ĐỀ CƯƠng ôn tập toáN 6 hoc ky 1


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 HKI



tải về 469.78 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích469.78 Kb.
#17890
1   2   3   4   5   6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 HKI

PHẦN I: LÝ THUYẾT

CHƯƠNG I: QUANG HỌC

1) Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Ta nhìn thấy một vật khi nào?

2) Nguồn sáng là gì? Kể tên 3 nguồn sáng tự nhiên và 3 nguồn sáng nhân tạo ?

3) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ?

4) Nêu khái niệm bóng tối, bóng nửa tối ?

5) Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào ? Đứng ở đâu quan sát được hiện tượng nhật nhật thực toàn phần ? Đứng ở đâu quan sát được hiện tượng nhật nhật thực một phần ?

6) Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào ?

7) Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng ?

8) Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ?

9) Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi ? So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng ?

10) Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm ? Nêu kết luận về sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm ?

CHƯƠNG II : ÂM HỌC

11) Nguồn âm là gì ? Các đặc điểm của nguồn âm ?

12) Tần số là gì ? Đơn vị tần số ? Khi nào âm phát ra trầm ? Khi nào âm phát ra bổng ? Tai người có thể nghe được âm có tần số nằm trong khoảng nào ?

13) Nêu đơn vị đo độ to của âm ? Khi nào vật phát ra âm to ? khi nào vật phát ra âm nhỏ ?

14) Nêu kết luận về môi trường truyền âm ?

15) Âm phản xạ là gì ? Tiếng vang là gì ? Vật có tính chất như thế nào thì phản xạ âm tốt ? Phản xạ âm kém ?

16) Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi nào ? nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ? Kể tên một số vật liệu cách âm ?


PHẦN II : BÀI TẬP :

- Làm lại tất cả các bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận trong sách bài tập.

- Làm thêm một số bài tập sau :

Bài 1: Hình bên vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M

a) Hãy vẽ tia phản xạ

b) Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được, một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới thì phải đặt gương như thế nào?

Hình vẽ:



S

I

Bài 2: Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng:

a) Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng).

b) Vẽ tia tới AI cho tia phản xạ đi qua điểm M ở trước gương.

c) Để mắt trong vùng nào sẽ nhìn thấy ảnh A’B’ ? Gạch chéo vùng đó?



Bài 3: Trong sân trường đặt một loa phóng thanh hướng vào một bức tường lớn. Phải đặt loa cách tường xa nhất là bao nhiêu để đứng sát loa không nge thấy tiếng vang? Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 300m/s và tai người phân biệt được hai âm cách nhau ít nhất 1/15 giây

Bài 4: Tại sao trong lớp học, người ta không gắn một bóng đèn ở giữa lớp,mà lại gắn nhiều bóng ở nhiều vị trí khác nhau?

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 7 (K1).
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh,ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt.

Câu 2 :Trình bày sự sinh sản và vòng đời của sán lá gan,giun đũa.

Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của Thủy tức,giun đũa, giun đất, trai sông,tôm sông,nhện.

Câu 4: Nêu vai trò của lớp giáp xác, lớp hình nhện.

Câu 5: Trình bày tập tính và lối sống của nhện.

Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.

Câu 7; Nêu đặc điểm cẩu tạo trong của cá chép thích nghi với hoạt động trong môi trường nước.

Câu 8:vẽ hình và chú thích đầy đủ các hình sau:Giun đũa,(h.13.1) giun đất (h.15.2)

Cấu tạo trai (h.18.3) Tôm sông (h.22), quá trình chăng lưới của nhện (h.25.2)%

***********************

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CN 7 - HỌC KÌ I - NH 08-09
1/ Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt ?

2/ Đất trồng là gì ? Trình bày thành phần và tính chất của đất trồng ?

3/ Nêu vai trò và cách sử dụng phân bón trong trồng trọt?

4/ Nêu vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng ?

5/ Trình bày khái niệm về sâu , bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ?

6/ Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh lại ít tốn công , đễ thực hiện , chi phí ít nhưng mang lại nhiều kết quả?

7/ Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng ?

8/ Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp?

9/ Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và trồng bằng cây con?

10/ Hãy nêu tác dụng của công việc chăm sóc đối với cây trồng ?

11/ Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản. Liên hệ ở địa phương em đã thực hiện như thế nào?

12/ Em hãy nêu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái?

13/ Hãy nêu tác hại của thuốc hoá học trừ sâu , bệnh hại đối với môi trường, con người và các sinh vật khác?

14/ Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta?

15/ Hãy nêu các điều kiện để lập vườn gieo ươm cây rừng và qui trình tạo nền đất gieo ươm cây rừng?

16/ Thế nào là luân canh , xen canh, tăng vụ? tác dụng của luân canh, xen canh , tăng vụ?




HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 - HKI

I. Phần văn bản:

A. Văn bản nhật dụng:

a) Cổng trường mở ra:

- Tóm tắt nội dung của văn bản bằng 1 vài câu ngắn gọn.

- Bài học sâu sắc mà em rút ra từ văn bản là gì ?

- Người mẹ nói “bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Theo em thế giới kì diệu đó là gì ?

- Bài luyện tập số 2 trang 9.

b) Mẹ tôi:

- Văn bản là 1 bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi.

- Qua văn bản người bố muốn nói với em điều gì ?

- Chọn 1 đoạn trong thư của bố có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và chép ra.

c) Cuộc chia tay của những con búp bê:

- Tóm tắt văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê .

- Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

B. Ca dao – dân ca:

a) Định nghĩa về ca dao dân ca.

b) Nêu các chủ đề ca dao dân ca đã học.

c) Học thuộc lòng tất cả các bài ca dao.

d) Phân tích 1 bài mà em thích

e) Sưu tầm thêm các bài ca dao có chủ đề đã học.

C. Phần thơ:

a) Thơ trung đại Việt Nam:

- Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Nội dung: tinh thần yêu nước chống xâm lăng, lòng tự hào dân tộc và tình yêu cuộc sống thanh bình.

- Chinh phụ ngâm khúc: Tình cảm nhân đạo thể hiện ở tiếng nói phê phán chiến tranh phi nghĩa.

- Bánh trôi nước: lòng xót thương thân phận người phụ nữ long đong bảy nổi ba chìm nhưng vẫn trong trắng, sắt son.

- Qua đèo Ngang: Tâm trạng ngậm ngùi, da diết nhớ về một thuở vàng son đã mất của Bà Huyện Thanh Quan.

b) Thơ Đường:

Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương

+ Xa ngắm núi thác Lư: ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên.

+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Hồi hương ngẫu thư: lòng yêu quê hương sâu đậm, da diết.

+ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: tình cảm nhân ái và lòng vị tha vì con người.

D. Thơ trữ tình hiện đại:

Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa

- Nắm vững tác giả, nội dung và nghệ thuật (phần ghi nhớ).

* Chú ý: Tất cả các bài thơ: Đều học thuộc lòng. Nêu tên tác giả, thể thơ, nội dung và nghệ thuật.

E. Tùy bút:

- Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)

- Mùa xuân của tôi. ( Vũ Bằng)

- Sài Gòn tôi yêu. (Minh Hương)

* Thế nào là tùy bút ? Nêu nội dung của từng bài.

II. Phần Tiếng Việt:

1) Học thuộc khái niệm: Từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt, từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, thành ngữ, điệp ngữ ,chơi chữ.

2) Tìm ví dụ từng loại.

3) Giải các bài tập dưới các bài đã học.

4) Nêu các lỗi về quan hệ từ thường gặp. Làm luyện tập: 1, 2, 3, 4 SGK/ 108.

5) Chuẩn mực sử dụng từ, những chú ý khi sử dụng từ.

III. Phần tập làm văn:

1) Tự sự và miêu tả.

Đề tham khảo:

- Kể một câu chuyện cảm động mà em đã chứng kiến.

- Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè.

2) Biểu cảm: Thế nào là văn biểu cảm, cách làm, dàn ý ?

Đề tham khảo:

- Cảm nghĩ về một loài cây em yêu.

- Cảm nghĩ về một con vật nuôi.

- Cảm nghĩ về một món đồ chơi tuổi ấu thơ.

- Cảm nghĩ về một người thân.

- Cảm nghĩ về một kỉ niệm vui buồn tuổi ấu thơ.

THÂN ÁI CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7 - HỌC KÌ I

A/ Khái quát lịch sử thế giới Trung đại:

I/ Xã hội phong kiến ở Châu Âu:

1/Sự ra đời của XHPK ở Châu Âu.

2/Sự ra đời của thành thị Trung đại.

3/ Các phong trào văn hóa Phục hưng,cải cách tôn giáo. Ý nghĩa của nó.

II/ Xã hội phong kiến ở Phương Đông:


  1. Trung Quốc:

-Các triều đại gắn với sự hình thành,phát triển ,suy vong của XHPK Trung Quốc.

-Những thành tựu tiêu biểu nhất của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.

2- Ấn Độ:

- Ba vương triều phong kiến của Ấn Độ.

- Văn hóa Ấn Độ.

3- Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á:

- Điều kiện tự nhiên.

-Thời gian,địa bàn xuất hiện.

-Tên các quốc gia phong kiến độc lập.

- Tên các quốc gia và thủ đô ngày nay .

4. Lập bản so sánh những nét chung của xã hội phong kiến ở châu âu với phương đông .

B. Lịch sử việt nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

I.Buổi đầu độc lập thời Ngô- Đinh –Tiền Lê

1.Sự ra đời của cảctriều đại Ngô- Đinh- Tiền _Lê

2.Vẽ sơ đồ và trình bày tổ chức nhà nước của thời Ngô- Đinh- Tiền Lê

3.Đời sống kinh tế xã hội thời Đinh –Tiền Lê

4.Công lao của Ngô Quyền ,Đinh Bộ Lĩnh,Lê Hoàn

II.Nước đại việt thời Lý

1.Nhà Lý đã làm gì để cũng cố nền thống nhất quốc gia

- Nguyên nhân và ý nghĩa của việt dời đô về đại la

- Tổ chức bộ máy nhànước ,quân đội ,luật pháp

-Chính sách đối nội đối ngoại

2.Nêu sự chuyển biến về kinh tế nông nghiệp ,thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý.

3.Kể tên cácgiai tầng trong xã hội thời Lý( so sánh với thời Đinh –Tiền Lê)

4.Nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu thời Lý (giáo dục ,nghệ thuật ,kiến trúc điêu khắc)

5.Am mưu xâm lược nước ta từ nhà Tống

6.Tài năng và công lao của Lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống

7. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử về cuộc kháng chiến chống tống

III. Nước đại việt thời Trần –Hồ

1.Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?

2.Tổ chức bộ máy nhà nước và quân đội thời Trần (so sánh với thời lý)

3.Nhà Trần đã làm gì để khôi phục và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý

4.Trình bày những chiến thắng lớn trong ba lần chống quân xâm lược Mông –Nguyên

5.Phân tich nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.

6.Nêu nội dung và nhận xét về cải cách của Hồ Quý Ly.

7.Lập bản thống kê những thành tựu về quân sự của nước Đại việt thế kỷ XIđến thế kỷ XIII


Đề cương ôn tập môn Địa lớp 7 học kỳ 1
1-Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đói ôn hoà thể hiện như thế nào ?

2-Để sản xuât ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng những biện pháp gì?

3-Trình bày các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hoà

4-Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị ở đới ôn hoà phát triển quá nhanh và hướng giải quyết

5-Nêu nguyên nhân ,hậu quả ,hướng giải quyết của vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà

6-Nêu đặc điểm của khí hậu hoang mạc

7-Thựcvật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô hạn như thế nào ?

8-Trìnhbày các hoạt động kinh tế cổ truyền và các hoạt động kinh tế hiện đại trong các hoang mạc

9-Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào ?

10-Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?

11-Địa bàn cư trú của các dân tộc phương Bắc

12-Kể tên các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc

13-Nêu hoạt động kinh tế cổ truyền của các các dân tộc ở vùng núi

Đề cương ôn tập môn Công dân lớp 9 học kỳ 1

1-Thế nào là chí công vô tư? Nêu ý nghĩa ,cách rèn luyện .

2-Thế nào là tự chủ ?Nêu ý nghĩa ,cách rèn luyện .

3--Thế nào là dân chủ ,kỷ luật? Nêu ý nghĩa ,cách rèn luyện

4-Thế nào là hoà bình ?Biểu hiện của lòng yêu hoà bình .Cách bảo vệ hoà bình

5-Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ?Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của Học sinh

6-Thế nào là hợp tác ?Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của Học sinh

7-Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì ?Nêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta

8-Thế nào là năng động sáng tạo ?Biểu hiện của năng động sáng tạo.Nêu ý nghĩa ,cách rèn luyện.

9-Làm việc có năng suất chất lượng ,hiệu quả là gì ?Nêu ý nghĩa và biện pháp

10-Lý tưởng sống của thanh niên là gì ?Nêu ý nghĩa .Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì ?



CÂU HỎI ÔN TẬP – MÔN: GDCD 7

HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2008 - 2009
1/ Thế nào là sống giản dị ? Nêu những biểu hiện của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết. Theo em, HS cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị ?

2/ Thế nào là trung thực? Biểu hiện của lòng trung thực? Vì sao cần phải trung thực? Đối với người học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì?

3/ Thế nào là tự trọng? Biểu hiện và ý nghĩa của lòng tự trọng.

4/ Thế nào là đạo đức, kỉ luật ? Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật? Ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỉ luật ?

Em hãy nêu những biểu hiện thiếu tính kỉ luật của một số học sinh hiện nay và tác hại của nó.

5/ Thế nào là yêu thương mọi người? Biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương mọi người?

6/ Thế nào là tôn sư trọng đạo? Biểu hiện và ý nghĩa của tôn sư trọng đạo?

Em hãy cho ví dụ về những hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo và những hành vi nào cần phê phán?

7/ Thế nào là đoàn kết tương trợ? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ của người với người.

8/ Thế nào là khoan dung? Ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống? Cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung?

Hãy nêu một vài tình huống mà em có thể gặp( ở trường, ở nhà, ở ngoài đường, ở nơi công cộng) đòi hỏi có lòng khoan dung và nêu cách ứng xử của mình.

9/ Thế nào là gia đình văn hoá? Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá. Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người trong gia đình cần phải làm gì? HS làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá. Nêu những tiêu chuẩn về gia đình văn hoá ở địa phương em.

10/ Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đệp của gia gình, dòng họ? Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đệp của gia gình, dòng họ. Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đệp của gia gình, dòng họ? Em dự kiến sẽ tiếp tục làm gì?

11/ Thế nào là tự tin? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? Cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin ?

12/ Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.

13/ Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao và danh ngôn nói về các đức tính đạo đức trên.



MÔN: ÂM NHẠC LỚP 7.
I/ Ôn tậo bài hát:

- Mái trường mến yêu. Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng.

- Lý cây đa. Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Chúng em cần hoà bình. Nhạc và lời: Hoàng Long,Hoàng Lân.

- Khúc hát chim sơn ca. Nhạc và lời: Đỗ Hoà An.

YÊU CẦU: Thuộc lời 4 bài hát trên.

II/ Ôn tập Tập đọc nhạc:

TĐN số 1- Ca ngợi Tổ quốc.

TĐN số 2- Ánh trăng.

TĐN số 3- Đất nước tươi đẹp sao.

TĐN số 4- Mùa xuân về.

TĐN số 5- Em là bông hồng nhỏ.

YÊU CẦU: Nắm vững tiết tấu,phân biệt được tiết tấu từng bài TĐN.

III/ Ôn tập nhạc lý:

1. Nhịp : - Định nghĩa,cách đánh nhịp. Viết đoạn nhạc gjọng Đô trưởng

(4-6 ô nhịp) viết ở nhịp .

- Nhịp lấy đà: -Định nghĩa nhịp lấy đà.

-Cho ví dụ một đoạn nhạc có nhịp lấy đà.

2. Cung và nửa cung: - Định nghĩa.

- Cho biết trong 7 bậc âm tự nhiên từ Đô- Si,chỉ ra

khoảng cách nào là 1c,1/2c.

3. Dấu hoá: - Chức năng.

- Có mấy loại dấu hoá? Tác dụng từng loại dấu hoá?

- Phân biệt sự khác nhau giữa dấu hoá suốt và dấu hoá bất

thường.

IV/ Ôn tập âm nhạc thường thức.



  1. Trình bày vài nét về nhạc sĩ Hoàng Việt,Đỗ NhuậnBeetthoven.

  2. Viết cảm nhận của em về bài hát Nhạc rừngHành quân xa.

  3. Trình bày sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây.

HẾT.

Đề cương ôn tập toán 8- HK1

A.LÝ THUYẾT

I.Đại số

1. Quy tắc nhân đơn thức với đa thức; đa thức với đa thức

2. Những hằng đẳng thức đáng nhớ

3. Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử

4. quy tắc chia đơn thức với đơn thức;đa thức với đơn thức;chia 2 đa thức đã sắp xếp

5. Phân thức đại số:

- Tính chất cơ bản

- Rút gọn- quy đồng mẫu thức

- Các phép tính cộng;trừ ;nhân;chia phân thức

6. Biến đổi các biểu thức hửu tỉ- giá trị của phân thức

7. Phân thức đại số:

- Tính chất cơ bản của phân thức- Rút gọn phân thức- quy đồng mẫu các phân thức

- Các phép tính của phân thức đại số-

- Biến đổi các biểu thức hữu tỉ- giá trị của phân thức

II. Hình học

1.Tứ giác- hình thang- hình thang cân- hình bình hành- hình chữ nhật- hình thoi- hình vuông

2. Đường trung bình cuả hình tam giác – hình thang

3..Đối xứng trục; đối xứng tâm

4.Diên tích các hình tứ giác- đa giác

B.BÀI TẬP

*Trắc nghiệm(đại số)

1.Tích 2x2( 3x3- 2x +5) bằng

a. 6x5 – 4x3 +10x2 b. 6x5 + 4x3 +10x2 c. 6x6 – 4x3 +10x2 d. 6x6 – 4x3 +10x2

2. Tich (x+2)(x -1) bằng

a. x2 +x -2 b x2 -x -2 c. x2 +x +2 d. x2 +3x -2

3. (x -1/2)2 bằng

a. x2 + x + 1/4 . x2 – x + 1/4 c. x2 – x - 1/4 d. x2 – x + ½

4. Điền vào ô trống sao cho thích hợp

a. (x+2) (x2 – 2x +4) = ,,,,…..+ ,,,,,

b. x2 – 6x +…………= ( ….. – 3)2

c. ….. + 20a + = ( ….,+……)2

d. ( - …...)( ….+ 5a +……) = ……3 + a3

e. x3 + 12x2 + 48x + 64 = (……+……)3

f. ( 2x - )3 = - 12x2 +….. – 1

g. (1/2+ x)( x-1/2) = - .

5. Rút gon biểu thức sau: (2x+y)2 – (2x –y)2 bằng

a. 4x2 b. 4y2 c.8xy d. 0

6. Phân tích đa thức thành nhân tử

* 14 x2y – 21xy2 – 28x2y2 bằng

a.7xy(2x – 3y2 – 4xy) b, 7xy(2x – 3y – 4xy)

c. 7xy(2x2 – 3y – 4xy) d, 7xy(2x – 3y – 4x2y)

*3(x-y) – 5x(y-x) bằng

a. (3 -5x) (x - y) b. (3 +5x) (x - y) c. (3 -5x) (y - x) d. (3 +5x) (y - x)

* x2 - 4x +xy – 4y bằng

a. (x – 4) ( x + y) b. . (x + 4) ( x + y) c. . (x – 4) ( x - y) d. . (x +4) ( x - y)

* x2 + y2 – 9 - 2xy bằng

a. ( x + y + 3) ( x – y – 3) b, ( x + y + 3) ( x + y – 3)

c. ( x – y + 3) ( x + y – 3) d. ( x – y + 3) ( x – y – 3)

* 3x3 – 6x2 + 3 bằng

a. 3(x – 1)2 b, 3(x +1)2 c. 3(x2 – 12) d. 3(x2 + 1)

7. Tìm x biết x2 = x

a. x = 0; x = 1 b. x= 0 c. x= 1 d, x= 0 ; x= -1

8. Kết quả của phép chia 15x3y2:: 3 x2 y2

a. 5x b, 10 x c. 5 xy d. 19 xy

9.( -2x5 + 3x2 - 4x3) : 2x2 bằng

a. – x3 + 3/2 – 2x b. x3 + 3/2 – 2x c. – x3 + 3/2 + 2x d. x3 + 3/2 + 2x

10. cho phân thức thì A bằng

a. x(x+4) b. x( x -4) c, x+4 d. x-4

11. cho phân thức thì B bằng

a. 4 – x b. x + 4 c. 4 – x d. y – x

12. Phân thức xác định khi

a. x 0 b. x 3 c, x 0 ; 3 d, x 0 ; -3

13. phân thức

a. x =1/2 b. x =-1/2 c. x = 1/2 ; -1/2 d.không có giá trị nào

14. Mẫu thức chung của

a. (x -1)2 b. x2- 1 c. ( x -1)2(x2- 1) d. (x-1)3(x+1)

* Bài tập

1. Rút gọn biểu thức sau

a. ( x+ 3) ( x – 3) – (x – 5) ( x+4)

b. ( x – 2)3 + (x +3) ( x2 -3x +9)

c. (3x +1)2- 2( 3x+1) (2x – 1) + (2x – 1)2

2.Phân tích thành nhân tử

a. x2 – 9 +(x+3)2

b. x3 - 2x2 +x –xy2

c. a2 – a – b2 –b

3. Tìm x biết

a. x3 -25x = 0

b. x (x-3) – 2x + 6 = 0

c.

4.Tìm số a để đa thức 2x3 – 3x2 +x + a chia hết cho đa thức x +2

5. Tìm giá trị lớn nhất ( hay nhỏ nhất) của biểu thức sau

a. x2 – 6x +11

b. 5x – x2

6. .Chứng minh : a.x2 – 5x + 3 > 0 với mọi giá trị của x

b. x – x2 – 1< 0 với mọi giá trị của x

7. Tìm giá trị nguyên của n để giá trị của biểu thức 3n3 + 10n2 – 5 chia hết cho giá trị của biểu thức 3n +1

CHƯƠNG 2

8.Rút gọn phân thức

a. b. c. d.

9. Thực hiện phép tính

a. b. c. d.

e. g. h. k.

10. Tìm giá trị nguyên của biến x để biểu thức có giá trị nguyên

Trắc nghiệm (hình học)

1. Cho hình thang ABCD(AB//CD) ; biết thì

a. b. c. d.

2. cho tam giác ABC ; biết D;E lần lượt là trung điểm của AB;AC và DE= 12cm thì BC bằng

a. 12cm b. 24cm c. 6cm d. Một kết quả khác

3.Cho hình thang ABCD(AB//CD);D;E lần lượt là trung điểm của AD ;BC . Biet AB = 6cm;DE = 15cm thì BC bằng

a.12cm b. 24cm c. 30cm d. 6cm

4. Hình nào không có tâm đối xứng?

a. Hình vuông

b. Hình bình hành

c. hình thang cân

d. hình thoi

5. Khẳng định nào sau sai?

a.Tứ giác có 2 cạnh đối song song là hình thang

b. Hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau là hình thang cân

c.Hình thang cân có 1 góc vuông là hình chữ nhật

d. Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau là hình vuông

6. Một tứ giác là hình thoi nếu có

a. Hai đường chéo vuông góc với nhau

b. Một đường chéo là phân giác của 1 góc

c.Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

d. Hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường

7. Hình thoi có 2 đường chéo bằng 6cm và 8cm thì cạnh hình thoi bằng

a.10cm. b. 5cm c. 7cm d, 12;5cm

8. Hình vuông có đường chéo bằng 2cm thì cạnh là

a. 3/2cm b. 1 cm c. 2cm d,cm

9.Chọn câu dung

a.hình bình hành là hình thang có 2 góc đôí bằng nhau

b. Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song

c. Hình bình hành là tứ giác có cạnh đối bằng nhau

d. Cả ba câu đều đúng

10.Trong các hình sau hình nào không có trục đối xứng?

a.Hình thang cân

b. hình bình hành

c. Hình chữ nhật

d. Hình thoi

11. Cho hình thang ABCD(AB//CD);biết AB = 5cm; CD = 8cm;diện tích của hình thang ABCD là 26cm2. Đường cao AH bằng

a. 13cm b. 26cm c. 4cm d. 2cm

12. Cho hình thoi ABCD; biết AC = 6cm;BD = 10cm thì diện tích của hình thoi là

a. 60 cm2 b. 30 cm2 c. 15 cm2 d. 32 cm2


Каталог: gallery -> 11796
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN
11796 -> CÂu hỏI Ôn tập môn toáN 8 HỌc kỳ II năm họC 2007 2008 I. ĐẠi số
11796 -> A/ SỐ HỌC : I/ LÝ thuyết câU 1: nêu quy tắc chuyển vế. Áp dụng : Tìm số nguyên X biết
11796 -> CÂu hỏI Ôn tập môn toáN 7 HỌc kỳ II năm họC 2008 2009 A. ĐẠi số: I. Thống kê

tải về 469.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương