§Ò c­ng chi tiÕt


Các quá trình tâm lý chọn lọc



tải về 0.74 Mb.
trang12/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   69

Các quá trình tâm lý chọn lọc

Tri giác


Theo các nhà nhận thức học, tri giác không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận thụ động và sự diễn giải tự động của các kích thích mà là một quá trình chủ động trong đó những dữ liệu nhập vào liên hệ một cách có chọn lọc với cấu trúc nhận thức đang tồn tại. Đó là mối liên hệ giữa đầu vào (dữ liệu cảm giác) với tổ chức của các thành tố nhận thức (cấu trúc nhận thức) cho phép quyết định và đưa ra ý nghĩa cho những thứ được tri giác29.

Sự học tập


Các nhà nhận thức học tiêu biểu nhận ra rằng có nhiều hơn một kiểu học tập và việc giữ những nguyên tắc để giải thích cho một kiểu là không phù hợp với các loại khác. Ausubel (1961) xác định 4 kiểu học tập: học tiếp thu, học khám phá, học vẹt và học có ý nghĩa.

Học tiếp thu người học chỉ cần “tiếp thu” những tài liệu đã có sẵn, không đòi hỏi phải tìm tòi khám phá.

Học khám phá: Người học phải tìm tòi, khám phá và đào sâu suy nghĩ những nội dung học. Chẳng hạn việc hình thành các khái niệm, việc giải quyết vấn đề một cách có ý nghĩa, và các nhiệm vụ học tập tương tự. Học khám phá đòi hỏi nhiều hơn sự tiếp thu nội dung đơn thuần. Do đó, quá trình học là quá trình sắp xếp và tập hợp lại thông tin vào cấu trúc nhận thức mà ở đó các thông tin này lại tiếp tục được sắp xếp, biến đổi và tập hợp ở cấp độ cao hơn. Tất cả quá trình này xảy ra trước việc tiếp thu và sau đó những nội dung được khám phá sẽ được tiếp thu giống như trong việc học tiếp thu.

Học vẹt: Học vẹt chỉ tình huống mà trong đó người học có ý định ghi nhớ nguyên văn tài liệu như một tập hợp tuỳ tiện của những từ có liên quan.

Học có ý nghĩa: Học có ý nghĩa chỉ tình huống có ít nhất 2 đặc điểm: (1) tài liệu để học có nhiều ý nghĩa tiềm ẩn; (2) khuynh hướng của người học là liên kết những lĩnh vực chủ chốt của các khái niệm hoặc thông tin mới với các thành phần liên quan của các cấu trúc nhận thức đang tồn tại.

Từ những định nghĩa trên đây, chúng ta có thể thấy rõ rằng học tiếp thu giống với học vẹt và học khám phá giống với học có ý nghĩa. Khi cần tìm hiểu một vấn đề nào đó, học vẹt tương ứng với việc học thử và sai, còn học có ý nghĩa thì tương xứng với việc giải quyết sáng suốt vấn đề.

Mô hình tổ chức nhận thức của Ausubel (1963) về việc học có ý nghĩa khẳng định rằng cấu trúc nhận thức bao gồm một tổ chức có thứ bậc những dấu vết nhận thức – những biểu trưng đang được duy trì của kinh nghiệm quá khứ trong cấu trúc nhận thức. Quan điểm của Ausubel được nhiều nhà nhận thức học kế thừa và phát huy. Chẳng hạn, Bruner coi việc học và giải quyết vấn đề là các loại có ý nghĩa hơn của việc học tập. Bruner, Wallach và Galanter (1959) khẳng định rằng phần nhiều của việc học và giải quyết vấn đề là nhiệm vụ xác định những trạng thái đều đều có tính định kỳ trong môi trường, đòi hỏi một mô hình những trạng thái đều đều mà người học có thể mượn một mô hình có sẵn hoặc nếu không có thì phải xây dựng một cái mới. Còn Newell, Simon và Shaw (1958) trong thuyết xử lý thông tin cũng đưa ra những quan điểm tương tự. Họ cho rằng hệ thống xử lý thông tin có khả năng lưu giữ lớn những chương trình hoặc các chiến lược phức tạp mà thành phần của chúng phần lớn là những kinh nghiệm trước đây. Những chiến lược này có thể được gợi lên bởi các kích thích quyết định một hay nhiều thứ trong chiến lược đó là phù hợp. Kết quả của hệ thống lưu giữ này là sự đáp ứng tích cực với các kích thích bằng các hành vi phức tạp đã được lựa chọn. Việc học xảy ra khi một đáp ứng của hệ thống với sự thể hiện thành công của kích thích tương ứng tạo ra nhiều hơn hoặc ít hơn sự thay đổi trong việc đáp ứng của hệ thống.

Đóng góp của các nhà nhận thức học về các kiểu học tập rất đáng ghi nhận. Học vẹt, diều kiện hoá và các kiểu học tập tương tự luôn xảy ra nhưng lại được xem là những dạng thức không quan trọng đối với hành vi phức hợp của con người. Kiểu học tập mà Ausubel (1961) gọi là “học tập có ý nghĩa” được nhấn mạnh là kiểu học tập có ích nhất và đóng góp nhiều nhất cho sự tiến bộ trong kiến thức và sự thịnh vượng của con người. Kiểu học tập phức hợp này đòi hỏi sự tham gia tích cực của người học và liên quan mật thiết với các quá trình nội tâm phức tạp như sự sắp xếp, xác định những tình trạng đều đều có tính định kỳ và việc gợi lên các chiến lược.





tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương