* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


- Cuộc cách mạng kỹ nghệ hướng vào việc sản xuất nhanh



tải về 1.69 Mb.
trang3/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

- Cuộc cách mạng kỹ nghệ hướng vào việc sản xuất nhanh.

Khi cuộc nội chiến chấm dứt thì nền kỹ nghệ Hoa Kỳ còn bị Anh quốc bỏ xa rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ 35 năm sau, Hoa Kỳ không những đuổi kịp Anh quốc, mà hàng hóa Hoa Kỳ còn vượt hẳn hàng hóa Anh nữa. Tới khoảng thập niên 1920 thì Hoa Kỳ đã trở thành một quốc gia kỹ nghệ vào bậc nhất trên thế giới.

Kỹ nghệ Hoa Kỳ không còn bị giới hạn trong miền Đông Bắc nữa. Nhiều nhà máy kỹ nghệ được thiết lập ở miền Nam và miền Tây; nơi nào đã có đường xe lửa là ở đó kỹ nghệ được mở mang một cách mau chóng. Vì rằng sau năm 1900, việc sử dụng máy móc đã gia tăng hết sức mạnh mẽ cho nên người ta thường gọi thời kỳ này là thời đại máy móc. Chỉ cần nhìn chung quanh, bạn sẽ thấy biết bao nhiêu vật dụng do các nhà máy ở Hoa Kỳ sản xuất. Máy móc đã làm cho đời sống trong gia đình được thoải mái , làm cho việc di chuyển được mau chóng dễ dàng, và tránh cho chúng ta khỏi phải làm những công việc nặng nề cực nhọc.

Làm thế nào mà Hoa Kỳ đã trở thành một đại cường kỹ nghệ như vậy ? Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Chúng ta hãy tìm hiểu dưới đây :



- Hoa Kỳ có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Khi mới đặt chân lên Bắc Mỹ này, các vị tiền bối của chúng ta thấy rằng lục địa mênh mông rộng lớn này là một lục địa chưa được mở mang. Giá trị lớn lao của cái lục địa vĩ đại này là những vùng đất bao la màu mỡ rất thích hợp cho việc canh tác trồng trọt. Tuy nhiên, khi mà kỹ nghệ trở nên quan trọng thì Hoa Kỳ lại là một kho tàng nguyên liệc cần thiết cho kỹ nghệ. Thí dụ như về các loại khoáng sản thì Hoa Kỳ là một quốc gia có nhiều may mắn hơn nhiều quốc gia khác. Trong lòng đất xứ sở này là một kho tàng than đá. Người ta ước lượng rằng diện tích các mỏ than Hoa Kỳ rộng tới 500 ngàn dặm vuông, gần bằng nửa tổng số than đá trên thế giới. Hầu hết những mỏ than này nằm trong vùng núi Appalaches thuộc tiểu bang Pennsylvania, và các tiểu bang trong vùng thung lũng sông Mississippi. Than đá vốn là nhiên liệu vô cùng quan trọng torng kỹ nghệ luyện thép và luyện sắt và để chạy máy trong các nhà máy kỹ nghệ khác, cũng như torng việc sản xuất điện lực. Triền miên torng bao nhiêu thế kỷ than đá đã từng được để sưởi ấm ở trong các gia đình cũng như ở trong các tòa nàh công và tư sở.

Đồng thời, Hoa Kỳ cũng có nhiều quặng sắt, nhờ đó mà chế tạo ra thép. Rải rác nhiều nơi trong đất nước đều có quặng sắt, nhưng phần lớn loại quặng sắt này nằm ở phái Tây Thượng Hồ (Lake Superior). Hoa Kỳ cũng có rất nhiều mỏ đồng, chì và mỏ bâu xít (người ta lấy nhôm từ bâu xít ra). Thực ra, Hoa Kỳ chỉ thiếu một vài khoáng sản cần thiết như Manganese (dùng để làm sắt cho cứng hơn), thiếu thiếc, nickel và plantium. Khi dầu hỏa trở nên quan trọng trong kỹ nghệ thì Hoa Kỳ cũng lại là một quốc gia có nhiều mỏ dầu nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vì những tài nguyên này đã được khai thác qúa nhiều cho nên ngày nay Hoa Kỳ phải mua của các quốc gia khác một khối lượng vô cùng lớn các lại nguyên liệu này để thỏa mãn cho nhu cầu đất nước.

Không phải tất cả tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ đều nằm trong lòng đất. Những khu rừng cây rộng lớn là những nguồn cung cấp gỗ cho kỹ nghệ. Điều không may là việc đốn cây bừa bãi đã thiêu hủy mất đi phần lớn tài nguyên gỗ rừng. Tuy nhiên, rừng gỗ vẫn còn rất nhiều, và ngày này các công ty khai thác lâm sảnh đã bắt đầu trồng những cây mới để thay thế cho những cây đã bị đốn. Chúng ta biết rằng đất đai màu mỡ đã giúp cho việc sản xuất nông phẩm cần thiết để nuôi sống dân chúng.

Ngày nay, ngoài những tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm được chế tạo trực tiếp từ các tài nguyên thiên nhiên này ra, lại có những sản phẩm hóa học tổng hợp và những sản phẩm bằng plastic được chế tạo ở torng các nhà thí nghiệm háo học và các nhà máy kỹ nghệ. Sợi hóa học tổng hợp như nylon, orlon và dacron được sử dụng rất nhiều vì những loại hàng này có rất nhiều tiện lợi . Thuốc nhuộm, đá quý, chất cao su xốp và da hóa học đều làn hững sản phẩm tổng hợp. Chất plastic nguyên gốc lấy từ than đá, đá vôi, dầu hỏa, nước và không khí. Nhưng trước hết những vật liệu trên đây được các nhà máy chế tạo thành "nguyên liệu trung gian" rồi sau đó người ta mới chế tạo ra nhiều thứ hàng háo khác để sử dụng trong đời sống hàng ngày. Đó là những phim ảnh, keo để gắn các loại gỗ, chất cách điện, áo mưa, ổng dẫn nước, đĩa hát, và các loại chai, hộp cùng các vật liệu để nhồi nệm giường, nệm ghế.

- Hoa Kỳ có rất nhiều công nhân.

Hoa Kỳ cũng là một quốc gia may mắn có nhiều nhân công chuyên môn cung ứng cho các nhà máy kỹ nghệ. Từ năm 1860, dân số Hoa Kỳ đã tăng từ 31 triệu đến hơn 200 triệu. Phần lớn sự gia tăng dân số này là do số lớn người di cư từ Châu Âu tới.

Hầu hết những người Hoa Kỳ tương lai này không được giàu có. Họ tới đất nước này để khởi lập cuộc đời mới. Đa số họ đi tìm những khu đất phì nhiêu để trồng trọt, nhưng cũng có nhiều người đến các thành phố ở miền Đông và miền Trung Tây định cư lập nghiệp. Họ chấp nhận làm cả những công việc nặng nhọc. Nguồn nhân lực này đã đáp ứng được nhu cầu công nhân ở trong các công trường khai thác quặng mỏ cũng như ở trong các nhà máy kỹ nghệ để biến chế các nguyên liệu thành những hàng hóa kỹ nghệ.

- Vốn của người ngoại quốc đã giúp cho Hoa Kỳ phát triển kỹ nghệ.

Tuy nhiên những nguyên liệu và những nhân công này cũng không đủ để mở mang nền kỹ nghệ khổng lồ của Hoa Kỳ. Việc thiết lập các nhà máy kỹ nghệ rất tốn kém. Năm 1865 có rất ít người Hoa Kỳ có đủ tiền để đầu tư vào các cơ sở kỹ nghệ. Nhưng may mắn là lúc đó lại có nhiều người Âu Châu giàu có sẵn sàng đầu tư vào kỹ nghệ Hoa Kỳ với hy vọng là sẽ thu về được nhiều lời. Vào khỏang năm 1910, có tới hơn 6 tỷ Mỹ kim vốn ngoại vốn ngoại quốc mà đa số là của người Anh đã được đầu tư vào các cơ sở kỹ nghệ cũng như các công trường khai thác quặng mỏ và xí nghiệp kinh doanh khác của Hoa Kỳ. Những khoảng tiền đầu tư lớn lao này đã đóng góp rất nhiều vào công cuộc phát triển kỹ nghệ Hoa Kỳ. Từ đầu thế kỷ thứ 20, vốn ngoại quốc càng ngày càng trở nên ít quan trọng trong nền kỹ nghệ Hoa Kỳ.



- Tinh thần sáng tạo cũng góp phần vào việc phát triển kỹ nghệ Hoa Kỳ.

Người Hoa Kỳ đã luôn luôn tỏ ra có tài phát minh. Trong một chương trước chúng ta đã thấy rằng việc phát minh ra máy cán bông của ông Eli Whitney đã tạo nên việc phát triển mạnh mẽ trong ngành bông vải. Tương tự như vậy, việc phát minh ra máy khâu của ông Elias Howe đã đã mở đường cho việc phát triển kỹ nghệ may mặc. Sau năm 1865, những phát minh của người Hoa Kỳ còn giữ vai trò quan trọng hơn trong việc tạo nên Hoa Kỳ trở thành một quốc gia kỹ nghệ vào bậc nhất. Do những phát minh này mà các nhà máy kỹ nghệ sẵn có được mở rộng, và người ta còn thiết lập thêm nhiều cơ sở kỹ nghệ mới nữa.



- Nhà phát minh Thomas A. Edison.

Không ai có thể tưởng tượng được tinh thần sáng tạo nào của người Hoa Kỳ hơn được tinh thần sáng tạo của ông Thomas Alva Edison. Ông Edison chào đời vào năm 1847 trong một gia đình trung lưu ở Ohio. Ngay từ khi còn trẻ ông đã có một tâm hồn sắc bén, hiếu động và chú tâm vào khoa học. Thuở nhỏ ông đi bán báo trên xe lửa và đã thành công một cách mau chóng cho nên chẳng bao lâu ông lại điều khiển một số trẻ em khác làm việc cho ông. Phần lớn những thời giờ nah2n rỗi ông đọc báo ở torng thư viện và cặm cụi trong phòng thí nghiệm riêng ở ngay tại nhà.

Khi còn là một thanh niên trẻ, ông Edison đã làm rất nhiều công việc nhưng vẫn luôn luôn chú ý đến khoa học, đặc biệt nhất là khoa học về điện. Năm 1868, ông nhận lãnh được bằng sáng chế đầu tiên của ông. Từ đó cho đến khi ông từ giã cõi đời vào năm 1931, tinh thần hoạt động và nghị lực ghê gớm của ông đã tìm ra không biết bao nhiêu là phát minh. Thiên tài của ông là sở trường về việc chuyển biến các lý thuyết khao học sang phạm vi ứng dụng hơn là khám phá ra những nguyên lý mới về khoa học. Ông đã đoạt được 1200 bằng phát minh, và phòng thí nghiệm của ông tại Menli Park, thuộc tiểu bang New Jersey quả thực là một kho tàng ảo thuật.

Có lẽ món quà vĩ đại nhất của i6ng Edison để lại cho loài người là việc phát minh ra đèn điện. Bóng đèn điện đầu tiên mà ông phát minh ra vào năm 1879 chỉ có một tia sáng yếu ớt, nhưng qua nhiều lần được cải thiện nên kết quả đã trở thành ánh đèn kì diệu như chúng ta dùng ngày nay. Dù là phát minh hay cải tiến đi nữa thì tên tuổi của ông Edison cũng đã gắn liền với máy hát, máy điện tín tự động, may điện báo, máy phát điện, trạm phát điện, xe điện, cinema và microphone.

Với những tài nguyên thiên nhiên phong phú, với hệ thống tư hữu cùng với kỹ năng và sự cần cù làm việc cũng như tinh thần sáng tạo của người Hoa Kỳ, tất cả đã giúp cho Hoa Kỳ trở thành một quốc gia kỹ nghệ vĩ đại. Tuy nhiên, những phương pháp sản xuất mới và những tổ chức doanh thương mới cũng là những yếu tốt không kém phần quan trọng.



PHẦN II

VIỆC SẢN XUẤT HÀNG LOẠT VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC TỔ HỢP

ĐÃ TRỢ GIÚP CHO NỀN KỸ NGHỆ HOA KỲ NHƯ THẾ NÀO ?

- Phương pháp sản xuất mới đưa đến việc sản xuất hàng loạt hàng hóa.

Nếu không khám phá ra phương cách sản xuất hàng loạt hàng hóa để bán với giá hạ, giá rẻ thì có lẽ Hoa Kỳ đã chẵng bao giờ trở thành quốc gia kỹ nghệ vĩ đại như ngày nay. Sở dĩ được như vậy vì Hoa Kỳ đã phát minh ra một hệ thống mới gọi là sản xuất hàng loạt. Muốn sản xuất hàng loạt thì phải làm như thế nào ?

1/ Phân công : Trước thời cách mạng kỹ nghệ thì thường thường tất cả mọi công việc biến chế từ nguyên liệu cho đến khi món đồ được hoàn thành đều do một mình người thợ chuyên nghiệp làm. Thí dụ như người thợ đóng giày chẳng hạn, chính anh ta phải làm tất cả mọi công việc cần thiết cho đến khi hoàn thành đôi giày. Nhưng khi người ta sử dụng máy móc thì có sự thay đổi. Công việc sản xuất một món hàng được phân chia cho nhiều người làm. Mỗi công nhân sẽ chỉ giới hạn làm một hay hai công việc. Thí dụ như người bấm lỗ giày thì chỉ làm lại việc bấm lỗ hàng mấy trăm lần trong một ngày. Người thợ hàn thì chỉ có việc hàn hai đầu mối của hai miếng kim loại vào với nhau , chứ không phải làm việc gì khác hơn. Việc phân công này đã làm cho việc sản xuất được mau chóng và cũng là làm cho giá bán được rẻ hơn, vì rằng mỗi một người công nhân rất dễ dàng và mau chóng trở thành khéo léo trong việc chuyên môn của anh ta.

2/ Định chuẩn hóa các bộ phận : Việc sử dụng hàng định chuẩn đồng thời cũng giúp cho việc đẩy mạnh sản xuất. Ông Eli Whitney đã góp rất nhiều công vào việc này. Sau khi phát minh ra máy cán bông, ông bắt đầu chú ý đến việc chế tạo súng ống. Ông quyết định sử dụng những kiểu mẫu hay những phần có thể that đổi được ở trong những khẩu súng do ông chế tạo. Nói cách khác, tất cả các cò súng, nòng súng và các bộ phận khác của một khẩu súng được chế tạo cho một kiểu súng nào thì sẽ được đúc theo đúng một kích thước và cùng một hình dạng. Ông Whitney cho rằng nếu tất cả các bộ phận chế tạo theo kiểu này thỉ súng có thể được ráp mau hơn và hữu hiệu hơn. Và nếu có một bộ phận nào đó bị hư hại thì lấy ngay bộ phận đó giống như vậy để thay thế vào. Như thế thì việc sửa chữa các khẩu súng hư sẽ trở nên rất dễ dàng. Đến đầu thế kỷ thứ XX, ông Henry Ford phát triển tư tưởng định chuẩn hóa các bộ phận trong kỹ nghệ xe hơi.

3/ Sắp hàng làm việc : Quan trọng nhất trong công cuộc phát triển việc sản xuất hàng loạt là việc áp dụng xếp hàng làm việc vào đầu thế kỷ XX. Ông Henry Ford là người đầu tiên áp dụng cái phương cách quan trọng này vào công việc chế tạo xe hơi. Việc xếp hàng làm việc là tổng hợp trên toàn diện việc sử dụng các bộ phận được định chuẩn và giới hạn mỗi công nhân chỉ phụ trách nỗi một việc thôi. Chẳng hạn như trong một xưởng chế tạo xe hơi, một dãy dài chuyển động từ từ bên cạnh đó có những công nhân đứng rải rác ở các vị trí đã được ấn định. Động cơ được ráp từng bộ phận một, khung xe được ráp thêm vào, rồi những bộ phận khác được ráp theo sau đó. Khi chiếc xe đang ráp này được nằm ở trên dây chuyển động chạy tới cuối hàng thì tất cả động cơ, khung xe, bánh xe và những gì khác cũng đã được làm xong. Mọi người thợ chỉ phải làm có một việc nào đó khi chiếc xe hơi di chuyển qua người thợ này. Áp dụng phương pháp này, thời gian cần thiết để chế tạo một chiếc xe hơi được rút giảm đi rất nhiều.

- Phương pháp sản xuất hàng loạt được mở rộng.

Sự phân công, việc tiêu chuẩn hóa các bộ phận và việc xếp hàng làm việc, tất cả đã đóng góp phần lớn vào việc sản xuất hàng loạt. Qua phương pháp sản xuất hàng loạt, công nhân hãng Ford có thể sản xuất mỗi ngày hàng mấy ngàn chiếc xe hơi, và nhờ đó giá xe hơi được giảm hạ đi rất nhiều. Những phương pháp này của ông Ford không những được áp dụng trong ngành sản xuất xe hơi, mà còn được áp dụng sang nhiều ngành khác nữa.

Trong những năm gần đây lại có thêm một sự tiến bộ nữa trong phương pháp làm việc ở các nàh máy kỹ nghệ. Những phương pháp này gọi là máy tự động đã làm cho việc tiến bộ lại càng thêm tiến xa hơn nữa. Trong phương pháp tự động này, các máy móc sản xuất đã được điều hành và kiểm soát bằng một loại máy móc khác chứ không cần do công nhân phụ trách nữa. Đồng thời việc sử dụng máy tự động còn có thể dùng một hệ thống mang sẵn món đồ từ một máy này đến một máy khác cho đến khi món đồ này được hoàn toàn chế tạo xong. Những loại máy móc tự động khác với tốc độ cao hơn gọi là Computer (máy tính) đang làm đảo lộn các phương thức kinh doanh và sưu tầm. Những máy móc này có thể làm công việc giữ hồ sơ, tính sổ lương nhanh hơn cả một nhóm người làm việc rất nhiều. Máy móc cũng có thể dịch một tờ báo từ Nga ngữ sang Anh ngữ. Dù rằng máy móc tự động có khuynh hướng cắt giảm một số công việc của những công nhân bán chuyên môn, nhưng nó cũng tạo ra một nhu cầu khác là các công nhân phải được huấn luyện công phu để có thể bảo trì và sửa chữa các loại máy móc này.


  • KỸ NGHỆ HOA KỲ TẠO NÊN VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHO HÀNG HÓA.

Chúng ta thấy rằng những phương pháp sản xuất mới đã làm cho năng suất sản xuất của các nhà máy kỹ nghệ Hoa Kỳ gia tăng ghê gớm. Đồng thời các nhà kinh doanh cũng bắt đầu đi tìm thị trường mới để tiêu thụ hàng hóa cũng như những phương pháp mới để bán hàng hóa.

- Tìm được những thị trường mới.

Khi mà dân số Hoa Kỳ gia tăng nhảy vọt thì lại càng có nhiều người sốt sắng mua hàng hóa. Và vì những phương pháp sản xuất hàng loạt đã giúp cho người ta sản xuất được rất nhiều hàng hóa với giá hạ hơn, cho nên dân chúng có thể mua được nhiều hơn. Đồng thời, hình thức chuyển vận mới hơn cũng mở đường đến những thị trường mới. Việc mở mang các đường hỏa xa ở trong nước đã giúp cho các hà kinh doanh dễ dàng bán được hàng hóa ở khắp mọi nơi trong đất nước, chứ không còn giới hạn trong các khu vực ở gần các cơ sở kỹ nghệ. Tàu thuyền chạy bằng hơi nước có thể đem các hàng hóa do Hoa Kỳ chế tạo đến các nơi, các phần đất nước khác ở trên thế giới, đặc biệt nhất là ở Âu Châu.



- Phát triển phương pháp bán hàng hóa.

Trước khi mở mang các đại xí nghiệp, khắp trong nước đã có những cửa hàng nhỏ mà dân chúng có thể đến đó mua vài thứ đồ dùng cần thiết. Nhưng tới thời kỳ sau cuộc nội chiến, các thương gia đã tìm ra được phương pháp mới hữu hiệu hơn để bán hàng hóa. Họ cũng bắt đầu nhận ra rằng sức mạnh của quảng cáo làm cho khách hàng muốn mua thêm hàng hóa của họ. Đồng thời họ cũng mở mang nhiều loại cửa hàng mới để bán hàng hóa.

1/ Cửa hàng đặc biệt : Cửa hàng ngày xưa bán đủ mọi thứ quần áo, thực phẩm cũng như các vật dụng khác. Bây giờ người ta bắt đầu thiết lập các cửa hàng chỉ chuyên bán một loại là quần áo hoặc là thực phẩm. Các cửa hàng này có thể bán một số lượng rất lớn nhưng chỉ có một thứ loại hàng hóa mà thôi.

2/ Ở trong các thành phố lớn có sự phát triển nhưng gian hàng lớn bán đủ mọi thứ hàng. Trong gian hàng này, có nhiều khu bán, mỗi khu bán từng loại hàng và khách hàng có thể mua được hầu hết những loại hàng họ cần. Nhờ sự điều hành cẩn thận và việc mua một số lớn hàng hóa nên các gian hàng lớn có thể giảm giá hàng và như vậy có thể lôi cuốn được rất nhiều khách hàng. Ông John Wanamaker là một trong những người tiên phong thiết lập được gian hàng như vậy ở Philadelphia vào năm 1875, và ông Marshall Field cũng là người đã tạo dựng được gian hàng nổi tiếng của ông ở Chicago vào năm 1881.

3/ Công ty tổ hợp nhiều gian hàng lớn cũng bắt đầu phát triển vào cuối thế kỷ thứ XIX. Những gian hàng lớn này ở rải rác trong nhiều thị trấn và nhiều thành phố cùng thuộc quyền điều khiển của một ban quản trị. Những gian hàng này giống hệt như những gian hàng lớn có thể bán hàng với giá hạ vì rằng các công ty này có thể mua rất nhiều hàng hóa, và họ có một ban quản trị rất giỏi. Đi tiền phong trong tổ chức bán hàng theo kiểu này là đại công ty trà Thái Bình Dương và Đại Tây Dương (The Great Atlantic and Pacific Tea Company) (1859) và công ty F.W. Woolworth (1879).

4/ Còn một hình thức bán hàng hàng loạt có thể bán giá hạ cho dân chúng ở các làng quê hay ở các nông trại. Đây là loại nhà hàng bán theo đơn gửi mua. Những công ty như công ty Montgomery Ward (1872) và công ty Sears Roebuck (1884) gửi đi những cuốn sách trong đó có liệt kê những món hàng kèm theo hình và những lời chỉ dẫn cho khách hàng biết cách mua bằng cách viết thư. Ở các nông trại trong khắp đất nước, khi người chạy thư tới mang theo những cuốn sách liệt kê các món hàng đến là những biến cố vô cùng thích thú vào lúc bấy giờ. Ngày nay vẫn còn hàng ngàn gia đình Hoa Kỳ đặt mua hàng theo sách liệt kê các món hàng.

MỘT HÌNH THỨC KINH DOANH MỚI TRỢ GIÚP VIỆC PHÁT TRIỂN

Lúc đầu công việc kinh doanh ở Hoa Kỳ thật là dễ dàng điều khiển. Không cần phải có nhiều tiền hay các đồ trang bị để khởi lập một cơ sở kinh doanh, người ta chỉ cần mướn một số ít nhân công giúp việc thôi. Chỉ cần một người hay một nhóm người hùn hạp làm chủ và điều khiển một cơ sở kinh doanh như vậy. Khi mà càng ngày càng có nhiều hàng hóa kỹ nghệ đem ra thị trường bán thì những hình thức tư hữu cơ sở kinh doanh như vậy càng trở nên không được thỏa mãn. Muốn khởi lập một hệ thống thiết lộ hay một cơ sở xí nghiệp với những máy móc đắt tiền thì cần phải có thật nhiều tiền. Một người không thể nào có đủ khả năng để khởi lập một cơ sở kinh doanh như vậy, và cũng không thể nào đảm trách được công việc điều hành. Dần dần xuất hiện một loại tổ chức mới gọi là công ty hay tổ hợp.

Một công ty có nhiều người cùng làm chủ. Những người cùng làm chủ này đóng góp tiền bạc để khởi lấp xí nghiệp và cũng đảm trách việc điều hành. Khi có một công ty được thành lập thì người ta chia số vốn ra thành nhiều phần để bán, mỗi phần gọi là một cổ phần hay cổ đông. Những người mua cổ phần này gọi là cổ đông viên. Các cổ đông viên thật sự là chủ nhân của công ty. Những ông chủ này thường tuyển chọn một ban quản trị để điều hành các công việc của công ty. Các cổ đông viên cũng có quyền bỏ phiếu để giải quyết những vấn đề quan trọng. Nếu công ty thất bại thì các cổ đông viên chỉ mất một số tiền mà họ đầu tư vào đó thôi. Nếu công ty thành công thì các cổ đông viên sẽ nhận được một phần tiền lời gọi là tiền lời cổ phần.

Tổ chức một cơ sở kinh doanh lớn như một công ty thì có nhiều điểm lợi. Nhờ bán được nhiều cổ phần nên người ta có thể thâu nhập được số tiền rất lớn để có thể thiết lập được các nhà máy kỹ nghệ vĩ đại. Đồng thời các cổ đông viên cũng được tự do tùy ý bất cứ lúc nào cũng có thể đem bán lại phần vốn hùn của mình cho người khác. Như vậy, công việc làm ăn của công ty có thể tiếp tục kéo dài từ năm này qua năm khác khác, trong khi đó nếu chỉ có một người làm chủ thì xí nghiệp rất có thể bị ngưng trệ hay bị xáo trộn nếu chẳng may người làm chủ đó từ trần.

Sau năm 1865, tại Hoa Kỳ con số công ty gia tăng rất nhanh. Vì có thể mua được số lượng nguyên liệu khổng lồ với giá rẻ, và điều hành một cách hữu hiệu nên các công ty này có thể phát triển rất mau chóng. Sự phát triển này được tiến triển mạnh mẽ là nhờ công ty có thể mua được số lượng khổng lồ nguyên liệu rẻ hơn và có thể điều hành một cách hữu hiệu hơn.

PHẦN III

VIỆC CẢI THIỆN NGÀNH GIAO THÔNG VÀ

CHUYỂN VẬN ĐÃ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG HOA KỲ NHƯ THẾ NÀO ?

Những người Hoa Kỳ ở vào thời kỳ trước đây chừng 100 năm, nếu có thể nào thấy được những phương tiện giao thông di chuyển của ngày nay thì có lẽ họ đã phải ngạc nhiên đến giật mình. Họ hẳn phải sững sờ ngơ ngẩn ngắm nhìn những xa lộ với vô số đường chạy đầy những xe hơi xùng những xe chở hàng, và những phản lực cơ sáng loáng vút bay băng qua các đại dương tiến vào các lục đại Phi Châu, Châu Âu và Châu Á. Thực ra sự kiện phi thường kỳ lạ mà ngày nay chúng ta cho là thường tình tự nhiên thì đó cũng chỉ được phát triển torng vòng 50 năm mà thôi. Chẳng hạn như phim ảnh và phim màu mới có trong thập niên 1920, và vô tuyến truyền hình mới được thông dụng từ năm 1945. Hầu hết dân chúng đã được những tiến bộ này cũng là nhờ ở sự phát triển kỹ nghệ một cách quá mau chóng.

NGÀNH TRUYỀN TIN GIÚP CHO VIỆC NỐI LIỀN CHÂU MỸ VỚI CÁC NƠI TRÊN THẾ GIỚI

- Các ngành điện tín làm cho thế giới trở nên nhỏ hẹp hơn.

Như chúng ta đã biết ở chương XIV là điện tín đã được sử dụng từ thập niên 1840. Từ đó các đường điện tín gia tăng rất mau chóng, và nhờ có những phát minh mới mà người ta có thể gửi được nhiều điện tín cùng một lúc trên cùng một đường dây. Sau đó người ta lại cho rằng có thể sử dụng các đường điện tín để nối liền Hoa Kỳ với các nước khác trên thế giới.

Một người Hoa Kỳ tên là Cyrus Field nghiên cứu một kế hoạch đặt mộ đường dây băng qua lòng đại dương. Đường dây này gọi là cable, là một cuộn dây do hai chiếc tàu, mỗi chiếc tàu đều khởi sự giăng một đầu dây từ giữa Đại Tây Dương, một tiến vào quần đảo Anh quốc, và một tiến về Hoa Kỳ. Lúc đầu, ông Field bị thất vọng nhiều lần vì đường dây nặng nề này cứ bị đứt hoài. Có một lần ông đã hoàn thành được việc đặt đường dây xuyên qua Đại Tây Dương, nhưng sau một tháng sử dụng, đường dây này cũng bị đứt. Cuối cùng, vào năm 1866, sau bao nhiêu lần cố gắng, người ta hoàn thành được đường dây nối liền Châu Mỹ với Châu Âu. Người ta không còn phải sử dụng tàu thuyền để gửi những thư từ quan trọng nữa, mà trái lại những bức thư quan trọng có thể gởi đi trong vòng vài phút là có thể đến tay người nhận ở cách xa hàng nhiều ngàn dặm đường biển.

Cũng vào thời kỳ đó, người ta lại đặt thêm nhiều đường dây khác băng qua Đại Tây Dương nối liền Hoa Kỳ với các phần đất khác ở trên địa cầu. Các nhà báo, các nhà kinh doanh và các viên chức của nhà nước thường hay dùng các đường dây điện tín để gửi các thư từ điện tín của họ.



- Người ta có thể truyền tiếng nói của loài người qua các đường dây.

Ngay sau khi cuộc nội chiến vừa chấm dứt, có một thanh niên người Tô Cách Lan tên là Alexander Graham Bell tới Hoa Kỳ dạy những người câm và điếc. Ông Bell chú tâm nghiên cứu việc truyền tiếng nói của loài người qua các đường dây điện. Ông cặm cụi nghiên cứu công trình này trong nhiều năm. Một hôm, người phụ tá của ông Bell nghe được tiếng nói của ông qua một đường dây từ một văn phòng ở trên gác : "Tôi yêu cầu ông lại đây". Đây là lần đầu tiên tiếng nói của loài người được truyền qua một đường dây.

Trong một cuộc triển lãm ở Philadelphia vào năm 1876, ông Bell trình bày chiếc điện thoại của ông với hình chóp trông thật kỳ lạ. Hầu hết những người đến xem cuộc triển lãm này đều coi công trình phát minh của ông là một đồ chơi thích thú. Tuy nhiên, ông Bell đã quyết định biến chế nó thành một chiếc máy hữu dụng. Ngay sau đó, ông Bell và người phụ tá của ông có thế nói chuyện với nhau qua một đường dây dài chừng hai dặm từ Boston đến Cambridge thuộc tiểu bang Massachusetts. Hai năm sau, tức vào năm 1878, lần đầu tiên người ta thật sự sử dụng điện thoại ở Hoa Kỳ, đó là ở New Haven, Connecticut. Giấc mơ của ông Bell đã được biến thành sự thật. Ông đã thực hiện được một chiếc máy thực dụng để truyền tiếng nói của loài người. Những chiếc máy điện thoại lúc ban đầu chỉ là những chiếc máy tầm thường nếu đem so sánh với những chiếc máy điện thoại của ngày nay. Đó cũng chính là những điểm mà một văn sĩ viết về những khó khăn trong việc nói chuyện bằng điện thoại torng cái thuở ban đầu :

"Trước hết, bạn phải ghé mồm vào một vật hình ống khói để nói, rồi để ống đó sát vào tai để nghe. Muốn cho người đối thoại có thể nghe được, bạn phải la lớn giống như vị thuyền trưởng của chiếc tàu Gloucester gặp khi trời bão lớn. Không phải có tiếng nói của người sử dụng điện thoại truyền qua đường dây, mà hình như có hàng triệu âm thanh ghê gớm khác nữa cũng truyền qua đường dây. Nào là những tiếng than van rên rỉ những tiếng gào, thét, tiếng thì thầm, và đủ loại tiếng động ồn ào che lấp cả tiếng nói.

Muốn gọi người đối thoại, không phải là bạn chỉ cần nhấc ống nghe lên như ngày nay, mà bạn phải dùng bút chì hay một vật gì khác gõ nhẹ vào cái màn chắn của ống nói. Cũng không có điện thoại riêng biệt. Việc nói chuyện trước hết là phải qua đường dây điện. Cảnh tượng ở tổng đài lúc đầu nhắc nhở chúng ta nhớ đến những người ở trong nhà thương điên, cái thời không còn có những cô gái nói lễ phép, nói nhỏ nhẹ ở nơi đây. Mà thật ra có những thanh niên đổ xô vào đây rối rít cặm cụi cắm các đầu dây vào các lỗ đường dây gọi tới để nối các đường dây cho người ta nói chuyện với nhau.



tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương