§Ò c­ng chi tiÕt


Sự đánh giá vai trò và sự trừng phạt



tải về 0.74 Mb.
trang62/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   58   59   60   61   62   63   64   65   ...   69
Sự đánh giá vai trò và sự trừng phạt.

Biddle và Thomas (1966) định nghĩa đánh giá là sự thể hiện sự tán thành hay không tán thành với hành vi vai trò của bản thân cá nhân hoặc người khác. Họ dành riêng thuật ngữ sự trừng phạt để dùng cho hành vi mà bản thân cá nhân hoặc người khác cố gắng để đạt được sự ổn định hoặc sự thay đổi của hành vi vai trò được giao. Do đó, sự đánh giá liên quan đến việc tạo nên những đánh giá “tích cực” hay “tiêu cực” về một hành vi vai trò cụ thể, còn trừng phạt là một hành động liên quan để duy trì những hành vi vai trò được đánh giá là tích cực hoặc là để thay đổi những hành vi được đánh giá là tiêu cực.

Cả sự đánh giá và sự trừng phạt đều dựa trên những mong đợi có tính quy chuẩn. Do đó, một hành vi vai trò sẽ được đánh giá và thừa nhận là hoàn toàn tích cực khi nó làm theo những mong đợi quy chuẩn đối với yêu cầu của vai trò và bị đánh giá là hoàn toàn tiêu cực khi nó không tuân theo. Sự đánh giá và sự trừng phạt có thể ở bên ngoài hoặc trong nội tâm. Secord và Backman (1964) lưu ý rằng với những sự trừng phạt bên ngoài thì nguồn gốc của phần thưởng tích cực hay tiêu cực là hành vi của những người khác. Mặt khác, nguồn gốc của sự trừng phạt bên trong là chính bản thân người diễn viên này. Do đó, một cá nhân có thể không hài lòng với bản thân mình khi anh ta không đáp ứng được những mong đợi có tính quy chuẩn của một vai trò mà anh ta đang đảm nhận.

Biddle và Thomas (1966) đã tiến hành phân biệt bản chất công khai ẩn giấu của sự đánh giá và trừng phạt. Họ quy những đánh giá công khai là những ước định (assessments) và những đánh giá ẩn giấu là các giá trị. Các giá trị có thể được khái niệm hoá là sự ước định bên trong được người diễn viên tiếp thu của người khác và được anh ta gìn giữ. Vì vậy, các giá trị của người diễn viên này dựa trên sự truyền đạt những mong đợi có tính quy chuẩn do người khác định ra chủ yếu là thông qua những ý nghĩa công khai. Xã hội hoá là một quá trình xảy ra trong suốt cuộc đời của cá nhân. Mỗi lần cá nhân đó tham dự vào một tình huống xã hội mới hay đảm đương một vai trò khác mà anh ta phần lớn phải dựa vào những ước định bên ngoài của người khác để nhận lấy một bộ các giá trị liên quan đến vai trò được tiếp thu.

Mặc dù sự đánh giá và trừng phạt người diễn viên bởi người khác là một phần quan trọng của thuyết vai trò nhưng sự đánh giá của người diễn viên về hành vi vai trò của chính anh ta thậm chí còn quan trọng hơn. Chúng tôi đã bóng gió xác nhận rằng những đánh giá bên ngoài của “người khác” là khởi nguồn của những giá trị bên trong mà người diễn viên dùng để đánh giá sự thực hiện vai trò của chính mình.

Biddle và Thomas cho rằng quá trình mà nhờ đó một cá nhân đơn thuần khớp các thành tố của một vai trò được giao lại với nhau là sự diễn tả vai trò (role description). Sự diễn tả vai trò khác biệt với sự đánh giá vai trò và sự trừng phạt ở chỗ nó không liên quan đến các nhân tố mang tính ảnh hưởng hay mang tính đánh giá. Một sự diễn tả được che đậy của một vai trò được gọi là quan niệm vai trò (role conception), và sự diễn tả thể hiện ra bên ngoài được gọi là sự trình bày vai trò (role statement) (Biddle & Thomas, 1966). Cả sự nhận thức sự am hiểu của cá nhân về những gì mà một vai trò bao hàm về mặt chức năng, nghĩa vụ, địa vị và quyền đều có liên quan đến sự diễn tả vai trò.





tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   58   59   60   61   62   63   64   65   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương