ĐỀ ÁN ĐIỀu tra,THỐng kê nguồn nhân lực khoa học và CÔng nghệ trêN ĐỊa bàn tỉnh phú YÊN



tải về 493.6 Kb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2017
Kích493.6 Kb.
#32886
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

III. Các căn cứ xây dựng Đề án


- Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6/8/2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)về "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế";

- Kết luận số 86KL/TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ;

- Luật khoa học và công nghệ năm 2013;

- Nghị định số 30/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thống kê khoa học và công nghệ;



- Nghị định 11/2014/NĐ-CPngày 18 tháng 2 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ;

- Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020;

- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỹ 2011 – 2020;

- Quyết định 4009/QĐ-KHCN ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành KH&CN giai đoạn 2011 – 2020;

- Quyết định số 1547/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Phú Yêngiai đoạn 2011-2020

Phần thứ nhất

KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN

VÀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN TỈNH PHÚ YÊN
I. Khái quát về nguồn nhân lực KH&CN


  1. Khái niệm nhân lựckhoa học và công nghệ

Nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) có thể được hiểu theo những cách khác nhau. Theo cuốn KH&CN Việt Nam 2003 và cuốn “ Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN” của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), thì nhân lực KH&CN bao gồm những người đáp ứng được một trong những điều kiện sau đây:

1) Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngành KH&CN;

2) Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng không làm việc trong một ngành KH&CN nào;

3) Chưa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng làm một công việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương.

Đây chính là khái niệm nhân lực KH&CN theo nghĩa rộng. Theo đó, có thể hiểu nhân lực KH&CN bao gồm cả những người đã tốt nghiệp đại học nhưng không làm việc trong lĩnh vực KH&CN. Khái niệm này dường như quá rộng để thể hiện nguồn nhân lực hoạt động KH&CN của một quốc gia.

Do vậy, các nước thường sử dụng khái niệm nhân lực nghiên cứu phát triển (NCPT), hay còn gọi là R&D (research and development), để thể hiện lực lượng lao động KH&CN của mình.

Theo Hướng dẫn thống kê nghiên cứu phát triển(NCPT) của OECD (Cẩm nang FRASCATI), nhân lực NCPT bao gồm những người trực tiếp tham gia vào hoạt động NCPT hoặc trực tiếp hỗ trợ hoạt động NCPT. Nhân lực NCPT được chia thành 3 nhóm:



- Nhóm 1: Cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sư nghiên cứu).

Đây là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng/đại học, thạc sĩ và tiến sĩ hoặc không có văn bằng chính thức, song làm các công việc tương đương như nhà nghiên cứu/nhà khoa học, tham gia vào quá trình tạo ra tri thức, sản phẩm và quy trình mới, tạo ra phương pháp và hệ thống mới.



- Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật và tương đương.

Nhóm này bao gồm những người thực hiện các công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết kỹ thuật trong những lĩnh vực của KH&CN. Họ tham gia vào NCPT bằng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp dụng những khái niệm và phương pháp vận hành dưới sự giám sát của các nhà nghiên cứu.



- Nhóm 3: Nhân viên phụ trợ trực tiếp NCPT.

Bao gồm những người có hoặc không có kỹ năng, nhân viên hành chính văn phòng tham gia vào các dự án NCPT. Trong nhóm này bao gồm cả những người làm việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ công việc NCPT của các tổ chức NCPT.



  1. Nhân lực khoa học và công nghệ trong đề án

Nhân lực khoa học và công nghệcó thể được thể hiện như sau:

 

 

 

 

 

 

 

                Nhân lực NCPT

 

 

              Nhân lực KH&CN

 

               Nhân lực có trình độ đang làm việc

                                     Tổng số nhân lực

Nguồn: Phát triển nhân lực KH&CN ở các nước ASEAN, Trung tâm Thông tin KH&CN quốc gia, Hà Nội, 2005.
Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đưa ra khái niệm liên quan đến nhân lực trong lĩnh vực KH&CN là: “Tổng số nhân lực có trình độ” và “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác”.

Quan điểm của UNESCO về hai khái niệm này là:



-  “Tổng số nhân lực có trình độ” cần phải được xem xét như một đại lượng đo, bởi qua đó có thể biết được tổng số những người được đào tạo để có năng lực trở thành nhà khoa học và kỹ sư, bất kể hiện tại họ có làm việc theo năng lực này hay không. Nói cách khác, đại lượng này thể hiện cho tiềm năng của một quốc gia về nhân lực KH&CN. Tổng số nhân lực có trình độ chính là chỉ số nhân lực KH&CN.

-  “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác” phản ánh số lượng cán bộ thực sự đang làm việc theo năng lực của họ (không chắc là làm trong lĩnh vực KH&CN hay không) và đang đóng góp cho các hoạt động kinh tế của một đất nước. Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác chính là chỉ số nhân lực NCPT.

Trong đề án này, nguồn nhân lực KH&CN được hiểu là tổng số những người đã được đào tạo từ bậc đại học trở lên, bất kể hiện tại họ có làm việc theo năng lực được đào tạo hay không.
II. Thực trạng nguồn nhân lực KH&CN Phú Yên
Tại tỉnh Phú Yên, hiện nay chưa có một cơ quan, đơn vị nào tổ chức việc thực hiện điều tra thống kê nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Sở Lao động Thương binh và xã hội thực hiện điều tra theo dự án điều tra cung cầu lao động theo định kỳ nhưng thông tin điều tra chưa thể hiện đầy đủ thông tin về các lĩnh vực chuyên môn, các chuyên ngành đào tạo cụ thể và một số thông tin cần thiết khác.

Theo Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số lao động đã qua đào tạo từ bậc đại học trở lên đến năm 2013của tỉnh Phú Yên là 17.623




Số người lao động đã qua đào tạo từ bậc đại học trở lên đến năm 2013

(Số liệu năm 2013: theo Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm)




Danh mục

Năm 2013

1

Đại học

17.232

2

Thạc sĩ

357

3

Tiến sĩ

34

4

GS, PGS

0




Tổng cộng:

17.623

Nhìn một cách tổng thể, các lực lượng tham gia hoạt động KH&CN ở Phú Yêntập trung ở một số thành phần chủ yếu sau đây:

1. Cán bộ nghiên cứu trong các viện, trường đại học trên địa bàn tỉnh.

2. Cán bộ kỹ thuật, công nghệ (kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư trưởng) làm việc trong các doanh nghiệp trong tỉnh.

3. Các cá nhân trong tỉnh thuộc mọi tầng lớp xã hội yêu thích khoa học kỹ thuật, có sáng kiến cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống.

4. Cán bộ quản lý các cấp (kể cả quản lý doanh nghiệp) tham gia hoặc chỉ đạo công việc nghiên cứu phục vụ việc hoạch định các chính sách, quyết định quan trọng trong thẩm quyền của mình.

5.Các tổ chức khoa học và công nghệ;

6. Các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Phú Yên.




tải về 493.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương