§Ò c­ng chi tiÕt


Cấu trúc tri giác và nhận thức



tải về 0.74 Mb.
trang16/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   69
Cấu trúc tri giác và nhận thức

Theo Krech và Crutchfield, tất cả các hành vi “phân tử” của cá nhân được cấu thành bởi quan niệm của riêng anh ta về thế giới. Vì thế rất cần phải mô tả thế giới xã hội đã được cá nhân nhận thức và tìm ra những nguyên tắc chung cho việc tri giác và nhận thức. Các định đề sau đề cập đến sự cấu thành các nguyên tắc của tri giác và nhận thức dựa trên những thực nghiệm đáng tin cậy. Các yếu tố cấu trúc (kích thích vật chất và phản ứng thần kinh) và yếu tố chức năng (nhu cầu và kinh nghiệm trong quá khứ của cá nhân) đều được đề cập đến trong các định đề.



Định đề 1: Trường tri giác và nhận thức về bản chất được sắp xếp và có ý nghĩa. Định đề này được làm rõ bằng xu hướng con người hình thành những ấn tượng tổng hợp đối về người khác, để đưa ra những cách giải quyết và để cưỡng lại những thay đổi thái độ.

Định đề 2: Tri giác có tính chọn lọc chức năng. Cá nhân bộc lộ một chuỗi lớn các kích thích có thể nhận thức được, nhưng rõ ràng là không thể chú ý đến tất cả chúng. Thay vào đó, chỉ những đối tượng nhất định đóng vai trò quan trọng trong tri giác – những đối tượng có ý nghĩa chức năng nhất định đối với cá nhân. Bằng cách này, cá nhân có thể tổng hợp tri giác của mình vào cấu trúc nhận thức đang tồn tại với ít sự đe doạ nhất cho sự ổn định.

Định đề 3: Những thuộc tính của tri giác và nhận thức nằm trong một cấu trúc được quyết định phần lớn bởi những thuộc tính của cấu trúc mà nó thuộc về. Nghĩa là, sự tri giác nhất định chỉ có ý nghĩa trong mối liên hệ với cấu trúc nhận thức mà nó gắn bó. Để định đề này trở nên dễ hiểu hơn, các tác giả đã chia chúng thành hai định đề nhỏ: 1. Khi một cá nhân được coi là một thành viên trong nhóm, mỗi một tính cách của cá nhân phù hợp với đặc tính của nhóm sẽ bị tác động bởi các thành viên trong nhóm, tác động này có thể dẫn đến sự đồng hoá hay mâu thuẫn. Định đề này được minh hoạ bởi những tác động của khuynh hướng nhóm các cá nhân dựa vào chủng tộc, niềm tin tôn giáo, tầng lớp xã hội v.v.. đã có trong nhận thức của chúng ta về các cá nhân riêng biệt; 2. Vì những thứ khác cân bằng nên sự thay đổi được đưa vào trường tâm lý sẽ được hấp thụ theo cách thức tạo ra tác động nhỏ nhất lên một cấu trúc vững chắc. Định đề này chỉ ra trên thực tế những cấu trúc nhận thức vững chắc nhất tối thiểu thì cũng dễ ảnh hưởng đến sự phá vỡ các đáp ứng.

Định đề 4: Đối tượng và sự kiện có liên hệ mật thiết với nhau về không gian/ thời gian hoặc giống nhau có xu hướng được nhận biết là một phần của một cấu trúc phổ biến. Định đề này rõ ràng là dựa trên các nguyên tắc của trường phái Gestalt coi sự tương đồng và gần gũi là những yếu tố quyết định của tri giác. Tuy nhiên, các tác giả này không chấp nhận quan điểm của trường phái Gestalt cho rằng các biến này chỉ mang tính cấu trúc. Thay vào đó, văn hoá và sự đào tạo là những nhân tố quan trọng trong việc quyết định cái gì sẽ được xem là “tương tự” và từ đó quyết định việc tổ chức tri giác. Krech và Crutchfield tin rằng các nhân tố xã hội đóng vai trò nhất định trong việc tổ chức tri giác.



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương