§Ò c­ng chi tiÕt


Các thuật ngữ dùng cho tập hợp các phần của cá nhân và hành vi



tải về 0.74 Mb.
trang63/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   ...   69
Các thuật ngữ dùng cho tập hợp các phần của cá nhân và hành vi. Nhiều thuật ngữ nhất định trong từ vựng của thuyết vai trò được dùng kết hợp cho cả phần thuộc về hành vi và phần thuộc về cá nhân. Chẳng hạn, sự đánh giá vai trò có thể xảy ra với các diễn viên hoặc với cả những người khác. Phần thuộc về hành vi và phần thuộc về cá nhân cùng xuất hiện trong các khái niệm chung về địa vị vai trò.

Địa vị

Secord và Backman định nghĩa địa vị là một phạm trù của các cá nhân (các diễn viên), những người giữ một vị trí cụ thể trong một cấu trúc xã hội. Biddle và Thomas (1966) định nghĩa địa vị là “một tập hợp kiểu người được công nhận mà sự phân biệt của họ căn cứ vào đặc tính chung, hành vi chung hay sự phản ứng của người khác đối với họ” (Biddle & Thomas, 1966, trang 29). Phần in nghiêng). Theo định nghĩa này, Biddle và Thomas đã đặt ra ba cơ sở cho sự phân chia các cá nhân vào một loại địa vị nào đó. Cơ sở thứ nhất liên quan đến sự phân chia các cá nhân dựa trên một hoặc một vài đặc tính chung. Ví dụ lứa tuổi, giới tính hay chủng tộc. Cơ sở thứ hai của sự xếp loại địa vị là đến hành vi chung, ví dụ “tội phạm”, “vận động viên”, “những người lãnh đạo” v.v... Các cá nhân có thể được xếp vào các loại như thế dựa trên sự tương tự trong hành vi của họ, tối thiểu là trên một chiều hướng. Các loại địa vị căn cứ vào những đặc điểm về hành vi có thể cắt ngang qua các loại địa vị dựa trên những đặc tính chung. Cơ sở thứ ba cho sự xếp loại địa vị là sự giống nhau trong hành vi của người khác hướng về cá nhân được bàn đến.



Vai trò là khái niệm trung tâm trong sự phân tích thuyết vai trò nhưng nó gần như là khái niệm gây nhiều tranh luận nhất trong các nhà phân tích vai trò. Nhiều định nghĩa về vai trò đã được đưa ra từ nhiều trường phái tư duy. Một số định nghĩa tiêu biểu được trình bày dưới đây:

... những mong đợi mà các cá nhân hướng về bất kỳ một cá nhân thuộc vào một loại cụ thể do địa vị của cá nhân đó trong hệ thống xã hội” (Secord & Blackman, 1964, trang 457).

Hành vi là đặc trưng và được mong đợi của một cá nhân hoặc nhiều cá nhân, những người giữ một địa vị nhất định trong nhóm” (Jones & Gerard, 1967, trang 718).

... hàng loạt những đáp ứng có điều kiện bên trong được được thực hiện bởi một thành viên trong một tình huống xã hội, tình huống là hiện thân của một mẫu kích thích cho hàng loạt những đáp ứng có điều kiện của người khác trong tình huống đó” (Cottrell, 1942, trang 617).

... sự tiếp diễn có khuôn mẫu những hành động hay những việc làm đã học được một cá nhân thực hiện trong một tình huống tương tác” (Sarbin, 1954, trang 225).

Vai trò của một cá nhân là mẫu hoặc kiểu hành vi xã hội có vẻ thích hợp mang tính tình huống với cá nhân đó tồn tại dưới dạng những đòi hỏi và mong đợi của những người khác trong nhóm của anh ta” (Sargent, 1951).

Biddle và Thomas (1966) đã chỉ ra rằng việc xem xét lại nhiều định nghĩa này cho thấy định nghĩa chung nhất về vai trò là ở chỗ nó là một tập hợp những mô tả xác định hành vi được mong muốn của người chiếm hữu một địa vị nào đó. Gần như là tất cả các định nghĩa về vai trò đều nhất trí công nhận rằng nó gắn liền với hành vi của các cá nhân được cụ thể hoá.Biddle và Thomas đã đưa ra một ma trận các mối quan hệ cá nhân-hành vi mà họ đã nhìn thấy khi đưa ra sự mở rộng cần thiết cho khái niệm càng toả khắp vai trò càng tốt.

Ma trận cá nhân-hành vi của Biddle và Thomas bao gồm một tập hợp các hành vi được sắp đặt bởi cả tập hợp các chủ thể (các cá nhân) và một tập hợp các cấp độ hành vi.



Mảng cá nhân được lập nên bởi tất cả các hành vi do một cá nhân đơn lẻ hoặc tập hợp con các cá nhân thể hiện, bất kể chúng bắt nguồn từ cấp độ hành vi nào. Vì thế, mảng cá nhân có thể bao gồm tất cả những quy định, những đánh giá, trừng phạt, hành động và sự mô tả kết hợp với nhau tạo nên đặc điểm hành vi của một vai trò nào đó. Mảng cá nhân có thể đại diện cho:

  1. Các vai trò cá nhân: nghĩa là tất cả các hành vi đặc trưng của một cá nhân cụ thể.

  2. Các vai trò tập hợp, hay là tất cả các hành vi của tập hợp các cá nhân.

  3. Các vai trò hành vi, hay là tất cả các hành vi của (các) diễn viên trong một vai trò cộng tác hoặc vai trò phức hợp.

  4. Các vai trò mục tiêu, hay tất cả các hành vi của “người khác” trong một vai trò cộng tác hoặc vai trò phức hợp.

Các mảng cá nhân có thể được đặt ra để trình bày cho hành vi của nhiều vai trò cụ thể (ví dụ vai trò người mẹ, vai trò đàn ông, vai trò lãnh đạo). Mảng hành vi thiết lập hành vi được cùng thực hiện của tất cả các cá nhân, những hành vi có thể được đặt trong một cấp độ hành vi đơn tử hay một tập hợp các cấp độ hành vi. Do đó, Biddle và Thomas đã lưu ý rằng mảng hành vi được tạo thành từ những hành vi là cái chung của con người và các cấp độ hành vi đặc thù. Các vai trò nổi bật lên từ việc quan tâm đến mảng hành vi của ma trận con người - hành vi là:

  1. Vai trò công khai, hay vai trò chung

  2. Vai trò ẩn giấu, hay vai trò riêng

  3. Vai trò có tính quy tắc, hay thuộc tính quy chuẩn của các vai trò trong một hệ thống xã hội chọn lọc

  4. Vai trò mô tả, hay sự nhận thức vai trò trong một đơn vị xã hội

  5. Vai trò đánh giá, hay các chuẩn mực để đánh giá các vai trò trong một đơn vị xã hội

  6. Vai trò hoạt động, hay sự thực hiện vai trò khác nhau của tất cả các diễn viên trong một đơn vị xã hội

  7. Vai trò trừng phạt, hay sự trừng phạt được áp dụng để chuẩn hoá những vi phạm trong một đơn vị xã hội chọn lọc

Đoạn giao nhau giữa mảng cá nhân và mảng hành vi được Biddle và Thomas gọi là mảng cá nhân – hành vi. Trong mảng ma trận này, các hành vi của cá nhân hoặc của một tập hợp người được phân vào các cấp độ hành vi cụ thể hoặc vào một tập hợp các cấp độ hành vi được lựa chọn. Do đó, một người có thể nói về sự kết hợp của bất cứ mảng hay các mảng cá nhân với bất cứ mảng hay nhiều mảng hành vi. Ví dụ các mảng cá nhân – hành vi có thể bao gồm các vai trò mệnh lệnh của cá nhân, các vai trò đánh giá tổng hợp, các vai trò mang tính mệnh lệnh công khai v.v... Trong hệ thống gia đình, việc xếp loại các vai trò mệnh lệnh của người cha sẽ bao gồm tất cả các mệnh lệnh được người cha nắm giữ. Ví dụ này có thể sẽ được khái quát hoá bởi việc nghiên cứu về mảng cá nhân – hành vi là vô tận, đặc biệt nếu một người xem xét đến sự khác biệt vô vàn trong các vai trò cá nhân và các vai trò hành vi mà có thể nằm trong bất kỳ một đơn vị xã hội nào.

Ma trận cá nhân – hành vi của Biddle và Thomas không bổ sung khái niệm mới nào vào định nghĩa vai trò. Đúng hơn, nó cung cấp một giản đồ mô tả cho việc phận loại sự khác nhau vô tận của các vai trò được mô tả trong các tài liệu vào các loại có thể quản lý được. Hơn nữa, nó cung cấp kiến trúc thượng tầng trong đó tất cả các vai trò, bất kể sự diễn tả của chúng, có thể được xếp loại theo cùng một hướng. Cuối cùng, ma trận cá nhân – hành vi đưa ra một nền tảng cần thiết cho một định nghĩa rộng rãi về khái niệm vai trò. Nó không giới hạn vai trò vào những mệnh lệnh của những người giữ một địa vị nhất định hay các hành vi của những người nắm giữ vai trò nhưng để thay thế nó hình dung vai trò là sự kết hợp của mảng cá nhân nào đó (mang tính riêng lẻ hoặc tổng hợp) với bất cứ một mảng hành vi nào (hành động, mệnh lệnh, đánh giá, trừng phạt và diễn tả).





tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương