1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)


CA ĐOÀN THIÊN THẦN THÁP TÙNG CUỘC RƯỚC KIỆU MÌNH THÁNH CHÚA



tải về 0.77 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.77 Mb.
#8592
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2. CA ĐOÀN THIÊN THẦN THÁP TÙNG CUỘC RƯỚC KIỆU MÌNH THÁNH CHÚA.

Năm 1564


Ngày 11-8-1264, Đức Giáo Hoàng Urbano 4 (1261-1264) ban tự sắc thiết lập lễ trọng thờ kính Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Cùng lúc, Đức Urbano 4 cũng giao cho thánh Tommaso d'Aquino (1225-1274) nhiệm vụ soạn các bản văn Phụng Vụ cho lễ trọng đại này. Tiếc thay, Đức Urbano 4 từ trần hơn một tháng rưỡi sau đó vào ngày 2-10-1264, vì thế lễ Mình Thánh Chúa bị bỏ lửng.

Mãi đến hơn 50 năm sau, nơi Công Đồng Vienne, Đức Clemente 5 mới truyền áp dụng tự sắc của Đức Urbano 4 về việc long trọng mừng lễ Mình Thánh Chúa trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Hai năm sau, 1318, Đức Gioan 22 (1316-1334) lại thêm vào lễ Mình Thánh Chúa cuộc rước kiệu trọng thể. Mình Thánh Chúa được đặt trong Mặt Nhật và được long trọng rước qua các nẻo đường làng hoặc thành phố, với hoa nến trang hoàng thật lộng lẫy.

Vào thế kỷ 16, nơi thành Luchent ở miền Bắc nước Tây Ban Nha, tín hữu Công Giáo có thói quen mừng trọng thể lễ Mình Thánh Chúa cùng với cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa. Giáo dân tổ chức vô cùng chu đáo. Mình Thánh Chúa được long trọng rước qua các đoạn đường thật dài. Ngày 1-7-1564 để gia tăng phần long trọng cho cuộc kiệu, người ta xin đội trống kèn âm nhạc của thành phố Xativa đến tháp tùng Mình Thánh Chúa.

Mãi đến giờ Cuộc rước phải bắt đầu, vẫn không thấy đoàn âm nhạc trống kèn đâu cả. Mọi người kiên nhẫn chờ đợi trong vòng một tiếng đồng hồ. Sau cùng, Cha Sở ra hiệu cuộc rước khởi hành.



Khi đoàn rước đi qua cửa thành, mọi người bỗng nghe rõ một điệu nhạc trổi lên thật du dương. Tiếng trống tiếng nhạc tiếng kèn gieo vào lòng mỗi người một niềm vui khó tả. Ai nấy hài lòng vì cho rằng đội kèn thành phố Xativa đã thật sự đến nơi. Nào ngờ sau một lúc lâu, vẫn không trông thấy bóng dáng nhạc sĩ nào cả. Trong khi đó, tiếng nhạc tiếng kèn tiếng trống vẫn tiếp tục trổi lên những bản nhạc tuyệt vời.

Toàn thể các tín hữu Công Giáo trong đoàn rước kiệu Mình Thánh Chúa nhìn nhau lộ vẻ vừa ngỡ ngàng vừa hân hoan. Một số bạn trẻ tự động rời hàng ngũ để kiểm xem ai dám ngăn chặn không cho ban nhạc thành phố Xativa nhập đoàn rước. Nhưng các bạn trẻ không trông thấy một ai. Thêm vào đó, khi ở ngoài hàng ngũ, các bạn trẻ không còn nghe được tiếng âm nhạc du dương nữa. Trái lại vừa khi đứng nghiêm trang vào hàng ngũ, tức khắc tai các bạn trẻ lại nghe được âm nhạc tuyệt vời như trước.



Chính lúc này mọi người đồng ý với nhau rằng, THIÊN CHÚA đã gởi Các Thiên Thần của Ngài - ca đoàn thiên quốc - đến thay thế cho ban nhạc thành phố thất trung, không muốn dùng tiếng kèn điệu nhạc tiếng trống vang lên lời chúc tụng ngợi khen Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ.

Tiếng nhạc thiên quốc tháp tùng đoàn tín hữu Công Giáo rước kiệu Mình Thánh Chúa dọc theo suốt các quãng đường dài, trong trang nghiêm và sốt sắng. Ngoài ra, không phải chỉ riêng các tín hữu tham dự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa được diễm phúc nghe âm nhạc tuyệt vời đến từ Trời Cao, nhưng cả một bô lão nữa. Vị cao niên này bị bệnh phải nằm liệt giường, không thể tham gia cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa. Nhưng lạ lùng thay, cả cụ già này cũng được diễm phúc nghe rõ tiếng nhạc du dương réo rắc của ca đoàn các Thiên Thần đến từ Trời Cao. Thật là tuyệt diệu.

 

3. PHÉP LẠ TẠI ALCALÁ DE HENARES, NƯỚC TÂY BAN NHA

Năm 1597 

(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 27, Regina xb, USA, 2002) 

Đầu năm 1597, một người vô danh tánh đã đến nhà thờ của dòng Tên tại Alcalá de Henares và thú nhận anh ta thuộc nhóm quân Moorish đã thực hiện một số vụ đánh cắp tại các nhà thờ Công Giáo. Bị lương tâm cắn rứt, người đàn ông này đã kể lại cho cha Juan Juarez, dòng Tên, về việc anh ta và đồng bọn đã đánh cắp những bình thánh và bán kiếm lợi như thế nào. Người này còn xưng ra những vụ phạm thánh kinh hãi mà anh ta và những người khác đã thực hiện đối với các Bánh Thánh trong những bình thánh này. Anh ta còn thú rằng anh ta có một số bánh thánh mới lấy được từ ba nhà thờ khác nhau. Cha Juarez khi ấy nhận từ người đàn ông này 24 Bánh Thánh, tất cả đều trắng tinh và được bọc trong một miếng giấy dầy.

Cha Juarez sau đó kể lại các chi tiết về vụ này cho cha Gabriel Vazquez, người lúc đầu định sử dụng các Bánh Thánh này trong thánh lễ sau đó. Nhưng vì một vài nơi như tại Murcia và Segovia đã có những vụ đầu độc, nên các ngài quyết định giữ các Bánh Thánh này trong một chiếc hộp nhỏ bằng bạc. Và vì không sao xác minh được câu chuyện của người đàn ông kia có đáng tin hay không, nên các linh mục không biết chắc đó có phải là những tấm bánh đã được truyền phép hay chưa. Vì lý do ấy, các ngài không đặt các Bánh Thánh này vào nhà tạm, nhưng đặt tại phòng kho của nhà thờ. Trên nắp hộp được đính một lời nhắc như sau: “Hãy đọc giấy này trước và hãy làm điều được hướng dẫn trong đó.” Những hướng dẫn này nói rằng khi bị vấy bẩn, các Bánh Thánh nên được hủy đi bằng nước hoặc lửa, đây là cách thế Giáo Hội đã qui định đối với các Bánh Thánh không thể được sử dụng vì một số lý do nào đó.



Mười một năm sau, vào năm 1608, cha bề trên tỉnh dòng Toledo, tiến sĩ Luis de la Palmo, cùng với cha Juarez xem xét và thấy các Bánh Thánh vẫn giữ được màu trắng tinh và vẻ tươi mới. Cha bề trên tỉnh dòng sau đó truyền đặt các Bánh Thánh vào một gian hầm dưới đất để xem độ ẩm có làm hỏng được không. Chiếc hộp đựng các Bánh Thánh này được dán nhãn đúng qui cách và được đặt xuống hầm bên cạnh một số bánh lễ khác chưa được truyền phép, cũng được đặt trong hộp và dán nhãn. Chỉ một vài tháng sau, các tấm bánh chưa được truyền phép đã bị hư hoại, trong khi các Bánh Thánh vẫn còn tươi mới và nguyên tuyền. Tình trạng bất hoại này được coi như bằng chứng hiển nhiên về một quyền năng siêu nhiên đã gìn giữ các Bánh Thánh. Một vài tháng sau đó, cha Bartolomew Perez đề nghị đưa các Bánh Thánh vào nhà tạm.

Khi nghe ý kiến của các vị tiến sĩ danh tiếng xác quyết rằng khoa học không sao giải thích được tình trạng bất hoại của các Bánh Thánh, bác sĩ Don Pedro Garcia Carrero, giáo sư viện đại học đã thực hiện một một giám định công khai tỉ mỉ. Trong cuộc giám định này, năm Bánh Thánh đã được bẻ ra. Sự nguyên tuyền và độ giòn đã làm cho vị giáo sư tin rằng tình trạng trường tồn thực sự là một phép lạ, vì tình trạng nguyên tuyền ấy thách đố các định luật khoa học tự nhiên.

Ngay khi tất cả các nhà thần học, các tu sĩ, và giáo sư danh tiếng đều đồng thanh nhìn nhận rằng sự tốt nguyên của các Bánh Thánh là một phép lạ, ngài hiệu trưởng Don Francisco Robledillo đã viết một lá thư đến vị tổng đại diện giáo phận Alcalá ngày 16 tháng 7 năm 1619, xin phép tuyên bố phép lạ một cách công khai và tôn trưng các Bánh Thánh cho các tín hữu thờ lạy, bởi vì dân chúng náo nức muốn chiêm ngưỡng và thờ phượng phép lạ đạo thánh.

Địa điểm được chọn để tôn trưng các Bánh Thánh là nguyện đường bên cạnh bàn thờ của nhà thờ dòng Tên. Tại đây, các Bánh Thánh đã được cung nghinh long trọng qua các đường phố chính của thành phố, nhân dịp ấy đã được trang hoàng bằng hằng trăm phủ trướng, cờ xí và biểu ngữ.

Vào năm 1620 đã có một cuộc kính viếng các Bánh Thánh đáng ghi nhớ là cuộc kính viếng của vua Don Felipe III cùng với hoàng gia và toàn thể triều đình. Đức vua đã dâng cúng một chiếc hộp quí giá bằng xà cừ và bạc, bên trong được bọc gấm đắt giá. Các Bánh Thánh đã được giữ trong hộp này cho đến khi đức hồng y Spinola, tổng giám mục Seville và Santiago dâng một mặt nhật để thay thế.

Mặt nhật này cao 2 feet 10 inches (khoảng 0,85 m), như hình một chiếc đèn bốn cạnh. Quanh trục giữa có tám phần, mỗi phần gồm ba Bánh Thánh xếp theo chiều dọc. Các phần này làm thành một hình bát giác chung quanh trục giữa, và toàn bộ được bọc kính. Bên trên là một vòm nhỏ, đỉnh là hình thánh giá nhỏ được khắc tinh vi. Người ta nói, trong nhiều năm, trên thánh giá này có treo một chiếc nhẫn rất đẹp của vua Joseph Bonaparte, người được anh là Napoleon phong làm vua nước Tây Ban Nha, dâng kính các Bánh Thánh nhân chuyến kính viếng vào ngày 18 tháng 9 năm 1810.

Các Bánh Thánh được giữ trong nguyện đường dòng Tên cho đến năm 1777, khi vua Carlos III ban lệnh cho kinh sĩ Ramón de los Herreros truyền đưa các Bánh Thánh về nhà thờ Thầy Chí Thánh. Đúng thời biểu, các Bánh Thánh đã được rước long trọng về nhà thờ mới. Các ảnh thánh, các đồ trang trí, châu báu ngọc ngà, các bình thánh, đèn, và mọi thứ trình bày các Bánh Thánh phép lạ hoặc được dâng cúng để trang trí chỗ tôn vinh cũng được chuyển theo.

Tại nhà thờ Thầy Chí Thánh, các Bánh Thánh được tôn kính đặc biệt vào ngày thứ Năm lễ Chúa Lên Trời, ngày được ấn định để ghi nhớ phép lạ. Hằng năm vào ngày đó, dân cư tại Alcalá de Henares ăn bận những trang phục đẹp nhất để tham dự những cuộc lễ mừng, được nói là đặc sắc đến độ không sao diễn tả được.

Năm 1904, nhà thờ Thầy Chí Thánh được nâng làm một công trình quốc gia, nhưng vào năm 1931, khi những hoàn cảnh chính trị biến động và đưa đến cuộc nội chiến Tây Ban Nha, chính phủ đã đình chỉ tất cả những hoạt động tôn giáo bên ngoài nhà thờ, buộc các lễ nghi phải tổ chức trong khuôn viên nhà thờ. Những hoạt động này bị cắt xén và ngưng hẳn vào năm 1936 khi cuộc nội chiến bùng nổ.

Vì sự chống đối của các lực lượng phản loạn ngày càng lớn mạnh và sự thù ghét của nhiều người Tây Ban Nha, những người bị ảnh hưởng sự căm phẫn của phe phản loạn, tất cả những vật thánh đã được đem giấu tại nhiều địa điểm. Mặt nhật đựng 24 Bánh Thánh được gìn giữ kỳ diệu đã được một linh mục đem giấu tại một địa điểm bí mật trong nhà thờ, mà chỉ một vài linh mục trong cộng đoàn biết được.

Sau cùng, nhà thờ này cũng bị chiếm và bị biến thành một doanh trại quân đội. Trên tháp chuông đặt một súng đại bác và các cửa sổ đều được bố trí súng máy. Sau đó, cả thành phố và nhà thờ Thầy Chí Thánh đều bị dội bom. Để phá hủy bình địa, người ta đã đổ một thứ chất lỏng dễ cháy và châm lửa.

Trước hoặc là trong lúc nhà thờ bị phá hủy, một vị linh mục biết được chỗ giấu đã vào và đưa các Bánh Thánh ra, nhưng ngài bị phát hiện và bị ám sát, tương tự như rất đông các linh mục và nữ tu khác trong thời kỳ nội chiến tại Tây Ban Nha. Trong khi người ta chỉ biết các Bánh Thánh đã được đưa ra khỏi nơi cất giấu trong nhà thờ, nhưng lại không biết nơi giấu và khu vực chung quanh hiện nay ở đâu.

Các tín hữu cầu xin một phép lạ để ban lại cho họ 24 Bánh Thánh phép lạ, mà họ hy vọng sẽ tôn vinh trên bàn thờ chính của một vương cung thánh đường mới được xây cất.

4. ĐỒ ĐỆ LẠC GIÁO ZWINGLI HOÁN CẢI NHỜ PHÉP LẠ THÁNH THỂ

 

        Đan viện hoàng gia San Lorenzo ở Escurial bên Tây-Ban-Nha, do vua Philipphê II (1527-1598) thành lập. Nơi đây có tôn kính Bánh Thánh Phép Lạ. Hơn 4 thế kỷ trôi qua nhưng Bánh Thánh vẫn giữ nguyên vẹn bản chất. Bánh Thánh Phép Lạ được đặt nơi bàn thờ bên trong Phòng Thánh. Bánh Thánh được che khuất bởi một bức tranh tuyệt đẹp. Bức tranh diễn tả vua Carlo II (1661-1700) cùng với toàn thể triều đình đang quì gối thờ lạy Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ.



Sử liệu đan viện San Lorenzo ghi lại sự tích Bánh Thánh Phép Lạ như sau.

Thế kỷ 16 là một trong những thế kỷ đau thương nhất của Giáo Hội Công Giáo. Tại Âu Châu nổi lên phong trào Cải Cách đưa đến sự ly khai làm phát sinh các hệ phái Tin Lành. Nổi bậc nhất là 3 ông tổ lạc giáo: Jean Calvin (1509-1564) người Pháp, Martin Luther (1483-1546), người Đức và Ulrich Zwingli, người Thụy Sỹ.

Hòa Lan lâm cảnh nội chiến đẫm máu, dưới chiêu bài tôn giáo. Đâu đâu cũng gặp cảnh tang thương chết chóc. Các thánh đường và các tu viện bị xúc phạm, đốt cháy. Lợi dụng “nước đục thả câu” nhóm lạc giáo Zwingli cũng xuất đầu lộ diện đánh phá khắp nơi.

Một ngày trong năm 1592, đồ đệ Zwingli hùng hổ xông vào thành Gorkum. Họ đập ảnh tượng thánh và theo thói dữ vẫn làm, họ đi đến chỗ phạm thánh. Họ ùa vào nhà thờ chánh tòa ăn cướp những gì có giá trị. Sau cùng họ cướp Bình đựng Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ và trút bỏ các Bánh Thánh xuống đất. Chưa hết, như bị quyền lực Satan điều khiển, họ còn dám giơ chân đạp lên Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Trước hành động xúc phạm, Đức Chúa GIÊSU KITÔ không trừng phạt nhãn tiền các thủ phạm. Ngài chỉ để lại một dấu tích như bằng chứng đau thương của lòng Nhân Hậu. Một Bánh Thánh bị chà đạp bỗng tuôn ra máu tươi của người sống.



Chứng kiến hiện tượng lạ lùng, một trong các đồ đệ lạc giáo nhận được ơn hoán cải. Tạm gọi tên ông là Gioakim. Ông Gioakim vừa có tâm tình kính tôn trước Phép Lạ Thánh Thể vừa kinh hoàng về hành động phạm thượng của mình. Hai tâm tình hỗn độn đó khiến ông bị đứng im như trời tròng. Ông muốn chạy lại cầm lấy Bánh Thánh Phép Lạ nhưng một sức mạnh vô hình ngăn cản không cho ông nhúc nhích. Sau một lúc phấn đấu, ông chạy như điên ra khỏi nhà thờ. Ông chạy một mạch đến thẳng nhà Vị Tổng Đại Diện lúc bấy giờ là Đức Ông Jean Vander Delpht. Ông xúc động kể lại cho Cha Bề Trên giáo phận nghe biến cố phạm thánh vừa diễn ra nơi nhà thờ chánh tòa.

Đức Ông cùng ông Gioakim đến ngay nhà thờ. Với tâm tình tràn đầy kính tôn trước Bánh Thánh Phép Lạ, Đức Ông mang Bánh Thánh chạy trốn khỏi nhóm lạc giáo Zwingli. Cả hai rời Gorkum tiến về thành phố Malines và đến thẳng tu viện các tu sĩ dòng Thánh Phanxicô. Đức Ông giao cho các tu sĩ nhiệm vụ cất giữ Bánh Thánh Phép Lạ đồng thời làm việc đền tạ vì Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể bị xúc phạm.

Về phần ông Gioakim, ông hoàn toàn ăn năn về tội lỗi tầy trời của mình. Ông không muốn rời xa Bánh Thánh Phép Lạ. Ông xin các tu sĩ cho phép ở lại tu viện. Sau thời gian chay tịnh, khóc lóc đền bù tội phạm thánh, ông xin gia nhập tu viện. Từ đó ông tiếp tục cuộc sống tu trì trong tâm tình thống hối và yêu mến tràn bờ đối với Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể.

Bánh Thánh Phép lạ được tôn kính nơi tu viện các tu sĩ Phanxicô ở Malines một thời gian. Sau đó vì cẩn trọng, Bánh Thánh được đưa sang Vienne, thủ đô nước Áo, rồi lại chuyển đến Praha, thủ đô nước Tiệp. Sau cùng, Bánh Thánh Phép Lạ được đưa sang Tây-Ban-Nha, đặt nơi Đan viện hoàng gia San Lorenzo ở Escurial.


PHÉP LẠ THÁNH THỂ

THẾ KỈ 17

 

PHÉP LẠ TẠI FAVERNEY, NƯỚC PHÁP



Năm 1608 

(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 28, Regina xb, USA, 2002) 

Phép lạ Thánh Thể xảy ra tại Faverney, nước Pháp, không phải là một Bánh Thánh biến thành thịt hoặc chảy máu, nhưng là hiện tượng siêu nhiên vượt trên định luật của trọng lực.

Tu viện có ngôi nhà thờ xảy ra phép lạ đã được thánh Gude thành lập vào thế kỷ VIII. Tu viện này sống theo qui luật thánh Biển Đức, và lấy tên là Notre Dame de la Blanche, Đức Mẹ Màu Trắng, để tôn vinh bức tượng nhỏ hiện nay vẫn đang được đặt trong nguyện đường ở bên phải của ca đài. Tu viện này lúc đầu dành cho các nữ tu, nhưng từ năm 1132 đã biến thành một tu viện nam.

Nếp sống tu trì tại tu viện này vào những năm đầu thế kỷ XVII không sốt sắng xứng bậc. Cộng đoàn vỏn vẹn chỉ có sáu tu sĩ và hai tập sinh. Để duy trì đức tin cho các tín hữu khi ấy đã bị suy giảm vì ảnh hưởng Tin Lành, các tu sĩ đã tổ chức những nghi lễ hằng năm, kể cả việc chầu kính Thánh Thể để mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và ngày thứ Hai sau đó. Để chuẩn bị cho dịp lễ, người ta đã lập một bàn thờ để đặt mặt nhật trước một khung lưới sắt được bài trí gần cửa vào của ca đài.

Năm 1608, các nghi lễ Chúa Nhật Hiện Xuống được rất đông tín hữu tham dự. Đến đêm, các cửa nhà thờ được đóng lại và các tu sĩ đang chuẩn bị về nghỉ ngơi, thì hai chiếc đèn chầu phựt cháy trước Thánh Thể vẫn đang được tôn trưng trên bàn thờ trong một mặt nhật đơn sơ.

Hôm sau, thứ Hai, ngày 26 tháng 5, khi ông từ tên là Don Garnier mở cửa nhà thờ, ông thấy nhà thờ đầy những khói mù và lửa đang bốc lên từ mọi phía của bàn thờ. Ông chạy vội đến tu viện để báo cho các tu sĩ, và họ lập tức cùng với ông ra sức chữa cháy cho nhà thờ. Trong khi các ngọn lửa đang bị dập tắt, một tập sinh mới 15 tuổi tên là Hudelot nhận thấy mặt nhật đang lơ lửng trên không – hơi ngả về phía trước, nhưng không chạm đến khung lưới sắt ở phía sau bàn thờ.

Tin tức về điều lạ lùng này nhanh chóng truyền đi, các dân làng và những linh mục từ những vùng chung quanh chẳng mấy chốc đã chật cứng nhà thờ. Các tu sĩ dòng Capuchin thuộc tu viện Vesoul cũng vội vã đến chứng kiến phép lạ. Nhiều người quì gối chầu kính trong tâm tình kính sợ trước mặt nhật đang lơ lửng, trong khi rất đông người nghi ngờ cũng đến để đích thân xem xét phép lạ. Cả ngày hôm ấy và suốt đêm không hề có giới hạn nào, những người hiếu kỳ được phép đi lại tự do trong khu vực này.

Sáng sớm thứ Ba, ngày 27 tháng 5, các linh mục từ các vùng lân cận thay phiên dâng các thánh lễ liên tiếp trong khi phép lạ vẫn tiếp diễn. Vào khoảng 10 giờ sáng, lúc truyền phép trong thánh lễ do cha Nicolas Aubry, cha sở họ Menoux cử hành, cộng đoàn nhìn thấy mặt nhật quay về góc thẳng đứng và từ từ hạ xuống bàn thờ đã được thiết lập để thay cho chiếc bàn thờ cũ đã bị hư hại trong cuộc hỏa hoạn. Mặt nhật lơ lửng như thế suốt 33 tiếng đồng hồ.

Sớm ngày 31 tháng 5, đức tổng giám mục Ferdinand de Rye đã ban lệnh thực hiện một cuộc điều tra. Người ta thu thập được 44 lời cung khai của các tu sĩ, linh mục, nông dân và dân làng. Hai tháng sau đó, vào ngày 30 tháng 6 năm 1608, sau khi nghiên cứu các lời cung khai và các tài liệu thu thập trong cuộc điều tra, đức tổng giám mục đã quyết định có lợi cho phép lạ.

Chúng ta hãy xem xét một vài chi tiết liên quan đến những phương diện của phép lạ.

Bàn thờ bị cháy trong lửa – tức là ngoại trừ các chân bàn, mọi sự - tất cả những khăn vải bàn thờ, cũng như các đồ trang hoàng quí giá - đều bị cháy thành tro tàn. Một trong hai chân đèn trang trí bên cạnh bàn thờ được tìm thấy đã chảy ra vì sức nóng – tuy nhiên, bất chấp sức nóng này, mặt nhật vẫn không bị hư hại gì. Hai Bánh Thánh bên trong mặt nhật vẫn nguyên vẹn, chỉ bị sém một chút. Bốn đồ vật bên trong một chiếc ống pha lê gắn liền với mặt nhật cũng không bị hư hại; những món này gồm có một thánh tích của thánh nữ Agatha, một miếng lụa bảo vệ nhỏ, một bảng tuyên ngôn ban các ân xá của Đức Thánh Cha, và một lá thư của giám mục mà phần niêm bằng sáp đã bị chảy và chảy trên tấm giấy da nhưng không làm thay đổi nội dung.

Về sự kiện mặt nhật lơ lửng, 54 nhân chứng bao gồm nhiều linh mục xác nhận rằng trong lúc mặt nhật dường như ngả về phía khung lưới sắt, một cây thánh giá nhỏ phía trên mặt nhật không hề tiếp xúc với lưới này – thực ra, lại cách lưới sắt một khoảng khá xa. Các nhân chứng cũng xác nhận rằng mặt nhật đã lơ lửng không có vật đỡ suốt 33 tiếng đồng hồ.

Các nhân chứng đã tuyên thệ đều ký vào một bản tài liệu hiện vẫn còn được lưu giữ trong nhà thờ. Họ thề rằng mặt nhật lơ lửng không bị ảnh hưởng của tiếng ồn ào của những người đi lại quanh phép lạ – hoặc do những người thường xuyên ra vào nhà thờ, hoặc của những người đứng và nói chuyện bên cạnh bàn thờ bị cháy, hoặc của những người chạm đến khung lưới sắt, cũng không phải do việc các tu sĩ khi dập tắt đám lửa và đặt một bàn thờ tạm thời vào vị trí cũ.

Một tấm bia cẩm thạch được gắn vào nơi mặt nhật lơ lửng để đánh dấu nơi đã xảy ra phép lạ. Người ta đục trên bia đã một hàng chữ, Lieu Du Miracle, nghĩa là Vị Trí của Phép Lạ.

Vào tháng 12 năm 1608, tức là năm phép lạ đã xảy ra, một trong hai Bánh Thánh đã được đặt trong mặt nhật khi phép lạ bay lơ lửng xảy ra đã được long trọng chuyển đến thành phố Dole, lúc ấy đang là thủ đô.

Trong thời kỳ Cách Mạng Pháp, mặt nhật phép lạ không may đã bị phá hoại, nhưng Bánh Thánh đã được cất giấu và bảo quản nguyên vẹn qua cơn nguy hiểm nhờ một thành viên trong hội đồng thành phố Faverney. Sau đó, người ta đã đặt làm một mặt nhật theo các bức ảnh trước thời Cách Mạng. Trong mặt nhật mới này là Bánh Thánh phép lạ đã bay lơ lửng suốt 33 tiếng đồng hồ, thoát khỏi cơn hỏa hoạn mà sức lửa nóng đã làm chảy chân đèn kế bên. 
PHÉP LẠ THÁNH THỂ

THẾ KỈ 18

 

1. PHÉP LẠ THÁNH THỂ TẠI SAN-PIETRO DI PATERNO (NAM Ý)



Năm 1772

(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 29, Regina xb, USA, 2002) 


Ngày 28-1-1772 tại làng San-Pietro di Paterno cách thành phố Napoli (Nam Ý) 2 ngàn dặm, xảy ra một vụ phạm thánh trầm trọng. Bọn gian phi lẻn vào nhà thờ ăn trộm 2 Bình Thánh đựng đầy Mình Thánh Chúa.


Mấy ngày sau, ông Pasquale Capozzi - một nông dân ở làng gần đó - trông thấy nơi đống phân bón bên cạnh lẫm lúa nhà ông có một chân của Bình Thánh bị đánh cắp. Tức tốc mọi người ra công tìm kiếm các dấu vết của Bánh Thánh. Nhưng tuyệt nhiên không thấy Bánh Thánh nào. Ai ai cũng nghĩ có lẽ nhóm gian phi đã thủ tiêu các Bánh Thánh hầu không để lại dấu vết nào .. Dần dần dân làng quên bẵng vụ trộm Mình Thánh Chúa.
Nhưng THIÊN CHÚA Quan Phòng xếp đặt cách khác.
3 tuần sau, vào chiều 19-2, Giuseppe Orefice 17 tuổi từ Napoli trở về Paterno. Khi rẽ vào đường cái từ Capodichino đến Casoria anh bỗng trông thấy một đám ruộng rực sáng trong nông trại của ông Pasquale Capozzi. Chiều hôm sau, anh cũng trông thấy quang cảnh tương tự. Anh lo sợ đem câu chuyện kể cho song thân nghe. Nhưng mọi người chế nhạo anh.
Sáng sớm hôm sau nữa, Giuseppe cùng với thân phụ là ông Angelo và em trai Giovanni 10 tuổi lên đường đến thành phố Napoli. Khi đi ngang cánh đồng của nông trại ông Capozzi, cảnh lạ tái xuất hiện.
Cậu Giovanni nhìn thấy và reo vui. Giuseppe cũng trông thấy như em trai. Nhưng ông Angelo lại không thấy gì cả.
Câu chuyện đến tai 2 vị Linh Mục thuộc giáo phận Napoli, Cha Geromino và Cha Giacomo Guarino. Cùng với Cha Sở, vào đêm khuya 24-2, cả 3 vị đến nơi xảy ra hiện tượng lạ. Giuseppe cùng em trai Giovanni và một trẻ khác tên Thomas Piccini tháp tùng 3 Linh Mục. Đến nơi được một lúc thì cả 3 trẻ được trông thấy hiện tượng lạ. Ngoài 3 trẻ ra, không ai khác được trông thấy ánh sáng lạ. Mọi người đến nơi 3 trẻ chỉ và tìm xem có gì khác thường không. Nhưng không ai tìm ra điều gì khác lạ.
Tối hôm sau, Cha Giuseppe Lindinier cùng đi với 3 Linh Mục nói trên. Giờ đây 4 vị Linh Mục xác tín rằng, THIÊN CHÚA đã chọn các trẻ thơ để tỏ lộ các bí nhiệm. Vì thế các vị mang thêm 4 trẻ khác. Đến nơi được một lúc thì các thiếu niên trông thấy ánh sáng lạ bao quanh gốc cây bạch dương. Mọi người lại ra công tìm kiếm, nhưng không thấy gì đặc biệt.
Các Linh Mục bỏ ra về. Sau đó nhóm trẻ cũng theo gót các vị. Nhưng khi các trẻ ra đến đường cái thì đám đông nơi cánh đồng lại la ó ồn ào. Nhóm trẻ như bị sức thần lôi kéo vội vàng trở lui. Các trẻ cũng như bị sức thần ném ngã rạp xuống đất. Vừa khi lóc ngóc đứng dậy chúng lại bị luồng ánh sáng chiếu ra từ cây bạch dương làm lóa mắt. Rồi từ luồng sáng chói chang này một chim bồ câu cất cánh bay lên và biến mất.
Mọi người tức tốc đào bới mảnh đất chung quanh cây bạch dương. Bỗng cậu bé Thomas Piccini thấy một vật tròn trắng tinh nằm trên đám cỏ xanh. Đến gần thì thấy đó là Mình Thánh Chúa. Một người nhanh chân chạy đi tìm Cha Giacomo Guarino. Lúc ấy là 2 giờ sáng. Đến nơi, Cha Giacomo vô cùng cẩn trọng dùng tay bới đất tìm kiếm Mình Thánh Chúa. Cha thật an ủi khi tìm thấy 40 Bánh Thánh vẫn còn nguyên vẹn.
Cha để ngay vào Bình Thánh và đặt Bình Thánh trên bàn thờ thô sơ vừa được dựng lên dưới chân cây bạch dương. Với giọng run run cảm động Cha cất tiếng hát Kinh Tạ Ơn THIÊN CHÚA - TE DEUM.
40 Bánh Thánh nằm dưới đất gần một tháng nhưng không mảy may hư hại, mặc dầu mùa đông giá lạnh với những cơn mưa tầm tã. Thêm vào đó, phần đất chạm tới Mình Thánh Chúa vẫn khô ráo. Tuy nhiên, dân làng chưa thỏa nguyện. Bởi lẽ khi vụ phạm thánh diễn ra, trong Nhà Tạm có đến 2 Bình Thánh chứa khoảng 100 Bánh Thánh. Vậy thì các Bánh Thánh còn lại bị chôn dấu nơi đâu?
Tối hôm sau đó, nhóm trẻ hướng dẫn cuộc tìm kiếm lại trông thấy ánh sáng lạ. Chúng vội báo tin và mời Cha Giacomo Guarino đến ngay. Mọi người tìm kiếm thật lâu nhưng không thấy gì. Bỗng chốc Giuseppe Orefice quì sụp xuống nơi mảnh đất cần phải đào bới. Cha Guarino dùng dao để bới cho nhanh. Cha bỗng nghe một tiếng động nhẹ như tiếng bẻ bánh và Cha thấy miếng đất như chiếc vung chụp bể ra. Trước mắt Cha xuất hiện hơn 50 Bánh Thánh trắng tinh, nguyên vẹn y như 40 Bánh Thánh tìm thấy tối hôm trước.

Diễn tả sao cho hết nỗi niềm hân hoan cùng lòng tri ân THIÊN CHÚA của dân làng Paterno. Họ long trọng rước Mình Thánh Chúa về Nhà Thờ. Tại đây một lần nữa mọi người cất tiếng hát Kinh tạ ơn TE DEUM.
(Père Eugène Couet, ”Les Miracles Historiques du Saint Sacrement”, Éditions D.F.T, Réédition 1998).

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương