§Ò c­ng chi tiÕt


Tiêu chuẩn về sự giống nhau



tải về 0.74 Mb.
trang65/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   61   62   63   64   65   66   67   68   69
Tiêu chuẩn về sự giống nhau

Bất kỳ hai phần nào của hành vi hay phần nào đó của hành vi – cá nhân có thể liên quan tới một phần khác trên cơ sở sự giống nhau hay phần còn thiếu của nó. Các khái niệm về vai trò mà các tiêu chuẩn về mối quan hệ tương tác giống nhau giữa các phần sử dụng là sự phân biệt, sự đồng tâm nhất trí, tính không thay đổi, sự chuyên môn hoá tính kiên định.



Sự phân biệt là một thuật ngữ được dành riêng cho mối quan hệ giữa các phần của hành vi. Đối với hai hoặc nhiều phần của hành vi được phân biệt với cái khác, phải có sự khác biệt có thể nhận thấy rõ giữa chúng.

Sự đồng tâm nhất trí là số người đồng ý với một chủ đề cụ thể, liên quan đến các mối quan hệ giữa các phần của hành vi. Nghĩa là, con người với tư cách là một tầng lớp chưa phân hoá phải đồng ý về một điều gì đó để đạt được sự đồng tâm nhất trí. Mối quan hệ của sự đồng tâm nhất trí dựa trên sự tương đồng giữa một vài quy định, đánh giá, sự mô tả hay trừng phạt của cá nhân đối với những vai trò cụ thể. Biddle và Thomas đã mô tả đặc điểm hai hình thức của việc thiếu sự đồng tâm nhất trí trong các phần này. Trước hết, sự bất đồng không phân cực, liên quan đến một vài ý kiến bất đồng về các phần của hành vi. Nghĩa là, các ý kiến về những quy định thích hợp cho một vai trò là gì có thể hoàn toàn rơi vào một vài loại ý kiến nào đó. Thứ hai, sự bất đồng phân cực hay xung đột, liên quan đến sự bất đồng liên quan đến các phần thiên về hai phe đối kháng.

Xung đột vai trò là một hình thức của sự bất đồng phân cực được chú ý nhiều bởi các nhà tâm lý học xã hội cũng như các nhà xã hội học. Xung đột vai trò xảy ra khi những mong đợi liên quan đến một số địa vị mà người diễn viên có thể đảm nhiệm không hợp với địa vị khác (xung đột qua lại giữa các vai trò) hay khi những mong đợi liên quan đến một địa vị đơn lẻ mà người diễn viên đảm nhiệm xung khắc với nhau (xung đột bên trong vai trò). Xung đột qua lại giữa các vai trò xảy ra một phần là vì không chắc rằng một cá nhân bất kỳ sẽ nắm giữ chỉ một vai trò trong một hệ thống xã hội. Hơn nữa, cũng không chắc rằng tập hợp các vai trò mà một cá nhân nắm giữ (tập hợp vai trò của anh ta) sẽ bao hàm các vai trò riêng lẻ không có những mong đợi xung đột với những mong đợi của các vai trò riêng lẻ khác mà anh ta đảm nhận. Do đó, vai trò của một người cha trong gia đình của anh ta có thể sẽ bao hàm một số mong đợi xung đột trực tiếp với những mong đợi gắn liền với vai trò thuộc về nghề nghiệp của anh ta. Xung đột bên trong vai trò xảy ra do sự thiếu hụt sự rõ ràng hay sự đồng tâm nhất trí liên quan đến những mong đợi thuộc về một vai trò riêng lẻ mà người diễn viên đảm nhận. Do đó, hai mong đợi gán cho vai trò người cha có thể xung đột với mong đợi khác dẫn đến sự căng thẳng gây trở ngại cho việc thực hiện đầy đủ vai trò.

Khởi nguồn của những xung đột mong đợi đối với xung đột giữa các vai trò hay là xung đột bên trong vai trò có thể là chính bản thân người diễn viên, đối tác vai trò của anh ta, xã hội nói chung hay bất kỳ sự kết hợp nào của những điểm này. Bất kể nguồn gốc ấy, vị trí chung về xung đột vai trò là khi nó khắc sâu đủ sự căng thẳng trong người diễn viên để loại trừ việc thực hiện đầy đủ vai trò của anh ta thì anh ta sẽ tìm cách giải quyết nó. Lý thuyết của Gross, Mason & McEachern về việc giải quyết xung đột vai trò có thể ứng dụng được cho cả xung đột bên trong và xung đột giữa các vai trò. Về cơ bản, họ đề xuất rằng ba yếu tố tham gia vào việc giải quyết xung đột giữa bất cứ hai mong đợi nào, đó là (1) tính chính thống tương đối của hai mong đợi này, (2) những trừng phạt dựa trên sự không hoàn thành từng mong đợi này và (3) định hướng đạo đức của người diễn viên. Sự trừng phạt đã được bàn luận và được coi là nhân tố củng cố tích cực hoặc tiêu cực mà người diễn viên có thể nhận được vì không hoàn thành những mong đợi về vai trò.



Gross, Mason & McEachern đã định nghĩa sự trừng phạt tích cực là sự hài lòng của một đối tác vai trò về sự cần thiết của người diễn viên tuỳ thuộc vào sự hoàn thành những mong đợi của anh ta. Sự trừng phạt tiêu cực liên quan đến tâm trạng thất vọng của đối tác vai trò về sự cần thiết của người diễn viên. Vậy, người diễn viên sẽ làm gì khi anh ta đang trải nghiệm sự xung đột vai trò giữa những mong đợi chính thống quy định một hành vi bị coi là tiêu cực và một mong đợi không chính thống quy định một hành vi được coi là tích cực? Để giải quyết sự ngẫu nhiên này, các nhà lý luận đã đề xuất rằng định hướng đạo đức của người diễn viên sẽ tương tác với cả tính chính thống và sự trừng phạt để quyết định chiến lược giải quyết. Họ đã đề xuất ba định hướng đạo đức khác nhau của các diễn viên: (1) định hướng đạo đức, (2) định hướng có lợi cho cá nhân và (3) định hướng đạo đức – có lợi cho cá nhân, từ đó dự báo cho từng hình thức định hướng của người diễn viên. (1) Người diễn viên được định hướng về đạo đức sẽ nhấn mạnh tính chính thống hơn sự trừng phạt. Do đó, nếu sự xung đột giữa bất kỳ hai mong đợi chính thống nào, người diễn viên sẽ tiến hành một quá trình dàn xếp về hành vi vai trò mà không quan tâm đến sự trừng phạt. Nếu xung đột vai trò là giữa bất kỳ hai hình thức trừng phạt không chính thống nào đó, anh ta sẽ không chỉ lựa chọn mà còn tránh xa việc hành động không chú ý đến sự trừng phạt đó. Cuối cùng, nếu sự lựa chọn là giữa trừng phạt chính thống và không chính thống thì anh ta sẽ đáp ứng sự trừng phạt chính thống không chú ý đến sự trừng phạt; (2) Người diễn viên được định hướng có lợi cho cá nhân sẽ nhấn mạnh đến sự trừng phạt hơn tính chính thống. Vì vậy, anh ta sẽ thoả hiệp giữa bất cứ hai hành vi vai trò nào được thừa nhận là tích cực và đang mâu thuẫn mà không để ý đến tính chính thống. Anh ta sẽ chỉ đáp ứng một hành vi nào được thừa nhận là tích cực mà không quan tâm đến tính chính thống. Nơi nào có sự chọn lựa giữa một hành vi vai trò được coi là tích cực và một hành vi vai trò được coi là tiêu cực, anh ta sẽ luôn đáp ứng hành vi được thừa nhận là tích cực mà không quan tâm đến tính chính thống. Anh ta sẽ chỉ đáp ứng tính chính thống khi sự chọn lựa là giữa những mong đợi chính thống và mong đợi không chính thống mà cả hai đều bị coi là tiêu cực. Anh ta sẽ tránh giải quyết những xung đột khi sự lựa chọn giữa hai mong đợi không chính thống dẫn đến hành vi đều bị đánh giá là tiêu cực. (3) Người diễn viên được định hướng về đạo đức và có lợi cho cá nhân sẽ cân nhắc cả tính chính thống và sự trừng phạt. Anh ta sẽ luôn chọn mong đợi mang tính chính thống hơn tính không chính thống khi sự trừng phạt là tích cực hay tiêu cực đối với cả hai. Nơi nào những mong đợi mâu thuẫn là chính thống hay không chính thống, anh ta sẽ luôn chọn những mong đợi được thừa nhận là tích cực hoặc anh ta sẽ dàn xếp nếu cả hai đều được đánh giá là tích cực. Hơn nữa, anh ta sẽ thoả hiệp trong trường hợp mâu thuẫn giữa một bên là không chính thống-tích cực và một bên là chính thống-tiêu cực. Giống như hai định hướng khác của người diễn viên anh ta sẽ tránh việc quyết định giữa hai mong đợi không chính thống mà cả hai đều bị coi là tiêu cực.

Gross, Mason & McEachern (1957) đã giới thiệu những phát hiện mang tính thực nghiệm đưa ra sự ủng hộ sâu sắc cho lý thuyết về việc giải quyết xung đột vai trò của họ.



Tính đồng dạng là tính chung trong việc thực hiện vai trò của hai hay nhiều cá nhân cùng giữ một vai trò. Do đó, sự thực hiện vai trò của một cá nhân nhất định liên quan đến sự thực hiện vai trò của một cá nhân khác trên cơ sở của sự tương đồng giữa sự thực thi của họ.

Sự chuyên môn hoá liên quan đến sự phân biệt giữa các cá nhân được dựa trên sự khác biệt trong một phạm vi định sẵn của hành vi.

Sự phân chia các loại vai trò lớn hơn thành những loại cụ thể là căn cứ vào cả số lượng xác thực của hành vi được tiến hành bởi một nhóm người và hàng loạt những hành vi khác biệt mà họ thực hiện.



Tính ổn định xảy ra khi bất kỳ hai hoặc nhiều phần nào đó của hành vi được liên hệ theo cách mà một phần trong số chúng bao hàm hoặc theo sau những phần khác hay khi bất kỳ hai phần nào ăn ý một cách logic với nhau. Vì thế, mối quan hệ giữa các phần của hành vi được căn cứ dựa vào sự tương đồng giữa những điểm liên quan của các phần đó. Tính không ổn định có thể là một trong hai kiểu, thuộc về logicthuộc về nhận thức. Tính không ổn định thuộc về logic liên quan với việc biểu lộ của hai phần khác nhau. Tính không ổn định về mặt nhận thức liên quan đến sự cố của các hành vi không thích hợp trong cùng một cá nhân. Chẳng hạn, nó là sự không ổn định về mặt nhận thức đối với một cá nhân tuân theo những chuẩn mực khoa học của đạo Cơ đốc đồng thời lại là một bác sỹ phẫu thuật. Vì vậy, tính không ổn định là một nền tảng cơ bản cho các mối quan hệ về sự khác biệt giữa các phần của hành vi.



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   61   62   63   64   65   66   67   68   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương