* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


- Ông John D. Rockefeller, người sáng lập công ty Standard Oil



tải về 1.69 Mb.
trang5/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

- Ông John D. Rockefeller, người sáng lập công ty Standard Oil.

Trong khi việc chế tạo sắt đang được ông Carnegie cách mạng thì nền kỹ nghệ tân kỳ khác ở Hoa Kỳ cũng được khởi lập. Dầu hỏa có rất nhiều ở Pennsylvania. Ở một vài nơi dầu rỉ ra thấm qua các lớp đất hoặc là tạo thành một lớp bọt váng ở trên mặt các nhánh sông. Đôi khi nông dân ở trong vùng hớt những lớp bọt váng này để dùng làm mỡ bôi vào trục các toa xe; và một số người khôn ngoan còn đem đóng thành chai đem bán như bán thuốc. Tuy nhiên, mãi cho tới khi nhà khoa học Benjamin Silliman thí nghiệm thì không có ai hiểu được giá trị của dầu hỏa. Ông Silliman thấy rằng người ta có thể lọc được dầu hỏa và có thể dùng dầu hỏa để thắp sáng.

Năm 1839, người ta đào được giếng dầu đầu tiên ở Titusville, Pennsylvania. Tin tức về sự thành công trong việc đào các giếng dầu cũng có rất nhiều ảnh hưởng như việc khám phá ra vàng ở California. Đây là một cơ hội giúp cho người ta làm giàu lớn. Dân chúng torng khắp nước sẽ dùng dầu hỏa để thắp sáng thay vì dùng đèn cày và dầu cá voi. Cho nên có cả hàng ngàn người đổ xô tới Pennsylvania để đi tàm dầu. Chưa đầy nửa tháng đã thấy có nhiều giếng dầu và các giàn giếng dầu rải rác khắp trong vùng. Vùng phía Tây Pennsylvania trở thành trung tâm của nền kỹ nghệ mới này. Các thị trấn và thánh phố mọc lên như ảo thuật, và các nhà máy lọc dầu bắt đầu xuất hiện.

Cũng vào thời kỳ này, ông Joh D. Rockefeller, một thương gia ở Cleveland, lúc đó mới 25 tuổi, chú ý tới dần hỏa. Ông muốn kiểm soát toàn thể công việc lọc dầu. Khởi đầu với một nhà máy lọc dầu, ông Rockefeller và các cộng sự viên hoạt động cho đến thập niên 1880 đã kiểm soát được tới 90 phần trăm các cơ sở lọc dầu ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông Rockefeller vẫn chưa chịu nhưng lại ở đây. Ông mua các nàh máy làm thùng. Ông kiểm soát hầu hết các ống dẫn dầu từ giếng dầu về, ông cho xây các nhà kho chứa dầu từ giếng dầu về, ông cho xây các nhà kho chứa dầu. Đồng thời, ông tổ chức một lực lượng lượng hùng mạnh để bán các sản phẩm dầu của công ở hầu hết mọi nơi trong nước. Vào khỏang thập niên 1900, ông Rockefeller và công ty Standard Oil thực tế đã kiểm soát tất cả các công việc kinh doanh dầu hỏa ở Hoa Kỳ.

Ông Rockefeller có thể độc quyền về dầu hỏa nhờ khả năng tài chánh của công ty dầu của ông. Trong những năm đầu, thay vì đem chi tiêu hết các khoản tiền lời thì ông lại cố gắng giữ lại nhiều tiền. Ông khuyên các cộng sự viên của ông cũng nên làm như vậy. Ông nói "Hãy lấy ra những gì bạn kiếm được để các bạn sống và để lại những khoản tiền còn lại trong đó. Đừng mua quần áo mới, đừng tậu ngựa chạy nhanh, hãy để cho bà xã của bạn mang chiếc mũ năm rồi". Nhờ sự tằn tiện này mà ông Rockefeller đã có tiền mua hết được các cơ sở lọc dầu của các công ty khác. Thực ra đã có nhiều người cố gắng mở mang kỹ nghệ dầu, nhưng rốt cuộc cũng phải bán hết cho ông Rockefeller. Nếu họ từ chối không bán cho ông thì ông sẽ bán dầu với giá hạ khiến cho đối phương của ông phải phá sản. Những món tiền mà ông dành dụm được mang sẵn bên ông dù rằng ông chấp nhận phải bán dầu lỗ. Vào cái thời kỹ nghệ Hoa Kỳ đang phát triển mạnh này thì sự cạnh tranh cắt cổ như vậy rất là thông dụng. Dù rằng việc sử dụng đèn điện đã làm giảm mức tiêu thụ dầu hỏa, nhưng ở Hoa Kỳ, kỹ nghệ dầu hỏa vẫn mở mang đều đều. Việc phát minh ra động cơ chạy bằng ét săng đã làm cho nhu cầu dầu hỏa càng trở nên quan trọng. Trong những năm gần đây, người ta lại càng sử dụng dầu hỏa để sưởi ấm trong gia đình cũng như ở trong các tòa nhà ở trong các công tư sở. Vào khoảng đầu thập niên 1970, số dầu lửa do các công ty dầu hỏa của Hoa Kỳ sản xuất lên tới 12 tỷ Mỹ kim mỗi năm.

Những gì mà các ông Hill, Carnegie và ông Rockefeller đã làm để mở mang và phát triển kỹ nghệ Hoa Kỳ chỉ là một phần trong câu chuyện về vấn đề kinh doanh và kỹ nghệ. Các nhà kinh doanh khác cũng đã khởi nghiệp từ một hoàn cảnh và địa vị rất khiêm tốn để mở mang kỹ nghệ và đạt được sự nghiệp và danh vọng không kém gì các nhà kinh doanh trên đây... Đôi khi họ sử dụng những phương pháp tàn ác và ích kỷ mà luật lể của chúng ta ngày nay không cho phép làm như vậy. Dầu sao thì chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng nhờ vào khả năng nghị lực và lòng can đảm của các nhà kinh doanh trên đây mà chúng ta mới có được một nền lỹ nghệ như ngày nay.

THẾ KỶ CỦA CHÚNG TA (THẾ KỶ XX) LÀM THAY ĐỔI NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KINH DOANH.

Trong thế kỷ thứ XX này, nền kỹ nghệ Hoa Kỳ còn đang tiếp tục mở mang. Phần lớn, việc phát triển này là do sự thay đổi nhiều torng những phương pháp kinh doanh. Chúng ta hãy nói sơ lược một vài trường hợp dưới đây.



- Con số tổ hợp (công ty) đã gia tăng.

Không phải chỉ có kỹ nghệ sản xuất thép và dầu hỏa, mà hầu hết các tổ chức vĩ đại về các ngành kỹ nghệ khác cũng đã phát triển mạnh. Sư việc phải như vậy vì rằng những công ty vĩ đại với số vốn khổng lồ có thể sản xuất hàng loạt một cách hữu hiệu để bán với giá rẻ, và còn tìm cách sản xuất những sản phẩm mới. Đôi khi những tổ chức kinh doanh vĩ đại này mua hết các công ty nhỏ. Có khi thì lại có hai hay ba công ty nhỏ liên kết lại để thành lập một công ty lớn hơn. Ngày nay cũng vậy, càng ngày càng có nhiều tổ hợp khổng lồ, không phải chỉ có sản xuất một thứ hàng hóa mà còn sản xuất nhiều thứ hàng hóa khác nữa. Mặc dù có chiều hướng tiến đến những tổ chức kinh doanh lớn hơn, nhưng có điều đáng ghi nhận rằng vào cuối thập niên 1950, 90 phần trăm các công ty kỹ nghệ sản xuất trong các ngành kỹ nghệ lớn lại chỉ sử dụng không tới một trăm công nhân.



- Công việc điều hành kinh doanh cũng đã thay đổi.

Ngày nay, một người mà thiết lập và điều khiển một tổ chức kinh doanh lớn là một chuyện bất thường. Như các bạn đã biết rằng các công ty cần phải có người mua cổ phần. Vào khoảng năm 1973, có chừng 31 triệu người Hoa Kỳ mua cổ phần của các công ty. Thí dụ như công ty điện thoại và điện tín Hoa Kỳ có tới hơn 2 triệu cổ đông viên. Những người thực sự điều hành các tổ chức kinh doanh lớn là những người quản lý được huấn luyện rất kỹ và được trả lương. Họ đem hết tâm trí và khả năng nghề nghiệp ra để cải tiến xí nghiệp và làm tăng gia lợi tức cho xí nghiệp.



- Các xí nghiệp tài trợ các công cuộc khảo cứu khoa học.

Các nhà kinh doanh và kỹ nghệ nhận thức được tầm quan trọng của khoa học torng thời đại của chúng ta ngày nay. Nhiều công ty đã tài trợ cho các trường đại học và các tổ chức khoa học để nghiên cứu khoa học. Nhiều cơ sở kỹ nghệ lớn có các phòng thí nghiệm riêng để các nhà khoa học nghiên cứu phương cách cải thiện các sản phẩm hiện hữu để chế biến những sản phẩm mới. Thí dụ như các nhà khoa học chuyên môn về khảo cứu làm việc torng một công ty sản xuất nylon, một loại hàng tổng hợp dùng để may quần áo, dù, bàn chải, dây thừng, chỉ và các sản phẩm khác. Nhờ việc phát minh ra nylon, mà nhiều hàng vải tổng hợp hữu dụng khác cũng được biến chế tại các phòng thí nghiệm ở trong các cơ sở kỹ nghệ.

Việc khảo cứu của một ngành của môn điện là điện tử cũng đã mở ra một nền kỹ nghệ mới. Vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình chỉ là những phát minh quen thuộc torng ngành điện tử. Trong những phương thức về điện tử khác như mắt thần (radar), tia X và máy tính với bộ óc điện tử có thể giải quyết được những bài toán rắc rối, phức tạo trong vài giây đồng hồ. Những vũ khí mới và các vệ tinh nhân tạo phần lớn tùy thuộc vào các phương thức điện tử. Các nhà khoa học và kỹ sư luôn luôn nghiên cứu những phương cách mới để áp dụng kiến thức về điện tử, và phát minh ra những đồ dùng mới để sử dụng kiến thức này. Vì thế mà một số lớn tổ chức kinh doanh trong ngành điện tử được thiết lập.

- Phát triển những phương pháp bán hàng mới.

Trong những năm gần đây, nhiều cơ sở bán hàng mới đã hiến cho khách hàng những dịch vụ thuận tiện hơn. Các siêu thị được thiết lập ở các khu bán thực phẩm và các sản phẩm khác trên một dãy dài, nơi mà khách hàng đi qua và có thể dễ dàng nhìn thấy những món hàng dễ lựa. Trong những thập niên 1940, 1950 người ta thấy xuất hiện những trung tâm mua bán, nơi mà người ta tập trung nhiều loại tiệm bán hàng lại như siêu thị, tiệm thuốc và tạp hóa, tiệm quần áo... Những trung tâm mu bán này thường ở vùng ngoại ô thành phố để có thể có nhiều chỗ đậu xe. Như vậy các gia đình có thể lái xe đến đó và có thể mua đủ mọi thứ hàng cùng một lúc. Các tiệm bán hạ giá và nhiều nhà hàng khác bán một vài loại hàng hóa với giá thấp hơn giá liệt kê ở trên giấy tờ. Thường thường thì họ đòi phải trả bằng tiền mặt để tránh né phải phục vụ khách hàng những gì khác ngoài việc chỉ bán những sản phẩm đồ thôi, và cũng là để loại bõ việc trả lại hàng hóa.



- Quảng cáo đã phát triển mạnh.

Cùng với những phương pháp bán hàng mới, người ta lại thấy có sự gia tăng sử dụng quảng cáo. Muốn bán được thật nhiều hàng hóa, nhà kỹ nghệ phải quảng cáo sản phẩm kỹ nghệ của ông ta với khách hàng. Năm 1900, chỉ có một số ít công ty quảng cáo sản phẩm với toàn quốc. Lúc đó có lẽ không quá 12 hay 15 công ty điều hành các công việc quảng cáo, và hầu hết việc quảng cáo được giới hạn ở trong các nhật báo và tạp chí. Ngày nay, quảng cáo tự nó là một kỹ nghệ lớn. Quảng cáo ở trên nhật báo, tạp chí, cũng như ở vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình đã đi sâu rộng vào trong quảng đại quần chúng.



CHƯƠNG XXIII

VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NGHỆ VÀ KINH DOANH ĐƯA ĐẾN

VIỆC PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI

Sống trong một quốc gia kỹ nghệ tân tiến như Hoa Kỳ thì chỉ có kỹ nghệ mới đáp ứng được nhu cầu của mọi người dân. Những nhu cầu này bao gồm cả nàh cửa, quần áo và các dịch vụ về chuyển vận như hàng không, xe buýt và xe lửa, các thứ giải trí và hàng ngàn thứ khác. Các công ty sản xuất các thứ hàng hóa để đáp ứng với nhu cầu của chúng ta hàng ngày thường thường được mang danh là kỹ nghệ. Mặt khác, các công ty lo mang các sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ cho dân chúng cần đến thường được gọi là kinh doanh. Đây là những tiệm bán sỉ, bán lẻ, nhà ngân hàng, các công ty thủy điện và hơi đốt... Như các bạn đã biết, kinh doanh và kỹ nghệ làm việc sát cánh với nhau để đáp ứng nhu cầu cho dân chúng trong thời đại tên tiến ngày nay.

Từ năm 1865, nếu không có sự mở mang mau chóng về kỹ nghệ và kinh doanh thì có lẽ không thể nào thỏa mãn được các nhu cầu của thị trấn của các bạn cũng như của tất cả các nơi khác trong toàn quốc. Người Hoa Kỳ ngày nay có mức sống cao phần lớn là nhờ ở những phát minh mới, những máy móc mới và những phương tiện sản xuất và vận chuyển mới.

Nhưng việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh đồng thời cũng làm cho dân chúng Hoa Kỳ phải đương đầu với một số vấn đề mà các bậc tiền nhân của chúng ta ngày xưa không gặp phải. Đó là vấn đề thất nghiệp và những cuộc khủng hoảng về công cuộc kinh doanh. Muốn hiểu rõ những vấn đề như vậy và những cố gắng phải thực hiện để giải quyết những vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu những vấn đề dưới đây :

1/ Trong thời đại máy móc này đã xuất hiện những vấn đề quan trọng nào ?

2/ Lao động và kinh doanh đã làm những gì để giải quyết các vấn đề của thời đại máy móc này ?

3/ Chính phủ đã cố gắng giải quyết vài vấn đề kinh doanh và kỹ nghệ như thế nào ?

PHẦN I

TRONG THỜI ĐẠI MÁY MÓC ĐÃ XUẤT HIỆN MỘT VÀI

VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG NÀO ?

Trong chương XXII, chúng ta đã thấy rằng sự phát triển kỹ nghệ và kinh doanh ở Hoa Kỳ đã mang lại nhiều tiện nghi làm cho đời sống của chúng ta ngày nay được thoại mái dễ chịu. Chương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang kế tiếp dưới đây các bạn sẽ được đọc chuyện về ông Charles Jackson, một nhà kinh doanh Hoa Kỳ vào thập niên 1890. Ông Jackson không phải là một nhân vật thật, nhưng câu chuyện về ông ta dưới đây sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ việc phát triển kỹ nghệ đã đem lại cho chúng ta nhiều lợi điểm cũng như những điểm bất lợi vậy.



- Những máy móc mới cám dỗ ông Jackson tăng gia sản xuất.

Ông Jackson là giám độc công ty sản xuất Jackson, một công ty chuyên chế tạo các đồ bằng sắt và gỗ. Ông Jackson đang ngồi ở trong văn phòng theo dõi các con số sản xuất của công ty của ông. Ông vừa đặt mua một cái máy mới. Hiện tại, xí nghiệp của ông có thể sản xuất 25 cái ghế mỗi ngày. Tuy nhiên, với một cái máy mới, mỗi ngày công ty của ông có thể sản xuất tới 100 chiếc ghế. Ông Jackson rất hài lòng vì hai lý do :

1/ Nhờ xử dụng máy mới này mà số nhân công dùng để chế tạo một cái ghế sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy ông có thể trả ít tiền nhân công hơn cho một cái ghế. Như vậy, ông hy vọng có thể kiếm được nhiều lợi hơn.

2/ Số lượng kiếm được cũng tăng thêm nhiều hơn vì rằng công ty của ông mỗi ngày có thể chế tạo số ghế nhiều hơn gấp 4 lần trước

Bây giờ ông Jackson viết thư cho các công ty mà ông mua thép và gỗ. Ông viết rằng "Tôi mua nhiều gỗ và nhiều thép hơn trước". Ông nói đúng số lượng mà ông cần mua. Khi những bức thư này đến các công ty gỗ và thép, các công ty này cũng rất lấy làm hài lòng, vì đây là cơ hội cho họ bán được nhiều hàng hơn và như vậy sẽ kiếm được nhiều lợi hơn. Công ty thép này lại đặt mau thêm quặng sắt và thêm than. Công ty này nói với các nhà khai mỏ rằng "Hãy mướn thêm thợ, đào thêm thanh và quặng sắt". Công ty gỗ lại gởi thư đi các nhàm áy cưa để mua thêm gỗ.

- Việc gia tăng sản xuất sử dụng hết tài nguyên thiên nhiên.

Giống như ông Jackson, các ông chủ, các xí nghiệp khác cũng sử dụng các máy móc mới và cố gắng sản xuất cho thật nhiều hàng hóa. Cho nên người thợ làm gỗ, người thợ khai mỏ, nếu có thể họ sẽ bán tất cả những quặng sắt và gỗ mà họ sản xuất được. Với những đoàn người nhiều hơn và những dụng cụ tốt hơn, họ sẽ khai thác cho được nhiều hơn. Người thợ mỏ sẽ tìm đào những quặng mỏ phong phú nhất và dễ đào nhất. Người thợ làm gỗ sẽ tìm nơi nào dễ đốn hết ít công mà được nhiều gỗ để khai thác. Họ phải cung cấp một số lớn quặng mỏ và gỗ cho các xí nghiệp của ông Jackson và hàng ngàn các xí nghiệp khác để có đủ nguyên liệu cho nhu cầu. Tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ đã phải gặp cảnh như vậy vào đầu thời kỳ chiến tranh Nam Bắc chấm dứt. Khắp nơi đều tràn ngập những đơn đặt mua hàng. Khắp nơi cùng hành động theo cùng tư tưởng "Phải lẹ làng mau chóng", "Cung cấp vật liệu một cách mau chóng", cho nên những người thợ mỏ hăng say đào quặng sắt mà không bao giờ tìm các mỏ khác để thay thế. Họ đào sâu tới mạch có nhiều than nhất, mà không cần quan tâm đến nhu cầu của ngày mai. Họ đốn cây bừa bãi không cần biết đến nhu cầu của con cháu mai sau. Cứ theo cách này, tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ đã bị sử dụng một cách vô cùng bừa bãi, cẩu thả. Trong những năm gần đây, đã có những ý kiến là phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nghĩa là phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khôn ngoan hơn. Dù vậy đi nữa, Hoa Kỳ cũng phải nhập cảng từ nhiều nơi trên thế giới một số lớn nguyên liệu như quặng sắt chẳng hạn.



- Ông Jackson mở mang công việc kinh doanh của ông quá xa.

Chúng ta lại quay trở lại câu chuyện của ông Jackson. Ông ta hằng mơ ước rằng sẽ có những máy móc mới mỗi ngày sản xuất được thêm nhiều ghế và làm tăng thêm số lợi tức của ông rất nhiều cho nên ông quyết định mau thêm nhiều máy móc. Ông đặt mua thêm nhiều gỗ và thép, ông mướn thêm nhân công để điều hành các máy móc mới và cũng để gia tăng năng xuất sản xuất ghế của ông. Ông không có tiền để trả các khoản tiền mua này. "Nhưng" ông suy nghĩ rằng "Điều đó phải làm thế nào ? Với giá cả quá cao và số lợi quá lớn, ta có thể vay tiền và sau này ta trả lại bằng tiền lời của ta".

Các nhà kỹ nghệ khác cũng có cùng tư tưởng như vậy . Họ mở rộng xí nghiệp, mua thêm vật liệu, mướn thêm nhân công và chế tạo thêm hàng hóa. Giống như ông Jackson, họ cũng đi vay tiền . Nhưng sau một thời gian, người chủ nợ trỡ nên lo ngại, vì rằng họ đã cho vay mất quá nhiều tiền và các nhà kỹ nghệ đã chế tạo quá nhiều hàng hóa. Thí dụ ông Smith là chủ ngân hàng bắt đầu lo ngại về việc ông Jackson đã vay của ông một số tiền nhiều hơn là xí nghiệp của ông ta có thể trả được trong nhiều năm. Ông Smith có dịp ăn trưa với một ông chủ ngân hàng khác là ông John, và thấy rằng ông John cũng lo ngại như vậy. Ông Smith tự nghĩ "Ta sẽ phải làm gì nếu ông Jackson nợ ta quá nhiều tiền mà không có đủ khách hàng để mua hàng hóa của ông ?", "Làm sao ông ta có thể trả hết tiền cho ta được?"

Ông Smith thật là lo ngại, và ông quyết định giảm bớt số tiền của nhà ngân hàng của ông đã cho vay. Ông bắt đầu tiếp xúc với các xí nghiệp mà ngân hàng của ông đã cho vay tiền. Thế là ông Jackson, người vay tiền của ông Smith phải trả nợ. Nhưng số nợ này quá lớn khiến cho ông Jackson không thể mua thêm máy móc mới được nữa, và phải mua ít thép, ít gỗ hơn, và mướn ít công nhân hơn. Ông ta phải cho công ty sản xuất thép và công ty sản xuất gỗ hay rằng đừng gửi các vật liệu theo đơn ông đã mua. Làm việc với số vật liệu ít hơn, ông phải đi torng xưởng thợ nói với các công nhân như thế này : "Anh Joe, tôi rất lấy làm buồn, nhưng sau ngày thứ bảy này, tôi không còn có việc cho anh làm nữa. Tôi sẽ kêu anh lại ngay khi có việc."



- Lo sợ lan tràn ra khắp nước.

Toàn quốc đều cảm thấy lo sợ. Ngay khi ông Jackson cắt giảm đơn đặt hàng mua thép và gỗ, thì đến lượt các công ty sản xuất thép và công ty sản xuất gỗ cũng bắt buộc cắt giảm mua các nguyên liệu. Những nhà khai thác mỏ và khai thác gỗ đều nói rằng : "Anh Jin ! Tôi lấy làm buồn", "Anh Tom ! Tôi lấy làm buồn", "Ít quặng hơn", "Ít than hơn", "Ít gỗ hơn". Và công nhân trở về nói với vợ rằng "Mary ! Tôi lấy làm buồn, ông chủ bào rằng sau ngày thứ bảy thì sẽ không còn việc làm nữa. Tốt hơn hết là đừng mua giày cho con nữa. Tốt hơn hết là hãy mua ít thực phẩm hơn ". Khắp nơi trong toàn quốc đều xảy ra những tình trạng như vậy. Người thợ đóng giày, người bán thực phẩm cùng các thương gia khác đều phải cắt giảm công việc làm. Họ bắt đầu phải đặt mua đồ ít hơn và cho những người giúp việc nghỉ làm. Nhiều xí nghiệp vỡ nợ chỉ vì không thể bán được hàng hóa. Nhiều gia đình lâm vào cảnh đói khổ vì các ông chồng, các người cha đã mất công ăn việc làm.



- Hoa Kỳ trải qua các thời kỳ thịnh vượng cũng như các thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Dòng biến cố này đã tái diễn nhiều lần torng lịch sử Hoa Kỳ. Trước hết là có một thời kỳ tin tưởng, và công việc kinh doanh phát triển; rồi đến thời kỳ lo sợ và công việc kinh doanh suy sụp. Thời kỳ trước là thời kỳ thịnh vượng. Và thời kỳ lo sợ là thời kỳ khủng khoảng. Thời kỳ trước là thời kỳ thịnh vượng. Và thời kỳ lo sợ là thời kỳ khủng khoảng. Thời kỳ mà các công việc kinh doanh sụp và có nhiều người thất nghiệp, tiếp theo là sự lo sợ được gọi là thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Các bạn đã thấy ở trong chương XVII, nói về cuộc khủng hoảng xảy ra khi ông Van Buren giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ.

Vào thời kỳ mà đa số người Hoa Kỳ là người nông dân canh tác thì những lo sợ và khủng hoảng không gây khó khăn cho nhiều người như những năm sau này. Sinh sống ở các nông trại dù cho công việc kinh doanh của đất nước có tồi tệ đi nữa thì người ta cũng có thể tự lo liệu được hầu hết những nhu cầu của họ. Tuy nhiên, khi mà công việc kinh doanh và kỹ nghệ phát triển thì lại càng có nhiều người Hoa Kỳ có công ăn việc làm ở trong các cơ sở kinh doanh và kỹ nghệ. Một công nhân của nhà máy kỹ nghệ hay của một nhà kinh doanh hoàn toàn tùy thuộc vào số tiền mà anh ta kiếm được để mua những thứ gì mà anh ta cần có. Thực ra, anh ta không chế tạo hay trồng trọt được những gì cho gia đình anh ta để ăn, mặc và sử dụng. Vậy thì thời đại máy móc nếu gặp phải thời kỳ lo sợ và khủng hoảng thì càng có nhiều người cơ cực.

Từ năm 1865 đã có nhiều cuộc khủng hoảng. Đặc biệt là có 3 cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất. Những cuộc khủng hoảng này đều xảy ra sau những năm lo sợ 1873, 1893, và 1929. Lịch sử của mọi cuộc khủng hoảng hầu như rất giống nhau. Công việc kinh doanh phát triển nhanh chóng, lương công nhân cao, giá cả cũng lên cao. Người ta đầu tư bừa bãi vung vít với hy vọng để kiếm được nhiều lời. Trong những năm trước năm 1873 và 1893, người ta cho vay tiền để thiết lập các đường xe lửa; trước năm 1929, người ta đầu tư tiền bạc để mua các cổ phần và chứng khoáng. Trong mỗi một vụ, khi cái bong bóng của thời kỳ tốt đẹp bị tan vỡ là sự lo sợ và đau khổ xẩy đến. Thời kỳ lo sợ vào năm 1929 và cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra sau đó là một cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất ở Hoa Kỳ từ trước tới giờ. Tới chừng 10 năm các cơ sở xí nghiệp vẫn không thâu hồi tiền bạc như bình thường. Rồi tới thời Đệ Nhị Thế chiến, các cơ sở xí nghiệp lại phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu quân sự. Trong thập niên 1950, một danh từ mới được dùng là "recession" để chỉ những cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn hạn và cũng là để ám chỉ về việc giảm sút các công việc kinh doanh nhưng không quá dài và cũng không quá trầm trọng.



- Ông Jackson dự định độc quyền.

Một lần nữa, chúng ta hãy quay trở lại câu chuyện của ông Jackson để hiểu rõ một vấn đề khác do các cơ sở kỹ nghệ và kinh doanh gây nên. Một hôm, ngay sau khi ông Jackson đang suy nghĩ về công việc làm ăn của ông, bỗng nhiên ông dậm chân kêu lên một cách thích thú : "Ta vừa nghĩ ra được một cách, cách này sẽ làm cho ta giàu. Tại sao trước kia ta lại không nghĩ đến nó ? Ta sẽ cố gắng kiểm soát hầu hết tất cả các cơ sở sản xuất ghế ở Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, ta sẽ cần rất nhiều tiền, vì rằng ta sẽ mua hết tất cả các xưởng sản xuất đồ đạc khác. Ta có thể bán ghế thật rẻ để cho các nhà sản xuất đồ đạc không thể nào tiếp tục chịu đựng được nữa. Nhưng khi nào ta kiểm soát được tất cả các xí nghiệp chế tạo ghế, thì mọi người muốn mua ghế phải mua của ta. Rồi khi đó sẽ không có cái ghế nào khác cho họ mua nữa, ta có thể định giá ghế theo ý ta muốn. Dân chúng sẽ buộc phải mua như vậy, chứ không có cách gì khác."



- Sau năm 1865, con số những công ty độc quyền gia tăng.

Thực ra thì cũng không có một ông Jackson tưởng tượng hay một người nào khác đã từng kiểm soát tất cả các cơ sở sản xuất ở Hoa Kỳ. Nhưng một vài hình thức kinh doanh hay kỹ nghệ thực tế đạ bị một người hay một số các công ty kiểm soát hết cả. Các bạn đã thấy rằng ông John D. Rockefeller đã thâu gồm kiểm soát hầu hết các cơ sở lọc dầu ở Hoa Kỳ. Như các bạn đã biết, muốn thao túng một sản phẩm nào là phải độc quyền thứ sản phẩm đó. Khi một nhóm các công ty có quyền lợi chung độc quyền một sản phẩm nào đó thì nhóm công ty này gọi là Trust (doanh nghiệp đồng minh). Từ năm 1865, những Trust thế lực đôi khi nắm độc quyền về các thứ như thép, thuốc lá, đường, thịt bò và nhiều sản phẩm khác.



- Những ưu khuyết điểm của các công ty độc quyền.

Nói chung thì các Trust hay các công ty độc quyền là những tổ chức khổng lồ. Những tổ chức kinh doanh lớn như vậy có những điểm lợi như sau :

1/ Họ có thể mua được rất nhiều nguyên liệu.

2/ Họ có thể chi phí cho các nhà khoa học để tìm ra các sản phẩm mới, và mướn các chuyên viên để điều hành các cơ sở xí nghiệm một cách hữu hiệu hơn.

3/ Họ có thể đủ khả năng mua các loại máy móc đắt tiền.

4/ Họ có thể tìm ra các cách sử dụng được những vật liệu đã bị phế bỏ.

Những lợi điểm, này có thể giúp cho biệc làm gia tăng số sản phẩm với gái rẻ hơn để bán cho quần chúng.

Mặt khác, các công ty độc quyền cũng có những vấn đề trầm trọng :

1/ Có những cám dỗ các công ty độc quyền bán giá cao để kiếm lời cho nhiều. Một khi đã xảy ra như vậy thì dân chúng không thể mua được hàng với giá rẻ.

2/ Công ty độc quyền đồng thời cũng gây khó khăn cho các cơ sở kinh doanh nhỏ, và các công ty nhỏ không thể nào cạnh tranh được với các công ty độc quyền lớn này.

3/ Nếu các công ty độc quyền kiểm soát tất cả các cơ sở của một ngành nào thì nhiều tư tưởng mới không thể phát sinh nảy nở được. Như vậy sẽ không có phương pháp mới và cũng không có sản phẩm mới xuất hiện ở thị trường.

Trong phần cuối của chương này, các bạn sẽ thấy chính quyền sẽ hành động như thế nào để ngăn chặn những sự độc quyền tai hại như vậy.



PHẦN II

LAO ĐỘNG VÀ KINH DOANH ĐÃ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ

ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỦA THỜI ĐẠI MÁY MÓC ?

Cho tới đây, chúng ta đã bàn về ba vấn đề do việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh gây nên.

1/ Tài nguyên thiên nhiên bị sử dụng một cách phung phí.

2/ Đất nước đã phải trải qua những thời kỳ thịnh vượng và những thời kỳ khủng hoảng.

3/ Một số vấn đề các cơ sở kinh doanh còn cố gắng thiết lập các công ty độc quyền.

Ba vấn đề trên đây đã ảnh hưởng đến mọi người dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, còn những vấn đề khác ảnh hưởng trực tiếp đến anh em công nhân kỹ nghệ.

ANH EM CÔNG NHÂN ĐÒAN KẾT ĐỂ CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ SINH SỐNG

Các bạn đã thấy rằng việc sử dụng máy móc và việc phát triển kỹ nghệ đã làm thay đổi điều kiện sinh sống và việc làm của phần lớn anh em công nhân như thế nào. Điều khiển một chiếc máy thường thường có nghĩa là làm đi làm lại nhiều lần một công việc đó. Công việc này không còn trở nên thích thú như công việc chân tay, cái công việc mà người công nhân phải làm nhiều phần việc khác nhau. Hơn nữa, nếu chỉ thực hiện có một hay hai động tác hay phần việc của một chiếc máy thì không cần phải khéo léo bằng những công việc khác làm bằng tay chân. Hậu quả là người công nhân sẽ dễ dàng bị thay thế, và như vậy công việc của học ít được bảo đảm. Việc sử dụng máy móc đồng thời cũng có ảnh hưởng đến đồng lương của anh em công nhân. Muốn hiểu rõ hơn, một lần nữa chúng ta hãy quay trở lại xí nghiệp của ông Jackson trong thời thập niên 1890.




tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương