1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)



tải về 0.77 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.77 Mb.
#8592
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

PHÉP LẠ THÁNH THỂ

THẾ KỈ 13

 

1. Phép lạ tại làng Santarem, nước Bồ (Portugal)



Năm 1266

Mình Thánh Tỏa sáng

 (Có thể đọc tại: Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 6, Regina xb, USA, 2002) 

 

Santarem, một làng nhỏ tại Bồ Đào Nha, tọa lạc giữa Fatima và thủ đô Lisbon, cách Fatima chừng 35 dặm.



Năm 1266, (có sách nói năm 1225, hoặc 1247) đang thời Đức Clementê IV làm Giáo Hoàng ở Roma và vua Alfonso III cai-trị Bồ-đào-nha, một truyện lạ Thánh-thể xảy ra ờ nước Bồ như sau:

Một cặp vợ chồng cư ngụ ở đường Esteiras, thành phố Santarem.

Bà vợ, tương đối đạo hạnh, nhưng đau khổ vì chồng lạnh nhạt, bất trung.

Bà vợ rất buồn sầu. Bà hay lui tới nhà thờ thánh Stephan, gần ngay nhà bà, cầu xin Chúa và khấn thánh Stephan cho chồng mình trở về đàng chính.

Gần chỗ bà ở, có một mụ Do-thái hành nghề phù thủy. Thiên hạ đồn đãi bà ta có phép mầu, trừ khử tà ma, yêu quái, thay đổi lòng người dễ dàng như trở bàn tay. Bữa nọ, bà vợ rầu rĩ quá, liền tìm đến mụ phù thủy, thổ lộ hết bầu tâm sự. Mụ phù thủy, giả nhân giả nghĩa, đăm chiêu, suy nghĩ một hồi, rồi nói:

-"Tôi bảo đảm hoán cải được chồng chị. Chỉ cần chị làm một việc. Nhưng chị hứa phải tuyệt đối giữ bí mật: Chị đi lễ, sau khi rước lễ chị lấy  ngay Mình Chúa ra khỏi miệng, gói vào một cái khăn, đem đến cho tôi. Tất cả phép mầu hoán cải chồng chị là nhờ ở đó.

Bà vợ dễ tin, xin làm y lời mụ phù thủy. Một hôm, đi nhà thờ, rước lễ xong, bà lấy Mình Chúa ra khỏi miệng, ý tứ không để ai biết, bọc vào miếng vải nhỏ.. Rồi nhét cẩn thận vào khăn trùm đầu, đeo trước ngực... Bà ra về, định bụng tới nhà mụ phù thủy...

Bà vừa bước chân ra khỏi nhà thờ, thì mấy người đang đứng đó thấy máu tươi loang lổ ở nút khăn trước ngực, chảy xuống cả tay. Họ ngỡ ngàng hỏi bà bệnh tật gì mà máu me như vậy. Bà nhìn xuống khăn, giật mình, mặt mũi tái mét, lấy tay che ngực, chạy thẳng về nhà.

Tới nhà, bà bỏ cả bọc có Mình Chúa, cả khăn trùm đầu vào một ngăn tủ. Khóa lại cẩn thận. Bà không muốn cho chồng hay bất cứ ai biết việc vừa xẩy ra. Rồi suốt ngày bà sợ hãi,  lo lắng tính toán, phải giải quyết ra sao?

 

Ông chồng suốt ngày đi vắng... Mãi khuya mới về. ông vào phòng ngủ với bà. Ngủ được một chập, ông giật mình, mở mắt, thì thấy trong ngăn tủ, chỗ bà giấu bọc Mình Chúa, có ánh sáng giãi ra, cả phòng sáng rực lên... như ánh sáng mặt trời giữa trưa từ ngoài rọi vào. Thêm vào đó, lại có tiếng nhạc đâu đây du dương, trầm bổng, chen lẫn mùi nước hoa thơm tho, ngào ngạt thường...



 

Bà vợ biết không thể nào giấu giếm truyện kỳ lạ kia được nữa, mới xưng thú, kể lại cho chồng đầu đuôi mọi sự... Cả ông cả bà sợ hãi, rối rít, không còn biết làm gì hơn, là cùng quỳ gối, sấp mặt xuống đất trước Mình Chúa giấu trong tủ.

 

Sáng sớm hôm sau, cả ông cả bà vội vã đến nhà thờ thánh Stephan, gặp cha sở, kể lại đầu đuôi mọi sự...



Cha sở đến tận nhà xem xét. Khi mở ngăn tủ, cha sở thấy bọc Mình Chúa bà kia đã giấu, có máu đỏ tươi loang lổ trên khăn... nhìn nhận Chúa đã làm một sự lạ phi thường, vừa để cảnh cáo những ai càn dỡ phạm thánh, vừa để chứng minh sự Chúa hiện diện thật sự trong hình bánh sau khi đã truyền phép...

 

Tin lạ đồn ra. Các nhà thờ trong thành phố đổ chuông.  Giáo dân, xa gần, kéo đến nhà  xảy ra sự lạ.

Sau đó, linh mục, giáo dân, cờ quạt, chiêng trống, hân hoan rước Mình Chúa qua các đường phố Santarem về nhà thờ. Mình Thánh được đựng trong một chiếc hộp bằng sáp, và được lưu giữ cẩn thận trong Nhà Tạm.

 

Tưởng thế là xong, một phép lạ khác lại xảy ra.  Lần kia khi cha xứ mở cửa Nhà Tạm, hộp tráng sáp đựng Thánh Thể đã bị vỡ tung thành nhiều mảnh.  Thế vào đó, ngài đã  làm  một hộp pha lê đựng Máu Thánh.  Hộp đó đã được giữ cẩn thận ở ngôi thánh đường này cho đến ngày nay.

            

Từ đó, ngôi thánh đường đã được đổi là: "Thánh Đường Phép Lạ". 

Từ ngày phép lạ xảy ra, hằng năm, vào Chúa Nhật thứ hai trong Tháng Tư, dân địa phương đã diễn lại sự kiện trên, và Phép Lạ Thánh Thể đã được long trọng cung nghinh từ ngôi nhà xảy ra phép lạ về nhà thờ chính.  

Từ năm 1684, căn nhà này đã trở thành nhà nguyện để cho khách thập phương kính viếng.

Phép Lạ Thánh Thể Santarem chỉ rời thành một lần vào lúc quân đội Napôlêon chiếm Bồ Đào Nha vào năm 1810.   Vì dân làng lo sợ sự phạm thánh do tay những người Pháp, nên Thánh Thể đã được Đức Giám Mục thành Lisbon chuyển đi nơi khác.  Ngài đã đặt Thánh Thể để các giáo hữu Lisbon tôn kính.  Có người cho rằng ngài muốn giữ Thánh Thể vĩnh viễn tại thánh đường Pacao.  Dân thành Santarem hay tin đã nổi giận và mở một cuộc biểu tình quá gây cấn.  Thế rồi, Phép Lạ Thánh Thể đã được đem về Santarem cách bí mật trong ngày 2/12/1811 nhưng dân Lisbon không hay biết gì.  Phép Lạ Santarem được cất giữ cẩn thận và ít khi được đem ra trưng bày.  Tuy nhiên, khách hành hương dễ dàng đến kính viếng và chiêm ngắm Máu Thánh.  Mình Thánh được đặt trong một mặt nhật bằng vàng có 33 tia sáng cho tới ngày nay.

Bánh Thánh có hình khác thường với những đường máu chảy từ trên xuống dưới và người ta đã thu được một số lượng máu ở hộp đựng Bánh Thánh.

 Bác sĩ Hoagland ở New Jersey đã đến viếng Bánh Thánh nhiều lần và nhận thấy rằng có nhiều lúc máu có mầu như máu tươi, có những lúc như máu chết. Máu Thánh vẫn còn ở thể lỏng tới 750 năm sau khi Phép Lạ xảy ra vào đầu thế kỷ 13.

Sau khi được sự chuẩn nhận của giáo quyền Nhà Thờ Thánh Stêphanô được đổi tên là "Nhà Thờ Phép Lạ Thánh Thể."

Tu viện thánh Đa minh ở Santarem cũng được vinh dự lớn, tồn trữ một phần nhỏ miếng vải bà kia đã dùng bọc Mình Chúa...

 

 



2. PHÉP LẠ TẠI ALATRI, NƯỚC Ý

NĂM 1228

Một thiếu nữ quê tại thành phố Alatri mê say một chàng trai, nhưng anh này lại được nhiều cô ái mộ. Vì thất bại trong cố gắng chinh phục sự lưu tâm của anh ta, cô quyết định đi tìm một người có thể cho cô một thứ tình dược, và chẳng bao lâu cô đã tìm được một phụ nữ nổi tiếng thông thạo về những vấn đề như thế. Thiếu nữ này được cho biết hãy đi rước lễ rồi lấy Bánh Thánh ra và nhẹ nhàng đặt vào một chiếc khăn.

Thiếu nữ đã làm theo lời căn dặn và mãn nguyện vì không ai phát giác ra việc lấy Bánh Thánh. Tuy nhiên, lương tâm của cô tức thì bị hoang mang. Đang lúc trên đường về, và nhất là khi bước vào nhà, cô xao xuyến quá mức đến độ phải quyết định đi giấu Bánh Thánh. Đặt Bánh Thánh vào một chiếc túi nhỏ, và giấu vào góc  kho đựng bánh.

Hai ngày hai đêm đã trôi qua. Trong giấc ngủ chập chờn, cô bị những cơn ác mộng ám ảnh và tưởng như đã nghe những lời phán xét trầm đọa cô vào lửa muôn kiếp. Đến ngày thứ ba, trời vừa rạng sáng, cô chỗi dậy khỏi giường và đi lấy Mình Thánh. Trong lúc phân vân không biết có nên giao Mình Thánh cho người đàn bà đã chỉ bậy cho cô hoặc đem trả lại cho nhà thờ, cô lấy chiếc túi ra và mở những nếp vải gấp. Đầy dẫy kinh hoàng, cô thấy Bánh Thánh không còn là tấm bánh nữa, mà đã chuyển sang màu thịt – mà là thịt còn tươi.

Những tiếng khóc lóc thổn thức của thiếu nữ làm cả nhà chú ý, họ vội vàng chạy đến chỗ cô và nhìn thấy phép lạ. Họ đã nhanh chóng loan tin cho những người láng giềng. Tin báo lan truyền khắp cả xứ đạo, và với nỗ lực của những người đưa tin, cả thành phố đều bàn tán về sự kiện.

Khi được thông tri, cha sở đã đến ngôi nhà ấy cùng với mấy linh mục khác, ngài lấy chiếc túi đựng Bánh Thánh và dùng một chiếc khăn phủ lên. Trên đường trở về, thay vì đem Mình Thánh đến cho đức giám mục, cha sở quyết định đưa về nhà thờ xứ mình vì lòng nhiệt thành và nôn nao của đám đông dân chúng muốn được tận mắt chứng kiến phép lạ.

Người ta kể rằng trong số những người cùng đi với vị linh mục, có một người đã biến mất – đó là người phụ nữ trước kia đã đề nghị cách làm bùa yêu. Về sau, bà này thú nhận rằng khi nghe tin về phép lạ, bà đã trốn trong xó nhà, nghĩ cách chữa mình. Ngoài những điều khác, bà quyết định nói rằng mình là một con người cầu nguyện, tốt lành, và thật thà; chính thiếu nữ kia mới là một đứa dối trá đã đặt chuyện để vu khống bà. Sau khi an tâm vì tìm được đủ lý do bào chữa, bà cảm thấy lạc quan, và khi được những người đưa tin triệu đi trình diện đức giám mục, bà sẵn sàng đi với họ. Khi người phụ nữ nhận thấy đám đông không có ác ý với mình, bà cảm nghiệm được những tình cảm mới lạ nên quyết định sấp mình dưới chân đức giám mục xin ơn tha thứ.

Trong lúc đó, Mình Thánh đã được tôn kính trên bàn thờ đầy đèn nến và hoa lá tại nhà thờ chính tòa. Dòng người nối nhau hầu như bất tận đến cung chiêm phép lạ. Ngày hôm sau, những người từ các miền lân cận cũng tỏ vẻ hiếu kỳ. Trong lúc ấy, đức giám mục Giovanni của giáo phận Alatri hầu như lúc nào cũng bận rộn gặp gỡ các giới chức giáo quyền và dân sự muốn tìm hiểu vấn đề.

Trong khi mọi người đồng ý đây là một tội phạm thánh nặng nề, nhưng lại không biết nên xử hai người phụ nữ bằng hình thức sám hối nghiêm khắc nào để làm gương. Vì thế, đức giám mục Giovanni đã thảo một bức thư và gửi lên đức thánh cha Gregory IX, tường trình vắn tắt vụ phạm thánh và sự kiện lạ lùng của phép lạ sau đó. Bức thư cũng hỏi đức thánh cha nên áp dụng hình phạt nào cho những người đàn bà đã thú nhận tội lỗi và thành tâm hối lỗi. Bức thư - mang con dấu của đức giám mục và chữ ký của các vị phụ tá - đã được một người chạy tin đưa đến Rôma.

Trong mùa Phục Sinh năm ấy, tức là năm 1228, đức giám mục giáo phận Alatri vui mừng thông báo cho các linh mục thư của đức thánh cha. Bức thư bằng giấy da đề ngày 13 tháng 3 với chữ ký của đức thánh cha hiện nay đang được lưu giữ cẩn thận trong văn khố của nhà thờ chính tòa giáo phận Alatri. Sau khi nhắc lại những sự kiện, đức thánh cha tuyên bố:

Chúng ta hãy thể hiện lòng biết ơn hết sức chân thành với Đấng, ngoài việc luôn luôn thực hiện mọi công việc của Người một cách kỳ diệu, nhiều khi còn làm những phép lạ và thực hiện những điều lạ lùng tân kỳ để kêu gọi các tội nhân hối cải, qui hồi những người xấu xa, và phá tan những việc gian tà bằng cách củng cố đức tin, nâng đỡ đức trông cậy, và khơi lên đức mến của Giáo Hội Công Giáo.

Vì thế, hỡi chư huynh, qua bức tông thư này, Ta chỉ đạo chư huynh hãy ra một hình phạt rất nhẹ cho thiếu nữ, người mà theo ý kiến của Ta, đã phạm một tội lỗi nặng nề dường ấy chỉ vì yếu đuối hơn là vì sự gian tà xúi giục, nhất là khi xét đến việc thiếu nữ ấy đã thành tâm thống hối khi thú nhận tội lỗi. Tuy nhiên, đối với phụ nữ xúi giục, người đã dùng tà tâm mà xúi bẩy thiếu nữ phạm sự thánh, chư huynh hãy áp dụng những biện pháp kỷ luật mà chư huynh nghĩ là thích đáng; ngoài ra cũng phải ra lệnh cho kẻ này phải kính viếng tất cả các giám mục quanh vùng để xưng tội và nài xin ơn tha thứ trong tinh thần suy phục sốt sắng.

Bánh Thánh phép lạ vẫn nguyên vẹn qua nhiều thế kỷ, mãi cho đến năm 1700, khi đức giám mục Guerra nhượng cho đức hồng y Cybo một phần, được mô tả chỉ nhỏ bằng một hạt đậu hà lan. Phần nhỏ này được đức hồng y đặt trong một chiếc hộp và giao cho nhà thờ S. Maria degli Angeli alle Terme tại Rôma, nơi ngài muốn được mai táng sau khi qua đời. Tuy nhiên, khi các tu sĩ đảm trách nhà thờ này được thuyên chuyển đi nơi khác sau đó vài năm sau, có lẽ họ đã quên lời trối của đức hồng y và ước nguyện của ngài muốn lưu giữ phần Bánh Thánh phép lạ ấy tại nhà thờ này. Trong những năm gần đây, người ta đã cố công tìm lại phần Bánh Thánh ấy, nhưng vẫn chưa có kết quả.

Phần chính của Bánh Thánh phép lạ vẫn còn được lưu giữ tại nhà nguyện tôn kính phép lạ này trong nhà thờ chính tòa Alatri, và được bày kính công khai mỗi năm hai lần, vào Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh và Chúa Nhật sau lễ Hiện Xuống. Vì tính cách khiêm ẩn, nên Bánh Thánh này được gọi là “Phép Lạ của Giới Nghèo.”

Năm 1960, nhân dịp mừng ngân khánh giám mục, đức cha Edoardo Facchini của giáo phận Alatri đã tuyên bố ngài “… nhận thức được đức tin sâu xa của dân chúng vào sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, đức tin đã được củng cố nhờ phép lạ Bánh Thánh nhập thể, mà thánh tích đang được tôn kính và lưu giữ tại vương cung thánh đường của chúng ta.” Đức giám mục cho rằng dịp mừng này rất thích thuận để tiến hành việc công nhận thánh tích theo Giáo Luật, và công việc đã được xúc tiến với sự hiện diện của một vị giám mục khác và nhiều giáo sĩ.

Hộp đựng đã được đưa từ nhà nguyện đến một gian phòng trong vương cung thánh đường, ở đây, các dấu niêm được cẩn thận xem xét và thấy vẫn còn nguyên vẹn. Ống thủy tinh chứa Bánh Thánh được lấy ra khỏi hộp đựng, giải lụa đỏ cũng như dấu niêm của đức cha Pietro Saulini, giám mục Alatri, đã được xác nhận. Nhiều điều này được tuyên bố giống với tình trạng đã được mô tả trong các biên bản của lần xét nghiệm trước đó, ngày 1 tháng 12 năm 1886.

Sau khi phá dấu niêm, đức cha Facchini đã đưa Bánh Thánh phép lạ ra ngoài. Ngài tuyên bố Bánh Thánh vẫn giữ nguyên hình dạng như lần xét nghiệm trước – tức là một miếng thịt có màu hơi nâu nâu,  “… có hình trụ của ống đựng, và hơi bóng bóng ở tất cả những phần tiếp xúc với chiếc ống.”

Sau khi đã tham khảo các nhân chứng và họ công nhận thỏa mãn với quá trình xét nghiệm, Bánh Thánh phép lạ đã được đặt lại vào ống thủy tinh và niêm bằng một dấu ấn kép, sau đó, được đặt vào một triều thiên bằng bạc và vàng, có hình thánh giá với những tia sáng dài ngắn bằng vàng.

Vào năm 1978, nhân dịp kỷ niệm 750 năm phép lạ xảy ra, những nghi thức đặc biệt đã được cử hành và những buổi diễn thuyết đã được tổ chức. Các bài thuyết trình được gồm lại trong một quyển sách, kể lại tường tận các chi tiết của phép lạ. Trong dịp lễ mừng 750 năm, đức cha Cesario D’Amato đã tuyên bố với cử tọa rằng: “Phép lạ vẫn còn dó. Thật là nhãn tiền, bền vững, và chân thực.”

 

3 và 4- Hai Phép Lạ Thánh Thể tại Firenze (Bắc Italia)

Năm 1230 và năm 1595

 (Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 7, Regina xb, USA, 2002) 

Nhà thờ San Ambrogio, tọa lạc tại trung tâm thành phố Firenze (Florence) được vinh dự không những có một, mà là hai thánh tích Thánh Thể.

- Phép lạ thứ nhất xảy ra vào ngày 29 tháng 12 năm 1230, liên quan đến một vị linh mục lão thành tên là  Huguccion (Uguccione) , khi ấy đang làm tuyên úy cho một nữ đan viện cạnh nhà thờ San Ambrogio.

Vào sáng hôm trước, sau khi dâng lễ, cha  đã vô ý quên lau chén thánh, hoặc lau không kĩ, nên còn sót lại chút Máu thánh dưới đáy chén vàng. Sáng hôm sau, 30-12-1230, khi rót rượu vào chén, ngài hết sức bàng hoàng vì thấy dưới đáy chén thánh có một lượng máu đông đỏ thẫm.  Giọt máu phân ra 3 phần đều nhau. Rồi 3 phần giọt máu kết hợp lại và nổi lên trên mặt rượu đổ vào, giống như giọt dầu nổi lên trên mặt nước.
Cha Huguccion bàng hoàng xúc động. Lòng Cha trào dâng niềm kính trọng thánh thiêng. Cha bỗng bật lên khóc nức nở. Các nữ tu Biển Đức vội vàng chạy lên bàn thờ vì nghĩ rằng có lẽ vị Linh Mục cao tuổi bị mệt bất ngờ chăng. Nhưng khi lên đến nơi các Chị mới hiểu sự việc và kinh ngạc trước Phép Lạ Thánh Thể. Chị Taida - Nữ Đan Viện Trưởng - nhanh chân đi lấy một bình thủy tinh dùng để đựng Dầu Thánh và đưa cho vị Linh Mục. Cha Huguccion trang trọng đổ vào bình thủy tinh Giọt Máu Thánh cùng với phần rượu đổ vào Chén Thánh. Sau đó, Cha lấy lại bình tĩnh và tiếp tục dâng hết Thánh Lễ.

Giọt Máu Thánh được kính cẩn đặt vào Nhà Tạm. Nhưng 3 ngày sau, một Phép Lạ Thánh Thể khác diễn ra. Xuyên qua bình thủy tinh, người ta trông thấy Giọt Máu Thánh giờ đây chuyển thành Tấm Thịt Thánh và treo lơ lửng bên trong bình thủy tinh, không chạm vào thành bình thủy tinh. Ngoài ra phần rượu chưa được truyền phép bỗng chuyển thành màu hồng rồi khô đi và biến mất, không để lại dấu vết gì cả.


Tiếng vang Phép Lạ Thánh Thể đồn ra khắp thành Firenze. Vị Giám Mục giáo phận lúc bấy giờ là Đức Cha Ardingo. Ngài cử nhiều Linh Mục đến nhà thờ Thánh Ambrogio để lấy bình thủy tinh đựng Phép Lạ Thánh Thể và đem về điều tra thật kỹ lưỡng. Sau đó Đức Cha giữ thánh tích Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ tại tòa giám mục.


Tuy nhiên sắp đến ngày mừng lễ Thánh Ambrogio (339-397), các nữ tu Biển Đức muốn xin Đức Giám Mục trao lại thánh tích. Các Chị nhờ các Linh Mục dòng Phanxicô đến tòa giám mục rước về. Thế là Thánh Thể Phép Lạ được long trọng rước về nhà thờ Thánh Ambrogio giữa tiếng hát chúc tụng các bài Thánh Thi và Thánh Ca của một đoàn ngũ đông đảo các tín hữu Công Giáo đạo đức và sốt sắng.
Về phần Đức Cha Ardingo, vị Giám Mục dửng dưng cứng cỏi và thiếu lòng yêu mến kính trọng đối với Phép Lạ Thánh Thể, ngài sớm bị chính Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể khiển trách. Ngay đêm sau đó trong giấc ngủ, Đức Cha Ardingo nghe một tiếng nói rõ ràng rót vào tai: “Hỡi giám mục, người tiếp rước Ta lạnh lùng và trả lại Ta cũng lạnh lùng trơ trụi!” Tiếng nói lập lại ba lần như thế. Vị giám mục giật mình thức giấc. Lời trách cứ khiến vị giám mục mở mắt tinh thần. Ngài hiểu ngay thái độ bất xứng của mình đối với Phép Lạ Thánh Thể trọng đại. Đức Cha Ardingo thật lòng ăn năn thống hối. Ngài lập tức đặt làm một Nhà Tạm bằng ngà nạm bằng vàng, và phủ khăn nhung đỏ thẫm. Đức Cha cho người mang Nhà Tạm đến nhà thờ các nữ tu Biển Đức để các Chị đặt vào Nhà Tạm Mình Thánh Phép Lạ Đức Chúa GIÊSU KITÔ.

Thế nhưng Mình Thánh Phép Lạ vẫn còn ở trong bình thủy tinh bình thường. Một lần nữa, chính Đức Mẹ MARIA lại can thiệp để Mình Thánh Chúa được cất giữ cách tương xứng. Đức Mẹ hiện ra trong giấc mơ với một thiếu nữ thuộc đan viện Thánh Ambrogio. Đức Mẹ truyền cho thiếu nữ báo cho Chị Margarita - nữ tu lo phòng thánh - biết: Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU vẫn chưa có nơi trú ngụ xứng đáng. Được ơn trên soi sáng, Chị Margarita hiểu ngay phải chuẩn bị một Chén Thánh thật đẹp thay cho bình thủy tinh đang đựng Mình Thánh Chúa. Sau khi đặt các nhà điêu khắc tài ba làm một Chén Thánh tuyệt mỹ, Đức Cha Ardingo đích thấn đến nhà thờ Thánh Ambrogio. Chính ngài đặt Mình Thánh Phép Lạ vào trong Chén Thánh mới rồi long trọng đặt vào Nhà Tạm.


 

Sau 750 năm, lượng máu ấy vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn. Trong nhà thờ San Ambrogio, nơi Thánh Thể phép lạ được lưu giữ, những bức tường được trang trí bằng những họa phẩm của nghệ nhân Cosimo Rosselli diễn tả cuộc cung nghinh Máu Thánh phép lạ qua các đường phố thành Florence vào năm 1340, khi thành phố bị một trận bệnh dịch hoành hành.



-Phép lạ thứ hai xảy ra vào ngày 24 tháng 3 năm 1595, khi tấm vải bàn thờ chính bị cháy, làm hư hại bàn thờ và nhà tạm. Một bình đựng Mình Thánh lăn xuống sàn nhà và mở ra vì chấn động. Những Bánh Thánh đổ ra trên tấm thảm dưới chân bàn thờ co lại và kết liền với nhau do sức nóng của ngọn lửa. Tuy nhiên, khối Bánh Thánh này vẫn được giữ tốt nguyên sau gần 400 năm.

Ngày nay, hai Thánh Thể phép lạ ấy đã được lưu giữ trong cùng một mặt nhật. Trên chóp đỉnh là một hộp nhỏ, có một thiên thần nhỏ bằng vàng nâng giữ, hộp này có thể đựng một Bánh Thánh mới được truyền phép. Phía dưới hộp này, ở giữa hai thiên thần lớn hơn, là một bình thủy tinh, người ta có thể nhìn thấy bên trong có một ống pha lê và lượng máu đông của phép lạ năm 1230. Bên dưới bình thủy tinh hình trụ này, và phía sau một tấm kính là một chiếc hộp đựng các Bánh Thánh phép lạ năm 1595, có thể được nhìn thấy rõ ràng. Mặt nhật đựng các thánh tích này được giữ tại một ngôi nhà nguyện có nhà tạm xinh đẹp được nghệ nhân Mino Fiesole điêu khắc vào năm 1481.

Hằng năm, mặt nhật đựng hai thánh tích Thánh Thể này được trưng bày tại nhà thờ San Ambrogio. Theo cha sở của giáo xứ, các phép lạ này “… là sự nhắc nhở mạnh mẽ về sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể.”

 

5- Phép Lạ Thánh Thể ở Daroca, Tây Ban Nha,



năm 1239

(CHIẾN THẮNG NHỜ CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ)

(Có thể đọc Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 8, Regina xb, USA, 2002) 

Thành phố Darôca ở miền đông bắc Tây Ban Nha, thành này nằm sát thành Valencia.

Năm 1239, người Arập Hồi giáo muốn đánh chiếm Tây-Ban-Nha. Trước tiên, họ tiến chiếm thành Valencia, cạnh thị trấn Dacora. Valencia nằm về mạn Đông Nam Tây-Ban-Nha.

Một hôm, nhóm hồi giáo bất ngờ đem quân đông đảo nhằm đánh phá tan tành quân lực Công Giáo chỉ gồm khoảng 1 ngàn binh sĩ.

Thấy cơ nguy, nhóm binh sĩ Công Giáo vội chạy vào một lâu đài. Với con số quá ít so với địch quân, binh sĩ Công Giáo cầm chắc thất bại trong tay.

 

Vì thấy không còn hy vọng nơi bất cứ quyền lực thế trần, nhóm binh sĩ Công Giáo liền đặt trọn niềm tin tưởng nơi sự trợ giúp của Trời Cao. Họ bảo nhau chuẩn bị tinh thần trước khi khởi sự cuộc chiến bằng cách lãnh nhận hai bí tích Giải Tội và Thánh Thể.



Thế nhưng, hiểm nguy đến gần, thời giờ cấp bách mà chỉ có một Linh mục, nên tất cả binh sĩ không thể lãnh nhận bí tích Giải Tội cũng như rước Mình Thánh Chúa. Họ đề cử 6 tướng lãnh tham dự Thánh Lễ thay cho toàn binh sĩ. Trong lúc đó, các binh sĩ Công Giáo túc trực hầu sẵn sàng đẩy lui mọi tấn kích của quân thù.

Sau khi 6 tướng lãnh xưng tội, họ vây quanh bàn thánh sốt sắng tham dự Thánh Lễ. Thánh Lễ đến hồi Truyền Phép và sau đó mọi người chuẩn bị rước lễ. Nhưng vào chính lúc ấy, còi động vang lên báo hiệu quân hồi giáo đang tiến vào. Nhanh như chớp, 6 tướng lãnh vơ vội vũ khí chạy như bay nhập hàng với các binh sĩ khác cương quyết chống trả kẻ thù. Vì không muốn phơi bày Mình Thánh Chúa cho quân hồi giáo xúc phạm, vị Linh Mục cẩn trọng đặt tất cả Bánh Thánh vào Khăn Thánh, gói kín lại và dấu dưới một viên đá.



Tuy nhiên, Chúa GIÊSU KITÔ như cảm động trước tâm tình tín thác vô bờ của nhóm binh sĩ Công Giáo thành Valencia nơi sự trợ giúp của bí tích Thánh Thể. Ngài không để họ phải thất vọng. Chúa GIÊSU xuất hiện cách oai hùng, dẫn đầu đoàn binh Công Giáo ít ỏi kháng cự nhóm hồi giáo vô cùng đông đảo. Thế là nhóm Ả-Rập hồi giáo thất kinh hồn vía, ù té bỏ chạy như điên.

 

Quân lực Công Giáo Tây-Ban-Nha thắng trận vẻ vang. Đầy lòng tri ân trước chiến thắng bất ngờ, các tướng lãnh Công Giáo quyết định thi hành chương trình thiêng liêng đã vạch ra trước khi bị tấn công: lãnh nhận Mình Thánh Chúa GIÊSU KITÔ. Vị Linh Mục hân hoan nhanh chân đến chỗ dấu ẩn mang Mình Thánh Chúa về bàn thờ. Nhưng lạ lùng thay, khi vị Linh Mục mở Khăn Thánh ra thì thấy các Bánh Thánh lấm tấm các giọt máu và Máu dính vào Khăn Thánh.



Có sách kể: "Cũng trong giờ phút trọng đại mừng chiến thắng này, vị linh mục tới nơi cất giấu Mình Thánh Chúa để rước về bàn thờ thì không thấy Mình Thánh Chúa nữa. Vị linh mục cùng với mọi người sốt sắng cầu nguyện lâu giờ thì được ơn trên soi sáng và vị linh mục mới tìm thấy. Vị linh mục cung kính rước về bàn thờ và khi mở Khăn Thánh ra, ngài vô cùng kinh ngạc là Mình Thánh Chúa đã biến mất, song để lại 6 vết máu in đậm trên khăn. Được trực tiếp chứng kiến sự kiện lạ lùng này, vị linh mục này tự hỏi lý do nào Chúa đã làm phép lạ này? Cuối cùng ngài nghĩ: Đó là dấu Thiên Chúa bảo vệ và yêu thương đoàn quân Công Giáo. Rồi ngài đem Khăn Thánh có Máu Thánh đặt trên bàn thờ cho các binh sĩ chiêm ngắm và thờ lạy Chúa hiện diện trên tấm Khăn Thánh lạ lùng này".

Thay vì tỏ ra kinh hãi các binh sĩ Công Giáo Tây-Ban-Nha nghĩ rằng, chính Máu Thánh Chúa GIÊSU KITÔ đã giúp cho cuộc giao tranh đi đến chỗ chiến thắng ngoài mức chờ mong

Trong khi đó, quân Ả-Rập hồi giáo sau khi chạy tán loạn, liền qui tụ lại. Họ hổ thẹn vì đã thất trận ê chề. Lần này họ cương quyết quay trở lại để đánh giết tan tành nhóm binh lính Công Giáo. Về phía binh sĩ Công Giáo, được củng cố nhờ sự trợ giúp thần linh của Chúa GIÊSU Thánh Thể, không hề tỏ ra nao núng sợ hãi. Họ xin vị Linh Mục cầm Khăn Thánh có in Máu Thánh Chúa GIÊSU KITÔ đứng trên nơi thật cao, làm thế nào để tất cả các binh lính Tây-Ban-Nha đều có thể trông thấy. Các binh sĩ Công Giáo hăng say chiến đấu. Họ xông tới giết trọn bộ nhóm quân hồi giáo

Chiến thắng vinh quang thứ hai chấm dứt cuộc giao tranh đẫm máu của quân Ả-Rập hồi giáo muốn đánh phá và chiếm đoạt thành Valencia của các tín hữu Công Giáo

(P. Eugène COUET, “Les Miracles Historiques du Saint Sacrement”, Éditions D.F.T, Réédition 1998).

Vì Thánh Lễ đã được dâng trên cánh đồng ngoài thành phố Valencia, nên cả ba thành phố Teruel, Catalayut và Darôca đều tranh nhau cho rằng phép lạ xảy ra trên phần đất của mình và đòi quyền gìn giữ Khăn Thánh. Cuộc tranh dành này kéo dài khá lâu, mãi khi cả ba thành phố đều đồng ý giải pháp may rủi bằng cách là cung kính đặt tấm Khăn Thánh phép lạ trên mình con lừa, nếu con lừa đi về hướng thành phố nào thì thành phố đó được vinh hạnh lưu giữ tấm Khăn Thánh phép lạ quí giá này.

Cuộc bắt thăm may rủi hồi hộp diễn ra trước sự chứng kiến đông đảo của nhiều người thuộc cả ba thành phố. Con lừa kính cẩn mang trên mình tấm Khăn Thánh phép lạ từ từ cất bước. Mọi người chăm chú theo dõi, con lừa như có một sức hút vô hình, từ từ cất bước tiến thẳng về cổng thành phố Darôca. Thế là dân chúng thành phố này vui mừng reo hò tạ ơn Chúa và họ đã kính cẩn lưu giữ báu vật này cho tới ngày nay.

Một thánh đường được xây cất ngay trung tâm thành phố Darôca như là một chứng tích của Khăn Thánh phép lạ. Đến cuối thế kỷ thứ 15, đầu thế kỷ 16, thánh đường này đã được tu sửa mở rộng lớn hơn. Từ đây ngôi thánh đường này được mệnh danh là thánh đường Học Viện Mẹ Maria. Trên các tường nhà thờ lưu giữ Khăn Thánh phép lạ này, đã vẽ các cảnh diễn ra phép lạ rất đẹp. Phép lạ được loan đi khắp nơi và có nhiều tài liệu kể lại, đặc biệt là những tài liệu ghi lại biến cố phép lạ năm 1240.

Thời gian trôi qua, Khăn Thánh phép lạ Sagrados vẫn là sở hữu quí giá và tôn trọng của dân thành phố Darôca thuộc nước Tây Ban Nha ngày nay.

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương