§Ò c­ng chi tiÕt


Thuyết hành vi giao tiếp ABX của Newcomb



tải về 0.74 Mb.
trang19/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   69

2.4.3. Thuyết hành vi giao tiếp ABX của Newcomb


Thuyết A – B – X được Newcomb và Svehla nghiên cứu từ năm 1937 nhưng sau đó nhiều năm vẫn chưa được chính thức hoá và có một số biến đổi. Tuy vậy, cách thức tiến hành và các nguyên lý cơ bản của nó thì vẫn được giữ nguyên.

Thuyết A – B – X không khác thuyết P – O – X vì nó cũng tìm hiểu vấn đề giao tiếp của các cá nhân và mối quan hệ của cá nhân với nhóm.

Những khái niệm cơ bản của hệ thống A – B – X là hành vi giao tiếp, định hướng, sự phối hợp và sự xung đột của hệ thống. Hành vi giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ phần truyền đến phần nhận. Chẳng hạn, cá nhân (A) truyền thông tin đến cá nhân khác (B) về vấn đề gì đó có liên quan đến (X). Theo Newcomb, có hai loại hệ thống định hướng: hệ thống cá nhân và hệ thống nhóm.

Hệ thống cá nhân là quan hệ được thực hiện bởi một cá nhân. Nếu cá nhân A bắt đầu quan tâm thì quan hệ sẽ là A hướng đến B và X, tri giác của A thuộc về định hướng của B.

Hệ thống nhóm được thiết kế cho giao tiếp của hai cá nhân và thể hiện ở các khía cạnh: Hành vi giao tiếp xảy ra trong tình huống tác động trực tiếp của các cá nhân; hành vi giao tiếp là hành vi có chủ định; hành vi giao tiếp nhằm mục đích hướng đến sự lĩnh hội; các thành viên của nhóm trong tâm trạng liên kết với nhau.

Ưu điểm chính của thuyết A – B – X là mở rộng, phát triển nguyên tắc cân bằng đối với quan hệ giữa các cá nhân. Newcomb đã phân tích sâu sắc nhiều khía cạnh của tình huống liên nhân cách và đã đưa ra các giả thuyết khoa học có giá trị liên quan đến hành vi liên nhân cách.

Thuyết A – B – X có hai nhược điểm chính: 1) Một số định đề và định nghĩa chưa rõ ràng. Khái niệm xung đột và quá trình biến đổi xung đột chưa hoàn toàn được xác định; 2) Liên quan đến yếu tố cân bằng trong tình huống liên nhân cách, Osgood (1960) đã phê phán Newcomb xem nhẹ vai trò cá nhân trong bối cảnh của nhóm. Khi giải thích học thuyết của mình, Newcomb đã không phân biệt rõ ràng hệ thống cá nhân và hệ thống nhóm.



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương