§Ò c­ng chi tiÕt



tải về 0.74 Mb.
trang68/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   61   62   63   64   65   66   67   68   69
5.5. Đánh giá về trường phái:

Các nhà tâm lý học xã hội theo trường phái tương hỗ đều cố gắng đưa ra và chứng minh điều kiện xã hội là điều kiện tiên quyết đối với hành vi của con người. Tuy nhiên, điều kiện xã hội ở đây chỉ dừng lại ở khái niệm tương hỗ giữa các cá nhân. Vô hình chung, các tác giả đã bỏ qua nhiều mối quan hệ khác (như giữa cá nhân với tập thể, cá nhân của tập thể này với cá nhân của tập thể khác…) và mối quan hệ giữa cá nhân với cơ cấu xã hội nói chung.



PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

        1. Kết luận

Nghiên cứu và trình bày cô đọng về các trường phái lý thuyết trong TLHXH ở nước ta hiện nay là một công việc không dễ dàng, một mặt do nguồn tài liệu về lĩnh vực này vô cùng khan hiếm để tham khảo (cho đến thời điểm nghiên cứu, chưa có một tài liệu bằng tiếng Việt nào trình bày một cách có hệ thống các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội); mặt khác, những kiến thức được trình bày trong các tài liệu nước ngoài mang tính học thuật và chứa đựng những khác biệt văn hoá trong việc sử dụng ngôn từ, cách hành văn nên rất khó biên dịch và trình bày tư tưởng của lý thuyết ngắn gọn, súc tích.

Mỗi trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội có xuất phát điểm và cách tiếp cận riêng, chẳng hạn trường phái hành vi nhấn mạnh đến công thức kích thích – phản ứng, nhìn nhận các hiện tượng xã hội theo quan điểm điều kiện hoá cổ điển, điều kiện hoá thao tác và nổi bật là nguyên tắc học qua quan sát; trường phái phân tâm tập trung vào những động cơ vô thức và bản năng của con người; trường phái nhận thức nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhận thức trong việc điều khiển hành vi con người; trường phái mác xít coi trọng hoạt động của con người; trường phái tương hỗ quan tâm đến mối quan hệ tương hỗ giữa các cá nhân nhưng tất cả đều hướng đến việc giải thích hành vi xã hội của cá nhân, sự tương tác giữa các cá nhân, các nhóm cũng như đưa ra các quy luật hình thành, biểu hiện và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội… nhằm khẳng định vị trí của TLHXH với các khoa học khác, khẳng định tầm quan trọng của TLHXH trong cuộc sống coi người.

Các trường phái lý thuyết ra đời vào các giai đoạn khác nhau trong lịch sử phát triển ngành TLHXH, cái sau kế thừa những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của cái trước để tạo nên những trường phái lý thuyết ngày càng mở rộng, hoàn thiện hơn. Đây là động lực cho sự phát triển của TLHXH nói riêng cũng như TLH, XHH và các ngành KH liên quan nói chung.

Sự đa dạng và phong phú của các lý thuyết trong các trường phái tâm lý học xã hội tạo ra nhiều lựa chọn cho các nhà tâm lý học xã hội khi nghiên cứu lý luận và ứng dụng khoa học này vào thực tiễn cuộc sống. Trong xã hội hiện đại ngày nay, ranh giới giữa các trường phái lý thuyết không phải là những đường vạch rõ ràng. Chúng được các nhà tâm lý học sử dụng theo xu hướng “chiết trung” – sử dụng có chọn lọc những lý thuyết đã có của tất cả các trường phái chứ không nhất thiết phải tuân theo một trường phái nhất định nào.




        1. Kiến nghị

Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu cơ bản, chúng tôi chưa thể trình bày tất cả các vấn đề lý thuyết của các trường phái. Với tính quan trọng và cần thiết của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị Ban KHCH - ĐHQG hỗ trợ thêm về kinh phí để có phát triển đề tài thành cuốn sách tham khảo: Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội. Cuốn sách sẽ là một tài liệu hữu dụng cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu và sinh viên khi tìm hiểu về TLHXH.

Trong thực tiễn giảng dạy TLHXH, các giảng viên cần xem Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội là một chuyên đề không thể thiếu khi truyền đạt cho sinh viên vì đây là nguồn gốc cơ bản cho việc tiếp thu các kiến thức khác của TLHXH.






tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   61   62   63   64   65   66   67   68   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương