§Ò c­ng chi tiÕt


Điều kiện hoá cổ điển được trải nghiệm gián tiếp trong hành vi bắt chước



tải về 0.74 Mb.
trang7/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   69
Điều kiện hoá cổ điển được trải nghiệm gián tiếp trong hành vi bắt chước

Sự trỗi dậy cảm xúc được trải nghiệm gián tiếp. Bandura đã khẳng định rằng các chỉ dẫn xã hội báo hiệu sự trỗi dậy cảm xúc của mẫu có thể dẫn đến những đặc tích kích thích cảm xúc ở người quan sát thông qua quá trình điều kiện hoá cổ điển tương tự, quá trình tạo ra những giá trị tích cực hoặc tiêu cực của những kích thích thuộc về môi trường phi xã hội. Do đó, các đáp ứng cảm xúc của mẫu đối với tình huống chỉ dẫn có thể gợi ra những đáp ứng cảm xúc tương tự ở người quan sát. Với sự ghép đôi tiếp tục của đáp ứng xúc cảm của mẫu với và các chỉ dẫn xã hội nảy sinh, bản thân các chỉ dẫn nhìn chung đã đạt đến sức mạnh đối với các đáp ứng cảm xúc từ người quan sát. Quá trình này liên quan nhiều đến các phản ứng tương đương hơn là những chỉ dẫn kích thích cảm xúc tự nhiên (chẳng hạn, sốc, sợ đối tượng). Đúng hơn khái niệm về sự trỗi dậy cảm xúc được trải nghiệm gián tiếp liên quan đến “sự bắt chước” có thật về những đáp ứng cảm xúc của mẫu được người quan sát chứng kiến, cho dù người quan sát có trực tiếp đối mặt với chỉ dẫn đang nảy sinh hay không. Người quan sát thực tế không bị đặt vào trường hành vi bao gồm những chỉ dẫn đang nảy sinh để trải nghiệm sự trỗi dậy cảm xúc được trải nghiệm gián tiếp. Vì vậy, Bandura khẳng định rằng sự trỗi dậy cảm xúc được trải nghiệm gián tiếp chỉ có thể xảy ra từ sự quan sát đơn thuần việc trải nghiệm cảm xúc của người khác.

Điều kiện cổ điển được trải nghiệm gián tiếp. Khi những cảm xúc được trải nghiệm gián tiếp trỗi dậy trong người quan sát, điều kiện cổ điển được trải nghiệm gián tiếp có thể xảy ra nếu những kích thích gợi lên những phản ứng cảm xúc ở mẫu (và do đó được trải nghiệm gián tiếp trong người quan sát) liên kết với những kích thích trung tính trước đây. Trong trường hợp này, các kích thích trung tính đạt được sức mạnh làm nẩy sinh những đáp ứng cảm xúc ở cả mẫu hay người thực hiện và người quan sát.

Bandura và Rosenthal (1966) đã phát hiện ra rằng cấp độ trỗi dậy ban đầu của người quan sát trước đây với chuỗi hành động điều kiện được trải nghiệm gián tiếp làm giảm đi cường độ của những đáp ứng trải nghiệm gián tiếp được điều kiện hoá của anh ta. Vì vậy, mức độ ngày càng tăng của sự trỗi dậy cảm xúc ban đầu dẫn đến cường độ ngày càng tăng của những đáp ứng được điều kiện hoá tuỳ vào một điểm tiệm cận phía trên - điểm làm tăng mức độ trỗi dậy - giảm đi cường độ của những đáp ứng xúc cảm trải nghiệm gián tiếp được điều kiện hoá. Bandura đã giải thích phát hiện này bằng tuyên bố rằng người quan sát ở các mức độ cao của sự trỗi dậy điều kiện có trước sẽ thường xuyên gợi lên “các chiến lược kích thích trung tính” hay đơn giản hơn là những đáp ứng cạnh tranh để chiến đấu với những tác động của sự trỗi dậy gia tăng. Bandura khẳng định rằng chỉ khi những đáp ứng của người quan sát có thể được điều kiện hoá gián tiếp dù mang tính công cụ hay mang tính cổ điển thông qua sự thể hiện đối với mẫu, chúng cũng có thể bị giập tắt gián tiếp qua quan sát đơn thuần. Việc người quan sát chứng kiến mẫu tiếp cận kích thích mà anh ta (người quan sát) đã luôn trốn tránh nhìn chung sẽ chịu sự tiêu huỷ gián tiếp của những đáp ứng trốn tránh nếu anh ta quan sát thấy mẫu trải nghiệm những hậu quả bất lợi. Bandura công nhận rằng quá trình sau này sẽ liên quan nhiều đến tâm lý trị liệu và thay đổi hành vi.

Bản thân Bandura (1977) đã chỉ rõ, mẫu “dạy” cho người quan sát nhưng việc sử dụng bài học đó tuỳ thuộc rất nhiều vào mức hoạt hoá cảm xúc của cá nhân ở thời điểm ấy, cũng như tuỳ thuộc việc cá nhân đánh giá hoàn cảnh lúc đó của mình như thế nào. Nói một cách khác, tập nhiễm thay thế chỉ tạo ra một dấu vết trong não, nhưng chính các quá trình nhận thức luôn luôn can thiệp vào phân tích bối cảnh đời sống thường ngày, để rồi tuỳ tình huống, đưa cơ thể đến dựa hay không dựa vào tập nhiễm thay thế20. Do đó, quá trình học qua quan sát chỉ đơn giản tạo lại ứng xử tuỳ theo hậu quả của nó chứ không phải cấu trúc lại các thông tin nhằm lập chương trình cho một ứng xử mới như trong trường hợp tập nhiễm thực sự nên nó vẫn được xếp vào một loại ứng xử có hiệu lực.

Thuyết học tập xã hội của Bandura là lý thuyết toàn diện nhất về việc học tập qua bắt chước hiện có trong tâm lý học xã hội tính từ lý thuyết cổ điển của Miller và Dollard. Bất kỳ nhà tâm lý học xã hội nào cũng cần tham khảo lý thuyết của Bandura để đánh giá khả năng thử nghiệm của nó. Những chứng minh mà Bandura đã đưa ra cho khái niệm của mình về việc học tập trải nghiệm gián tiếp không thử nghiệm qua mẫu quả thực là rất ấn tượng.





tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương