§Ò c­ng chi tiÕt


Tiêu chuẩn về sự định rõ hay sự phụ thuộc lẫn nhau



tải về 0.74 Mb.
trang66/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   61   62   63   64   65   66   67   68   69
Tiêu chuẩn về sự định rõ hay sự phụ thuộc lẫn nhau

Sự phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến mối quan hệ nhân quả hay xác định rõ giữa các hành vi hay các phần hành vi của hai cá nhân. Các cá nhân trong các mối quan hệ vai trò (ví dụ mẹ – con, bác sĩ – bệnh nhân) về phương diện nào đó bị phụ thuộc vào người khác vì những chuẩn mực, sự trừng phạt, mục đích hành vi v.v... Các phần hành vi của hai người sẽ có thể bị phụ thuộc vào người khác trong đó chúng gây tạo điều kiện hoặc gây cản trở cho sự thực hiện vai trò của người khác hoặc trong đó họ định rõ những phần thưởng hay giá trị của sự thực hiện vai trò của người khác.



Việc tạo điều kiện và gây cản trở có thể biểu thị đặc điểm các phần hành vi của hai con người A và B. Có một số kiểu tạo điều kiện và một số kiểu gây cản trở đặc trưng cho các mối quan hệ được xây dựng. Nói ngắn gọn, sự thực hiện của người A có thể tạo điều kiện hoặc cản trở sự thực hiện của người B; sự thực hiện của người A và người B có thể tạo điều kiện hoặc cản trở lẫn nhau; hoặc sự thực hiện của người A và người B có thể độc lập với nhau. Do đó, có thể sẽ tồn tại những người phụ thuộc vào những người khác để hoàn thành được một vai trò, những người mà vai trò của họ độc lập hoàn toàn với người khác.

Phần thưởng và giá trị với tư cách là những thuật ngữ thuộc về nhận thức đã được Thibaut và Kelley đề cập đến nhiều. Những bàn luận của Biddle và Thomas về người quyết định phần thưởng - giá trị của mối quan hệ giữa các phần vai trò được trích ra từ lý thuyết của họ. Trong nhiều mối quan hệ tương tác vai trò, việc tạo điều kiện và gây cản trở liên hệ một cách trực tiếp với sự phụ thuộc lẫn nhau của phần thưởng và giá trị. Đơn giản là các phần hành vi của bất kỳ hai phe nào đó có thể phụ thuộc, phụ thuộc lẫn nhau hay độc lập với khía cạnh phần thưởng và giá trị. Nghĩa là, hành vi vai trò của cá nhân có thể quyết định phần thưởng hay giá trị của người khác, bao hàm cả những hành vi vai trò của cá nhân có thể quyết định phần thưởng và giá trị của người khác hoặc những hành vi vai trò của cá nhân không thể là yếu tố quyết định phần thưởng và giá trị của người khác.
Tiêu chuẩn kết hợp sự tương đồng và sự định rõ

Một số khái niệm giải quyết mối quan hệ giữa các phần vai trò đã cùng căn cứ vào tiêu chuẩn về sự tương đồng và sự định rõ; ba khái niệm như thế là sự phù hợp, sự điều chỉnh độ chính xác.

Sự phù hợp là sự tương ứng giữa sự thực hiện của cá nhân và sự thực hiện của người khác hoặc giữa sự thực hiện của anh ta với những quy định cho sự thực hiện của anh ta. Điều quan trọng phải lưu ý là quá trình phù hợp được căn cứ vào cả sự tương đồng giữa quy định hay chuẩn mực và hành vi hậu quả, và mức độ mà quy định đó quyết định sự thực hiện phù hợp. Hành vi phù hợp trong việc đáp ứng những quy định quy chuẩn mà một người tự định ra cho mình hoặc những quy định mà người khác quy định cho anh ta tạo thành một khái niệm chức năng rất quan trọng trong thuyết vai trò. Do đó, sự phù hợp hay sự thiếu hụt được ngầm ẩn trong mức độ tương ứng giữa những mong đợi vai trò và sự thực hiện vai trò của người giữ một vai trò nhất định.

Sự điều chỉnh liên quan đến mối quan hệ rõ ràng giữa những quy định và hành vi sao cho đạt đến sự phù hợp. Nó xảy ra khi việc thực hiện vai trò định rõ những quy định thích hợp cho vai trò. Nghĩa là, sự điều chỉnh xảy ra bất cứ khi nào những quy định được đưa vào thành hàng (hoặc được làm cho giống nhau) hành vi được quan sát về người giữ vai trò. Biddle và Thomas đã dẫn ra tình huống trong đó người mẹ của một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ lập ra những quy định ở mức độ tương xứng với sự thực hiện được quan sát của nó như ví dụ cho sự điều chỉnh.

Độ chính xác được xác định là biểu thị đặc điểm mối quan hệ giữa các phần của vai trò khi những mô tả vai trò tương tự và được định rõ bởi sự thể hiện vai trò và những mong đợi vai trò. Những mô tả vai trò là không chính xác khi chúng trình bày sai những mong đợi và sự thực hiện đặc trưng cho một vai trò nhất định.

Nhìn chung, sự liên quan của các vai trò đến tâm lý học xã hội là rất rộng. Ngôn ngữ của cá vai trò đã tràn vào phần lớn các hệ thống lý thuyết và các lĩnh vực đối tượng trong tâm lý học xã hội. Mặc dù bản thân các nhà xã hội học đã phần lớn quan tâm đến các khía cạnh cấu trúc của vai trò nhưng các nhà tâm lý học xã hội lại chủ yếu quan tâm đến sự liên quan của các vai trò với sự phân tích chức năng của những hành vi có tính tương tác. Các lĩnh vực chủ đề như khả năng lãnh đạo và những mối quan hệ quyền lực, sự phù hợp, xã hội hoá, sự hấp dẫn giữa các cá nhân, quá trình ra quyết định cá nhân và nhóm, nhận thức của cá nhân và học tập xã hội tất cả được chứng minh bởi sự ứng dụng thường xuyên vai trò và các hiện tượng liên quan đến vai trò vì mục đích thể hiện và đề xuất. Ngôn ngữ của vai trò không có ranh giới về mặt lý thuyết. Vai trò và các quá trình vai trò (học tập vai trò, nhận thức vai trò, quy định, xung đột vai trò v.v...) đã được nghiên cứu với các nhà tâm lý học xã hội của tất cả các trường phái nghiên cứu.

Vì các khái niệm quá chung chung nên có nhiều cuộc điều tra nghiên cứu không đếm được theo lối kinh nghiệm sử dụng các vai trò là phụ thuộc, phụ thuộc lẫn nhau hay có thể thay đổi “về cách thể hiện”. Bất kể sự tồn tại ở khắp nơi của khái niệm vai trò, nó tuy thế vẫn là một khái niệm khá phù du. Ở một và những thời điểm giống nhau, sự mềm dẻo và sự khái quát của nó là vốn quý và thiệt hại. Thiệt hại rõ ràng nhất là sự giống nhau dễ nhầm lẫn trong ngôn ngữ mà các nhà phân tích các hiện tượng vai trò không dùng bất kỳ phương tiện gì để phản ánh sự tương tự của chúng trong những định nghĩa mang tính khái niệm về những hiện tượng vai trò. Vì thế, các cá nhân dùng các phân tích vai trò trong việc xem xét các hiện tượng tâm lý xã hội khác nhau nói rằng dù ngôn ngữ giống nhau nhưng thường khó truyền đạt.

Mặc dù các nhà tâm lý học xã hội và xã hội học đã rất cố gắng để xây dựng một định nghĩa “được chấp nhận ở mọi nơi” về vai trò nhưng họ mới chỉ thành công khi đặt ra một số giới hạn khái niệm căn cứ vào các cấu trúc của vai trò. Phương pháp định nghĩa vai trò một cách rộng lớn dưới hình thức ma trận cá nhân- hành vi của Biddle và Thomas là bước khởi đầu hướng đến mục đích làm rõ ràng khái niệm trong ngôn ngữ của thuyết vai trò và xác định các vai trò của cá nhân trong xã hội.





tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   61   62   63   64   65   66   67   68   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương