Danh mụC ĐỀ xuất nhiệm vụ khoa học và CÔng nghệ NĂM 2017



tải về 96.58 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích96.58 Kb.
#31615

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH PHÚ YÊN

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc


DANH MỤC ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2017

LĨNH VỰC: MÔI TRƯỜNG – BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – BẢO TỒN DA DẠNG SINH HỌC, GEN

( Gửi kèm Quyết định số: /QĐ-UBND ngày /6/2016 của UBND tỉnh)

TT

Tên nhiệm vụ KH& CN

Cơ quan đề xuất

Cá nhân đề xuất

Mục tiêu

Nội dung

Kết quả và hiệu quả

dự kiến đạt được

Thời gian thực hiện, (tháng)

Kinh phí dự kiến (triệu đồng)




Đề xuất đặt hàng

1

Bảo tồn và trồng thử nghiệm cây Kiwi – thực vật quý hiếm trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường




Điều tra, xác định và đánh giá đặc tính sinh học, sinh thái cây Kiwi và trồng thử nghiệm một số vị trí có điều kiện tự nhiên tương tự như nơi phân bố, để làm cơ sở hoàn thiện quy trình nuôi trồng cây Kiwi, góp phần nâng cao sinh kế cho người dân sống gần, dựa vào rừng trên địa bàn tỉnh.

- Điều tra xác định khu vực phân bố (số lượng, độ cao…);

- Trồng thử nghiệm 02 vị trí ở rừng phòng hộ Sông Hinh và Sơn Hòa, 500m2/vị trí

- Xây dựng quy trình công nghệ trồng, chăm sóc cây Kiwi; chuyển giao cho người dân.


- Xác định và đánh giá đặc tính sinh học, sinh thái và điều kiện thổ nhưỡng kh vực phân bố;

- Lựa chọn 02 vị trí xây dựng mô hình trồng thử nghiệm; nhân rộng kết quả cho người dân



36

850




Lĩnh vực bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó các tác động của biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên







2

Nghiên cứu và ứng dụng tàng trữ nước dưới đất để thiết kế xây dựng mô hình cấp nước sinh hoạt bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu cho cụm dân cư miền núi tại buôn Ma Gú, xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên

Trường Cao đẳng công nghiệp Tuy Hòa

ThS. Trần Thiện Thuật

- Nghiên cứu và ứng dụng tàng trữ nước dưới đất để thiết kế xây dựng mô hình cấp nước sinh hoạt bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu cho cụm dân cư nông thôn miền núi ở Phú Yên nói riêng và trên toàn quốc nói chung.

- Xây dựng được 01 hệ thống công trình tàng trữ nước dưới đất, đủ để cấp nước sinh hoạt bền vững tối thiểu qua 7 tháng mùa khô, cho cụm dân cư nông thôn miền núi tại buôn Ma Gú, xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.


- ND 1: Thu thập tài liệu địa chất, ĐCTV, ĐCCT, Khí tượng thủy văn, kinh tế, xã hội khu vực và tài liệu điều tra hiện trạng công trình cấp nước tập trung buôn Ma Gú.

- ND 2: Thi công công trình địa chất và nghiên cứu xác định đặc điểm phân bố đới chứa nước dưới đất của lưu vực nghiên cứu.

- ND 3: Nghiên cứu và thiết kế lưu vực tàng trữ nước mưa trong đới chứa nước dưới đất.

- ND 4: Xây dựng công trình tàng trữ nước mưa trong đới chứa nước dưới đất.

- ND 5: Sửa chữa và phục hồi công trình cấp nước tập trung buôn Ma Gú.

Nội dung 6: Thiết lập quy trình vận hành, bảo vệ và quản lý công trình cấp nước tập trung.


- Bộ bản vẽ đới chứa nước dưới đất của lưu vực nghiên cứu tỷ lệ 1/5.000; Bộ bản vẽ thiết kế công trình tàng trữ nước mưa trong đới chứa nước dưới đất; Bộ bản vẽ thiết kế hệ thống cấp nước tập trung và tài liệu kèm theo;

- Báo cáo tổng kết dự án;

- 01 bộ quy trình vận hành, bảo vệ và quản lý công trình cấp nước tập trung.

- 01 hệ thống công trình tàng trữ nước dưới đất và hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung cho cụm dân cư nông thôn miền núi tại buôn Ma Gú, xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên;




24

2.000

3

Nghiên cứu ứng dụng tổ hợp mô hình Khí tượng, Hải dương tính toán nước dâng do bão (NDDB) và phân vùng NDDB khu vực ven biển tỉnh Phú Yên

Phân viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Tp HCM




Kết hợp hai mô hình khí tượng và hải dương để dự báo:

- NDDB khu vực ven biển tỉnh Phú Yên;

- Phân vùng nước dâng do bão khu vực ven biển tỉnh Phú Yên.


- Thu thập dữ liệu khí tượng, mực nước tại các trạm thuộc khu vực tỉnh Phú Yên, thu thập số liệu các cơn bão ảnh hưởng đến Phú Yên từ 1961-2015.

- Phân tích lựa chọn mô hình Khí tượng dự báo bão, ATNĐ: Mô hình WRF, HRM, MM5.

- Ứng dụng mô hình khí tượng mô phỏng một số cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng đến tỉnh Phú Yên.

- Dự báo các trường khí tượng; Mưa, nhiệt, gió, khí áp trong một số cơn bão.

- Xây dựng công cụ triết xuất dữ liệu từ mô hình Khí tượng vào mô hình Hải Dương.

- Ứng dụng mô hình Hải Dương tính mực nước dâng do bão.

- Kết quả dự báo nước dâng do bão tại một số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Phú Yên.

- Phân vùng nước dâng do bão ven biển tỉnh Phú Yên.



- Tập cơ sở dữ liệu khí tượng, dữ liệu cơn bão tại khu vực tỉnh Phú Yên

- Báo cáo kết quả lựa chọn mô hình khí tượng phù hợp dự báo Bão, ATNĐ

- Báo cáo kết quả dự báo bão, ATNĐ từ mô hình khí tượng.

- Báo cáo kết quả dự báo các trường khí tượng: Mưa, nhiệt, gió, áp từ mô hình.

- Báo cáo kết quả dự báo nước dâng từ mô hình Hải Dương.

- Báo cáo phân vùng NDDB khu vực tỉnh Phú Yên.




12

700

4

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp AHP (Analytic hierarehy process) trong việc đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai tại các xã bãi ngang ven biển tỉnh Phú Yên.

Phân viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Tp HCM

ThS. Phạm Thanh Long


- Ứng dụng phương pháp AHP trong việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do thiên tai gây ra tại các xã bãi ngang ven biển tỉnh Phú Yên.

- Đề xuất các giải pháp thích ứng, phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai cho khu vực nghiên cứu.




- ND1: Thu thập, biên tập, chuẩn hóa dữ liệu cơ bản cho khu vực nghiên cứu.

- ND 2: Điều tra khảo sát thực địa tại các xã bãi ngang ven biển tỉnh Phú Yên phục vụ đánh giá tính dễ bị tổn thương.

- ND 3: Nghiên cứu tổng quan phương pháp AHP.

- ND 4: Đánh mức độ tổn thương do thiên tai bằng phương pháp AHP tại các xã bãi ngang ven biển tỉnh Phú Yên.

- ND 5: Đánh giá và kiến nghị khả năng áp dụng phương pháp AHP để xác định tính dễ bị tổn thương.

- ND 6 : Đề xuất các giải pháp thích ứng, ứng phó với thiên tai khu vực nghiên cứu.

- ND 7: Viết báo cáo tổng kết


- Kết quả đề tài góp phần quan trọng phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và tạo tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp giảm nhẹ và hạn chế những tác hại của thiên tai đối với các xã bãi ngang ven biển tỉnh Phú Yên

Địa chỉ ứng dụng:

- Đài KTTV Nam Trung Bộ, tỉnh Phú Yên

- Sở NN và PTNT Phú Yên

- Ban PCLB và TKCN Phú Yên


18

490

5

Nghiên cứu phát thải khí nhà kính và xây dựng lối sống xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và rác thải tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên


Phân viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Tp HCM




-Đánh giá hiện trạng, nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và rác thải sinh hoạt tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

-Tính toán phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và rác thải sinh hoạt tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

-Đề xuất lối sống xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính.


- ND1: Nghiên cứu hiện trạng và nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

- ND 2: Tính toán và dự báo xu thế phát thải khí nhà kính trong hai lĩnh vực tiêu thụ năng lượng và rác thải sinh hoạt.

- ND 3: Đề xuất giải pháp có tính khả thi cho việc phát triển lối sống xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính tại TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.



- ND 4: Lập khung hướng dẫn “phát triển lối sống xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong cộng đồng dân cư thành phố”.



- Báo cáo hiện trạng phát thải KNK tại TP Tuy Hòa nói chung, trong hai lĩnh vực năng lượng và thức ăn thừa trong cộng đồng dân cư thành phố nói riêng.

- Báo cáo phân tích nguyên nhân chính gây phát thải KNK trong cộng đồng dân cư, mối liên hệ giữa lối sống của cộng đồng dân cư và phát thải KNK.

- Báo cáo xu thế phát triển trong lối sống cộng đồng và mức gia tăng phát thải khí nhà kính trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Báo cáo đề xuất các giải pháp có tính khả thi cho việc phát triển lối sống xanh góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

- Khung hướng dẫn “phát triển lối sống xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong cộng đồng dân cư TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”.

Địa chỉ áp dụng

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Giáo dục và Đào tạo

- Sở Khoa học và Công nghệ

- Sở Công Thương

- Các ban ngành, tổ chức quan tâm khác trên địa bàn thành phố Tuy Hòa.

1.Hiệu quả mang lại

- Dự án sẽ góp phần tăng cường khả năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hướng tới phát triển bền vững.

- Góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân trên địa bàn Thành phố về biến đổi khí hậu, lối sống xanh góp phần giảm phát thải KNK.

- Cung cấp bộ tư liệu và báo cáo khoa học về ước tính KNK và xu thế tăng/ giảm KNK trong hai lĩnh vực nghiên cứu;

Kết quả đề tài sẽ mang đến khung hướng dẫn phát triển lối sống xanh nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững.



12

800

6

Ứng dụng, chuyển giao các mô hình Hải dương học hiện đại để đánh giá, phòng chống biển xâm thực và xâm nhập mặn vùng ven biển, cửa sông tỉnh Phú Yên trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Viện Hải dương học


TS. Phạm Xuân Dương


- Dùng các mô hình Hải dương học hiện đại để đánh giá, phòng chống biển xâm thực và xâm nhập mặn vùng ven biển, cửa sông tỉnh Phú Yên trong bối cảnh hiện nay

- Có cơ sở khoa học đề xuất được giải pháp quản lý, điều hành để ứng phó tai biến xâm thực, xâm nhập mặn phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên

- Thu thập số liệu, địa hình, khí tượng, thủy văn, hải văn, lưu lượng, môi trường và số liệu liên quan. Xử lý, tổng hợp, đánh giá các số liệu hiện có ở khu vực nghiên cứu;

- Phân tích, đánh giá số liệu có liên quan đến hiện tượng, tai biến thiên nhiên nhiều năm về Khí tượng, Thủy văn, Hải văn, chế độ thủy thạch động lực, xói lở - bồi tụ, xâm nhập mặn, sinh thái môi trường vùng nghiên cứu;

- Điều tra khảo sát bổ sung về Khí tượng, Thủy văn, Hải văn, chế độ động lực, xói lở - bồi tụ, sinh thái môi trường vùng trong vùng nghiên cứu;

- Dự báo quá trình thủy thạch động lực, biến đổi đường bờ, chuyển vận trầm tích ở khu vực nghiên cứu bằng mô hình số theo một số kịch bản;



- Tổ chức các hoạt động hợp tác trao đổi khoa học, lấy ý kiến chuyên gia tư vấn.

- Các ứng dụng, chuyển giao các mô hình Hải dương học hiện đại để đưa ra giải pháp khoa học và công nghệ chống bồi lấp, sạt lở, thay đổi hình thái cửa sông nhằm ổn định vùng cửa sông, đáp ứng được yêu cầu chính trị, kinh tế và bảo vệ môi trường;

- Các kết quả nghiên cứu có chất lượng và có hiệu quả cao sẽ kết nối chặt chẽ các tổ chức chủ trì nghiên cứu và các cơ sở ứng dụng.




24

1.200

7

Ứng dụng mô hình sinh thái đánh giá, dự báo lan truyền hiện tượng thủy triều đỏ tại vùng ven biển tỉnh Phú Yên ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy hải sản

Viện Hải dương học


CN. Ngyễn Trương Thanh Hội


- Đánh giá, dự báo mức độ lan truyền Thủy triều đỏ đến các vùng ven biển Phú Yên đe dọa đến hệ động –thực vật biển, nuôi trồng thủy sản và sức khỏe con người;

- Giải pháp phòng tránh, bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, sức khỏe con người



- Sự nỏ hoa của vi tảo tại các vùng ven biển Phú Yên;

- Dự báo sự lan truyền, phát tán của hiện tượng thủy triều đỏ.



- Xây dựng mô hình dự báo sự lan truyền

- Xây dựng giải pháp quản lý tối ưu nhằm giảm thiểu tác hại của thủy triều đỏ.

Hiệu quả:

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp nhằm cảnh báo sớm sự lan truyền.

- Chuyển giao kết quả cho các cơ sở ứng dụng


24

1.200

8

Xây dựng bản đồ dự báo xâm thực tiềm năng bờ biển tỉnh Phú Yên phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo, đề xuất giải pháp ứng ph ó bới biến đổi khí hậu


Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Phú Yên.




Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu của các cơ quan chuyên môn. Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển tỉnh Phú Yên.

- Nghiên cứu hiện trạng bờ biển Phú Yên: tình hình xâm thực qua các năm, địa hình, địa mạo, sóng, gió ...

- Nghiên cứu bản đồ địa hình ghi nhận biến động bờ biển qua các thời kỳ.

- Sử dụng nguồn ảnh Viễn thám kết hợp bản đồ địa hình bờ biển qua các thời kỳ xây dựng bản đồ dự báo xâm thực tiềm năng bờ biển tỉnh Phú Yên.

- Xây dựng bộ dữ liệu tiềm năng xâm thực theo từng mức độ bờ biển tỉnh Phú Yên.

- Đề xuất giải pháp ứng phó.


Làm cơ cở cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu của các cơ quan chuyên môn. Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển tỉnh Phú Yên.


14

-




Bảo tồn đa dạng sinh học

9

Điều tra, đánh giá tài nguyên sinh vật ở vịnh Xuân Đài tỉnh Phú Yên phục vụ quản lý tổng hợp và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.


Trường Đại học Khoa học-Đại học Huế

TS. Hoàng Đình Trung

- Hoàn chỉnh số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tài nguyên sinh học và tiềm năng phát triển kinh tế vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên.

- Đánh giá được tiềm năng và tính đặc trưng về đa dạng thành phần loài động thực vật thủy sinh ở vịnh Xuân Đài. Đồng thời đánh giá nguồn lợi khai thác, các loài thủy sản có giá trị kinh tế có thể đưa vào đối tượng nuôi thả trên vịnh.

- Đưa ra những giải pháp khai thác và nuôi trồng thủy bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng.

- Thiết lập các giải pháp khả thi nhằm định hướng phát triển nguồn lợi thủy sản, phát triển tổng hợp kinh tế và quản lý tài nguyên bền vững ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên.

- Đề xuất được mô hình nuôi thương phẩm một số loài Thân mềm Hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế nhằm phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế và du lịch sinh thái cảnh quan ở thị xã Sông Cầu.

- Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của cán bộ các cấp, tham gia đào tạo các cán bộ khoa học ở các bậc đại học, sau đại học cho địa phương.




- ND 1: Tổng hợp các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên sinh vật và môi trường khu vực vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên.

-ND 2: Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học ở vịnh Xuân Đài:

- Đa dạng về thành phần loài thực vật nổi (Phytoplankton)

- Đa dạng về thành phần loài động vật nổi (Zooplankton).

- Đa dạng về thành phần loài thực vật đáy (Phytobenthos): cỏ biển, rong biển.

- Đa dạng về thành phần loài động vật đáy (Zoobenthos): Giáp xác (tôm, cua, ghẹ) và Thân mềm (trai, ốc, hàu, điệp, sò, mực, vẹm, Bào ngư, Tu hài, mực, Hải sâm,...).

- Đa dạng về thành phần loài Cá xương (Osteichthyes).

- ND 3: Đánh giá tính Đa dạng sinh học về thành phần loài thủy sinh vật, các loài có ích, quý hiếm, đặc hữu ở vịnh Xuân Đài so với các đầm phá, vịnh ven biển ở miền Trung và Việt Nam.

- ND 4: Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, liên ngành và khả năng sử dụng hợp lý tài nguyên ở vịnh Xuân Đài.

- ND 5: Đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

- ND 6: Lập hồ sơ các loài cá, Thân mềm, Giáp xác tại vịnh Xuân Đài làm cơ sở dữ liệu cho việc quản lý nguồn lợi.

- ND 7: Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi thương phẩm một số loài Thân mềm Hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện sinh thái trên vịnh nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân và góp phần cải tạo môi trường nền đáy vịnh Xuân Đài.


- Cung cấp những cơ sở liệu về Đa dạng sinh học trong toàn khu vực vịnh Xuân Đài, làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế xã hội bền vững của thị xã Sông Cầu. Trong đó có đầy đủ các danh lục về thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy, thực vật đáy, nguồn lợi cá, kèm theo các loài có ích, các loài quý hiếm, các loài đặc hữu.

- Có được những giải pháp để sử dụng, quản lý tốt nguồn lợi thủy sản và bảo tồn nguồn gen lâu bền các loài.

- Định hướng và giải pháp cho phát triển kinh tế tổng hợp và khai thác tài nguyên nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững ở vịnh Xuân Đài.

- Mô hình nuôi thương phẩm một số loài Thân mềm Hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế nhằm phục vụ trong sản xuất, nâng cao đời sống cộng đồng, góp phần phát triển du lịch sinh thái ở thị xã Sông Cầu.

- Đào tạo 2 Thạc sĩ (chuyên ngành Quản lý tài nguyên & Môi trường và Sinh thái học) và 03 cử nhân Sinh học. Đăng công bố 05 bài báo tại Hội nghị toàn quốc, tạp chí Chuyên ngành ở Trung ương.

- Báo cáo kết tổng kết đề tài và các báo cáo khoa học từng phần, từng nội dung cụ thể theo chuyên đề.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, quản lý nguồn lợi cho cán bộ địa phương, cán bộ trẻ.


24

890

10

Nghiên cứu đặc tính sinh học và xây dựng quy trình nuôi cá Tráp vây vàng (Acanthopagus latus) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên.


Trường Đại học Phú Yên

TS. Nguyễn Thị Phi Loan

- Bảo tồn nguồn lợi cá, mang lại giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường, cảnh quan đầm Ô Loan.

- Đánh giá được các đặc tính sinh học chủ yếu của loài cá kinh tế: cá Tráp vây vàng (Acanthopagrus latus Houttuyn, 1782) trong đầm

- Trên cơ sở đó, đề xuất được các giải pháp ban đầu cho khai thác hợp lý, bảo tồn và phát triển loài cá Tráp vây vàng trong đầm Ô Loan.


- Nghiên cứu các đặc tính sinh học của loài cá Tráp vây vàng (Acanthopagrus latus Houttuyn, 1782) trong đầm về:

+ Đặc tính sinh trưởng

+ Đặc tính dinh dưỡng

+ đặc tính sinh sản

- Đề xuất được các giải pháp ban đầu cho khai thác hợp lý, bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá Tráp vây vàng trong đầm.


Đặc tính sinh học của loài cá Tráp vây vàng và giải pháp bảo tồn phát triển bền vững loài cá này trong đầm Ô Loan.


24

250

11

Nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo và thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn và phục hồi nguồn gen cá diếc (carassius auratus) tại các thủy vực nước ngọt trong tỉnh Phú Yên.


Trung tâm Giống và KT Thủy sản Phú Yên




Mục tiêu tổng quát:

- Bảo tồn và phục hồi nguồn gen cá diếc (carassius auratus) mang tính đặc hữu tại Phú Yên.+



Mục tiêu cụ thể:

- Thu thập nguồn cá diếc còn sót lại trên địa bàn tỉnh Phú Yên về Trạm Thực nghiệm Giống thủy sản nước ngọt, thuộc Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên; để tiến hành lưu giữ, phát triển đàn cá thành cá bố mẹ và nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo.

- Sản xuất cá giống và tiến hành thả tái tạo nguồn lợi cá diếc trên các lòng hồ thủy điện, các thủy vực nước ngọt lớn trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- Phát triển mô hình nuôi cá diếc trong các ao hồ tại hộ gia đình.




- Thu thập cá diếc trên địa bàn Tỉnh về làm cá bố mẹ.

- Nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo cá diếc.

-Thả tái tạo nguồn lợi trên các lòng hồ thủy điện lớn.

- Xây dựng mô hình nuôi cá diếc tại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Yên..



Kết quả thu được tương ứng với các nội dung:

-50 kg cá diếc.

-50.000 cá giống cỡ 2cm/con.

-3 điểm, 10.000 con/điểm.



-5 điểm, 4.000 con/điểm

14

500







tải về 96.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương