Abdullah Bin Abdul-Hameed Al-Athari Kiểm duyệt và giới thiệu Sheikh Saleh Bin Abdul-Aziz Bin Muhammad Ali Ash-Sheikh


Các Điều Kiện Của Việc Kêu Gọi Đến Với Giáo Lý Phái Salaf Saleh – Phái Sunnah & Jama’ah



tải về 2.26 Mb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.26 Mb.
#30941
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Các Điều Kiện Của Việc Kêu Gọi Đến Với Giáo Lý Phái Salaf Saleh – Phái Sunnah & Jama’ah

Anh em đạo hữu Muslim hãy biết rằng: Việc kêu gọi đến với giáo lý của phái Salaf Saleh không thể thiếu ba điều kiện sau:



Thứ nhất: Đức tin lành mạnh

Rằng đức tin của chúng ta phải tương đồng với đức tin của các thế hệ Salaf trong Tawhid Rububiyah, Tawhid Uluhiyah, Tawhid Asma’ Wassifat và trong tất cả các vấn đề của đức tin.



Thứ hai: Chương trình đúng đắn và lành mạnh

Có nghĩa là phải theo đúng Qur’an và Sunnah, phải hiểu và đi theo sát hai nền tảng giáo lý này.



Thứ ba: Hành động đúng đắn

Có nghĩa là không đổi mới, cải biên trong tôn giáo, tâm phải chân thành vì một mình Allah, việc làm phải theo đúng với giáo luật của Ngài, dù đó là việc làm của con tim, chiếc lưỡi hay thể xác.

Việc kêu gọi đến với Allah, Đấng Tối Cao là một trong các việc làm thiêng liêng và cao quý, nó nâng cao sự thờ phượng, là sứ mạng đặc biệt của các vị Thiên sứ, là đặc điểm vượt trội của những người kính sợ Allah trong số các bầy tôi ngoan đạo của Ngài.

Allah, Đấng Tối Cao phán:



﴿ وَمَنۡ أَحۡسَنُ قَوۡلٗا مِّمَّن دَعَآ إِلَى ٱللَّهِ وَعَمِلَ صَٰلِحٗا وَقَالَ إِنَّنِي مِنَ ٱلۡمُسۡلِمِينَ ٣٣ ﴾ [سورة فصلت: 33]

{Và ai tốt lời nói hơn một người mời gọi nhân loại đến với Allah và làm việc thiện và nói rằng quả thật tôi là một người Muslim.} (Chương 41 – Fussilat, câu 33).

Và Thiên sứ của Allah e đã dạy chúng ta cách thức truyền đạt và kêu gọi mọi người, và trong tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của Người đầy những bài học cho ai muốn học hỏi.

Những người làm công việc tuyên truyền và kêu gọi đến với giáo lý của phái Salaf phải đi theo cách thức và đường lối của Nabi e, và dĩ nhiên là không phải nghi ngờ gì nữa khi nói rằng đường lối truyền bá của Người e là một giáo trình đúng đắn trong phong cách tuyên truyền và kêu gọi đến với Allah, giúp họ tránh né được với những điều Bid’ah, đi ngược lại với đường lối và phong cách của Thiên sứ e.

Từ điểm này, bắt buộc những người làm công việc truyền bá phải tuyên truyền kếu gọi đến với Allah giống như những người Salaf Saleh đã truyên truyền và kêu gọi chỉ có điều là phải quan tâm đến sự khác biệt giữa không gian và thời gian.

Căn cứ vào sự hiểu biết đúng đắn, tôi đã cố gắng nêu ra một số điều kiện cũng như các yếu tố cần thiết cho những người làm công việc truyền bá, mong rằng chúng có thể là những điều hữu ích giúp cải thiện công việc mà họ đang làm.


d / f



Các Nguyên Tắc Cũng Như Những Lời Khuyên Cần Thiết Cho Những Người Làm Công Việc Truyền Bá

1- Việc tuyên truyền và kêu gọi đến với Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc là con đường trong những con đường thành công trên đời này và ở Đời Sau. Bởi lẽ Nabi e đã nói:

« فَوَاللهِ لأَنْ يَهْدِىَ اللهُ بِكَ رَجُلاً وَاحِدًا خَيْرٌ لَكَ مِنْ أَنْ يَكُونَ لَكَ حُمْرُ النَّعَمِ » البخاري المناقب (3498) ، مسلم فضائل الصحابة (2406) ، أبو داود العلم (3661) ، أحمد (5/333) .

Thề bởi Allah, rằng chỉ cần Allah hướng dẫn một người bởi ngươi thôi thì điều đó tốt hơn và phúc hơn việc ngươi sở hữu một con lạc đà hung đỏ quý hiếm” (Albukhari: 3498, Muslim: 2406, Abu Dawood: 3661, và Ahmad: 5/333).

Ân phước sẽ được ban thưởng qua việc làm tuyên truyền và kêu gọi, chứ không dựa vào kết quả tiếp nhận của mọi người, và Islam được thắng lợi không phải ở nơi người truyền bá mà là ở mệnh lệnh và cho phép của Allah, tuy nhiên, người tuyên truyền chỉ cần nỗ lực hết mình trong con đường tuyên truyền đó và sự việc còn lại là do Allah định đoạt.

Sự chuẩn bị là điều kiện cần của người làm công việc truyền bá, sự phù hộ thành công là do định đoạt nơi Allah, sự tuyên truyền và kêu gọi là một hình thức trong các hình thức chiến đấu.

2- Xác định lại đường lối và phương thức của Salaf để làm hình mẫu trong các chương trình mang tính sâu hơn, toàn diện hơn, tránh sự hời hợt và qua loa.

Phải bám sát Qur’an và Sunnah đúng đắn, đấy là cách giữ vững hồng phúc của Allah không bị vuột mất, và là ánh sáng cho những ai quyết tâm trên con đường của các vị Nabi.

3- Nỗ lực giữ vững tập thể Muslim, duy trì tiếng nói chung trên điều chân lý với khẩu quyết: (Lời Tawhid là nền tảng cho tiếng nói chung) đồng thời tránh xa những điều khiến tập thể Islam bị chia rẽ thành nhiều đảng phái, các trái tim không đồng chung quan điểm; và một sự hiểu biết đúng đắn cho mỗi cuộc tập hợp trong việc tuyên truyền, kêu gọi đến với Allah là: tập thể người Muslim chứ không phải là toàn bộ người Muslim.

4- Phải vì mục đích của tôn giáo chứ không vì một hay những cá nhân nào, bởi lẽ điều chân lý sẽ còn mãi còn những cá nhân kia rồi đây sẽ biến mất, nhận biết điều chân lý thì sẽ nhận biết được cư dân của nó.

5- Kêu gọi đến với sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, đến với những điều giúp gắn kết tình hữu nghị; tránh xa những mấu chốt bất đồng và những gì dẫn đến sự bất đồng; nên góp ý, khuyên răn khi có mâu thuẫn.

Căn bản của tập thể Islam là sự công bằng trong cư xử và hành động, nếu không, tập thể không thể đứng vững.

6- Không có thái độ cuồng tín với bất cứ một tập thể nào do trong đó có sự ngưỡng mộ và tôn kính một cá nhân nào đó quá mức, mà chỉ nên quan tâm xem xét tập thể đó qua các biểu hiện hợp với giáo lý Islam.

7- Sự bất đồng quan điểm cũng như cách hiểu không đồng nhất trong các vấn đề phụ của giáo ly thì cần được giải quyết bằng cách khuyên răn và hội thoại, chứ không giải quyết bằng cách tranh cãi và gây chiến.

8- Tự phê bình, thường xuyên kiểm điểm và đánh giá liên tục.

9- Học hỏi nghệ thuật tranh luận, cách thức đối thoại và trao đổi hiệu quả, xác định tầm quan trọng của nó cũng như sự cần thiết của nó.

10- Tránh nói chung chung trong các giới luật, cẩn thận tránh gây tổn thương, công bằng trong đánh giá và nhận định mọi người, và cách đúng nhất trong nhận định và suy xét là dựa trên ý nghĩa nội dung chứ không dựa theo kết cấu câu từ.

11- Phân biệt rõ ràng giữa mục đích và phương tiện, thí dụ: Sự tuyên truyền và kêu gọi là mục đích, còn các hành động, tập thể, trung tâm và những thứ khác là những phương tiện.

12- Giữ vững các mục đích, linh hoạt trong các phương tiện sao cho phù hợp với sự cho phép của giáo luật.

13- Xem xét và giải quyết các vấn đề mang tính ưu tiên, và sắp xếp các sự việc theo thứ tự quan trọng của nó, khi thực sự phải giải quyết vấn đề phụ hay các thành phần nhỏ thì cũng nên giải quyết đúng lúc và đúng chỗ một cách phù hợp và kịp thời.

14- Trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà truyền giáo là một việc làm quan trọng, xây dựng kinh nghiệm từ những người đi trước, người tuyên truyền không bắt đầu từ cái không, y cũng không phải là người duy nhất hay là người cuối cùng có thể phục vụ cho tôn giáo, và thực sự không có và sẽ không bao giờ có ai đó là người không cần đến lời khuyên và hướng dẫn hoặc cũng không có ai đó luôn là đúng hoặc luôn sai.

15- Kính trọng các học giả lỗi lạc là cách bám sát lấy Sunnah, có đức tin và tư tưởng đúng đắn, học hỏi và tiếp thu kiến thức từ nơi họ, tôn trọng và không xúc phạm họ, ngăn những hành vi xấu cũng như những lời không tốt đẹp làm ảnh hưởng đến thanh danh và uy tín của họ, không nghi ngờ họ cũng như không đi theo họ một cách cuồng tín, bởi lẽ, tất cả mọi người đều có sai có đúng, nếu một vị học giả nào đó sai thi y chỉ sai trên một vấn đề sai của y, còn sự cao quý và kiến thức hiểu biết của y vẫn đáng được yêu quý và trân trọng.

16- Nên có suy nghĩ tốt và tích cực đối với những người Muslim, hãy tôn trọng lời nói của họ và che đậy những cái xấu và cái đáng e ngại của họ, tuy nhiên, không xao lãng và lơ là trong việc giảng giải và lưu ý cho họ hiểu và ý thức vấn đề.

17- Nếu một người đạt được sự thuận lợi mà không nghĩ đến những khó khăn hoặc khi khắc phục được những khó khăn hay những nhược điểm lại không nhớ đến giá trị của nó thì e rằng sự việc sẽ khó được thành công.

18- Dùng các ngôn từ giáo lý phải chính xác, tránh dùng những ngôn từ mang ý không rõ ràng và thiếu chuẩn xác, thí dụ như: Shura (bàn bạc, thảo luận) chứ không phải là Democracy (dân chủ).

19- Có một góc độ nhìn nhận đúng đắn giữa các trường phái giáo lý. Các trường phái giáo lý là một tài sản vĩ đại của việc thông hiểu giáo lý, chúng ta phải nghiên cứu, học hỏi, nhưng không đi theo một cách cuồng tín, chúng ta cũng không phản bác toàn bộ mà chúng ta chỉ bỏ đi những điểm yếu và nhận lấy những điều chân lý và đúng đắn dựa trên ánh sáng của Qur’an và Sunnah qua sự hiểu biết và giảng giải của những người Salaf.

20- Xác định góc độ nhịn nhận đúng đắn đối với nền văn minh của phương Tây để chúng ta tiếp thu học hỏi các nguồn kiến thức thực tiễn của họ để cải tiến và phát triển cho cuộc sống cần thiết của chúng ta trên thế gian này.

21- Nhận thức được tầm quan trọng của việc trao đổi thảo luận trong sự nghiệp truyền giáo, cần học hỏi cách thức tuyên truyền hiệu quả.

22- Những nhà truyền giáo phải là những tấm gương tốt đẹp để mọi người noi theo.

23- Đi theo đường lối khéo léo cùng với lời khuyên tốt đẹp và nhẹ nhàng trong con đường tuyên truyền và kêu gọi. Allah, Đấng Tối Cao phán:



﴿ ٱدۡعُ إِلَىٰ سَبِيلِ رَبِّكَ بِٱلۡحِكۡمَةِ وَٱلۡمَوۡعِظَةِ ٱلۡحَسَنَةِۖ وَجَٰدِلۡهُم بِٱلَّتِي هِيَ أَحۡسَنُۚ ﴾ [سورة النحل: 125]

{Hãy mời gọi đến với con đường của Thượng Đế của Ngươi (Muhammad!) một cách khôn ngoan và với lời khuyên tốt đẹp; và hãy tranh luận với họ bằng phương cách tốt đẹp nhất.} (Chương 16 – Annahl, câu 125).

24- Kiên nhẫn và chịu đựng, bởi đây là đức tính của các vị Nabi và các vị Thiên sứ, và là cốt lõi của sự thành công trong con đường truyền giáo.

25- Tránh sự quá hà khắc một cách cứng nhắc, tránh gây tổn thương và kết quả tiêu cực, hãy hành động một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển, và linh hoạt theo giới hạn cho phép của giáo lý.

26- Người Muslim đòi hỏi quyền lợi, sự can đảm đích thực là sự đòi hỏi cần thiết, nếu chúng ta không có câu trả lời chân lý thì chớ nói lời sàm bậy.

27- Hãy cẩn thận với những điều xấu và tiêu cực có thể xảy ra, không nên lơ là trong việc nghiên cứu tìm kiếm các động cơ và nguyên nhân của chúng cũng như những phương cách điều trị kịp thời.

28- Cảnh giác với những tin đồn và dư luận tiêu cực cũng như sự ảnh hưởng của chúng với cộng đồng Islam.

29- Thước đo sự hơn kém của mỗi tín đồ là lòng kính sợ Allah, hành thiện, và thực hiện bổn phận tôn giáo, tránh sự tôn sùng và đi theo cuồng tín một đảng phái, một dân tộc, một bộ lạc hay một nhóm đẳng cấp nào đó.

30- Phương thức tốt nhất trong truyền giáo là phơi bày các sự thật của Islam cũng như đường lối có nó, nên kêu gọi họ đến với các nền tảng căn bản của tôn giáo, truyền tải và thuyết giảng cho họ nghe theo khả năng trí tuệ và nhận thức của họ, biết cách đi vào trong lòng của họ là cách hay để họ được hướng dẫn.

31- Các nhà truyền giáo cũng như các đoàn thể Islam phải luôn bám chặt lấy con đường của Allah, phải nỗ lực và phấn đấu bằng sức lực của con người đồng thời cầu xin sự phù hộ và che chở của Allah, luôn tin rằng Allah là Đấng Điều Hành và Trông Coi mọi thứ, và rằng tôn giáo cũng như mọi mệnh lệnh đều là của Ngài.

Trên đây là những điều hữu ích được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế của nhiều học giả cũng như các nhà tuyên truyền và kêu gọi đến với Allah. Chúng ta nên biết rằng những nhà tuyên truyền kêu gọi đến với Allah nếu như họ hiểu được các điều hữu ích này thì họ có thể hoàn thành tốt công việc truyền bá của họ một cách thuận lợi hơn.

Và những người tuyên truyền kêu gọi nên biết rằng sự nghiệp truyền bá của họ chỉ được thành công khi họ biết bám lấy sợi dây của Allah, biết phó thác và đặt niềm tin nơi Ngài trong mọi vụ việc, luôn biết cầu xin Ngài che chở và phù hộ, luôn thành tâm hướng về một mình Ngài duy nhất.


d / f

Các Sách Viết Về Giáo Lý Phái Salaf Saleh

Quả thật các học giả lỗi lạc thuộc phái Sunnah & Jama’ah đã biên soạn nhiều sách nói về giáo lý của thế hệ Salaf. Họ nói về các nền tảng giáo lý của những người này, họ dẫn chứng bằng Qur’an và Sunnah, họ phản hồi những người Bid’ah và phơi bày các sai trái của họ, họ đối lập với điều sai quấy bằng điều chân lý, sự dốt nát bằng sự hiểu biết, những điều Bid’ah bằng những điều Sunnah, họ thể hiện điều chân lý và dập tắt điều không chân lý, và tất cả đều vì giữ gìn và duy trì sự đúng đắn cho tôn giáo.

Coi như một việc làm quảng bá các tài liệu hữu ích, tôi xin nêu ra một số sách được tôi dùng làm tài liệu thảm khảo cho việc biên soạn cuốn “Tóm tắt” này, mong rằng quí đạo hữu sẽ tiếp thu được nguồn kiến thức và cải thiện đức tin của bản thân. Và quí đạo hữu nên biết rằng giáo lý này là giáo lý của phái Salaf Saleh, một giáo lý cội nguồn.

Sau đây là các sách tiêu biểu về giáo lý phái Sunnah & Jama’ah:



  • Kitab Assunnah” của Imam Ahmad bin Hambal , năm 241 hijri.

  • Kitab Assunnah” của Abdullah con trai của Imam Ahmad, năm 290 hijri.

  • Kitab Assunnah” của Abu Bakr Ahmad bin Yazid Al-Khilal, năm 211 hijri.

  • Kitab Assunnah” của Al-Hafizh Abu Bakr bin Abu Asim, năm 287 hijri.

  • Kitab Assunnah” của Muhammad bin Nasr Al-Maruzi, năm 294 hijri.

  • Sharh Assunnah” của Imam Hasan bin Ali Al-Burbaha-ri, năm 329 hijri.

  • Sharh Assunnah” của Imam Al-Hasan bin Mas’ud Albaghawi, 436 hijri.

  • Shari’ah” của Imam Abu Bakr Muhammad bin Al-Hosain Al-A-jari, 360 hijri.

  • Kitab Asr Assunnah Wa I’tiqad Addin” của Imam Hatim Arra-zi, 327 hijri.

  • Sarih Assunnah” của Imam Abu Ja’far Muhammad bin Jarir Attabari, năm 310 hijri.

  • Sharh Mazda-hib Ali Assunnah Wa Ma’rifah Shara’ia Addin Wattamassuk bissunan” của Abu Hafs Umar bin Ahmad bin Uthman bin Sha-hin, năm 279 hijri.

  • Usul Assunnah” của Imam Ibnu Abu Zamanin Al-Andalus, năm 399 hijr.

  • Kitab Annuzul

  • Kitab Assifat

  • Kitab Arru’yah” của Imam Al-Hafizh Ali bin Umar Adda-raqudni, năm 385 hijri.

  • Kitab Attawhid Wa Ithbat Sifat Arrabb” của Imam Abu Bark Muhammad bin Ishaq bin Khuzaimah, năm 311.

  • Muqaddamah Ibni Abi Zaid Al-qairuwa-ni Fil’Aqi-dah” của Abdullah bin Abu Zaid Al-Qairuwa-ni, năm 386 hijri.

  • Al-Iba-nah An Shari’ah Al-Firqah Anna-jiyah Wa Maja-nibah Al-Firaq Al-Mazdmu-mah” của Imam Abu Abdullah bin Battah Al-Akbari Al-Hambaly, năm 387 hijri.

  • Giáo Lý Của Các Vị Imam Hadith” của Imam Abu Bakr Al-Isma’i-li, năm 371 hijri.

  • Al-Iba-nah An Usul Addiyanah

  • Risa-lah Ila Ali Aththaghri

  • Maqalat Al-Islamiyin” của Imam Abu Al-Hasan Al-Ash’ari, năm 320 hijri.

  • Aqi-dah Assalaf Asha-bi Al-Hadith” của Imam Abu Uthman Isma’il bin Abdurrahman Assabu-ni, năm 449 hijri.

  • Al-Mukhtar Fi Usul Assunnah” của Imam Abu Ali Al-Hasan bin Ahmad bin Al-Bana Al-Hambaly Al-Baghda-di, năm 471 hijri.

  • Sharh Usul I’tiqad Ali Assunnah Wal-Jama’ah” của Imam Abu Al-Qasim Hibatullah bin Al-Hasan bin Mansur Attabra-ni Al-la-laka-i, năm 418 hijri.

  • Kitab Al-Arba’in Fi Dala-il Attawhid” của Abu Isma’il Al-Harawi, năm 481 hijri.

  • Kitab Al’Azhamah” của Abu Ash-Sheikh Al-Asfaha-ni, năm 369 hijri.

  • Al-Itiqad Wal-Hida-yah” của Abu Bakr Ahmad bin Al-Hosain Al-bayhaqi, năm 458 hijri.

  • Al-Hujjah Fi Bayan Al-Muhijjah Wa Sharh Aqi-dah Ali Assunnah” của Abu Al-Qasim Isma’il bin Muhammad Attami-mi Al-Asfaha-ni, 535 hijri.

  • Al-Aqi-dah Attaha-wi” của Imam Ahmad bin Muhammad bin Salamah Abu Ja’far Attaha-wi Al-Azadi Al-Hanafi, năm 321 hijri.

  • Lumu’ah Al-Itiqad Al-Hadi Ila Sabil Arrashad” của Imam Muwaffiq Addin Abu Muhammad Abdullah bin Quda-mah Al-Muqaddasi, năm 620 hijri.

  • Annasihah Fi Sifat Arrabb Jalla Wa Ala” của Imam Muhammad Abdullah bin Yusuf Al-Juwaini, năm 438 hijri.

  • Kitab Attawhid” của Imam Abu Abdullah Muhammad bin Isma’il Albukhari, năm 256 hijri.

  • Kitab Attawhid Wa Ma’rifah Asma-illah Wasifatihi” của Imam Muhammad bin Ishaq bin Mundah, năm 395 hijri.

  • Kitab Al-Iman” của Imam Abu Ubaidah Al-Qasim bin Salam, n ăm 224 hijri.

  • Kitab Al-Iman” của Al-Hafizh Muhammad bin Yahya bin Umar Al-Adani, năm 243 hijri.

  • Kitab Al-Iman” của Al-Hafizh Abu Bakr bin Muhammad bin Abu Shaibah, năm 235 hijri.

  • Kitab Al-Iman” của Al-Hafizh Muhammad bin Ishaq bin Mundah, năm 395 hijri.

  • Masa-il Al-Iman” của Al-Qadhi Abu Ya’la, năm 458 hijri.

  • Arrad Ala Al-Jahmiyah” của Imam Al-Hafizh Ibnu Mundah, năm 359 hijri.

  • Arrad Ala Al-Jahmiyah” của Imam Uthman bin Saeed Adda-rami, năm 280 hijri.

  • Arrad Ala Al-Jahmiyah Wazzana-diqah” của Imam Ahmad bin Hambal, năm 241 hijri.

  • Arrad Ala Man Ankara Al-Harf Wassawt” của Imam Al-Hafizh Abu Nasr Abidullah bin Sa’ad Assajazi, năm 444 hijri.

  • Al-Ikhtilaf Fi Al-Lafzh Warrad Ala Al-Jahmiyah Wal-Mushbihah” của Imam Abu Muhammad Abdullah bin Muslim bin Qutaibah Addainuri, năm 276 hijri.

  • Khalq Af’al Al-Ibad Warrad Ala Al-Jamiyah Wa As-hab Atta’til” của Imam Albukhari, năm 256 hijri.

  • Mas-alah Al-Ulu Wannuzul Fi Al-Hadith” của Al-Hafizh Abu Al-Fadhl Muhammad bin Tahir Al-Maqdasi, nhưng tên quen thuộc là Ibnu Al-Qisara-ni, năm 507 hijri.

  • Al-Ulu Lil-Aliyil-Azhim Wa I-dhah Sahih Al-Akhbar Min Saqi-miha

  • Al-Arba’in Fi Sifa-ti Rabbil-A’lamin” của Imam Azdhabi, năm 748 hijri.

  • Kitab Al’Arsh Wa Ma Ruwiya Fihi” của Al-Hafizh Muhammad bin Uthman bin Abu Shaibah Al-Abasi, năm 297 hijri.

  • Ithbat Sifah Al’Ulu” của Imam Muwaffiq Addin Ibnu Quda-mah Al-Maqdasi, năm 620 hijri.

  • Al-Aqa-wil Aththiqat Fi Ta’wil Al-Asma’ Wassifat” của Imam Zain Addin Mar’i bin Yusuf Al-karami Al-Maqdas Al-Hambaly, năm 1033 hijri.

  • Kitab Al-Asma’ Wassifat”.

  • Al-Ba’th Wannushur”.

  • Khẳng Định Sự Trừng Phạt Trong Cõi Mộ” của Imam Al-bayhaqi, năm 458 hijri.

  • Attasdiq Binnazhr Ila Allah Ta’a-la Fi Al-Akhirah” của Imam Abu Bakr Al-Ajari, năm 360 hijri.

  • Al-Itiqad Al-Khalis Minash-shak Wal-Intiqad” của Imam Ala’ Addin Ibnu Al-Itar, năm 724 hijri.

  • Al-Uyun Wal-athar Fi Aqa’id Ahli Al-Athar” của Imam Abdul-Baqi Al-Muwahali Al-Hambaly, năm 1071 hijri.

  • Qatfu Aththamr Fi Bayan Aqi-dah Ahli Al-Athar”.

  • Addin Al-Khalis” của Muhammad Siddiq Khan Al-Qanu-ji, năm 1307 hijri.

  • Lawa-mi’a Al-Anwar Al-bahiyah Wa Sawa-ti’a Al-Asraar Al-Athariyah”.

  • Lawa-ih Al-Anwar Assaniyah Wa Lawa-qih Al-Afkar Assaniyah Sharh Qasi-dah Ibnu Abi Dawood Al-Ha-iyah” của Muhammad bin Ahmad Assafa-ri-ni, năm 1188 hijri.

  • Tajrid Attawhid Al-Mufid” của Imam Ahmad bin Udai Al-Muqrizi, năm 845 hijri.

  • Các cuốn sách của Sheik Islam Ibnu Taymiyah nói về kiến thức giáo lý rất nhiều, tiêu biểu như:

  • Mihaaj Assunnah Annabawi”.

  • Dir’u Ta’a-rud Al-Aql Wannaql”.

  • Baghiyah Al-Murtaad Fi Arrad Ala Al-Mutafalsifah Wa Ali Al-Ilhaad”.

  • Iqtidha’ Assirat Al-Mustaqim Limukha-lafah Ashab Al-Jahim”.

  • Assa-rim Al-Maslul Ala Shatim Arrasul”.

  • Kitab Al-Iman”.

  • Arrisa-lah Attadmiriyah”.

  • Qa’idah Jali-lah Fi Attwassul Wal-wasilah”.

  • Arrad Ala Al-Muntiqin”.

  • Al-Aqi-dah Al-wa-sitah”.

  • Al-Aqi-dah Al-Hamawiyah”.

  • Arrisa-lah Attas’i-niyah”.

  • Bayan Talbi-s Al-Jahmiyah”.

  • Annabawat”.

  • Sharh Al-Aqi-dah Al-Asfaha-niyah”.

  • Sharh Hadith Annuzul”.

  • Ngoài ra, Sheikh còn có bộ Fatawa tổng hợp được các học trò của mình biên soạn thành sách, và bộ Fatawa tổng hợp này được biên soạn lên đến 37 quyển.

  • Học trò của Sheikh Ibnu Taymiyah, Ibnu Qayyim Al-Jawzi đã có nhiều cuốn sách được viết để phản hồi lại những nhóm người lệch lạc, tiêu biểu như:

  • Assawa’iq Al-Mursalah Ala Al-Jahmiyah Wal-Mu’attalah”.

  • Ijtima’ Al-Juyush Al-Islamiyah Ala Ghazu Al-Mu’attalah Wal-Jahmiyah”.

  • Al-Qasi-dah Annuniyah”.

  • Shafa’ Al-Alil Fi Masa-il Al-Qadha’ Wal-Qadr Wal-Hikmah Wata’lil”.

  • Tariq Al-Hijratain Wa Baab Assa’adatain”.

Và tất cả những cuốn sách được tôi kể tên đều được đã được in ấn thành sách – Alhamdulillah, và dĩ nhiên còn rất nhiều cuốn sách giá trị khác nữa mà tôi chưa kể ra, một số đã được in ấn và một số thì vẫn còn nằm trong dự án.

d / f
Lời Kết

Đây chính là giáo lý đức tin của thế hệ đầu tiên trong cộng đồng này, và nó đích thực là giáo lý thanh khiết và lành mạnh, là con đường đúng đắn và ngay thẳng trên tuyến Qur’an và Sunnah cũng như các câu nói của các vị Salaf, và nó cũng chính là con đường đã làm sống dậy những trái tim của thời buổi ban đầu.

Nó là giáo lý của phái Salaf Saleh, một nhóm phái thành công và được phù hộ sự thắng lợi, hay còn gọi là những người của Hadith, hoặc phái Sunnah & Jama’ah; nó cũng là giáo lý của các vị Imam của bốn trường phái lớn, là giáo lý của đại đa số học giả thông hiểu giáo lý, thông hiểu Hadith và những ai đi theo con đường của họ cho đến thời chúng ta ngày nay, và sự việc này vẫn cứ như thế cho đến ngày Tận Thế.

Do đó, chúng ta phải có nghĩa vụ quay lại với giáo lý thanh khiết này, giáo lý mà những thế hệ ngoan đạo Salaf đã chọn lọc và bám trụ, chúng ta sẽ im lặng về những gì họ im lặng, chúng ta thực hiện sự thờ phượng theo đúng những gì họ thực hiện, chúng ta phải bám sát lấy Qur’an và Sunnah của Thiên sứ e, và những gì được toàn thể Salaf đã thống nhất cũng như phải dựa theo sự suy luận đúng đắn theo cách hiểu của họ.

Thủ lĩnh những người có đức tin, Umar bin Al-Khattab  nói: (Quả thật, ta biết rõ khi nào mọi người được cải thiện tốt đẹp và khi nào là lầm lạc! Nếu sự thông hiểu giáo lý đến từ người nhỏ tuổi (những người thời sau) thì người lớn tuổi (ý nói các thế hệ Sahabah) khó chấp nhận, còn khi sự thông hiểu giáo lý đến từ người lớn tuổi thì người nhỏ tuổi sẽ đi theo; thế là cả hai được hướng dẫn)(114).

Thủ lĩnh những người có đức tin, Ali bin Abu Talib  nói: (Các người hãy xem những người mà các người đã lấy kiến thức này; quả thất đấy là tôn giáo)(115).

Vị Sahabah Abdullah bin Mas’ud  nói: (Nhân loại vẫn mãi còn sự tốt đẹp khi kiến thức tôn giáo được tiếp thu từ những người lão bối, nhưng khi nào họ tiếp thu từ những thế hệ trẻ thì họ sẽ bị hủy hoại)(116).

Quí đạo hữu Muslim hãy biết rằng: Allah đã hướng dẫn chúng ta và ban cho chúng ta điều chân lý; người nào tìm kiếm sự hướng dẫn khác ngoài Qur’an và Sunnah cũng như khác với sự thông hiểu của các vị Salaf Saleh hoặc y bổ sung thêm một điều gì đó trong giáo lý của Allah, thì người đó chắc chắn là kẻ lầm lạc, lệch xa với con đường ngay chính, không theo con đường của những người có đức tin.

Imam Malik thường ngâm hai câu thơ với nội dung (tạm dịch):

Những điều tốt nhất trong đạo là những điều Sunnah.

Những điều xấu nhất là những điều đổi mới cải biên.

Sự thờ phượng tốt nhất là sự thờ phượng của Thiên sứ e, bởi thế, tất cả mọi sự thờ phượng khác với sự thờ phượng của Người e đều là điều Bid’ah, người có hành vi đó không những không thể đến gần Allah, trái lại, còn trở nên xa cách với Ngài hơn.

Allah, Đấng Tối Cao phán:



﴿ ثُمَّ جَعَلۡنَٰكَ عَلَىٰ شَرِيعَةٖ مِّنَ ٱلۡأَمۡرِ فَٱتَّبِعۡهَا وَلَا تَتَّبِعۡ أَهۡوَآءَ ٱلَّذِينَ لَا يَعۡلَمُونَ ١٨ ﴾ [سورة الجاثية : 18 ]

{Rồi TA đặt Ngươi (Muhammad) trên con đường luật pháp của tôn giáo. Do đó, hãy tuân thủ nó và chớ đi theo những ham muốn của những kẻ không biết gì.} (Chương 45 – Al-Jathiyah, câu 18).



﴿ وَمَن يَرۡغَبُ عَن مِّلَّةِ إِبۡرَٰهِ‍ۧمَ إِلَّا مَن سَفِهَ نَفۡسَهُۥ﴾ [سورة البقرة : 130 ]

{Và chỉ ai tự lừa dối bản thân mình mới bỏ tín ngưỡng của Ibrahim} (Chương 2 – Albaqarah, câu 130).



﴿ وَمَنۡ أَحۡسَنُ دِينٗا مِّمَّنۡ أَسۡلَمَ وَجۡهَهُۥ لِلَّهِ وَهُوَ مُحۡسِنٞ وَٱتَّبَعَ مِلَّةَ إِبۡرَٰهِيمَ حَنِيفٗاۗ ﴾ [سورة النساء : 125 ]

{Và ai làm tốt tôn giáo trong số những người hết lòng qui phục Allah thì người đó là người làm tốt (thuộc cấp Ihsan) và đã đi theo tín ngưỡng của Ibrahim, một tín ngưỡng chỉ tôn thờ duy nhất một mình Allah} (Chương 4 – Annisa’, câu 125).

Và không nghi ngờ gì nữa khi nói rằng con đường duy nhất của những người Muslim là một giáo lý duy nhất, một giáo lý tinh khiết mà thế hệ tin tưởng và ngoan đạo ở thời kỳ đầu đã đi, với nó họ đã sống và hành đạo một cách trọn vẹn và ngay chính.

d / f



Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương