§Ò c­ng chi tiÕt


Xu hướng chung của trường phái



tải về 0.74 Mb.
trang24/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.74 Mb.
#29942
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   69
3.2. Xu hướng chung của trường phái

Lý thuyết của Freud nhằm tìm hiểu nguồn gốc của hành vi con người xuất phát từ những khám phá của ông về các quá trình vô thức và của các cơ chế phòng vệ được những người lớn có những xáo trộn xúc cảm sử dụng nhằm tự che chở cho bản thân trước những kinh nhiệm đau buồn và hoặc không chịu nổi mà họ không đủ sức đối phó. Ngoài ra Freud còn đưa ra những ý kiến có tính khái niệm về sự hình thành nhân cách (các quan niệm về bản năng, xung động, bản ngã và siêu ngã; nhân cách; về sự phát triển tâm lý tình dục)34.



Carl Jung (1875-1961) là một đồng nghiệp của Freud đã ly khai khỏi Freud vì không đồng ý với quan điểm bi quan cứng nhắc của ông về con người cũng như một số quan điểm về tính dục thời thơ ấu. Thay vào đó Jung tin tưởng một cách lạc quan rằng chúng ta có thể ý thức được những động năng vô thức và có thể mở rộng tri thức vào phương cách sống lành mạnh hơn35. Theo các tác giả Kathryn Geldard và David Geldard, phần đóng góp quan trọng nhất trong công trình của Jung là việc ông triển khai ý tưởng của Freud về vô thức. Jung (1933) gợi ý là có một vô thức tập thể hình thành từ những động cơ nguyên thuỷ của loài người36. Không giống như vô thức cá nhân của Freud, vô thức tập thể không phải là những cái đạt được bởi cá nhân37. Vô thức tập thể ghi giữ lại các kinh nghiệm chung mà loài người đã có qua các thời đại38. Jung thu nhỏ vai trò của vô thức cá thể vì lợi ích của vô thức tập thể bẩm sinh và truyền qua các thế hệ từ hàng triệu năm qua. Vô thức tập thể chứa đựng nhất là các mẫu hình cổ sơ (những hình tượng ban sơ) thể hiện chủ yếu trong các giấc mộng đưa con người đến phản ứng đối với một số tình huống theo cung cách riêng cho tất cả mọi người thuộc các nền văn hoá39.

Alfred Adler (1870 – 1973) cũng là một đồng nghiệp của Freud và được đào tạo về phân tâm truyền thống. Tuy nhiên, do không đồng ý với Freud về một số nguyên lý cơ bản đặc biệt là những lý thuyết tâm lý tính dục, Adler đã phát triển lý thuyết riêng mình . Ông thu hẹp đáng kể tầm quan trọng của nhục dục trong sự phát triển và nhấn mạnh hơn đến "ý muốn có quyền lực" mà theo ông sẽ trở thành xung năng nền tảng có mặt ở mỗi người từ lúc sinh ra. Niềm mong muốn tỏ ra mình hơn đồng loại là động lực chính trong thái độ cư xử của mỗi người. Đây chính là sự mở rộng ý tưởng về "mặc cảm tự ti", mặc cảm thúc giục mỗi cá nhân cố gắng có một vài hoạt động để người khác thừa nhận mình. Adler tin rằng con người có thể thay đổi, sáng tạo tương lai, tạo nên ý nghĩa của cuộc sống và điều này có thể liên quan trực tiếp hoặc không trực tiếp với những sự kiện trong quá khứ. Thành công trong cuộc đời của mỗi người có thể được đánh giá thông qua sự hứng thú xã hội của cá nhân hoặc những cảm giác trong sự giao tiếp với người khác, với cộng đồng rộng lớn. Theo Adler, con người cùng với sự phát triển thành những cá nhân cũng phát triển bên trong một cấu trúc xã hội: mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào người khác. Ông cũng bác bỏ quan niệm về thưởng phạt và tập trung sự chú ý vào những hậu quả luân lý tự nhiên của hành vi con người40.

Anna Freud (1895-1982), con gái út của Freud, là cộng tác viên đắc lực, y tá, người kế tục tinh thần, một "ông từ giữ đền" của cha. Bà thiên về tâm lý học thích nghi rất thịnh hành ở Mỹ, chú trọng các cơ chế tự vệ, coi chúng như là những đáp ứng với những xâm kích của ngoại giới. Khác với phân tâm học truyền thống bà đề nghị phân tích tâm lý theo những tuyến đường phát triển của trẻ em41.

Harry Stack Sullivan nhấn mạnh đến yếu tố xã hội trong đời sống của cá nhân và vai trò của nó đối với việc hình thành những rối loạn tâm trí. Sullivan cảm thấy rằng học thuyết của Freud có những thiếu hụt vì nó không thừa nhận tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội hoặc những nhu cầu của cá nhân về sự chấp nhận, kính trọng và tình yêu thương. Do vậy ông để tâm nghiên cứu, tìm cách hiểu nhân cách của cá nhân qua những mẫu ứng xử: "Cái gì người đó làm với người khác", "Cái gì người đó nói với người khác" và "cái gì người đó tin ở người khác". Theo cách nhìn của Sullivan, mỗi cá nhân xây dựng hệ thống tự điều chỉnh để chế ngự lo âu xuống mức có thể chịu đựng được. Ông cho rằng mỗi cá nhân có thể vượt qua những vấn đề (rối nhiễu) của họ khi hiểu hết những quan hệ liên cá nhân theo những cách thức phù hợp với cách nhìn của những người liên đới như "tốt", "xấu", "được phép" và "không được phép".

Các tác giả của trường phái phân tâm mới đã sử dụng nhiều giáo lý và quan điểm của phân tâm học cổ điển nhưng chú ý hơn đến những biến đổi tâm lý và những biến đổi này có liên quan đến những quy định về mặt xã hội của hành vi và nhân cách cá nhân như là kết quả phát triển nhân cách trong các quá trình tương tác xã hội.

Bion, Benis và Shepard, Schutz và nhiều tác giả khác đã ứng dụng những thành tựu của trường phái phân tâm cổ điển, phân tâm mới vào nghiên cứu các vấn đề của tâm lý học xã hội, đưa ra những lý thuyết riêng của họ về sự phát triển nhóm, mối quan hệ liên nhân cách, thái độ xã hội... mà chúng ta sẽ cungf xem xét trong phần sau của đề tài này.



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương