ĐỀ TÀi nghiên cứU – Năm 2013 Yếu tố quyết định chọn Trường Đhtg của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang



tải về 1.29 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.29 Mb.
#31611
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu




Nguồn: PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai (2002), Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam, B2002-22-33, ĐH Kinh tế TP.HCM, trang 22.


    1. Mô hình nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng thang đo và về sự thỏa mãn, đồng thời tham khảo các thang đo đã được phát triển trên thế giới như SERQUAL (Zeithaml và Bitner, 1996), các nghiên cứu mẫu về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn (Parasuraman, 1991). Chúng được điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu, có tất cả 04 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là:

  1. Đặc điểm cố định của Trường ĐHTG;

  2. Nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG đến HS THPT;

  3. Đặc điểm bản thân của HS THPT;

  4. Cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG.

Qua các bước nghiên cứu đã được tiến hành, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu của đề tài này như sau:

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết của đề tài



    1. Mã hóa biến quan sát

Bảng 2.2: Mã hóa các biến quan sát

Ký hiệu

BIẾN QUAN SÁT

X1

Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

V1.1

Trường ĐHTG có ngành đào tạo đa dạng và hấp dẫn.

V1.2

Trường ĐHTG là địa chỉ đào tạo có danh tiếng, thương hiệu.

V1.3

Trường ĐHTG có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy tốt.

V1.4

Trường ĐHTG thu học phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

V1.5

Trường ĐHTG có chế độ học bổng và các chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên theo học.

V1.6

Có cơ hội tìm được việc làm đúng theo chuyên môn được đào tạo sau khi tốt nghiệp Trường ĐHTG.

V1.7

Trường ĐHTG có vị trí địa lý gần nhà, thuận lợi cho việc đi lại và học tập.

X2

Nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG

V2.1

Trường ĐHTG thực hiện quảng cáo cung cấp đầy đủ thông tin về trường qua các phương tiện truyền thông.

V2.2

Trường ĐHTG có các hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tốt.

V2.3

Do đã được đến tham quan trực tiếp tại Trường ĐHTG.

X3

Nhóm yếu tố đặc điểm bản thân học sinh

V3.1

Vì điểm chuẩn đầu vào của Trường ĐHTG phù hợp với năng lực cá nhân.

V3.2

Vì Trường ĐHTG có ngành đào tạo phù hợp với sở thích và nguyện vọng của cá nhân.

V3.3

Vì Trường ĐHTG có ngành đào tạo phù hợp với năng lực bản thân.

V3.4

Vì Trường ĐHTG có ngành đào tạo phù hợp với giới tính cá nhân.

X4

Nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG

V4.1

Theo ý kiến của cha, mẹ.

V4.2

Theo ý kiến của anh, chị em trong gia đình.

V4.3

Theo ý kiến của thầy/cô giáo chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp ở trường trung học.

V4.4

Theo ý kiến của bạn bè

V4.5

Theo ý kiến của các chuyên gia tư vấn, đại diện tuyển sinh.

V4.6

Theo ý kiến của các anh/chị sinh viên đã và đang học tại Trường ĐHTG.

V4.7

Theo ý kiến của thầy/cô Trường ĐHTG.

DCU

Thi vào Trường ĐHTG là một trong các quyết định ưu tiên của bạn.




    1. Thông tin mẫu nghiên cứu

Tổng số phiếu khảo sát được phát ra là 420 phiếu. Qua bước kiểm tra có đến 70 phiếu khảo sát không hợp lệ. Do đó, tỷ lệ phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng trong phân tích dữ liệu đạt 83,33% so với tổng số phiếu đã phát ra.

      1. Giới tính

Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu này cho thấy trong 350 học sinh tham gia trả lời phỏng vấn có 165 học sinh nam và 185 học sinh nữ tương ứng với 47,1% và 52,9%. Thống kê về giới tính của các đối tượng được khảo sát biểu hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.3: Giới tính mẫu nghiên cứu


Học sinh

Tần số

Phần trăm

Phần trăm lũy tích

Nam

165

17.1

47.1

Nữ

185

52.9

100.0

Tổng

350

100.0





Biểu đồ 2.1: Giới tính mẫu nghiên cứu



      1. Dự định thi ĐH – CĐ

Với câu hỏi: Sau khi đỗ tốt nghiệp THPT bạn có dự định thi đại học, cao đẳng không? Kết quả thống kê sinh viên tham gia phỏng vấn được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Dự định thi ĐH – CĐ

Dự định thi ĐH – CĐ

Tần số

Phần trăm

Phần trăm lũy tích



342

97.7

97.7

Không

8

2.3

100.0

Tổng

350

100.0







      1. Thời gian quyết định chọn trường ĐH - CĐ

Kết quả thống kê cho thấy thời gian học sinh bắt đầu lựa chọn trường ĐH - CĐ để dự thi chủ yếu là từ năm lớp 12, chiếm đến 54,9%. Tuy nhiên, có đến 23,1% học sinh có quyết định chọn trường ĐH - CĐ ngay từ khi mới học lớp 10. Kết quả thống kê này gợi mở cho các nhà hoạch định tuyển sinh nên có chiến lược phù hợp hơn trong công tác tuyển sinh vì có đến 38,8% học sinh đã có quyết định chọn trường ĐH - CĐ để thi vào ngay từ lớp 10 và lớp 11. Thống kê về thời gian quyết định chọn trường ĐH - CĐ biểu hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.5: Thời gian quyết định chọn trường ĐH – CĐ

Thời gian chọn trường ĐH – CĐ

Tần số

Phần trăm

Phần trăm lũy tích

Hiện chưa có dự định gì

22

6.3

6.3

Từ lớp 10

81

23.1

29.4

Từ lớp 11

55

15.7

45.1

Từ lớp 12

192

54.9

100.0

Tổng

350

100.0





Biểu đồ 2.2: Thời gian quyết định chọn trường ĐH – CĐ


2.7. Tóm tắt Chương 2

Chương 2 này đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện: nghiên cứu khám phá (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng). Trong nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm. Mục đích của bước nghiên cứu này là nhằm nhận diện các yếu tố có ảnh hưởng quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Trong nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật khảo sát bằng phiếu hỏi với kích thước mẫu khảo sát là n = 350. Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thu thập được qua công cụ phần mềm SPSS version 16.0.


Chương 3. YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐHTG

VÀ GIẢI PHÁP

    1. Kết quả nghiên cứu định lượng

      1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Các thang đo đều được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của phần mềm thống kê SPSS version 16.0. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này sẽ tiếp tục đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Hệ số này được phát hiện năm 1951, dùng để đo lường độ tin cậy của thang đo theo phương pháp nhất quán nội tại. Hệ số Cronbach’s Alpha được tính theo công thức sau:

Với: k là số biến quan sát trong thang đo;



i là phương sai của biến quan sát thứ i,

r2 là phương sai của tổng thang đo.

Để nghiên cứu có được độ tin cậy của thang đo cao, các hệ số thu được cần bảo đảm 03 tiêu chí sau:



  • Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên;

  • Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Nunnaly 1994);

  • Các biến quan sát có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted), hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị loại (Hoàng Trọng 2005).

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally 1978, Peterson 1994, Slater 1995, Hoàng Trọng 2005) .

Sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các kết quả thu được cho thấy thang đo lường đạt chuẩn vì có hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.8318 đến 0.9053. Bên cạnh đó, khi xét đến hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) thì kết quả chỉ ra rằng không phải loại biến quan sát nào vì các biến quan sát đều đạt hệ số tương quan biến tổng từ 0.5909 trở lên. Do đó, có thể kết luận rằng thang đo lường dùng để thu thập dữ liệu của mô hình nghiên cứu là đạt tiêu chuẩn rất cao. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo được trình bày ở các bảng sau đây:



Bảng 3.1: Hệ số tin cậy Cronbach’ Alpha các thang đo

Thang đo

Số lượng biến quan sát

Hệ số alpha

Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

07

0.9053

Nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG

03

0.8318

Nhóm yếu tố đặc điểm bản thân học sinh

04

0.8917

Nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG

07

0.9023

Bảng 3.2: Hệ số tương quan biến tổng

Biến quan

Hệ số tương quan biến tổng

(Corrected Item- Total Correlation)



V1.1

.6885

V1.2

.7430

V1.3

.6870

V1.4

.7782

V1.5

.6592

V1.6

.7006

V1.7

.7721

V2.1

.5909

V2.2

.7553

V2.3

.7375

V3.1

.7802

V3.2

.7668

V3.3

.8082

V3.4

.6969

V4.1

.6888

V4.2

.7499

V4.3

.6910

V4.4

.7574

V4.5

.7388

V4.6

.7161

V4.7

.6438

Sau khi tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng, bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích yếu tố nhằm mục đích kiểm tra xem các biến quan sát trong các thang đo trên có tách thành những nhóm yếu tố mới hay không, điều này sẽ giúp chúng ta có thể tiếp tục loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu với mục đích đảm bảo các thang đo được đồng nhất.



      1. Phân tích nhân tố

Trong phân tích nhân tố, cần kiểm định mối tương quan của các biến với nhau. Giả thuyết:

H0: các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể. Nếu giả thuyết H0 không được bác bỏ thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp.

Việc tiến hành phân tích nhân tố được thực hiện thông qua phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows với phương pháp trích các nhân tố (phương pháp mặc định là rút trích các thành phần chính – Principal components analysis), phương pháp xoay nhân tố Varimax procedure (xoay nguyên các góc yếu tố để tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các yếu tố) và điểm dừng khi trích yếu tố có Eigenvalue là 1.

Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa là việc phân tích nhân tố là thích hợp, ngược lại nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.



Mô hình nghiên cứu gồm 4 nhóm yếu tố với 21 biến quan sát ảnh hưởng đến từng nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO = 0,853 > 0,5 và p = 0,00 chứng tỏ giả thuyết H0 “các biến không có tương quan với nhau” bị bác bỏ. Do đó, việc phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phù hợp, đồng thời xác định số lượng nhóm yếu tố được trích ra trong quá trình phân tích, sử dụng kết quả tổng phương sai giải thích được (Total Variance Explained). Theo tiêu chuẩn giá trị Eigenvalues > 1, kết quả cho thấy các nhóm yếu tố vẫn giữ nguyên (không tách thành nhóm mới) và 4 nhóm yếu tố được trích ra có thể giải thích đến 68,192% sự biến thiên của dữ liệu. Kết quả phân tích nhân tố được trình bày tóm tắt trong các bảng sau:

Bảng 3.3: Chỉ số KMO

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.853

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

4394.057

df

210

Sig.

.000

Bảng 3.4: Tổng phương sai giải thích được

Component

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Tổng

% of Variance

Cumulative %

Tổng

% of Variance

Cumulative %

1

6.214

29.592

29.592

6.214

29.592

29.592

2

3.598

17.133

46.725

3.598

17.133

46.725

3

2.809

13.376

60.101

2.809

13.376

60.101

4

1.699

8.091

68.192

1.699

8.091

68.192

5

.701

3.338

71.531







6

.632

3.010

74.541







7

.602

2.866

77.407







8

.554

2.636

80.043







9

.540

2.571

82.614







10

.481

2.293

84.907







11

.478

2.274

87.181







12

.421

2.007

89.188







13

.365

1.737

90.925







14

.319

1.519

92.443







15

.296

1.410

93.854







16

.278

1.324

95.178







17

.235

1.120

96.298







18

.232

1.103

97.402







19

.207

.987

98.389







20

.176

.840

99.229







21

.162

.771

100.000







Каталог: 2014
2014 -> -
2014 -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> CÔng ty cổ phần autiva (autiva. Jsc)
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> Part d. Writing 0 points)
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2014 -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2014 -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
2014 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương