§Ò c­ng chi tiÕt



tải về 0.74 Mb.
trang3/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   69
1.4. Những lý thuyết chính

1.4.1. Lý thuyết về sự củng cố

Lý thuyết về sự củng cố dựa trên kết quả nghiên cứu về Eward L. Thorndike (1898) và Ivan Pavlop (1902) về vai trò của sự cố kết, về mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng (S-R). Các đại diện tiêu biểu cho thuyết này là Tolman, Guthrie, Hull và Skinner.

Theo Skinner, sự thiết lập các đáp ứng không phải luôn luôn là sự kiện do ngẫu nhiên mà thường là kết quả của sự lựa chọn được tiến hành tiếp theo hành động của một tác nhân củng cố. Tác nhân củng cố gồm mọi sự kiện hoặc mọi kích thích khi xuất hiện hay mất đi sau một đáp ứng nào đó, làm tăng cơ may thấy đáp ứng đó được tạo lập lại để tìm lại tình huống gây củng cố. Xuất phát từ nguyên lý này, Skinner đã xây dựng kỹ thuật huấn luyện hành vi bằng việc phỏng đoán liên tiếp – hạt nhân của quá trình điều kiện hoá có hiệu lực. Kỹ thuật này bao gồm việc lập chương trình cho một loạt các giai đoạn nằm giữa đáp ứng cơ sở có trước mọi tập nhiễm và đáp ứng cuối cùng do cơ thể tìm cách phát ra. Khi đó, chỉ cần tăng cường dần dần và có hệ thống mỗi chuyển đoạn của hành động cho đến khi làm cho cơ thể đi đến chấp nhận đáp ứng mong muốn. Như vậy, cơ thể dần dần thực hiện đáp ứng mong muốn, do có “thưởng” kết hợp với từng hành động đi theo chiều hướng đến đáp ứng cuối cùng. Skinner và các nhà hành vi khác cho rằng phần lớn hành vi của con người được tập luyện theo cách thức đó trong các mặt đa dạng của đời sống xã hội. Mỗi khi một người hay một thể chế muốn có được một hành vi xuất hiện từ phía một đối tác hoặc một nhóm công dân, có thể nghĩ ra và thiết lập các yếu tố củng cố làm tăng lên cơ may nhìn thấy các hành vi trên được tạo lại. Sự củng cố là thao tác thông qua đó yếu tố tăng cường được thêm vào hoặc rút đi tiếp theo một đáp ứng, làm tăng xác xuất phát ra đáp ứng đó.

Có hai loại củng cố: củng cố sơ cấp và củng cố thứ cấp. Củng cố sơ cấp gồm việc thoả mãn các nhu cầu sinh lý như đói, khát, ngủ… Còn củng cố thứ cấp là thoả mãn có được bằng việc kết hợp với củng cố so cấp hoặc không. Nhận tiền lương hoặc giấy chứng nhận một việc đã làm, có được con lúc lắc đối với đứa trẻ hoặc nhận huân chương đối với vị tướng hoặc có được uy tín do một chức vị quan trọng là những yếu tố củng cố thứ cấp cho phép thoả mãn các nhu cầu xã hội của con người.

Củng cố khác với trừng phạt. Củng cố luôn làm tăng cơ may thấy diễn lại đáp ứng, còn sự trừng phạt ngược lại nhàm làm mất đi một đáp ứng hiện có, được coi là không mong muốn. Vậy, trừng phạt, ngược với yếu tố củng cố, bao gồm đưa vào một vật kích thích gây ghê tởm (sốc điện, trận đòn vào mông…) hoặc bỏ đi một kích thích gây dễ chịu (món tráng miệng hoặc sự vuốt ve) mỗi khi xuất hiện đáp ứng mà ta cố gắng làm mất đi.

Skinner và nhiều nhà tâm lý về cơ bản đã vứt bỏ việc dùng trừng phạt làm phương tiện giáo dục. Họ thích dùng các yếu tố tăng cường dương tính làm trẻ chấp nhận các đáp ứng mà xã hội thừa nhận hơn là dùng việc chặn lại các đáp ứng không mong muốn. Theo họ, các đáp ứng này có thể dễ dàng mất đi nếu nhà giáo dục nhất quán trước hết không vô tình củng cố điều mà anh ta/ cô ta buộc phải trừng phạt sau đó.





tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương