§Ò c­ng chi tiÕt



tải về 0.74 Mb.
trang18/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   69

2.4.2. Thuyết POX của F.Heider


Thuyết P – O – X lần đầu tiên được Heider đưa ra năm 1946, sau đó được phát triển và hoàn chỉnh năm 1958 dưới tên gọi “Tâm lý học về quan hệ liên nhân cách”. Thuyết này thể hiện mối liên hệ cảm xúc của một cá nhân (P = Person) đối với cá nhân khác (O = another person) và đối tượng khách quan (X). Sau đó, công thức trên đã phát triển ở mức độ phức tạp hơn, không chỉ là mối liên hệ giữa một số ít cá nhân với nhau mà còn chỉ mối quan hệ liên nhân cách nói chung.

Mối quan hệ giữa P, O, X


Heider đã đưa ra 2 kiểu quan hệ trong hệ thống P – O – X: quan hệ liên kết và quan hệ cảm xúc.

Quan hệ liên kết cũng có hai dạng: liên kết (quan hệ tích cực (+)) và không liên kết (quan hệ tiêu cực (-)). Quan hệ liên kết là sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều cá nhân. Quan hệ không liên kết là các thành viên không có sự phối hợp, liên hệ với nhau. Trong học thuyết của mình, Heider rất quan tâm đến cơ cấu của sự liên kết. Theo ông, trong cơ cấu này, sự đồng nhất về dân tộc, tôn giáo, gia đình …, có ảnh hưởng lớn đến quan hệ liên nhân cách.

Quan hệ cảm xúc phụ thuộc vào giá trị nào đó của cá nhân. Nó bao gồm các quan hệ như: yêu thích, khâm phục, tán thành, từ chối, không thích, chỉ trích, tôn kính, say mê và các hành vi có cùng định hướng giá trị. Cũng giống như quan hệ liên kết, quan hệ cảm xúc có thể là tích cực (+), có thể là tiêu cực (-).

Thuyết P – O – X là thuyết có tính logic cao. Ưu điểm lớn nhất của thuyết này là cung cấp cơ sở cho sự phát triển các hệ thống khác, trực tiếp hoặc gián tiếp có ảnh hưởng đến quá trình tổ chức nghiên cứu.




tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương