§Ò c­ng chi tiÕt


Một số khái niệm chủ chốt



tải về 0.74 Mb.
trang11/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   69
2.3. Một số khái niệm chủ chốt

Nhận thức và cấu trúc nhận thức

Đa số các tác giả theo thuyết nhận thức đều sử dụng khái niệm nhận thức mà không định nghĩa nó một cách rõ ràng vì họ tin rằng nó được sử dụng phổ biến đến nỗi không cần phải định nghĩa nữa. Tuy nhiên, một số người vẫn cố gắng định nghĩa khái niệm này.

Scheerer (1954) định nghĩa nhận thức là quá trình trung gian đại diện cho các sự kiện nội tâm và ngoại tâm: “Nó là hình thức tổ chức các hiện tượng nằm giữa nguồn kích thích và sự điều chỉnh hành vi” (Sheerer, 1954, trang 99).

Festinger (1957) đã định nghĩa “các thành tố nhận thức” là sự nhận thức, điều mà cá nhân biết về bản thân, về hành vi và môi trường xung quanh mình.

Neisser (1967) đã phát biểu rằng nhận thức là thuật ngữ chỉ các quá trình mà qua đó bất cứ cảm giác nào được tiếp nhận vào cơ thể cũng bị biến đổi, làm giảm bớt, làm cho tinh vi hơn, lưu giữ và sử dụng. Vì vậy, nhận thức là những gì được nhận biết hoặc là tri thức có được thông qua kinh nghiệm cá nhân24. Hay nói cách khác, nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan.25

Khác với nhận thức, cấu trúc nhận thức thường được định nghĩa rất rõ ràng:

Zajonc (1960) định nghĩa: cấu trúc nhận thức là một tập hợp có tổ chức những vật tượng trưng mà cá nhân sử dụng để xác định và phân biệt một đối tượng hoặc sự vật cụ thể26. Theo Zajonc, các thuộc tính của cấu trúc nhận thức tính khác biệt, tính phức tạp, tính duy nhất tính có tổ chức

Scott (1963) sử dụng thuật ngữ cấu trúc nhận thức để nói về những cấu trúc mà thành tố của nó bao gồm các ý tưởng có ý thức hoặc tập hợp các ý tưởng của cá nhân và sự nhận thức có ý thức có giá trị liên quan (Scott, 1962). Tác giả cho rằng thành phần của kinh nghiệm được sắp xếp vào các nhóm có cấu trúc phức tạp hơn và những cấu trúc này đưa ra ý nghĩa cho từng thành tố cụ thể (như niềm tin cụ thể, tri thức, giá trị và những mong đợi). Những cấu trúc nhận thức này đóng vai trò quan trọng trong học tập, tri giác và các quá trình tâm lý tương tự. Từ đó, Scott cho rằng có 3 thuộc tính quan trọng của cấu trúc nhận thức: tính khác biệt, tính liên quantính tích hợp.

Cả Zajonc và Scott đều cho rằng cấu trúc nhận thức bao gồm các phần khác nhau (ý tưởng, quan điểm, v.v…), các thành phần này đều liên quan đến nhau theo một tổ chức tích hợp nhất định. Các cấu trúc nhận thức này cho phép cá nhân ứng phó với môi trường phức tạp theo cách thức có ý nghĩa nhất định27.

Ý nghĩa

Ý nghĩa là khái niệm trung tâm của trường phái nhận thức và đóng vai trò lớn trong việc giải thích lý luận cho hầu hết các quá trình tâm lý phức tạp.

Ausubel (1965) cho rằng ý nghĩa là một “sản phẩm mang tính hiện tượng thuộc về khí chất” của việc học tập có ý nghĩa. Trong quá trình học tập những ý nghĩa tiềm ẩn, những gì vốn có trong các biểu tượng (hoặc tập hợp các biểu tượng) được biến thành những nội dung nhận thức khác nhau như hệ thống tổ chức của hình ảnh, các khái niệm hay các đề xuất (đó chính là cấu trúc nhận thức). Mối liên hệ của thành phần mới này với cấu trúc nhận thức sẽ tạo nên những ý nghĩa mới. Ausubel không phủ nhận các sự kiện thuộc về thần kinh có thể ẩn dưới ý nghĩa như là một hiện tượng nhận thức nhưng ông coi những sự kiện như thế tạo nên mối quan hệ cơ sở với ý nghĩa. Nghĩa là, không có mối liên hệ nhân quả nào giữa ý nghĩa và các sự kiện thuộc về thần kinh28.

Trong quan điểm của Bruner (1957) về sự sẵn sàng nhận thức, ông phát biểu rằng ý nghĩa của bất cứ điều gì được nhận biết đều bắt nguồn từ các cấp độ tri giác. Ý nghĩa là kết quả của quá trình phân loại cơ bản của tri giác.



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương