1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)



tải về 0.77 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.77 Mb.
#8592
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2. PHÉP LẠ TẠI DIJON, NƯỚC PHÁP

Trước năm 1433

(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 23, Regina xb, USA, 2002) 

 Không biết chính xác phép lạ xảy ra vào năm nào, nhưng người ta kể rằng một Bánh Thánh đã chảy máu xối xả khi bị một người ngoại giáo hành hạ. Bánh Thánh này đã được giữ tại Rome trong một thời gian, được tôn kính và trân trọng như một kho tàng cao quí.

Bánh Thánh này đã được đưa ra khỏi Rome theo lệnh của Đức Eugene IV để ban thưởng cho công tước Philippe Tốt Lành xứ Burgundy, nước Pháp, vì đã có công bảo vệ Đức Giáo Hoàng tại công đồng Basel. Kinh sĩ Robert Anclou, một đại diện của Đức Thánh Cha đã đưa Bánh Thánh đến cho công tước vào năm 1433, khi ông đang ở tại Lille. Để có một nơi xứng đáng lưu giữ Thánh Thể, công tước Philippe đã chọn ngôi Nguyện Đường Thánh tráng lệ (la Sainte Chapelle) tại Dijon, thủ phủ xứ Burgundy. Phu nhân của công tước là bà Isabelle xứ Bồ Đào Nha đã dâng cúng một mặt nhật lộng lẫy bằng vàng và bạc. Mặt nhật này còn được tô điểm bằng những đá quí, với một tấm men có biểu hiệu của hai xứ Bồ Đào Nha và Burgundy. Mình Thánh phép lạ trong mặt nhật này được tôn vinh trong các nghi thức đặc biệt trong khoảng thời gian trên 300 năm.

Người ta thuật lại sau khi được chữa lành một chứng bệnh nhờ Thánh Thể này, vua Louis XII đã gửi triều thiên của vua đến nhà thờ như biểu hiện của lòng biết ơn.

Khi cuộc Cách Mạng Pháp bùng nổ, Nguyện Đường Thánh đã bị những người phản loạn chiếm đóng, cướp đi những đồ trang trí, rồi biến thành một nhà tù và xưởng thợ. Nhưng không hiểu sao Bánh Thánh phép lạ và chiếc phong cầm vẫn giữ lại được và được đưa đến nhà thờ giáo xứ thánh Michel để bảo quản. Vì Bánh Thánh được lưu giữ tại đó, nên có người đề nghị nâng nhà thờ thánh Michel thành nhà thờ chính tòa.

Tuy nhiên, chỗ mới này hóa ra lại không an toàn. Vào ngày 10 tháng 2 năm 1794, trước sự chứng kiến của đại biểu phe Cách Mạng, Mình Thánh đã bị “đốt cháy rụi.”

Nhà thờ thánh Michel sau đó bị biến thành đền thờ Lý Trí, “Temple de la Raison,” nơi phát hành những cáo thị về luật lệ.

Còn Nguyện Đường Thánh đã bị phá hủy vào ngày 23 tháng 8 năm 1802 sau khi đã sử dụng làm nhà tù và xưởng thợ. Người ta nói hiện không còn lại một dấu tích nào.

  

3. PHÉP LẠ TẠI AVIGNON, NƯỚC PHÁP



Năm 1433

(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 24, Regina xb, USA, 2002) 

Sau khi thành công trong việc tẩy sạch bè rối Albigensian, những kẻ - ngoài các sai lỗi khác - còn chối bỏ sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, hoàng đế Louis VIII nước Pháp đã tổ chức một cuộc biểu dương công khai để đền tạ những phạm thánh mà bè rối đã gây ra.

Thành phố được chọn cho cuộc đền tạ công khai là Avignon, và thời điểm được đức vua ấn định là ngày 14 tháng 9 năm 1226, nhằm lễ Suy Tôn Thánh Giá, cũng là ngày đức vua chọn để thoái vị. Cuộc cung nghinh Thánh Thể được dự định tổ chức sẽ kết thúc tại một ngôi nguyện đường mới đã được xây dựng để tôn vinh Thánh Giá.

Đức vua mặc áo vải bố, thắt lưng bằng dây thô, và cầm một cây nến nhỏ đứng tại nguyện đường mới để chờ đoàn rước. Bên cạnh đức vua có hồng y Legate và toàn thể triều đình, cùng với đông đảo các tín hữu. Đoàn rước do đức giám mục Corbie chủ sự, ngài kiệu Mình Thánh đi qua các con đường của thành phố. Chính lòng sùng mộ của đức vua đối với bí tích Thánh Thể, và vì các tín hữu tham dự nghi thức được ơn thánh quá xúc động, nên Mình Thánh đã được tôn trưng thâu đêm và kéo dài suốt nhiều ngày sau đó, cho đến khi đức giám mục tin rằng tốt nhất là cứ tôn kính Thánh Thể công khai như vậy mãi mãi – một thói quen mà các vị kế nhiệm vẫn duy trì với sự chuẩn y của Đức Thánh Cha.

Lòng sốt sắng của dân chúng cuối cùng đã đưa đến việc thành lập một hội đạo đức có tên là Hối Nhân Xám. Trong nguyện đường Thánh Giá, các hội viên được hưởng quyền tôn thờ liên tục suốt 200 năm. Vào cuối thời gian này đã xảy ra một phép lạ diệu kỳ.

Để trân trọng phép lạ này hơn, trước tiên chúng ta nên xét đến địa thế của thành phố. Avignon tọa lạc trên bờ sông Rhone, trong lúc thị trấn chung quanh thành phố được sông Durance và lưu vực của sông Vancluse chảy qua. Hơn một lần, thành phố đã chịu ảnh hưởng vì những trận lụt lội tàn phá.

Vào năm 1433, do nhưng cơn mưa lớn, các dòng sông đã vỡ bờ và tràn ngập, gây lụt lội cho thành phố. Vào ngày 29 tháng 11, nước lụt đe dọa nguyện đường Hối Nhân Xám. Những trận mưa xối xả đến độ các vị lãnh đạo lo lắng dòng nước dâng cao và chạm đến Thánh Thể. Để tránh tai họa, họ quyết định đưa Thánh Thể đến nơi an toàn.

Sau khi kiếm được một chiếc xuồng, một số hội viên đã chèo qua các con đường ngập nước để đến nguyện đường. Khi vừa mở cửa, trước sự kinh ngạc tột độ, họ nhìn thấy dòng nước chảy vào nguyện đường liền rẽ đôi giống như nước Biển Đỏ trong thời Moses. Trước mặt họ, nước dựng đứng hai bên phải trái, về phía các bức tường và cao đến 4 feet (khoảng 1,2 m). Hai nhân chứng lập tức quì gối trước phép lạ, trong khi những người còn lại vội vàng đi loan truyền tin tức về sự kiện.

Một đoạn trích từ hồ sơ của nguyện đường liên quan đến phép lạ như sau:



Vào năm 1433, phép lạ khi dòng nước tràn vào ngôi nguyện đường này thật vĩ đại. Sáng thứ Hai, ngày 29 tháng 11, dòng nước bắt đầu dâng cao. Nước tràn vào nguyện đường và đến tận bàn thờ. Bên dưới bàn thờ có đầy các hồ sơ giấy tờ và các quyển sách da, vải khăn, và các bình thánh, nhưng không vật gì bị ẩm ướt, mặc dù ngày hôm sau, tức thứ Ba, nước vẫn không ngừng dâng cao. Đến hôm sau, thứ Tư, nước mới bắt đầu rút…

Vào ngày 1 tháng 12, nước bắt đầu rút, nhiều đám đông tụ tập trước nguyện đường để tận mắt nhìn thấy các sách vở, giấy tờ, vải khăn và tất cả những thứ khác để bên dưới bàn thờ vẫn hoàn toàn khô ráo.

Phép lạ thúc đẩy sùng kính sốt sắng đối với bí tích Thánh Thể, người ta thảo luận làm cách nào để tôn vinh và kỷ niệm phép lạ này cho xứng đáng. Sau cùng, mọi người quyết định phép lạ sẽ được kỷ niệm vào ngày 30 tháng 11, ngày phép lạ được phát hiện lần đầu tiên, và sẽ được cử hành như một dịp lễ đặc biệt.

Trong nhiều năm, vào ngày kỷ niệm này, các hội viên hội Hối Nhân Xám đều cởi giày dép và quì lê gối từ cửa nhà nguyện.

Không may, vào năm 1793, thời kỳ đỉnh cao của cuộc Cách Mạng Pháp, nguyện đường Thánh Giá đã bị hủy hoại. Tuy nhiên, khi giai đoạn tai ương này chấm dứt, nguyện đường đã được tái thiết nhờ lòng hảo tâm của một gia đình quí tộc. Sau khi công cuộc tái thiết đã hoàn thành, đức tổng giám mục Avignon đã ban lại các đặc ân như trước kia, tức là một nguyện đường được đặt Mình Thánh vĩnh viễn. Được biết đặc ân này vẫn duy trì cho đến ngày nay.

 

4. PHÉP LẠ TẠI TURINO, NƯỚC Ý



Năm 1453

(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 25, Regina xb, USA, 2002) 

Tại nước Ý vào nhửng năm ở thế kỷ 14, 15 Đức Tin người Công Giáo theo trào lưu xã hội xuống dốc đáng lo ngại. Nhiều người đạo đức thiết tha với đời sống đức tin hằng cầu xin Chúa ban cho những dấu lạ nhãn tiền hầu có thể cứu vãn tình trạng Đức Tin yếu kém trong thời kỳ này. Lời cầu khẩn với Chúa của những tâm hồn đơn sơ thánh thiện đã được Chúa thương nhận lời. Và ngày 6 tháng 6 năm 1453 Chúa đã ban cho họ một phép lạ như lòng mong ước ngay lành của nhiều người.

"Hai quân nhân vừa mới được giải ngũ, họ được mô tả là những kẻ thuộc tầng lớp mạt hạng không hề tôn kính những sự thánh thiện. Khi đi qua thành phố Exilles, thì một trong hai tên ấy quyết định ăn trộm nhà thờ. Tên kia liền đồng ý ra mặt. Sau khi đã vào được bên trong, bọn chúng vơ vét những trang phục, chân đèn, và các vật quí giá khác. Mò mẫm lên bàn thờ, chúng mở cửa nhà tạm và lấy một mặt nhật bên trong có một Bánh Thánh lớn. Sau khi đã dồn tất cả lại, chúng chất lên lưng một con la rồi thẳng đường đi về hướng thành phố Turin là nơi chúng hy vọng sẽ bán được tất cả những đồ chúng đã đánh cắp.

Trời vừa chập tối, con la vừa bước qua cổng thành Turin liền bị vấp và ngã xuống đất. Mọi thứ đồ chất trên lưng đều đổ tháo và văng vãi tứ tung – kể cả chiếc mặt nhật có chứa Bánh Thánh. Nhưng Bánh Thánh không rơi xuống đất, mà bay vọt lên không, và bay lơ lửng giữa những tia sáng rạng rỡ như một mặt trời sáng chói. Sự kiện này xảy ra tại khu chợ xứ Grain, tọa lạc ngay trước nhà thờ San Silvestro, hiện nay là vương cung thánh đường Mình Thánh Chúa.

Dân chúng từ các nơi gần đó tuốn đến để xem điều kỳ diệu. Trong số này có mười giáo hữu: Pietrino xứ Gorzano, thuộc gia đình quí tộc thành Turin; Pietrino Da Aieris; Gasparino Buri Miolerio; Martino Bellenda; nhà quí tộc Giorgio Gastaudo; Michele Murri, một người vị vọng; Giovanni Fraconino, thợ rèn; Bonifacio thành Cassino; Antonio Manerio thành Milan, và Bartolomeo Canarino.

Sau khi đã xem xét phép lạ, một vị linh mục có tên là Bartolomeo Coccono nhanh chóng báo tin cho giám mục thành Turin là đức cha Ludovico quê Romagnano. Bận lễ phục xong, và được các nhà quí tộc và nhân viên tòa án tháp tùng, đức giám mục đi đến hiện trường phép lạ và quì gối kinh ngạc trước Bánh Thánh đang lơ lửng. Sau khi thờ lạy Thánh Thể, ngài xin một chén thánh. Được trao một chén thánh, đức giám mục đứng lên và nâng cao. Trước sự chứng kiến của mọi người hiện diện, Bánh Thánh từ từ hạ xuống cho đến khi đáp hẳn vào trong chén thánh.

Trong niềm sốt sắng cao độ, Bánh Thánh được đưa về nhà thờ chính tòa thánh Gioan Tẩy Giả, có nhiều tu sĩ và vô số dân chúng, kể cả mười nhân chứng đầu tiên đã được nhìn thấy phép lạ. Vì ánh quang rạng ngời của Bánh Thánh, mọi người đều gọi phép lạ này là Mặt Trời Công Chính.

Để ghi nhớ phép lạ, tổng giáo phận Turin có một chút thay đổi trong những câu xướng đáp sau một số ca vãn. Thay vì câu xướng như thường lệ: Panem de caelo praestitisti eis – “Người đã ban cho họ Bánh bởi trời,” vị linh mục sẽ xướng: Hic est panis vivus – “Đây là Bánh Hằng Sống.” Mọi người sẽ đáp lại: Qui de caelo descendit – “từ trời xuống.” Sau thánh lễ, khi ca vịnh O Sacrum Convivium được hát lên, hai câu xướng đáp ấy lại được hát lần nữa. Thay đổi này đã được đức giám mục Ludovico thành Romagnano, người đã tiếp nhận Bánh Thánh vào chén thánh khi phép lạ xảy ra, xướng xuất, và sau đó được đức cha Rorengo di Rorà áp dụng cho vương cung thánh đường Mình Thánh Chúa, và đã được tuân giữ mãi mãi tại nhà thờ giáo xứ Exilles, nơi Bánh Thánh đã bị đánh cắp.

Chén thánh mà Bánh Thánh đã đáp xuống được giữ trong nhà thờ thành phố. Về kích thước, chén thánh này phù hợp chính xác với những chén thánh khác được sử dụng vào thời kỳ của phép lạ. Ngoài ra, còn có huy hiệu của nhà Rovere được thấy bên chân chén thánh, có ý chỉ rằng nó thuộc về kinh sĩ Antoinetto Delle Rovere, bấy giờ đang là kinh sĩ tại nhà thờ chính tòa Turin từ 1449 đến 1460.

Nhà thờ Exilles, nơi Bánh Thánh lúc đầu đã bị đánh cắp, còn chịu một tổn thiệt gần với thời đại của chúng ta khi các tên trộm lại xâm nhập vào nhà thờ ngày 1 tháng 4 năm 1975. Rõ ràng bị lóa mắt trước giá trị của nhà tạm bằng vàng cổ xưa, bọn chúng đã gỡ nhà tạm ra khỏi bàn thờ chính và đem đi. Nhà tạm này, nhiều người tin chính là nhà tạm đã đựng mặt nhật và Bánh Thánh đã bị đánh cắp vào năm 1453, bên ngoài có một vẻ trang nghiêm và kiểu dáng tinh vi. Nhưng có lẽ các tên trộm rất thất vọng khi khám phá ra rằng nhà tạm ấy thực sự không phải bằng vàng, mà chỉ là gỗ mạ vàng mà thôi.

Còn Bánh Thánh phép lạ thì sao? Theo lệnh của Tòa Thánh được truyền đến Turin trong chuyến kinh lý theo Giáo Luật của đức cha Peruoãi vào năm 1584, Bánh Thánh ấy đã được hủy đi sau khi đã được lưu giữ suốt 131 năm. Nguyên nhân của việc này là “… không ép buộc Thiên Chúa phải duy trì một phép lạ mãi mãi qua việc giữ cho Bánh Thánh phải luôn luôn nguyên vẹn và tinh sạch.”

Vì có nhiều tài liệu được viết sau biến cố năm 1453, nên các bản viết hiện nay vẫn còn, minh chứng phép lạ thành Turin là điều chắc chắn. Các tài liệu năm 1454, 1455 và 1456, tài liệu mang tên Observations của Enea Silvio Piccolomini viết từ 1460 và 1464, và các chi tiết do linh mục Giovanni Galesio viết một vài năm sau biến cố, cũng như lời chứng của mười giáo hữu chứng nhân, tất cả đều xác nhận biến cố này. Về các chi tiết phép lạ ở đây, chúng tôi dựa chủ yếu vào các bản văn của cha Galesio thành Turin, người viết văn được nói giống như những vần thơ.

Ngoài số lượng thủ bản và các tài liệu rất nhiều được viết từ thời kỳ phép lạ cũng như các thế kỷ sau đó, nhiều vị giáo hoàng cũng đã công nhận phép lạ này. Các đức Pius II, Gregory XVI, Clement XIII, Benedict XIV, thánh giáo hoàng Pius X, và Pius XI tất cả đều ban những ân xá và đặc ân. Vào dịp kỷ niệm 400 năm phép lạ, đức chân phúc giáo hoàng Pius IX đã chuẩn thuận một bài kinh Thần Vụ và một bài lễ đặc biệt cho tổng giáo phận Turin.

Năm 1953, nhân dịp kỷ niệm 500 năm phép lạ xảy ra, nhiều nghi lễ đặc biệt đã được tổ chức tại Exilles cũng như tại Susa, một trong những thị trấn mà các tên trộm đã mang Thánh Thể đi qua. Một cuộc rước vĩ đại được tổ chức đi lại hành trình các kẻ trộm đã thực hiện để đến Turin. Tham dự trong cuộc rước này có các đức hồng y, các giám mục, và đông đảo linh mục tu sĩ, cũng như hàng ngàn giáo hữu.

Cũng đáng chú thích ở đây rằng nhà thờ chính tòa thánh Gioan Tẩy Giả, nơi trước kia đã lưu giữ Bánh Thánh phép lạ, được nối liền với một nguyện đường tráng lệ, nơi người ta có thể tìm được một báu vật quí giá khác, đó là tấm khăn liệm thành Turin.

 

5. Không ăn vẫn sống

Năm 1467


Thánh Nikolas de Flue có tên gọi thân mật là Bruder Klaus (1417-1487), bổn mạng nước Thụy Sỹ, trước khi qua đời 20 năm, coi như một phép lạ về Phép Thánh Thể. Trong 20 năm, Ngài đã từng sống hạnh phúc trong bậc gia đình với vợ và 10 con, giàu sang và chức quyền. Năm 1467, nghe tiếng Chúa gọi, với sự ưng thuận của vợ con, Ngài từ giã gia đình, bỏ hết mọi sự sống đời ẩn tu, nhiệm nhặt, chay tịnh, ở miền Alsace. Suốt 20 năm không ăn không uống gì cho đến khi qua đời.

Xưa và nay, nghe vậy người ta cho là khó tin?

Thời ấy, hay tin, dân chúng đã đến bao vây hang động Ranft, một tháng, nơi ngài tu trì, xem có ai ra vào tiếp tế gì không. Sau một tháng canh giữ, không thấy gì, người ta mới cho đó không phải là chuyện bịa đặt.

Về Giáo quyền, trước những tin ngược xuôi, đã cử Ðức Cha Thomas, giám mục phụ tá Konstanz, đến tận nơi gặp thánh nhân xem sao. Ðức Cha đem theo bánh rượu để thử nghiệm. Sau khi tìm hiểu về ơn gọi của Nicolas, Ðức Cha hỏi Nicolas: Theo Nicolas, nhân đức nào quan trọng. Nicolas thưa: đức vâng lời. Ðức Cha liền lấy bánh và rượu giấu trong cặp mang theo, bẻ làm 3, đưa cho Nicolas, và bảo: hãy vâng lời, ăn đi. Nicolas cầm một miếng bánh, bẻ làm làm 3 miếng nhỏ nữa. Lâu ngày không ăn, khó khăn lắm, Nicolas mới ăn hết phần nhỏ bánh và uống chút rượu. Nhưng vừa nuốt khỏi miệng, liền ói ra ngay. Kinh ngạc Ðức cha kính phục Nicolas không ăn không uống mà vẫn sống.

Chuyện lạ được loan ra khắp miền. Cha Oswald Ysner, linh hướng của Nicolas đã làm sáng tỏ sự việc và cho biết: từ đầu, cha đã hướng dẫn Nicolas về việc chay tịnh và xác quyết, mỗi khi sau khi chịu lễ, Nicolas cho biết trong người có sức chịu đựng mầu nhiệm lạ thường, sức mạnh tràn ngập, bùng lên trong người, như ngây ngất khiến mình dư sức chịu đựng không còn muốn ăn uống gì nữa. Sau khi thánh nhân qua đời, người ta thử nghiệm một khúc xương của ngài xem xương đó của một người có bao nhiêu tuổi. Kết quả cho biết khúc xương đó của người từ 40 đến 60 tuổi. Khoa học giảo nghiệm xác định sự biến dưỡng của Nicolas ngưng vào quãng 50 tuổi. Kết quả vừa kể, bổ túc và xác nhận Thánh Nicolas trong 20 năm cuối đời sống nhờ tác động của Phép Thánh Thể.

Năm 1481, Thụy sỹ có sự tranh chấp ranh giới quyền hành, Thánh nhân đã trở về dàn xếp, đem lại hòa bình cho cả nước. Sau đó ngài lại trở về tu xá Ranft, tiếp tục tu sống thêm 6 năm nữa mới qua đời (21-3-1487), có vợ con xung quanh. Cả Thụy sỹ, Tin Lành lẫn Công giáo đều qúi mến, tôn kính.

Ðức Giáo Hoàng Pio XII tôn phong ngài lên bậc hiển thánh ngày 15-5-1947. Và chọn ngày 25-9, làm lễ kính Thánh Nicolas. (Ðiển Ngữ Các Thánh, Lm. Hồng Phúc, tr. 222-223. Báo TTÐM. Số 301,4-2003, tr. 30)

 (Thi Chương)

 

6. BÁNH THÁNH VÀ CHÉN THÁNH TỎ HIỆN CHO 2 NGƯỜI DO THÁI

 

    Thánh Tomas de Villanueva là tu sĩ dòng Thánh Agostino. Ngài sinh năm 1486 và qua đời năm 1555 tại Valencia bên nước Tây-ban-nha. Thánh nhân xuất thân từ một gia đình thượng lưu.



Ngày còn là tu sĩ trẻ, Cha Tomas de Villanueva kết thân với một thanh niên từ Do thái giáo trở lại Kitô Giáo. Tạm gọi tên chàng là Antonio. Từ ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo, Antonio nhiệt tâm sống đạo. Chàng sống đạo thật nghiêm chỉnh và chân thành.

Một ngày chàng lâm trọng bệnh. Biết mình không thoát lưỡi hái tử thần, Antonio mời Cha Tomas de Villanueva đến và kể cho Cha nghe câu chuyện đời mình như sau.

Thưa Cha là người Cha, là vị an ủi, là ông thầy thuốc và là đấng chỉ đạo dìu dắt linh hồn con. Xin Cha thứ lỗi cho con vì đã làm phiền Cha khi mời Cha ghé đến nhà thăm con. Thật ra con muốn tỏ lộ cùng Cha một bí mật trọng đại. Con không muốn vĩnh viễn ra đi trước khi ủy thác cho Cha điều bí mật con vẫn giữ kín trong lòng.

Một ngày, thân phụ con sai con đi giải quyết một vấn đề nghiêm trọng. Con ra đi cùng với một thanh niên Do Thái đồng tuổi với con. Trên đường, chúng con bắt đầu thảo luận về Đấng MESSIA mà người Do Thái chúng con vẫn còn mù quáng mong mỏi chờ đợi ngày Ngài xuất hiện. Chúng con thảo luận nồng nhiệt đến độ nẩy sinh niềm ước muốn được trông thấy Đấng MESSIA. Lòng đầy trào ra miệng. Chúng con cất tiếng tha thiết nguyện xin:

- A, phải chi giờ đây Ngài xuất hiện ngay nơi thời đại chúng con, hẳn chúng con sẽ sung sướng biết là chừng nào. Thật hạnh phúc biết bao nếu chúng con được may mắn trông thấy Ngài tận mắt!

Cuộc trao đổi tư tưởng cứ thế tiếp tục và càng nói, lòng chúng con càng bừng lên niềm ao ước chân thật: trông thấy Đấng MESSIA! Chúng con mải mê nói cho đến lúc chúng con trông thấy một luồng sáng tuyệt đẹp xuất hiện trên bầu trời. Trời đã chạng vạng tối. Ánh sáng chói chang khiến chúng con có cảm tưởng như bầu trời mở ra. Ngay lúc ấy, con nhớ lại lời thân phụ con thường nói với chúng con:

- Thỉnh thoảng trời mở ra và chúng ta có thể xin Chúa vài ơn với niềm hy vọng chan chứa là thế nào Chúa cũng nhận lời chúng ta cầu xin.

Tức khắc, chúng con quì sụp xuống. Và với trọn tâm tình tha thiết, chúng con khẩn nài THIÊN CHÚA tỏ lộ Đấng MESSIA cho chúng con. Chúng con xin Chúa cho chúng con được chiêm ngưỡng thánh nhan Đấng chúng con hằng mong mỏi trông chờ từ mấy ngàn năm qua.



Giữa những tiếng khẩn nài và trước ánh sáng chói chang mà hai cặp mắt chúng con dán chặt không rời, bỗng chúng con trông thấy xuất hiện gần nơi chỗ chúng con đang quì, một Chén Thánh lóng lánh với Bánh Thánh lơ lửng bên trên. Bánh Thánh có chiều kích giống y như Bánh Thánh vị Linh Mục Công Giáo giơ cao cho giáo dân thờ lạy sau khi truyền phép. Không bút nào tả hết nỗi kinh hoàng của chúng con vào chính lúc ấy. Nhưng chỉ trong thoáng giây thôi. Bởi vì ngay sau đó, chúng con cảm nghiệm niềm an bình và an ủi khôn tả. Chúng con được giải thoát khỏi mọi nỗi sợ hãi và cùng lúc, đôi mắt linh hồn chúng con được mở rộng. Nhờ ánh sáng từ trời soi chiếu, chúng con hiểu ngay rằng, Đấng MESSIA chúng con hằng mong đợi, đang ngự thật trong Bánh Thánh. Thời gian chờ đợi đã chấm dứt lâu lắm rồi. Và tôn giáo đích thật chính là Kitô Giáo.

Khỏi cần nói nhiều Cha cũng hiểu lòng chúng con tràn ngập niềm hân hoan và tri ân THIÊN CHÚA như thế nào. THIÊN CHÚA đã đích thân chữa lành bệnh mù quáng tinh thần của chúng con bằng một phép lạ quá diệu kỳ.

Khi trở về nhà, con nghĩ nên giữ kín chuyện con đã được Chúa ban cho ơn hoán cải tâm hồn. Sau đó, vào một dịp thuận lợi, con vội vàng xin lãnh nhận bí tích Rửa Tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền. Từ đó, giống như Cha đã biết, con luôn luôn sống đời Kitô hữu chân chính. Con luôn trung tín với các giáo huấn Tin Mừng của Chúa chúng ta là Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ thế giới cùng toàn thể nhân loại.

(Père Eugène Couet, ”Les Miracles Historiques du Saint Sacrement”, Éditions D.F.T, Réédition 1998).


PHÉP LẠ THÁNH THỂ

THẾ KỈ 16

 

1. PHÉP LẠ TẠI MORROVALLE, NƯỚC Ý



Năm 1560 

(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 26, Regina xb, USA, 2002) 

Mới hai giờ sáng Chúa Nhật III sau Phục Sinh, nhằm ngày 16 tháng 4 năm 1560, chuông báo động cháy của làng đã gióng liên hồi đánh thức cha Bonaventure dòng Anh Em Hèn Mọn. Hoảng hốt, cha vội vàng bận áo và chạy ra trước sân tu viện. Từ đây, ngài có thể nhìn thấy nhà thờ thánh Francis. Ánh lửa từ bên trong các cửa sổ của nhà thờ đồng nghĩa với một tai họa – đó là lửa đang cháy, đe dọa đến Mình Thánh Chúa.

Khi nghe hồi chuông báo động khẩn cấp, các linh mục và dân chúng trong làng vội vã đến cứu. Có hai người là Antonio Lazzarini và Claudio Paganelli dũng cảm cố gắng, nhưng sức mạnh của ngọn lửa quá dữ dội và họ nhận ra rằng mọi sự có lẽ sẽ mất hết. Trận hỏa hoạn kéo dài suốt bảy tiếng đồng hồ. Khi ngọn lửa đã ngàn, ngôi nhà thờ chỉ còn là một đống đổ nát với tro tàn nghi ngút.

Từ Ancora, cha bề trên tỉnh dòng là Girolamo đã đến để lượng định sự thiệt hại, ngài nhờ cha Battista và thầy Illuminato giúp xem xét hiện trường chung quanh bàn thờ đã bị thiêu cháy và đổ sập.

Khi đẩy những khúc cây bị cháy đen và những khối cẩm thạch đổ nát ra, cả ba vị đều sững sờ khi nhìn thấy trong một lỗ hổng giữa đám tro tàn và những hòn đá nhỏ có một Bánh Thánh, trắng tinh và nguyên vẹn. Quan sát kỹ hơn, họ thấy ngay là Bánh Thánh nằm trên một chiếc khăn thánh bị cháy sém, và chiếc khăn này lại nằm trên một tấm vải bị cháy loang lổ.

Khi nhìn thấy Bánh Thánh nguyên vẹn giữa nơi bẩn thỉu và tàn hoang như thế, các linh mục đã sấp mình quì thờ lạy và cầu xin ơn tha thứ. Mọi người nhìn thấy Bánh Thánh đều ca ngợi sự nguyên vẹn ấy như một phép lạ, nhất là vì nhà tạm nơi lưu giữ Bánh Thánh ấy đã bị cháy rụi, và tất cả các bình thánh trong nhà tạm đều bị hư hại. Tìm kiếm chung quanh, các ngài còn tìm được chiếc hộp đựng tấm Bánh Thánh này trước lúc nhà thờ bị hỏa hoạn, với chiếc nắp vẫn còn đậy kín.

Vì có những đám đông dân chúng từ các miền xa đến xem hiện trường, nên đại diện tòa tổng giám mục Fermo đã ban lệnh phải tôn trọng và bảo quản hiện trường của phép lạ một cách xứng đáng và trật tự.

Thánh Thể phép lạ và chiếc nắp của hộp đựng liền được đặt vào một bình pha lê, sau đó được niêm kín. Chiếc bình này được đặt trong một chiếc hộp bằng ngà, và khóa lại bằng ba chìa khóa. Hai chìa được giao cho cha bề trên và chìa còn lại được trao cho người bảo vệ tu viện.

Tin tức về phép lạ khiến đức Pius IV ban lệnh điều tra kỹ lưỡng. Để điều hành công việc này, ngài đã chọn đức cha Ludovico, giám mục Bertinoro, với sự phụ giúp của cha Cristoforo Bartoli, chưởng lý nhà thờ Loreto. Các chi tiết của sự cố này đã sớm được tường trình lên Đức Thánh Cha, và ngài đã thảo luận với nhiều vị chức sắc nổi tiếng của Giáo Hội.

Năm tháng sau khi phép lạ xảy ra, đức Pius IV đã ban hành một bửu sắc, đề ngày 17 tháng 9 năm 1560. Trong văn kiện này, sau khi đã tóm tắt các chi tiết được đệ trình, Đức Thánh Cha đã công nhận sự liêm chính, cẩn trọng và cần mẫn của đức giám mục Ludovico trong công việc điều tra phép lạ. Sau đó, Đức Thánh Cha tuyên bố ngài đã tham vấn với nhiều giáo sĩ danh tiếng, tất cả đều không thấy có sự gian trá hoặc lường gạt nào trong bản tường trình, và đồng ý sự kiện ấy vượt trên mọi giải thích tự nhiên. Ý kiến và phán quyết của các ngài về sự kiện này là “indubitato miracolo” (phép lạ không thể hồ nghi).

Trong bửu sắc, Đức Thánh Cha cũng tuyên bố sẽ ban ơn toàn xá cho mọi tín hữu xưng tội với tinh thần sám hối và kính viếng nhà thờ thánh Francis vào dịp kỷ niệm hằng năm phép lạ này. Đức Thánh Cha cũng ban phép sử dụng bài kinh Thần Vụ kính Mình Thánh Chúa vào dịp kỷ niệm phép lạ này.

Nhờ sự hằng tâm hằng sản của các tín hữu sốt sắng, nhà thờ thánh Francis đã được tái thiết và khang trang hơn trước khi bị hỏa hoạn. Ba gia đình – Laoãarini, Marchetti và Collaterali – đã đóng góp tài chính để làm lại các bàn thờ. Một tấm bia ghi ơn của họ hiện nay vẫn còn.

Trong thời gian 300 năm sau đó, nhà thờ này đã trải qua nhiều lần trùng tu, và đông đảo các tín hữu hằng năm đều đến kính viếng để hưởng nhờ ơn toàn xá do đức Pius IV ban cho.

Trong những năm giữa thế kỷ XIX, khi nước Ý bị chia cắt thành nhiều vương quốc, lãnh địa, và tiểu quốc, đưa đến sự tình trạng hết sức bất ổn về chính trị. Giữa những phần đất của nước Ý xảy ra chiến tranh, và có thái độ thù nghịch đối với Tòa Thánh Vatican. Trong thời kỳ đau thương này, vào năm 1860, các quân lính và côn đồ phản đạo đã xông vào nhà thờ thánh Francis, xua đuổi các tu sĩ và đánh cắp những đồ thờ và những tác phẩm nghệ thuật giá trị. Một số người cho rằng Thánh Thể phép lạ đã bị mất trong sự cố đánh cắp ấy. Nhờ lòng dũng cảm của cha Luigi và em ngài là dược sĩ Bartolomeo Baldassarrini, bức họa mang tên Đức Mẹ Ân Sủng mới thoát được. Họa phẩm lâu đời và giá trị này đều được mọi người hết sức coi trọng. Hiện nay đang được lưu giữ tại nhà thờ thánh Augustine.

Sau khi bị bọn côn đồ phạm thánh, nhà thờ thánh Francis rơi vào tình trạng thê thảm đến nỗi thánh lễ và các nghi thức tôn giáo không còn được cử hành tại đây nữa. Vì thế, Tòa Thánh Vatican đã cho phép chuyển đặc ân toàn xá sang cho nhà thờ thánh Bartholomew cho đến ngày nay. Nhà thờ thánh Francis từ đó đã được trùng tu khang trang và được nhiều tín hữu hành hương và du khách thăm viếng.

Mặc dù Thánh Thể phép lạ đã bị mất, nhưng nắp của chiếc hộp đựng trước cuộc hỏa hoạn hiện nay vẫn còn. Chiếc nắp này hiện đang được giữ trong một ống thủy tinh đặt trong một chiếc bình có chân đế, và phía trên có một hình thánh giá.

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương