* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


- Ông Jackson giữ cho giá nhân công ít tốn phí



tải về 1.69 Mb.
trang6/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

- Ông Jackson giữ cho giá nhân công ít tốn phí.

Ông Jackson rất thích những người làm việc trong xí nghiệp của ông. Đồng thời, đồng lương mà ông trả cho học là một phần quan trọng trong việc định giá cả ghế của ông chế tạo. Cho nên ông Jackson trả họ với số lương rẻ nhất mà họ có thể chấp nhận được để họ còn có thể tiếp tục làm việc cho ông ta. Vì lý do này mà họ phải chịu khó làm việc đều đều nhiều giờ torng một ngày. Về phần anh em công nhân, họ kính trọng ông Jackson. Tuy nhiên, bây giở xí nghiệp của ông trở nên rộng lớn, sử dụng nhiều công nhân hơn, họ ít có dịp gặp ông Jackson hơn như ngày xưa.

Anh em công nhân có cảm tưởng rằng ông Jackson không còn để tâm chú ý đến đời sống của họ như ngày xưa khi mà xí nghiệp của ông còn nhỏ bé. Đồng thời, họ họ cũng cho rằng họ phải làm việc quá nhiều giờ trong một ngày mà đồng lương của họ thì quá ít.

- Nhân công bất mãn kết hợp lại với nhau để tranh đấu hầu cải thiện điều kiện làm việc.

Giống như ông Jackson, hầu hết các chủ nhà máy vào lúc đó đều trả lương cho công nhân càng hạ càng tốt. Nhiều xí nghiệp cũng rất ít chú ý đến vấn đề sức khỏe và an ninh nghề nghiệp của an ninh công nhân. Nhiều tai nạn thường gây thương tật cho anh em công nhân khiến họ khó có thể kiếm kế sinh nhai. Những tình trạng như vậy khiến cho anh em công nhân bất mãn. Vào những khi khủng hoảng kinh tế, họ bị mất công ăn việc làm, họ còn cằn nhằn hơn nữa. Họ nói : "Thật là bất công, chúng ta tận tâm chịu khó làm việc cho ông chủ của chúng ta trong những khi ông ta làm ăn khá giả. Ấy thế mà ngay khi công việc làm ăn của ông ta suy sụp ông ta lại nỡ sa thải chúng ta."

Một mình người công nhân ở trong các hầm mỏ, nhà máy hay ở torng xưởng thợ, phải làm thế nào để được trả lương cao hơn ? Điều không may là có rất ít hy vọng cho anh ta có thể làm gì để được như vậy. Ông chủ anh ta sẽ dễ dàng sa thải anh ta và mướn người khác thay thế anh ta. Nhưng nếu có một số lớn công nhân kết hợp lại với nhau để cùng đòi hỏi những thay đổi thì họ rất có thể thành công trong việc đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ông chủ không thể dễ dàng thay thế một số lớn công nhân như việc tìm một người làm việc để that thế cho một công nhân. Như câu ngân ngữ thường nói : "Đoàn kết là sức mạnh". Tư tưởng đoàn kết đưa đến việc thành lập nghiệp đoàn lao động.

Một số nghiệp đoàn lao động được thành lập ngay từ đầu thập niên 1830 (chương XIV), nhưng những cố gắng lúc đầu này không kéo dài được bao lâu. Hầu hết dân chúng lúc bấy giờ là nông dân cho nên con số công nhân lãnh lương rất ít ỏi, và phải làm việc trong những tình trạng tồi tệ cũng rất là giới hạn. Hơn nữa, hầu hết các nghiệp đoàn lúc đầu có tính cách địa phương, không kết hợp được số lớn công nhân trong toàn quốc.



- Tổ chức lao động Knight of Labor được thành lập.

Sau năm 1865, khi mà kỹ nghệ và kinh doanh bành trướng, thì càng ngày càng có nhiều anh em công nhân cảm thấy rằng cần phải liên kết với nhau để tranh đấu đòi cải thiện điều kiện làm việc. Năm 1869, một người thợ may ở Philadelphia tên là Uriah S. Stephens thành lập một nghiệp đoàn với danh xưng là Knight of Labor. Nghiệp đoàn Knight là một nghiệp đoàn lớn độc nhất đón nhận tất cả các công nhân gồm những người làm nhưng công việc cần phải được huấn luyện lâu dài và luôn cả những người chỉ biết làm có một phần việc, và cũng không phân biệt nam nữ, da trắng hay da đen.

Lúc đầu, nghiệp đoàn Knight of Labor phát triển một cách chậm chạp. Tuy nhiên, nghiệp đoàn này tranh đấu được một số các ông chủ đối xử đẹp tốt hơn với anh em công nhân thì có hàng trăm ngàn anh em công nhân khác cũng xin gia nhập. Nhưng nghiệp đoàn Knight of Labor vẫn không được dìu dắt một cách khéo léo. Và thật là vô cùng khó khăn mà kết hợp quá nhiều loại người làm việc trong những công việc khác nhau lại với nhau trong một nghiệp đoàn độc nhất. Vì thế cho nên nghiệp đoàn Knight of Labor mất sức mạnh và mất uy thế một cách mau chóng. Vào khoảng thập niên 1890, nghiệp đoàn này đã biến mất trong thực tế.

- Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ được thành lập.

Trong một cửa tiệm thành phố New York có một thanh niên làm thợ thuốc xì gà tên là Samuel Gompers. Ông Samuel Gompers và ba má ông từ Anh quốc sang Hoa Kỳ để mưu sinh từ thuở ông còn nhỏ tuổi. Là người khéo léo lẹ làng trong công việc, ông Gompers thường suy nghĩ và bán tính nhiều vấn đề của giới lao động. Ông Gompers cho rằng thay vì có một tổng công đoàn lớn như Knight Of Labor thì tổ chức lại thành một nghiệp đoàn tiêng biệt cho các công nhân riêng biệt trong mỗi ngành. Thí dụ như là nghiệp đoàn lao động xì gà, nghiệp đoàn lao động thợ mỏ, nghiệp đoàn lao động làm mũ, nghiệp đoàn lao động thợ ráp nối ống dẫn hơi. Công nah6n chuyên nghiệp là những người được huấn luyện đặc biệt và có những kinh nghiệm đặc biệt. Vho nên họ khó bị thế hơn là các công nhân không chuyên nghiệp. Ông Gompers cho rằng các ông chủ đã chịu đáp ứng những đòi hỏi của các nhóm có nhiều công nhân chuyên nghiệp.

Năm 1886, Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ được thành lập. Liên đoàn này được tổ chức dựa trên một phần lớn tư tưởng của ông Gompers. Các nghiệp đoàn lao động chuyên nghiệp địa phương được thành lập trong nhiều ngành xí nghiệp. Những nghiệp đoàn địa phương của mọi ngành trong tiểu bang và trong toàn quốc kết hợp lại với nhau. Ông Gompers là chủ tịch đầu tiên của nghiệp đoàn lao động Hoa Kỳ, và ông đã giữ chức vụ này trong gần 40 năm.

- Tổ chức lao động CIO được thành lập dựa trên tư tưởng mới.

Liên đoàn lao động Hoa Kỳ (thường được viết tắt là AFL) là một tổ chức lao động chính ở Hoa Kỳ torng một thời gian khá lâu. Số hội viên lên tới hàng triệu. Sau đó tới thập niên 1930, một tổ chức lao động khác mạnh hơn ra đời, đó là nghiệp đoàn có danh xưng là "The Congress of Industrial of Organizations" hay là CIO, một nhiệp đoàn các tổ chức kỹ nghệ.

Tại sao tổ chức CIO lại phát triển như là địch thù của tổ chức lao động AFL ? Như các bạn đã biết, tổ chức AFL bao gồm các nghiệp đoàn công nhân chuyên nghiệp. Như vậy có nghĩa là một số lớn các công nhân không chuyên nghiệp không thuộc tổ chức AFL. Tổ chức CIO căn cứ trên tư tưởng kỹ nghệ hơn là những nghiệp đoàn chuyên nghiệp. Nghiệp đoàn kỹ nghệ đón nhận tất cả những công nhân thuộc một kỹ nghệ nào đó. Tổ chức CIO thâu nhận tất cả các hội viên torng cơ sở kỹ nghệ sản xuất hàng loạt sử dụng rất nhiều công nhân như các nhà máy kỹ nghệ thép, kỹ nghệ cao su và kỹ nghệ xe hơi. Vị lãnh đạo lúc đầu của tổ chức CIO là ông John L. Lewis, một vị lãnh tụ rất có thế lực của Liên Hiệp Nghiệp đoàn Công nhân Hầm mỏ.

Hai tổ chức AFL và CIO trở thành những địch thủ cạnh tranh dữ dội. Trong nhiều năm, mỗi bên đều cố gắng lôi kéo thu nhận thêm nghiệp đoàn để có thêm nhiều hội viên. Một số công nhân là hội viên của những nghiệp đoàn độc lập nhỏ, giống như "Bốn nghiệp đoàn huynh đệ hỏa xa" (The Four Railroad Brotherhoods). Nhưng có nhiều công nhân lại không thuộc một tổ chức nghiệp đoàn nào cả. Rồi thì năm 1955, hai tổ chức lao động lớn này kết hợp thành một tổ chức AFL – CIO. Vào khi tổ chức này thành lập xong, tổ chức nghiệp đoàn thế lực hùng mạnh này có tới 15 triệu hội viên.



CÁC NGHIỆP ĐOÀN LAO ĐỘNG ĐÃ TRANH ĐẤU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐOẠT NHIỀU ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TỐT ĐẸP HƠN ?



- Các nghiệp đoàn lao động trông cậy vào trọng tài điều đình hòa giải và đình công để đạt được mục đích.

Khi các vị lãnh tụ đại diện một nhóm công nhân yêu cầu chủ nhân trả lương cao hơn, giàm giờ làm việc hay là để có điều kiện làm việc được tốt đẹp hơn, thì rất có thể vị chủ nhân đó sẽ từ chối. Gặp trường hợp như vậy thì nghiệp đoàn đó có thể thuyết phục ông ta rằng những đòi hỏi của họ là rất công bằng và hợp lý, và rất đáng được chấp thuận. Thường thì các đại diện của các nghiệp đoàn và ông chủ ngồi lại với nhau để thảo luận các điều khoản trong bảng yêu sách đó. Họ có thể cùng tiến đến một thỏa hiệp. Như vậy gọi là một cuộc điều đình tập thể.

Nếu nghiệp đoàn và ông chủ không thể thỏa thuận được với nhau, nghiệp đoàn có thể đem những yêu cầu của họ ra một hội đồng gồm những người có tinh thần vô tư để phân giải. Sau khi đã nghiên cứu tất cả các thắc mắc của hai bên, các nhân viên của hội đồng này sẽ cố gắng để đi đến một quyết định mà cả ông chủ lẫn nghiệp đoàn đều có thể chấp nhận được. Phương pháp giải quyết một cuộc tranh chấp lao động như vậy gọi là hòa giải hay trọng tài. Tuy nhiên, nếu hai bên không thể tiến đến một thỏa hiệp nào thì nghiệp đoàn công nhân có thể làm gì được khác để buộc ông chủ phải chấp nhận các đòi hỏi của họ không ? Dĩ nhiên là ông chủ rất cần sức lao động của anh em công nhân nếu ông ta còn muốn tiếp tục cho các xí nghiệp của ông ta chạy đều. Và nếu những biện pháp khác cũng thất bại thì anh em công nhân có thể từ chối không làm việc. Khi mà có nhiều người cùng một lúc đều không chịu làm việc thì gọi là đình công. Đình công là một thứ vũ khí mạnh nhất mà anh em công nhân có thể sử dụng đến. Đã có một vài cuộc đình công nh ỏ và không quan trọng. Nhưng cũng có nhiều cuộc đình công khác rộng lớn và gây ra hậu quả rất tốn kém. Chúng ta hãy theo dõi câu chuyện của một vài cuộc đình công lúc đầu.

- Cuộc đình công của anh em công nhân của ngành hỏa xa xảy ra vào năm 1877.

Sau cuộc khủng kinh tế vào năm 1873, người ta khó mà tìm kiếm được công ăn việc làm. Nhiều gia đình của các anh em công nhân phải chịu đau khổ. Các công ty hỏa xa cho rằng người ta sẽ phải chấp nhận làm việc với đồng lương dù hạ mấy đi nữa cũng còn hơn là ngồi không mà nhịn đói. Cho nên vào mùa hè năm 1877, công ty hỏa xa miền Đông sông Mississippi loan báo rằng lương của tất cả các anh em công nhân ngành hỏa xa sẽ bị cắt giảm đi 10 phần trăm. Ngay sau đó anh em công nhân liền đình công .

Đây là lần đầu tiên có cuộc đình công lớn xảy ra ở Hoa Kỳ, và cũng là cuộc đình công cay đắng nhất. Khi cuộc đình công bắt đầu, xe lửa không thể chạy được nữa, vì thiếu người điều hành. Nhưng ngay những người đình công kéo ra chặn xe lửa thì các công ty quyết định đập bể cuộc đình công này. Từ hết thành phố này đến thành phố khác – Baltimore – Pittsburgh – Reading – Buffalo, Columbus, Chicago và ST. Louis – đều xảy ra hỗn loạn. Chẳng hạn như ở Pittsburgh có tới 25 người bị thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Cuối cùng, cuộc đình công này bị thất bại. Anh em công nhân lại phải mất việc để lấy tiền nuôi sống gia đình, cho nên họ không thể đình công lâu dài được. Khi quân đội Liên bang được phái đến để tái lập trật tự thì anh em công nhân hỏa xa buồn rầu chấp nhận trở lại làm việc với đồng lương bị cắt giám hạ hơn. Tuy nhiên, một cuộc thất bại như vậy chỉ làm cho anh em công nhân càng vững tin rằng họ cần phải có những nghiệp đoàn hùng mạnh để cải thiện tình trạng làm việc của họ.



- Các nghiệp đoàn tiếp tục tranh đấu để cải thiện điều kiện làm việc.

Sau cuộc đình công của anh em công nhân hảo xa vào năm 1877 thì lại có nhiều cuộc đình công khác lâu dài hơn, cay đắng hơn và gây nhiều thiệt hại hơn. Năm 1886, vụ nổi loạn ở Haymarket khởi đầu cho công cuộc tranh đấu đòi làm 8 giờ một ngày. Một trái bom nổ tại công viên Haymarket ở Chicago gây thương vong cho nhiều người. Một vụ đình công khác ở tại nhà máy chế tạo thép tại Homestead, thuộc tiểu bang Pennsylvania vào năm 1892 cũng gây tổn thất cho một số sinh mạng.

Muốn cho các cuộc đình công được hữu hiệu hơn, các nghiệp đoàn thường tổ chức các nhóm người mang biểu ngữ đứng vây quanh hay tuần hành, nghĩa là những người đình công xếp hàng vây quanh cửa tiệm hay nhà máy nơi mà họ đang tranh đấu. Những biểu ngữ này khuyến khích hay yêu cầu các công nhân khác hay khách hàng không nên vượt qua hàng rào của những người tuần hành để vào tiệm hay nhà máy. Khi mà ông chủ mướn những người chống đình công để vượt hàng rào công nhân mang biểu ngữ thì thường xảy ra đánh lộn. Đôi khi ông chủ kêu gọi cảnh sát đến để đàn áp cuộc đình công. Những cuộc đình công ngày nay cũng vẫn còn có thể gây ra nhiều chua xót não nề, nhưng hầu như ít xảy ra bạo động.

Từ thập niên 1930, các nghiệp đoàn đã trở nên mạnh hơn. Họ đã gây được một số ngân quỹ lớn để trợ giúp cho hội viên. Họ tiếp tục tranh đấu đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và cải thiện điều kiện làm việc. Các nghiệp đoàn cũng đã tìm cách cưỡng bách ông chủ phải mướn công nhân trong nghiệp đoàn. Họ đã tranh đấu chống lại các cơ sở xí nghiệp "mở" nghĩa là xí nghiệp mướn cả công nhân ở torng nghiệp đoàn cũng như công nhân không ở trong nghiệp đoàn. Một xí nghiệp chỉ mướn công nhân trong nghiệp đoàn thì gọi là xí nghiệp "đóng". Trong một xí nghiệp có nghiệp đoànm công nhân phải gia nhập nghiệp đoàn torng một thời gian sau khi được làm việc.



- Các ông chủ thực hiện nhiều cải thiện tình trạng làm việc của anh em công nhân.

Dù là các nghiệp đoàn lao động đã tranh đấu rất nhiều để cái thiện điều kiện làm việc của các hội viên nhưng việc này thành công được là do sự đóng góp của các ông chủ nữa. Càng ngày càng có nhiều ông chủ nhận thức được rằng công nhân mà được hài lòng thì họ sẽ làm việc được nhiều hơn và tốt hơn những công nhân phải lo lắng và bất mãn. Những ông chủ như vậy đã lắng tai nghe theo tiếng nói của anh em công nhân, và chấp nhận những yêu sách của họ đòi tăng lương, giảm giờ làm việc cũng như cải thiện điều kiện làm việc. Họ thiết lập các phòng ăn cũng như sân vận động thể thao cho anh em công nhân giải trí. Họ bảo vệ sức khỏe cho anh em công nhân bằng cách mướn bác sĩ và y tá trong xưởng thợ để săn sóc sức khỏe cho công nhân. Công nhân được làm việc ở những nơi thoáng khí và có đủ ánh sáng. Những bộ phận an toàn được gắn vào máy móc để ngăn chặn tai nạn.



PHẦN III

CHÍNH QUYỀN ĐÃ CỐ GẮNG GIẢI QUYẾT MỘT VÀI VẤN ĐỀ

CỦA KINH DOANH VÀ LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?

Trong một chế độ dân chủ, dân chúng đòi hỏi chính phủ làm những gì mà họ muốn, nhưng chính họ không làm được. Khi mà kỹ nghệ và công việc kinh doanh phát triển một cách mau chóng thì dĩ nhiên là gây ra một số vấn đề mà cả chính quyền Trung ương lẫn chính quyền tiểu bang đều phải lo giải quyết.



- Những công ty độc quyền gây hại bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Như chúng ta đã thấy là một trong những vấn đề này là việc thành lập các công ty độc quyền. Để ngăn chặn các công ty khởi lập các công ty độc quyền lớn, năm 1890, Quốc hội cho thông qua đạo luật gọi là luật Sherman Anti-Trust. Luật Sherman cấm các xí nghiệp thiết lập các công ty độc quyền để chuyên chở các sản phẩm hàng hóa từ tiểu bang khác, hay từ các quốc gia khác tới. Thế có nghĩa là không có công ty nào có thể kiểm soát dầu, đường, thịt bò hay các sản phẩm khác ở ngoài một tiểu bang.

Tuy nhiên, trong thời gian mấy năm chính quyền đã không thi hành chặt chẽ đạo luật Sherman. Ngay cả khi chính phủ cố gắng phá tan những công ty độc quyền, thì những cố gắng này cũng không phải là luôn luôn được thành công. Thường thường các công ty mà chính phủ tố cáo là các công ty độc quyền, nhưng khi đem ra tòa xử thì các công ty đó lại thắng kiện. Cho nên những năm sau này, Quốc hội lại cho thông qua nhiều đạo luật khác để đè bẹp các công ty độc quyền. Đạo luật Clauton (1914) ấn định rõ ràng những công ty nào là bất hợp pháp.

- Chính quyền điều hành một vài sự độc quyền.

Chúng ta cũng nên nhớ rằng nếu các công ty chỉ vĩ đại không thôi thì không có gì tai hại cả. Nhưng vì các công ty này đã lợi dụng sức mạnh của mình mà làm những điều không chính đáng cho quần chúng. Trong vài ngành kinh doanh, chính phủ đã phải nhìn nhận rằng cấm các công ty độc quyền trong phạm vi này là không được khôn ngoan. Thí dụ như ngành điện và điện thoại nếu để cho một tổ chức kinh doanh khai thác thì sẽ được hữu hiệu hơn là để nhiều công ty nhỏ rời rạc điều hành. Trong những trường hợp như vậy, thay vì cấm độc quyền thì Quốc hội quyết định kiểm soát họ. Năm 1887, Quốc hội thông qua đạo luật mậu dịch giữa các tiểu bang (The Interstates Commerce Act) để điều hành về giá cả cước phí chuyên chờ bằng xe lửa từ tiểu bang này qua tiểu bang khác. Sau này, Quốc hội lại cũng chấp nhận những luật lệ điều hành các công ty độc quyền không những không bị tan vỡ, mà họ còn phải phục vụ dân chúng với giá phải chăng, đồng thời cũng có lợi cho giới chủ nhân.



- Những luật lệ điều hành các sản phẩm có hại.

Chính phủ cũng nhận thấy rằng cần phải thông qua những đạo luật để ngăn chặn việc chế tạo và bán các sản phẩm có hại. Thí dụ như đầu thế kỷ XX, Quốc hội thông qua một đạo luật cho phép các viên chức chính phủ thanh tra việc buôn bán thịt ăn giữa các tiểu bang, và những tình trạng gói thịt và đóng hộp. Thịt nào đã được thanh tra đều mang dấu hiệu của chính phủ. Một đạo luật khác, đạo luật về dược phẩm và thực phẩm lành mạnh (The pure Food and Drugs Act), cấm chế tạo và bán những dược phẩm mà thực phẩm không sạch sẽ hay có dán nhãn hiệu không đúng sự thực. Khi ban hành đạo luật này là khi Tổng thống Roosevelt đang tại chức. Ông nói : "Không ai được phép đầu đọc dân chúng vì lợi riêng cả".



- Các tiểu bang thông qua các luật lệ về lao động.

Chính phủ cũng thông qua các đạo luật bảo vệ công nhân. Hầu hết các luật lệ lao động lúc đầu không phải do chính phủ Trung ương ban hành mà là do các tiểu bang. Luật pháp tiểu bang cũng ấn định các điều lệ dưới đây :

1/ Phụ nữ và trẻ em làm việc. – Chị em phụ nữ và trẻ em chỉ có thể điều khiển những máy móc cần ít sức khỏe và ít khéo léo hơn các công việc bằng tay. Nếu có máy móc trợ giúp, phụ nữ và trẻ em cũng có thể làm việc như đàn ông. Nhưng đối với phụ nữa và trẻ em, nếu phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày như đàn ông làm việc torng một nhà máy kỹ nghệ thì rất tai hại và nguy hiểm cho họ. Cho nên có nhiều tiểu bang đã thông qua các luật lệ giới hạn số giờ làm việc trong một ngày đối với chị em phụ nữa và trẻ con.

2/ Các điều kiện làm việc. – Các công nhân thường phải làm việc torng những tình trạng không được lành mạnh và nguy hiểm – trong những nơi không khí không được trong sạch , hầm mỏ không được an toàn, hay với những vật kiệu có thể gây tổn thương cho sức khỏe. Họ có thể được mướn làm ở torng những xưởng kỹ nghệ không đủ ánh sáng hay không đủ sưởi ấm, hay quá nóng, hay thiếu vệ sinh. Nhiều luật lệ đã được thông qua để bảo vệ anh em công nhân và chị em phụ nữ khỏi phải chịu những tình trạng như vậy.

3/ Tai nạn. – Dù cho tình trạng làm việc đã được cải thiện, nhưng vẫn không hoàn toàn ngăn chặn được tai nạn xảy ra, cho nên nhiều tiểu bang đã thông qua những luật lệ trách nhiệm về chủ nhân hay luật lệ bồi thường cho công nhân (Employer's Liability or Workmen's Compensation Laws). Những luật lệ này đòi hỏi chủ nhân phải trả lương cho công nhân nếu chẳng may anh em công nhân bị thương vì công việc. Lúc đầu, luật lệ này chỉ áp dụng cho những nghề nghiệp hay công việc đặc việt nguy hiểm. Về sau luật lệ này cũng được mở rộng sang nhiều loại công việc khác.

- Chính phủ trung ương thông qua những đạo luật trợ giúp chông nhân.

Trong thời gian khủng hoảng trong thập niên 1930, chính phủ Trung ương thông qua nhiều đạo luật để trợ giúp anh em công nhân, trong đó có những luật sau đây :

1/ Luật về việc điều hành lao động quốc gia (The National Labor Relations Act). – Đã có nhiều cuộc đình công xẩy ra không chỉ vì lương công nhân ạh và tình trạng làm việc tồi tệ, mà chỉ vì các ông chủ đã từ chối không chịu cộng tác với các nghiệp đoàn lao động. Luật The National Labor Relations Act còn được gọi là luật Wagner, bảo vệ quyền lợi của anh em công nhân thành lập nghiệp đoàn và điều chỉnh tập thể với giới chủ nhân. Luật này cũng cho phép ban Quản trị Phối hợp Lao động Quốc gia (National Labor Relations Board) ngăn chặn giới chủ nhân "Không được làm những việc làm không chính đáng đối với anh em công nhân".

2/ Luật an ninh xã hội (The Social Security Act). – Luật này được thông qua vào năm 1935, đã có hiệu quả rất rộng lớn. Luật này được thông qua vào năm 1935, đã có hiệu quả rất rộng lớn. Luật này ấn định việc trả tiền cho anh em công anha6n đau ốm và thất nghiệp, và cho những người già cả nam cũng như nữ khi đến tuổi về hưu. Khoản tiền này do sự đóng góp của cả chủ nhân và của chính anh em công nhân nữa. Những khoảng tiền an ninh xã hội này làm cho người ta phải bớt lo lắng vào những khi mất công ăn việc làm hay bị đau yếu, hay chính họ sau này không còn đủ khả năng kiếm đủ tiền để sinh sống hằng ngày. Luật an ninh xã hội cũng đã có một hiệu quả khác. Ví dụ rằng ngay cả khi dân chúng không thể đi làm được, họ vẫn dùng được tiền để mua bán chi dùng. Như luật này ngăn chặn để cho công việc kinh doanh khỏi bị suy sụp và làm cho ít bị khủng hoảng.

3/ Luật về lương bổng và giờ làm việc. - Luật này ấn định số giờ làm việc và số lương tối thiểu cho các công nhân làm việc chế tạo hàng hóa được đem từ tiểu bang này sang bán ở các tiểu bang khác. Từ thập niên 1930, cả hai luật về lương tối thiểu và giờ làm việc, và luật an ninh xã hội đã được sửa đổi nhiều lần để giúp cho anh em công nhân được hưởng lợi thêm.

- Chính phủ Trung ương thông qua các đạo luật điều hành các nghiệp đoàn lao động.

Vào khoảng giữa thế kỷ XX, các nghiệp đoàn lao động đã trở nên rất mạnh. Các nghiệp đoàn có thêm nhiều hội viên và các vị lãnh đạo nghiệp đoàn rất có nhiều thế lực. Cũng như những năm đầu, chính phủ Trung ương đã thông qua những luật lệ để điều hành các cơ sở kinh doanh lớn, thì bây giờ chính phủ Trung ương cũng thông qua những luật lệ để điều hành các nghiệp đoàn lao động. Năm 1947, luật Taft – Hartley giới hạn mộ số hoạt động của các nghiệp đoàn lao động, trong đ1o có những điều khoản khác :

1/ Đặt ra ngoài vòng pháp luật việc vây kín cửa tiệm hay xí nghiệp (Vây kín bằng cách công nah6n xếp hàng mang biểu ngữ không cho người ngoài đi vào).

2/ Trước khi nghiệp đoàn có thể đình công phải có một thời kì hòa dịu là 60 ngày.

3/ Cả hai giới chủ nhân và nghiệp đoàn đều phải yêu cầu nhau hủy bỏ những giao kèo trước.

Mười hai năm sau đó, Quốc hội lại thông qua đạo luật Landrum Griffin để bảo vệ các quyền tự do của nghiệp đoàn như quyền bầu cử nghiệp đoàn và tiền niêm liễm. Luật này cũng cấm những người cộng sản, những quân phóng đãng và những người đã bị kết án tù không được bầu làm đại diện nghiệp đoàn.

Khi luật Wagner được thông qua, thì các nhà lãnh tụ kinh doanh phản đối rằng luật này đã tạo cho các nghiệp đoàn lao động những quyền lợi không chính đáng. Mặt khác, các nàh lãnh tụ nghiệp đoàn lao động cũng chỉ trích luật Taft-Hartley và luật Landrum Griffin. Chúng ta nên nhớ rằng trong một chế độ dân chủ thì quyền lợi của tất cả mọi người , chủ nhân, công nhân, và qần chúng phải được bảo vệ. Muốn giải quyết vấn đề do thời đại máy móc tạo nên, anh em công nhân, các nhà kỹ nghệ và kinh doanh cũng như chính quyền phải cùng nhau góp phần xây dựng và cùng có trách nhiệm chung.

CHƯƠNG XXIV

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CANH TÁC MỚI TẠO NÊN

NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI.

Việc canh tác trồng trọt là quan trọng đối với mọi quốc gia lớn cũng như nhỏ. Một quốc gia không thể sản xuất đủ thực phẩm cho dân chúng thì phải tùy thuộc vài các quốc gia khác để mua thực phẩm. Một chính khác Hoa Kỳ là ông William Jennings Bryan đã một lần nói lên sự quan trọng của việc canh tác bằng những lời lẽ sau đây :

"Những thành phố lớn nằm trong những cánh đồng phì nhiêu rộng lớn của chúng ta. Hãy đốt hết các thành phố của các bạn và để lại các nông trại của chúng tôi, thì thành phố của các bạn sẽ xuất hiện trở lại như một trò ảo thuật; nhưng hết phá hủy các nông trại của chúng tôi thì cỏ sẽ mọc ở khắp các đường phố trong khắp các đô thị ở khắp trong đất nước này."

Ngay từ những ngày mới đầu, Hoa Kỳ đã được đã được may mắn hơn nhiều quốc gia khác, vì rằng Hoa Kỳ có nhiều vùng đất đai phì nhiêu rộng lớn, nông dân có thể sản xuất cung cấp đủ thực phẩm cho dân số đang gia tăng một cách nhanh chóng. Ngay cả trước thời nội chiến đã có những thay đổi về tầm vóc của các nông trại, về những cây mùa, và về cả những dụng cụ cũng như phương pháp canh tác của nông dân. Tuy nhiên, từ năm 1865 về sau, những máy móc và những phương pháp canh tác đều được cải thiện và đã có ảnh hưởng đến việc canh tác vô cùng sâu rộng.

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu torng một trăm năm vừa qua nông dân Hoa Kỳ đã thay đổi như thế nào, và họ phải đương đầu với những vấn đề mới như thế nào. Muốn tìm hiểu những vấn đề và những thay đổi xảy ra vào những năm gần đây, chúng ta hãy đặt những vấn đề dưới đây :

1/ Những máy móc mới và những phương pháp canh tác mới đã làm thay đổi việc sản xuất nông phẩm ra sao ?

2/ Những thay đổi trong việc canh tác đã mang lại những vấn đề mới như thế nào ?

3/ Nông dân đã cố gắng vượt những khó khăn của họ ra làm sao ?

4/ Chính quyền đã cố gắng giúp đỡ nông dân như thế nào ?



tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương