§Ò c­ng chi tiÕt


Tác động hành vi trong việc bày tỏ với mẫu



tải về 0.74 Mb.
trang6/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   69
Tác động hành vi trong việc bày tỏ với mẫu.

Theo Bandura, việc bày tỏ với mẫu dẫn đến 3 tác động chung ở người quan sát. Đó là (1) tác động làm mẫu mà nhờ đó người quan sát đạt được các đáp ứng mới thông qua việc kết hợp hài hoà về mặt nhận thức các chỉ dẫn kế tiếp nhau, (2) tác động kiềm chế và làm mất đi phản xạ có điều kiện thông qua những gì mà một mức độ nào đó tồn tại trong hành vi của người quan sát bị thay đổi do anh ta quan sát những đáp ứng của mẫu và (3) tác động tạo điều kiện thuận lợi mà nhờ đó việc quan sát hành vi của người khác có thể tạo điều kiện dễ dàng cho sự xuất hiện những đáp ứng đã được học nhưng không bị hạn chế ở người quan sát.



Tác động làm mẫu xảy ra trong tình huống một người quan sát đạt được những mẫu hình phản ứng mới thông qua quan sát việc thực hiện tốt các đáp ứng mới của mẫu. Phần lớn các đáp ứng mới đều chứa đựng các thành tố hoặc các mảng hành vi đã hình thành trong vốn hành vi được học của người quan sát. Bandura khẳng định rằng tình huống học tập qua quan sát giới thiệu cho người quan sát những kết hợp mới mẻ của những chỉ dẫn kế tiếp nhau mà anh ta tổng hợp vào một mức độ trung gian nhất định, qua đó anh ta đạt đến một mẫu hình hành vi hoà hợp mới. Do vậy, nó là bố cục có sẵn của các thành tố trong đáp ứng của mẫu và những thành tố trong hành vi kế tiếp của người quan sát được xác định là mới lạ. Thêm vào đó, những đáp ứng mới cũng được xác định là xảy ra khi những mẫu hình hành vi đã hình thành rơi vào vòng kiểm soát kích thích mới. Trong trường hợp này, đáp ứng được học xảy ra đối với một tập hợp các chỉ dẫn mà đã không xảy ra trước đây đối với kinh nghiệm quan sát cụ thể liên quan.

Các nghiên cứu của Bandura đã chỉ ra rằng tác động làm mẫu nảy sinh với toàn bộ các đáp ứng, bao gồm cả sự gây hấn biểu hiện về mặt thể chất, tự củng cố, tự áp đặt lên mình sự trì hoãn của phần thưởng, cấu trúc ngôn ngữ và nhiều đáp ứng khác. Trong tất cả các trường hợp này, người quan sát theo dõi mẫu sử dụng một mẫu hình đáp ứng nhất định và rồi thể hiện mẫu hình đáp ứng đó khi bị đặt vào trường hành vi tương tự. Việc kết hợp và móc nối các đáp ứng phù hợp chắc chắn đã xảy ra qua các quá trình dàn xếp trung gian mang tính biểu tượng và do đó hành vi đã được học mà “không có thử nghiệm”. Một khía cạnh quan trọng của việc học không thử nghiệm hay học qua quan sát là khả năng tiến hành dưới dạng lặp lại ngầm ẩn các đáp ứng được thực hiện.

Bandura lưu ý rằng dù các dữ liệu về kinh nghiệm chứng minh cho những giải thích của ông về các kích thích kế tiếp nhau trong tác động làm mẫu nhưng sự phát hiện về việc phần đông người quan sát thất bại trong việc tái tạo mẫu hình hoàn thiện đáp ứng của mẫu chỉ ra rằng sự kế tiếp nhau của kích thích cảm giác là điều kiện cần nhưng không đủ cho việc học tập có tính bắt chước. Bổ sung cho quá trình kết hợp chính này, Bandura đã khẳng định rằng các nhân tố dưới đây đóng vai trò tạo điều kiện dễ dàng cho việc tạo ra tác động mẫu:


  1. Cường độ của động cơ gây chú ý đến kích thích.

  2. Cảm giác và khả năng dễ tiếp thu của người quan sát dựa trên sự đào tạo trước đây về quan sát phân biệt.

  3. Sự hiện diện của các chiều hướng thúc đẩy tập trung vào các đáp ứng quan sát.

  4. Việc ứng dụng tất cả các đáp ứng cấu thành cần thiết cho chuỗi các hành vi tổng thể trước đây của người quan sát.

Tác động kiềm chế và làm mất đi phản xạ có điều kiện. Bandura cho rằng một tác động đối lập hay làm mất phản xạ cũng có thể xảy ra như một chức năng của quan sát. Trong trường hợp sau này, quan sát việc thực hiện của mẫu hoặc là được thưởng hoặc là không bị trừng phạt thì những đáp ứng không được chấp nhận về mặt xã hội dẫn đến sự gia tăng các cấp độ hành vi tương tự hoặc sự tăng thêm các hành vi không được xã hội thừa nhận. Sự củng cố tích cực, tiêu cực hoặc không có của mẫu được người quan sát trải nghiệm một cách gián tiếp khi anh ta đang quan sát. Thực nghiệm đã chỉ ra rằng khi một người quan sát chứng kiến một người mẫu ngang hàng với mình phải chịu đựng hình phạt vì đã tiến hành những hoạt động bị cấm thì khuynh hướng thực hiện những hành động sai lầm tương tự đó bị giảm đi.

Bandura và nhiều người khác chứng minh rằng khi một người mẫu ngang hàng tiến hành hành vi gây hấn mà không có hậu quả tiêu cực thì nó sẽ làm tăng khả năng người quan sát cũng sẽ tiến hành những hành vi gây hấn bị cấm đoán tương tự khi bị đặt trong cùng một trường hành vi. Bandura đã xem xét nguồn gốc của các tác động hạn chế hoặc làm mất đi phản xạ có điều kiện là sự xuất hiện của sự củng cố được trải nghiệm gián tiếp. Nếu hành vi tiêu cực của người quan sát bị kiềm chế hay được nâng lên do quan sát mẫu thực hiện hành vi tương tự kèm theo hậu quả được thưởng hay bị phạt và bản thân người quan sát không tự củng cố mình với những hành động này, thì sự thừa nhận được đưa ra là anh ta đã trải nghiệm những củng cố của mẫu và khi bị đặt trong trường hành vi, anh ta sẽ thể hiện hoặc hạn chế những đáp ứng được củng cố của mẫu trong lần thử nghiệm đầu tiên. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự củng cố được trải nghiệm gián tiếp cũng có hiệu quả như củng cố trực tiếp trong việc sinh ra cường độ hành vi.



Bandura đã đưa ra 4 nguyên nhân cho tính hiệu quả của sự củng cố được trải nghiệm gián tiếp trong việc hạn chế hoặc làm mất đi những đáp ứng của mẫu:

  1. Nó cung cấp cho người quan sát thông tin về khả năng của củng cố đạt được qua việc thể hiện ra những đáp ứng cụ thể nhất định.

  2. Nó cung cấp cho người quan sát kiến thức về kích thích trong trường hành vi và giúp hướng chú ý của anh ta vào những kích thích này.

  3. Nó cung cấp cho người quan sát sự biểu lộ những khích lệ mà anh ta có thể nhận được vì đã thực hiện một hành động nhất định.

  4. Nó cung cấp cho người quan sát cơ hội xem xét các phản ứng cảm xúc của mẫu khi nhận được một sự củng cố nhất định (nghĩa là nó mang lại những tín hiệu về niềm vui thích và sự đau khổ cho người quan sát).

Với những phản ứng xâm kích và sai lầm bị ngăn cấm về mặt xã hội được mẫu thể hiện, việc không có những củng cố tiêu cực cũng có sức mạnh như những củng cố tích cực trong việc làm tăng những phản ứng bắt chước ở người quan sát. Bandura đã gọi phát hiện này là tác động củng cố đối lập. Sự đối lập được nói đến ở đây là sự đối lập giữa những củng cố tiêu cực thông thường của xã hội đối với hành vi sai lầm và việc không có những kích thích tiêu cực trong tình huống làm mẫu được xếp đặt.

Tác động tạo điều kiện thuận lợi cho đáp ứng đối với sự thể hiện của mẫu xảy ra trong tình huống mà những đáp ứng của mẫu đóng vai trò là những kích thích phân biệt đối với người quan sát. Chức năng những kích thích phân biệt này của mẫu là tạo điều kiện thuận lợi cho sự nảy sinh những đáp ứng tương tự ở người quan sát. Tác động này phân biệt với tác động làm mẫu và tác động hạn chế hoặc làm mất đi phản xạ có điều kiện ở chỗ các đáp ứng được tạo điều kiện thuận lợi là không mới mà nằm gọn trong vốn sống của chủ thể và chúng nhìn chung không phải là những đáp ứng bị cấm đoán về mặt xã hội. Ví dụ về những hành vi có thể dễ bị ảnh hưởng với tác động tạo điều kiện thuận lợi của mẫu có thể là (1) đóng góp cho mục đích từ thiện, (2) tình nguyện làm việc vặt trong nhà, (3) nhìn lên trần và vô số những hành vi khác.



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương