ĐỀ CƯƠng ôn tập toáN 6 hoc ky 1


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 9- HKI –NĂM HỌC: 2008-2009



tải về 469.78 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích469.78 Kb.
#17890
1   2   3   4   5   6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 9- HKI –NĂM HỌC: 2008-2009

PHẦN I: LÝ THUYẾT

CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC

1/ Nêu kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua dây dẫn vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn?

2/Phát biểu nội dung định luật Ôm? Viết công thức, nêu ký hiệu và đơn vị đo của từng đại lượng?

3/Nêu tính chất của cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở trong đoạn mạch nối tiếp?

4/ Nêu tính chất của cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở trong đoạn mạch song song?

5/ Nêu kết luận về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn? Viết công thức tính điện trở của dây dẫn, ghi ký hiệu và đơn vị đo của từng đại lượng?

6/ Biến trở là gì? công dụng của biến trở?

7/ Trên một bóng đèn có ghi: 220V- 40W. Nêu ý nghĩa số vôn, số oat ghi trên bóng đèn?

8/ Nêu công thức tính công suất điện?

9/ Nêu công thức tính công của dòng điện? Đơn vị đo công của dòng điện?

10/ Phát biểu nội dung định luật Jun-len-xơ? Công thức, ký hiệu và đơn vị đo của từng đại lượng?

11/ Nêu một số qui tắc an toàn khi sử dụng điện và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng?

CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ

1/ Nêu kết luận về từ tính của nam châm – Tương tác giữa 2 nam châm?

2/ Nêu khái niệm từ trường, cách nhận biết từ trường?

3/ Nêu đặc điểm của từ phổ, đường sức từ của thanh nam châm?

4/Nêu đặc điểm của từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua – Phát biểu qui tắc nắm tay phải?

5/ So sánh sự nhiệm từ của sắt thép. Cách chế tạo nam châm vĩnh cửu, nam châm điện?

6/ Ứng dụng của nam châm (nam châm vĩnh cửu, nam châm điện) ?

7/ Khi nào có lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện – Phát biểu qui tắc bàn tay trái?

8/Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều?

9/Nêu điều kiện xuất hiện dòng điên cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?

PHẦN II: BÀI TẬP

1/ Xem lại tất cả các bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập

2/ Chú ý làm lại các bài tập sau trong sách bài tập:

Bài 6.5; Bài 10.3



  • Bài 11.1; 11.2; 11.3 và 11.4

  • Bài 14.3; 14.4; 14.5; và 14.6

  • Bài 16-17.6

  • Bài 23.4; 24.4; 24.5; và 27.5

3/ Làm thêm các bài tập sau:

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ:






A + - B

R1 Đ

Đèn Đ ghi 12V-12W; R1 = 24 ôm; UAB luôn không đổi là 18 Vôn


  1. Tính điện trở của bóng đèn?

  2. Tính cường độ dòng điện? Đèn Đ có sáng bình thường không? Vì sao?

  3. Tính nhiệt lượng toả ra trên đèn trong 5 phút?

  4. Mắc thêm điện trở Rx song song với đèn Đ. Độ sáng của đèn thay đôỉ như thế nào? Giải thích?

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ: R2






A + - B

R1

Đ

Đèn Đ ghi 12V-14,4W; R1 = 4 ôm và R2 = 15 ôm. UAB không đổi bằng 5 vôn. Điện trở của Ampe kế và dây nối không đáng kể.



a) Tính điện trở của bóng đèn và điện trở tương đương của mạch điện?

b) Tìm số chỉ của Ampe kế A và tính công suất tiêu thụ của toàn mạch điện?

c) Bóng đèn có sáng bình thường không? Vì sao?

d) Nếu mắc thêm điện trở Rx song song với bóng đèn Đ thì số chỉ của Ampe kế thay đổi như thế nào?



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HOÁ HỌC LỚP 9

Học kỳ 1 năm học : 2008 – 2009.


A/ PHẦN LÝ THUYẾT :

I/ Phần công thức cần nhớ :



1/ Công thức về số mol (n):

n = m : M = Vk( đktc) : 22,4 = A : N ( Trong đó : N = 6. 1023 gọi là số Avogadro; n là số mol (mol); M là khối lượng mol ( g ) ; m là khối lượng chất (g) .



2/ Công thức về tính khối lượng ( m ):

m = n.M = ( Vk(đktc) :22,4 ) . M = (A : N ) . M ( Trong đó Vk là thể tích chất khí ở đktc ( lít) ; A là số hạt vi mô hay số phân tử hay số nguyên tử.



3/ Công thức tính thể tích chất khí ( đktc) : Vk = n . 22,4 = (m:M) . 22,4

4/ Công thức tính nồng độ của dung dịch :

a/ Tính Nồng độ phần trăm ( C%) :

C% = ( mct . 100% ) : mdd



  • mct = ( md d . C% ) : 100%

  • mdd = (mct . 100% ) : C%

mdd = mct + m dm = Vd d . D

b/ Tính nồng độ Mol ( CM ):

CM = n : V



  • n = CM . V = ( Vk(đktc) :22,4 ) = ( A : N ) .M

  • V = n : CM = md d : D

Trong đó : CM là nồng độ mol của dung dịch ( mol/lit hay M )

n là số mol chất tan ( mol ).

V là thể tích của dung dịch ( lit )

LƯU Ý: Đơn vị tính của Vd d :là ml khi Vd d tính theo D (Khối lượng riêng)

: Là lít khi Vd d tính theo CM ( nồng độ mol của dung dịch ).

II/ Nội dung lý thuyết :

1/ Chương I : Các loại hợp chất vô cơ


  • Tính chất hoá học của oxit; khái quát về sự phân loại oxit.

  • Một số Oxit quan trọng ( Tính chất vật lý, tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế …).

  • Tính chất hoá học của Axit .

  • Một số Axit quan trọng ( Tính chất vật lý, tính chất hoá học, ứng dụng , điều chế…).

  • Tính chất hoá học của Bazơ.

  • Một số Bazơ quan trọng ( Tính chất vật lý, tính chất hoá học , ứng dụng , điều chế…).

  • Tính chất hoá học của Muối.

  • Phản ứng trao đổi trong dung dịch, điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi.

  • Một số muối quan trọng.

  • Phân bón hoá học.

  • Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.

2/ Chương II : Kim loại

  • Tính chất vật lý, tính chất hoá học của Kim loại .

  • Dãy hoạt động hoá học của Kim loại; ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của Kim loại.

  • Nhôm; Sắt; Hợp kim sắt : Gang, Thép.

  • Sự ăn mòn Kim loại và bảo vệ Kim loại khỏi bị ăn mòn

3/ Chương III : Phi Kim

  • Tính chất của Phi kim, mức độ hoạtđộng hoá học của Phi Kim.

  • Clo: Tính chất, ứng dụng , điều chế .

  • Cacbon: Tính chất, ứng dụng.

  • Các Oxit của Cacbon : Tính chất, ứng dụng .

B/ PHẦN BÀI TẬP :

1/ Cho các Oxit sau: SO3, K2O, CuO, Na2O, Fe2O3, MgO, BaO, ZnO, Al2O3, CO2, P2O5, SiO2, N2O5.

a/ Hãy phân loại các Oxit trên?

b/ Nêu các Bazơ, các Axit tương ứng với các Oxit trên ?

c/ Oxit nào dễ hút ẩm, viết các PTHH xãy ra ?

2/ Cho các Oxit sau : CO2, K2O, N2O5, SO3 , SiO2, P2O5, Fe2O3, CuO, CO.

Oxit nào tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch KOH , tác dụng với Axit Clohydric? Viết các PTHH xãy ra ?

3/ Bổ túc và cân bằng các PTHH sau:

a/ CaO + ? → CaCl2 + ?

b/ P2O5 + ? → Na3PO4 + ?

c/ Fe2O3 + ? → FeCl3 + ?

d/ ? + HCl → AgCl + ?

e/ BaO + ? → BaSO4 + ?

g/ ? + NaOH → Na2SO3 + ?

4/ Viết các PTHH biểu diễn các chuyển hoá sau :

a/ Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → CaO → CaCl2

b/ S → SO2 → SO3 → H2SO4 → MgSO4 → MgCl2

c/FeS2 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2

5/ Bằng PPHH hãy nhận biết các Oxit trong các trường hợp sau :

a/ CaO; Na2O; P2O5

b/ BaO; SiO2; P2O5

c/ CuO; CaO; SiO2; P2O5

6/ Cho khí CO2 tác dụng với dung dịch NaOH. Hãy viết các PTHH có thể xảy ra theo tỉ lệ khác nhau về số mol các chất tham gia phản ứng?

7/ Dẫn từ từ 2,352 lít khí CO2 ( đktc) vào một dung dịch có hoà tan 9,6 gam NaOH. Hãy xác định lượng muối thu được sau phản ứng ?

8/ Cho 12,6 gam Natri Sunfit tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 .

a/ Viết PTHH ?

b/ Tính thể tích khí SO2 thoát ra ( ở đktc) ?

c/ Tính nồng độ mol của dung dịch Axit đã dùng ?

9/ Các bài tập số 3,4 trang 9/ SGK; bài tập 5,6 trang 11/ SGK.

10/ Các bài tập 3,4 trang 14/ SGK; các bài tập 5,6,7 trang 19/ SGK.

11/ Bằng phương pháp hoá học hãy tìm cách nhận biết các dung dịch sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH và Na2SO4 đựng riêng biệt trong các lọ bị mất nhãn với thuốc thử duy nhất là quì tím?

12/ Bài 5 trang 25/ SGK, Bài 3,4 trang27 /SGK; Bài 6 trang 33/ SGK; Bài 5 trang 36 /SGK; bài 3 trang 43 /SGK; bài 6,7 trang 51/SGK; Bài 5 trang 54/ SGK; Bài 4,5,6 trang 58/SGK; Bài 4,5 trang 60/ SGK; Bài 5,6 trang 63/ SGK; Bài 3,4,5,6,7 trang 69/SGK; Bài1 trang 71/SGK; Bài 2,3,4,5,6,7,8,9,10 trang 72 /SGK; Bài 4,5,6 trang 76/SGK; Bài 5,6,7,8,9,10,11 trang 81/ SGK; Bài 2,5 trang 87/SGK.

13/ Cho 100 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 29% ( có khối lượng riêng d = 1,27g/cm3 ) tác dụng với 400 ml dung dịch Bari Clorua 1M.

Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng? ( Giả sử thể tích của dung dịch không thay đổi ).

14/ Hoà tan hoàn toàn 0,72 gam một Kim loại X có hoá trị (II) vào 125 ml dung dịch H2SO4 0,3 M.

Biết lượng Axit dư tác dụng vừa đủ với 30 ml dung dịch Natri Hydroxit 0,5 M. Hãy tính khối lượng mol của X và cho biết X là Kim loại nào ?

15/ Cho 265 gam dung dịch Na2CO3 nồng độ 10% tác dụng với 500 gam dung dịch CaCl2 7% .

Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng ?

16/ Hãy cho biết các cặp chất sau đây có đồng thời tồn tại trong dung dịch được không? Vì sao?

a/ KHCO3 và KOH b/ NaOH và CuCl2 c/ AgNO3 và HCl

d/ NaCl và KNO3 e/ BaCl2 và Ca(OH)2 g/ HCl và CaCO3

17/ Có những chất sau: H2SO4,CuO, CaCO3, Cu(OH)2, NaOH, ZnCl2, CuSO4, Fe, Cu, BaCl2. Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một ?

18/ Cho 510 gam dung dịch AgNO3 10% vào 91,25 gam dung dịch HCl 20%.

a/ Tính khối lượng AgNO3 và HCl ?

b/ Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch sau khi loại bỏ kết tủa ?


19/ a/ Bằng phương pháp hoá học chỉ với thuốc thử duy nhất là quì tím hãy tìm cách nhận biết các dung dịch sau được chứa trong các lọ riêng biệt : NaOH, Ca(OH)2, HCl, H2SO4, NaNO3.

b/ Không dùng thêm chất gì khác hãy nhận biết các dung dịch sau chứa riêng biệt trong các lọ bị mất nhãn: Na2CO3, Ba(OH)2, H2SO4, HCl.

20/ Bằng PPHH hãy tách từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm: CO2, SO2 và H2 ?

21/ Viết các PTHH thực hiện các dãy chuyển hoá sau:

a/ Mg → MgO → MgSO4 → Mg(OH)2 → MgO

b/ Zn → ZnCl2 → Zn(OH)2 → ZnO → Zn(NO3)2 → Zn(OH)2 → ZnSO4 → BaSO4 .

c/ Fe → FeSO4 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → FeCl3.

d/ Fe2O3 → Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3 → FeCl3.

e/ Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 .

22/ Cho 8 gam hỗn hợp gồm dồng và sắt tác dụng với một lượng dư HCl 2M thu được 1,68 lít khí hydro (đktc) .

a/ Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?

b/ Tính thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng ?

23/ Cho 10,8 gam một kim loại hoá trị III tác dụng với Clo có dư thì thu được 53,4 gam muối.

a/ Xác định kim loại đã dùng?

b/ Cho 13,5 gam kim loại trên tan hoàn toàn trong dung dịch HCl 0,5 M. Tính :

+ Thể tích khí Hydro sinh ra (ĐKTC)?

+ Thể tích dung dịch HCl cần dùng ?

24/ Ngâm một lá Kẽm trong 200 ml dung dịch AgNO3 0,1 M .

a/ Viết PTHH xảy ra ?

b/ Tính khối lượng kim loại tạo ra và khối lượng kim loại đã phản ứng sau khi phản ứng kết thúc?

c/ Tính nồng độ mol/ lít của dung dịch sau phản ứng?

25/ Hoà tan 7,2 gam Sắt(II)Oxit vào dung dịch H2SO4 49% có D = 1,35 g/ml .

Phản ứng vừa đủ.

a/ Viết PTphản ứng xảy ra ?

b/ Tính thể tích dung dịch H2SO4 tham gia phản ứng ?

c /Nếu thay Sắt(II) Oxit bằng dung dịch NaOH 1M thì phải cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH để trung hoà vừa đủ lượng Axit trên ?



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 9 (K1)

Câu 1:Phát biểu nội dung của qui luật phân li và qui luật phân li độc lập?

Thế nào là lai phân tích ? cho ví dụ.



Câu 2 :Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa ?

-Tại sao các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ?



Câu 3 :Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ?mô tả cấu trúc đó.

-Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với di truyền tính trạng.?



Câu 4: Nêu những diển biến cơ bản của nhiẽmm sắc thể trong quá trình nguyên phân và giảm phân.

-Những đặc điểm cơ bản giống và khác nhau của nguyên phân và giảm phân?



Câu 5: Trình bày cơ chế sinh con trai con gái ở người- quan niệm cho rằng người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?

-Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ 1:1 ?

- Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính?

Câu 6: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học và mô tả cấu trúc AND ?

-Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện điểm nào?

-Mô tả sơ lược của quá trình tự nhân đôi của AND ?

-Một đoạn mạch đơn của phân tử AND có trình tự sắp xếp sau:

-A-T-X-A-G-G-T-A-G. Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó ?

Câu 7: Tính đa dạng và đặc thù của Prôtêin do những yếu nào xác định? Vì sao nói Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào cơ thể?

Câu 8 :Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN giữa ARN và Prôtêin.? Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ : gen (1 đoạn AND)  mARN  P  tính trạng.

Câu 9: Đột biến gen là gì ? nguyên nhân phát sinh đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ?

Câu 10: Thường biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến?

- Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó.%



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN CÔNG NGHỆ 9
1) Nêu điều kiên làm việc của nghề điện dân dụng? Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào?

2) Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ?

3) Hãy mô tả cấu tạo của cáp điện và dây dẫn điện của mạng điện trong nhà? So sánh sự khác nhau của dây dẫn điện và dây cáp điện?

4) Nêu công dụng chung của đồng hồ đo điện?

5) Kể tên các đồng hồ đo điện và đại lượng đo của chúng?

6) Một vôn kế có thang đo 300 vôn, cấp chính xác là 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là bao nhiêu vôn?

7) Kể tên các loại dụng cụ cơ khí và công dụng của chúng?

8) Giải thích những ký hiệu ghi trên mặt công tơ điện?

9) Thế nào là vật liệu cách điện? Nêu các yêu cầu của vật liệu cách điện ? Kể tên một số vật liệu cách điện thường dùng và ứng dụng của chúng?

10) Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện gồm:

a) 2 cầu chì, 3 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn.

b) 1 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển một bóng đèn.


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN : LỚP 9

Năm học 2008 -2009
I PHẦN VĂN :

1 -Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Bác như thế nào ? Vì sao Bác có được vốn tri thức văn hoá ấy ?

-Điều đặc biệt quan trọng ở Bác khi tiếp thu văn hoá nhân loại là gì ?

2- Cho biết vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác .(Nơi ở ,làm việc ,trang phục ,bữa ăn ,tư trang ...)

-Vì sao tác giả có thể khẳng định :Lối sống của Bác có thể đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác ?

3-Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên Trái Đất được tác giả lam sáng tỏ bằng những lí lẽ và dẫn chứngnhư thế nào ?

4 -Cho biết sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh hạt nhân .

5-Nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân thì hậu quả của nó sẽ như thế nào?

6-Vì chiến tranh hat nhân huỷ hoại nghiêm trọng sự sống và sự tốn kém của nó, tác giả đã gửi tới tất cả chúng ta thông điệp gì?

7-Bản tuyên bố đã nêu lên những thực tế nào đối với trẻ em trên thế giới ?

8- Những điều kiện thuận lợi nào có thể đẩy mạnh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em ?

9 -Để đảm bảo quyền được chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em Liên Hợp Quốc đã đề ra những nhiệm vụ gì ?

10 –Trình bày những phẩm chất đáng quý của nàng Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương .

-Nhân vật Trương Sinh là người như thế nào ? Vì sao Vũ Nương phải tìm đến cái chết ?

Ai là thủ phạm trong cái chết của nàng ?

-Qua nhân vật Vũ Nương, giúp em hiểu gì về người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến ?

-Những yếu tố kì ảo, được tác giả thêm vào trong truyện có ý nghĩa gì ?

11 –Văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh giúp em hiểu gì về nhà chúa ,bọn quan lại cũng như đời sống của nhân dân ta ở thời chúa Trịnh Sâm ?

12. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung trong “ Hoàng Lê nhất thống chí” (hồi 14) nổi bật lên với những nét tính cách nào? Em hãy nói rõ những nét tính cách đó.

- Là đối thủ - Vì sao các trung thần của nhà Lê lại có thể khắc hoạ sinh động về ngườì anh hùng Nguyễn Huệ-Quang Trung như thế ?

13. Hãy nói rõ số phận của quân Thanh va bọn vua tôi nhà Lê .

14. Cho biết thân phận, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du

- Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu? Vì sao cốt truyện dựa vào một tác phẩm khác mà vẫn được xem là kiệt tác?

15. Vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều được tác giả thể hiện như thế nào trong đoạn trích “ cịh em Thuý Kiều”.

- Bằng nghệ thuật gợi tả va cách dùng từ ngữ của tác giả đã có thể dự báo tương lai của các nhân vật như thế nào?

16. Bức tranh mùa xuân được tác giả gợi tả qua bốn câu thơ đầu đoạn trích “Cảnh ngày xuân” rất đẹp, tinh khôi, đầy sức sống. Em hãy phân tích để thấy được điều đó.

17. Nhận xét cách sử dụng từ loại để gợi tả khung cảnh lể hội trong đoạn trích “cảnh ngày xuân” của tác giả. Cho biết tâm trạng của chị em Thuý Kiều khi du xuân trở về.

18. Phân tích sáu câu đầu đoạn trích “Kiều o lầu Ngưng Bích” để tháy hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp, đang thương của nang Kiều.

19. Trong hoàn cảnh đó Thúy Kiều đã nhớ đến ai? Vì sao nhớ người yêu trước nhớ cha me sau? Có hợp lý không?

- Nên hiểu nghĩa của câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” như thế nào?

- Nhớ đến người thân trong hoàn cảnh đáng thương của Thuý Kiều cho thấy đức tính gì ở nàng?

- Phân tích 8 câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để thấy được tâm trạng hiện tại của nàng.

20. Mã Giám Sinh được tác giả khắc hoạ qua các yếu tố nào? Với nghệ thuật miêu tả đăc sắc, tác giả đã làm nổi bật chân tướng Mã Giám Sinh ra sao?

- Cho biết tâm trạng của Thuý Kiều trong cảnh mua bán này.

- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiên như thế nào trong đoạn trích này?

21. Nói rõ cuộc đời và nhân cách cụ Nguyễn Đình Chiểu.

- Truyện “Lục Vân Tiên” có kết cấu như thế nào? Ý nghĩa của kiểu kết cấu này?

22. Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga “ nổi bật lên với những nét tính cách gì?

Tác giả xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên với những nét tính cách đó có ý nghĩa gì?

23. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn nào khi được Lục Vân tiên giải nguy?

24. Phân tích hành động của Trịnh Hâm trong đoạn trích “Lục Vân Tiên găp nạn” để thấy được dã tâm độc ác, bất nhân bất nghĩa của hắn

25. Đối lập với cái ác là cái thiện. Hãy phân tích hành động của ông ngư để thấy được niềm tin của tác giả vào nhân dân lao động tong xã hội đầy rẫy những xấu xa, độc ác

26. Tình đồng chí của những người lính được hình thành trên cơ sở nào?

- Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí được tác giả thể hiện trong bài ra sao?

- Khổ thơ cuối bài là một bức tranh đẹp về người chiến sĩ. Em hãy phân tích.

- Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” gợi lên những ý nghĩa liên tưởng nào?

-Cảm nghĩ của em về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiền chống Pháp như thế nào ?

27. hình ảnh những chiếc xe không có kính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là hình ảnh độc đáo. Em hãy phân tích .

- Qua hình ảnh của những chiếc xe không có kính, giúp em hiểu gì về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.

28. Phẩm chất của người chiến sĩ lái xe đã nổi bật lên như thế nào qua hình ảnh những chiếc xe không có kính?

- Theo em, điều gì đã làm nên sức manh kì diệu ở những người lái xe Trường Sơn

29. Bố cục của bài thơ “đoàn thuyền đánh cá” được sắp xếp theo trình tự nào? Nguồn cảm hứng chính bao trùm cả bài thơ là gì?

- Hình ảnh con người lao động được tác giả thể hiện trong bài thơ với sự hài hoà với thiên nhiên. Em hãy phân tích.

30. Bài thơ đã sử dụng ngững bút pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật vẻ đep va sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên vũ trụ

- Cả bài thơ là những bức tranh đẹp, rộng lớn, lộng lẫy về thiên nhiên, vũ trụ, con người lao động.Em hãy phân tích.

- Cho biết âm hưởng, giọng điệu của bài thơ.

31. Cho biết mạch cảm xúc của bài thơ “Bếp lửa”. Tác giả đã hồi tưởng như thế nào về bà và tình bà cháu? Hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa ra sao đối với tác giả?

- Từ những hồi tưởng về kỉ niệm, tác giả đã có những suy ngẫm gì?

- Việc dùng từ “ngọn lửa” ở cuối bài thơ có gì khác với từ “bếp lửa”.

- Bài thơ “Bếp lửa” giúp em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ đối với bà, với quê hương đất nước.

32. Hình ảnh người mẹ trong bài thơ “Khúc hát ru những em ngu trên lưng mẹ” nổi bật qua những việc làm nào? Người mẹ có những tình cảm và ước vọng gì?

33. Vầng trăng trong quá khứ và hiện tại được tác giả thể hiện như thế nào? Vì sao có sự thay đổi ấy?

- Đâu là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc ?Hình ảnh:Trăng cứ tròn vành vạnh-Ánh trăng im phăng phắc- có ý nghĩa như thế nào ?

-Nhận xét về kết cấu giọng điệu của bài thơ. Có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề ?

- Chủ đề của bài thơ như thế nào ? Có liên quan gì đến đạo lí , lẽ sống của dân tộc ta?

34 –Cho biết diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc .

- Tình yêu làng và tinh thần yêu nước của ông Hai được thể hiện như thế nào ?

- Việc ông Hai ôm đứa con út vào lòng và trò chuyện với nó có ý nghĩa gì ? Giúp em hiếu gì về ông ?

35-Vì sao nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa lại để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc ?

-Ngay từ phút đầu gặp gỡ anh thanh niên ông hoạ sĩ đã thực sự xúc động vì lí do gì ?Nhưng tại sao lại làm cho ông nhọc quá ?

36-Cuộc gặp gỡ tình cờ với anh thanh niên giúp ích gì cho cô kĩ sư trẻ ? Nhân vật bác lái xe và các nhân vật gián tiếp khác, có ý nghĩa như thế nào trong truyện ?

-Góp phần tạo nên thành công của truyện là chất trữ tình . Chất trữ tình đó được thể hiện như thế nào ?

37-Tình cảm của bé Thu đối với cha ( trước và sau khi nhận ra cha ) được thể hiện như thế nào ? Qua đó em thấyđược những nét tính cách gì của bé Thu ?

-Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con, được tác giả khắc hoạ rõ nét. Em hãy phân tích .

38-Trên đường về quê , nhân vật xưng tôi trong Cố hương đã có suy nghĩ gì ?

-Trong hồi ức của nhân vật xưng tôi, ông đã cảm nhận được vẻ đẹp của có hương .Theo em, cố hương đẹp ở chỗ nào?Trong quá khứ và hiện tại cố hương ra sao ? Hãy phân tích để thấy đươc điều đó .

-Nguyên nhân nào làm cho con người, cuộc sống nơi đây thay đổi ? Trước thực trạng cố hương , nhân vật tôi đã có suy tư gì ?

- Nghệ thuật được sử dụng để làm nổi bật mọi sự thay đổi của cố hương là gì ?

39 -Học thuộc tất cả các bài thơ .Nắm kỹ các tác giả -tác phẩm .

II- PHẦN NGỮ PHÁP :

1 – Có những phương châm hội thoại nào ? Nói rõ từng phương châm hội thoại đó .

2- Giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp, có quan hệ như thế nào ?

- Vì sao có những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại ?

3 –Xưng hô trong hội thoại cần phải căn cứ vào những đặc điểm gì ?

4 –Có mấy cách dẫn lời .Nói rõ cách dẫn của mỗi loại .

5 –Có mấy cách phát triển từ ngữ Tiếng Việt ? Hãy nói rõ từng cách .

-Có quốc gia nào trên thế giới mà từ ngữ không phát triển không ? Vì sao ?

6 -Thế nào là thuật ngữ ? Thuật ngữ có đặc điểm gì?

7 -Muốn có vốn từ phong phú và sử dụng đúng nghĩa của nó ta phải làm gì?

8 –Làm hết các bài tập trong sách giáo khoa.

III -PHẦN TẬP LÀM VĂN :

1 –Khi viết văn bản thuyết minh, để bài văn thuyết minh sinh động ta cần làm gì ? Cách vận dụng như thế nào?

2- Vì sao khi viết văn thuyết minh cần sử dụng yếu tố miêu tả ?

3- Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ? Có mấy cách miêu tả nội tâm ? Nói rõ từng cách.

4 -Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự ? Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản như thế nào?

5 – Nói rõ vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.


– CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT

HẾT


Каталог: gallery -> 11796
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN
11796 -> CÂu hỏI Ôn tập môn toáN 8 HỌc kỳ II năm họC 2007 2008 I. ĐẠi số
11796 -> A/ SỐ HỌC : I/ LÝ thuyết câU 1: nêu quy tắc chuyển vế. Áp dụng : Tìm số nguyên X biết
11796 -> CÂu hỏI Ôn tập môn toáN 7 HỌc kỳ II năm họC 2008 2009 A. ĐẠi số: I. Thống kê

tải về 469.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương