§Ò c­ng chi tiÕt



tải về 0.74 Mb.
trang15/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   69

Động lực của động cơ


Thuật ngữ “động cơ” được Krech và Crutchfied (1948) sử dụng rất rộng, bao gồm cả tình cảm và các giá trị. Các nguyên tắc cơ bản của động cơ được tóm lược trong các định đề:

Định đề 1: Chỉnh thể chính của phép phân tích động cơ là hành vi “phân tử”, liên quan đến nhu cầu và mục tiêu. Hành vi “phân tử” không chỉ bao hàm những hành động bên ngoài mà còn có cả suy nghĩ, tri giác, nhu cầu v.v… và những mối liên hệ giữa các đơn vị này của hành vi. Vì con người là một chỉnh thể nên những thành tố này liên kết với nhau và không thể bị tách rời một cách tuỳ tiện.

Định đề 2: Động lực của hành vi “phân tử” nảy sinh từ những thuộc tính của trường tâm lý gần nhất. Định đề này liên quan đến hai vấn đề: một là vấn đề động lực trực tiếp: giải quyết nhu cầu và mục tiêu của một người nhất định trong một tình huống nhất định; hai là vấn đề nguồn gốc, trả lời cho câu hỏi những nhu cầu và mục tiêu này được phát triển như thế nào. Krech và Crutchfield nhấn mạnh rằng sự phân tích động cơ không cần phải đi tìm những nguyên nhân hành vi trong quá khứ vì tất cả các động cơ có thể được xem là hiện thời. Từ đó, việc phân tích hành vi động cơ trở thành phân tích động lực của trường tâm lý.

Định đề 3: Tính không ổn định của trường tâm lý tạo ra “trạng thái căng thẳng” mà tác động của chúng lên tri giác, nhận thức và hành động có xu hướng hay đổi trường theo sự định hướng của một cấu trúc ổn định hơn. Bất cứ lúc nào tổ chức của trường tâm lý có vẻ có sự mâu thuẫn là trạng thái căng thẳng lại tăng lên. Những trạng thái căng thẳng này sinh ra sự tương quan nhận thức như những cảm giác day dứt không rõ ràng, cảm xúc về nhu cầu và những đòi hỏi có thể nhận thấy được từ môi trường. Trạng thái căng thẳng tồn tại dai dẳng cho đến khi những hành vi giải quyết thúc đẩy hành động hướng tới mục tiêu, tổ chức lại nhận thức hoặc cấu trúc lại tổng thể trường tâm lý đó.

Định đề 4: Thất vọng trong việc đạt được mục tiêu và thất bại trong việc giảm thiểu trạng thái căng thẳng có thể dẫn đến hàng loạt những hành vi thích nghi hoặc thích nghi không tốt. Khi động cơ bị ngăn cản khiến cho cá nhân không thể đạt được mục tiêu, sự thất vọng sẽ xảy ra. Sự thất vọng của động cơ có thể xuất phát từ nhân tố môi trường (vật chất hoặc xã hội) hoặc nhân tố cá nhân (sinh lý hoặc tâm lý). Cá nhân đó có thể đáp ứng với những hành vi thích nghi như tăng cường sự nỗ lực để đạt được mục tiêu, tổ chức lại trường tri giác hoặc thay thế mục tiêu không thể đạt được bằng mục tiêu dễ đạt được hơn. Mặt khác, đáp ứng của cá nhân với sự thất vọng có thể không thích nghi với ý nghĩa rằng chúng gây trở ngại cho việc thực hiện các chức năng lành mạnh của cá nhân. Những phản ứng không thích nghi bao gồm sự gây hấn, sự thoái bộ, sự rút lui, sự hợp lý hoá, bệnh tự kỷ và những phản ứng tương tự.

Định đề 5: Các phương thức đặc trưng của việc đạt được mục tiêu và giảm căng thẳng có thể được học và lưu truyền bởi các cá nhân. Mặc dù Krech và Crutchfield cho rằng tính không ổn định của trường tâm lý có thể làm tăng trạng thái căng thẳng và sẽ làm nảy sinh những hành vi hướng tới sự cân bằng trạng thái căng thẳng này nhưng họ vẫn khẳng định quá trình này không bất định hay mang tính máy móc mà là một quá trình chủ động, dẫn đến các cấp độ tổ chức cao hơn và thành công hơn. Vì trường tâm lý của cá nhân hết sức phức tạp nên tổ chức các nhu cầu và mục tiêu của cá nhân cần phải tránh những hành vi hỗn loạn.



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương