§Ò c­ng chi tiÕt



tải về 0.74 Mb.
trang17/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   69
Tổ chức lại nhận thức

Các cấu trúc nhận thức thay đổi không ngừng để đáp ứng lại sự thay đổi kinh nghiệm của cá nhân. Những thay đổi này có thể nảy sinh từ những thay đổi tình huống (học tập), từ những thay đổi trong trạng thái tâm lý của cá nhân hay từ những tác động của các nhân tố động lực liên quan đến trí nhớ (sự quên). Những định đề được đề cập trong phần này giải quyết sự tổ chức lại nhận thức và bao gồm cả sự tổ chức lại việc học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề, sự quên và sự biến đổi sinh lý.



Định đề 1: Chừng nào còn có sự bủa vây của việc đạt được mục đích chừng đó sự tổ chức lại nhận thức có khuynh hướng diễn ra; bản chất của sự tổ chức lại nhận thức là giảm đi trạng thái căng thẳng gây ra bởi những tình huống không vừa lòng. Bản chất của sự tổ chức lại nhận thức bị quy định bởi một số yếu tố như sức mạnh của nhu cầu, cách thức đáp ứng đặc trưng của cá nhân và sự tri giác của anh ta về những trở ngại để đạt được mục tiêu.

Định đề 2: Quá trình tổ chức lại nhận thức đặc trưng bao gồm những chuỗi có thứ bậc các tổ chức liên quan. Định đề này chỉ ra thực tế là mỗi một bước thành công của quá trình học tập được tổ chức một cách có ý nghĩa. Thực tế này có một số ẩn ý quan trọng liên quan đến kinh nghiệm học tập: (1) những tình huống được lặp lại tạo nên cơ hội tiếp theo cho sự tổ chức lại nhận thức hơn là tạo ra một sự xây dựng từng bước một cấu trúc cuối cùng; (2) các kinh nghiệm tác động đến sự tổ chức lại là những kinh nghiệm được cá nhân nhận biết; và (3) sự giáo dục trực tiếp có chủ ý vô cùng quan trọng trong việc tạo thành sự tổ chức lại nhận thức. Krech và Crutchfield nhấn mạnh rằng quá trình tổ chức lại nhận thức có sự thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau.

Định đề 3: Các cấu trúc nhận thức theo thời gian trải qua những thay đổi mang tính tiến triển theo các nguyên tắc của sự tổ chức. Điểm chính của định đề này là sự tổ chức lại nhận thức có thể xảy ra độc lập với nhu cầu, nghĩa là không phải tất cả sự tổ chức nhận thức đều xảy ra do sự cản trở đạt mục đích và sự giảm trạng thái căng thẳng tiếp sau. Một vài thay đổi quan trọng xảy ra trong suốt thời gian hình thành và thực hiện chức năng trong hành vi của cá nhân. Định đề này cũng khẳng định rằng sự quên có thể xảy ra và luôn xảy ra. Tuy nhiên không phải tất cả sự quên đều được xem là nhân tố phá hỏng các cấu trúc nguyên bản. Các nguyên tắc tổ chức quyết định cấu trúc nguyên bản qua thời gian tạo nên những tác động tương tự như chúng đã làm khi bắt đầu. Những thay đổi đặc thù trong cấu trúc nhận thức theo thời gian được coi là những thuộc tính mang tính cấu trúc và chức năng của tổ chức nhận thức nguyên bản và có mối liên hệ giữa các thuộc tính của cấu trúc nguyên bản với sự tri giác nảy sinh.

Định đề 4: Sự dễ dàng và nhanh chóng của quá trình tổ chức lại nhận thức là chức năng của sự cô lập những điểm riêng biệt và tính cứng nhắc của cấu trúc nhận thức nguyên bản. Krech và Crutchfield cho rằng những vấn đề về tốc độ tổ chức lại và những khác biệt của cá nhân trong việc tổ chức lại dễ dàng và nhanh chóng có thể đạt được bằng sự phân tích các thuộc tính của cấu trúc nhận thức hơn là phân tích những đặc điểm sinh lý của cá nhân. Nhìn chung, các cấu trúc đơn giản và tách biệt dễ tổ chức lại hơn những cấu trúc khác biệt và liên kết với nhau. Các nhân tố quyết định sự đa linh hoạt của cấu trúc nhận thức bao gồm: (1) khả năng sinh học của cá nhân, (2) nguyên tắc của tổ chức, (3) điều kiện tạo ra cấu trúc nguyên bản, (4) nhu cầu và tình cảm, trong đó nhu cầu và tình cảm có tác động lớn nhất đến tính cứng nhắc của cấu trúc nhận thức.

Tóm lại, mặc dù một số định nghĩa và lý giải của trường phái nhận thức có thể chưa thực sự rõ ràng nhưng theo Krech và Crutchfield, trường phái nhận thức đã trở thành một trường phái khá phổ biến, với những nguyên tắc chính sau:



        1. Hành vi phức tạp có thể được hiểu chỉ bằng việc xem xét cái gọi là các khái niệm mang tính tinh thần như đối tượng tri giác, ý tưởng, hình ảnh và sự mong đợi. Người ta phải phân tích những quá trình có tính trung tâm này để hiểu chính xác những hình thức phức tạp và quan trọng hơn của hành vi con người.

        2. Phương pháp thích hợp để phân tích là tiếp cận chính thể luận hoặc tiếp cận phân tử. Sẽ không thể hiểu được hành vi đơn nhất bằng việc nghiên cứu các thành tố phân tử.

        3. Không chỉ hành vi là tổ chức phân tử mà nhận thức cũng là một nhân tố quan trọng bậc nhất trong tổ chức này. Do đó, tri giác được xem là một quá trình liên kết các dữ liệu đầu vào cho cấu trúc nhận thức đầu ra và học tập là một quá trình tổ chức lại nhận thức.

        4. Học tập và hành vi khác có thể là hệ quả của trạng thái căng thẳng và giảm căng thẳng nhưng sự thực hiện khả năng ít nhất cũng quan trọng như nhau trong việc quyết định thành vi.

        5. Các sự kiện thuộc về hệ thần kinh có thể ẩn dưới các hiện tượng tâm lý nhưng không nhất thiết phải có có mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện sinh lý và sự kiện tâm lý.

Tất cả những nguyên lý này có thể được gộp vào một định đề chung, rằng hành vi được tổ chức, tổ chức này là phân tử và nguyên tử quan trọng nhất là nhận thức30.


tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương