trường phái của tôi) và ông cũng nói: (Không được phép cho ai đó nhận lấy câu nói của ta khi mà y không biết ta đã nhận lấy nó từ đâu). Imam Malik  thì nói: (Thật ra tôi chỉ là con người phàm tục có đúng và có sai, bởi thế, các người hãy xem xét ý kiến và quan điểm của tôi, nếu những gì đồng thuận với Qur’an và Sunnah thì các người hãy nhận lấy nó, còn những gì không đồng thuận với Qur’an và Sunnah thì các người hãy gạt bỏ đi). Imam Assha-fi’y  nói: (Tất cả mọi vấn đề nếu có thông điệp được người dẫn truyền đến và được xác thực là từ Thiên sứ của Allah đi ngược lại với những gì tôi nói thì chắc chắn tôi sẽ quay trở lại lúc còn sống và ngay cả sau khi chết). Imam Ahmad  nói: (Đừng theo tôi một cách mù quáng, đừng mù quáng đi theo Malik, hay Ash-Sha-fi’y, hay Al-Awza-i hay Ath-Thawri mà các người hãy nhận lấy điều gì các ngươi nhận thấy là đúng). Và các câu nói của họ về vấn đề này rất nhiều bởi vì họ hiểu rất rõ ý nghĩa lời phán của Allah:

﴿ ٱتَّبِعُواْ مَآ أُنزِلَ إِلَيۡكُم مِّن رَّبِّكُمۡ وَلَا تَتَّبِعُواْ مِن دُونِهِۦٓ أَوۡلِيَآءَۗ قَلِيلٗا مَّا تَذَكَّرُونَ ٣ ﴾ [سورة لاأعراف: 3]

{


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương