UỶ ban thể DỤc thể thao


Điều 6 LIÊN ĐOÀN CÁC KHU VỰC, CHẤU LỤC



tải về 1.02 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.02 Mb.
#22028
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Điều 6

LIÊN ĐOÀN CÁC KHU VỰC, CHẤU LỤC

1. Các nước trong danh sách của 6 nhóm ghi tại điều 4.6 đều có thể thành lập các Liên đoàn, Tổng Liên đoàn hoặc các Ủy ban của nhóm, khu vực hoặc châu lục.

Nếu là các Ủy ban phải được các hội nghị khu vực quyết định qua bầu cửa và kết quả của tất cả các cuộc bầu cử phải thông báo cho Tổng thư ký biết.

Mỗi Liên đoàn, Tồng liên đoàn hoặc các ủy ban này phải thảo ra các điều luật riêng về tổ chức và các quyền hạn của mình (tuy nhiên chỉ hạn chế ở tầm hoạt động trong khuôn khổ khu vực riêng của mình và không trái với các điều luật của IAAF). Các điều luật đó và bất cứ những thay đổi bổ sung nào khác phải trình lên Hội đồng để phê duyệt và lấy ý kiến của Hội nghị gần nhất để sửa đổi cho hoàn chỉnh và thông qua các Liên đoàn, Tổng liên đoàn, Ủy ban này phải báo cáo bằng văn bản chi tiết về các hoạt động của họ lên Hội nghị, được tổ chức hai năm một lần.

2. Các thành viên không được được phép tổ chức và tham gia các giải vô địch, thi đấu nhóm hoặc khu vực nếu không nộp đủ các khoản đóng góp trong năm đó; đồng thời mất quyền đại diện thành viên trong các cuộc họp của Ủy ban của châu lục cho đến khi khoản đóng góp được nộp đủ trong năm đó.

3. Nếu như tại một thời điểm nào đó, một chức vụ đại diện của nhóm khu vực bị thiếu do có người từ chức hoặc do nguyên nhân khác, thì trong vòng 3 tháng cơ quan này, sau khi bàn bạc với Liên đoàn khu vực có liên quan sẽ tổ chức bỏ phiếu kín để lựa chọn đại diện điều hành cơ quan trong thời gian còn lại cho đến Hội nghị kế tiếp.

4. Hàng năm mỗi hiệp hội lục địa phải sắp xếp lịch thi đấu cho tất cả các giải vô địch, các trận đấu và các cuộc thi đấu theo lời mời được các thành viên thuộc khu vực mình tổ chức. Hiệp hội được ủy quyền tổ chức các cuộc thi đấu thuộc loại trên phải đảm bảo sẽ tuân thủ trình tự tiến hành hợp lý hướng tới các cuộc thi đấu chính thức theo điều 12.1 (a), (b) và (c) sẽ được tổ chức vào năm sau và đảm bảo giữ nguyên ngày tháng thi đấu đã nêu ra trước.

Điều 7

HỘI NGHỊ TOÀN THỂ

1. Các thành phần tham dự Hội nghị IAAF bao gồm toàn bộ Hội đồng, các Chủ tịch danh dự, các Phó chủ tịch danh dự, các thành viên là cá nhân danh dự và đại diện của các nước thành viên (mỗi thành viên không quá 3 đại biểu).

2. Hội nghị IAAF phải nhóm họp định kỳ 2 năm 1 lần, gắn với giải vô địch thế giới. Thời gian và địa điểm diễn ra Hội nghị phải được khẳng định tại phiên họp Hội nghị trước đó.

Cơ cấu tổ chức của IAAF và việc bầu cửa vào các chức vụ sẽ được tiến hành tại các Hội nghị có thứ tự số chẵn.

Các điều luật về kỹ thuật và các điều lệ thi đấu thông thường được bàn bạc tại các Hội nghị có thứ tự số lẻ (xem điều 10.2 (b)).

Phải có chổ ngồi riêng trên sân vận động để tất cả các đại biểu của Hội nghị xem các giải vô địch thế giới.

3. Hội đồng có thể triệu tập các Hội nghị bất thường và phải triệu tập nếu như có 1/3 số thành viên đề đạt bằng văn bản lên tổng thư ký lý do và nguyện vọng của họ muốn có một Hội nghị như vậy.

Hội đồng phải triệu tập Hội nghị bất thường trong vòng 3 tháng kể từ khi đã nhận được những đề nghị như đã đề cập ở trên.

4. Chỉ có các thành viên đã nộp đầy đủ các khoản phải đóng góp trong năm đó mới được tham dự các cuộc họp của Hội nghị này.

5. Các thành viên cửa đại biểu tham dự và phải xác nhận tên các đại biểu của mình bằng văn bản nộp cho Tổng thư ký trước khi khai mạc Hội nghị.

Một nước thành viên được cử không quá 3 đại biểu tham dự tại Hội nghị, chỉ có 1 người trong số đại biểu đó có quyền bỏ phiếu thay mặt cho nước thành viên đó.

6. Người đại biểu này phải là công dân của nước hoặc khu vực lãnh thổ của thành viên mà anh ta đại diện và không là vận động viên chuyên nghiệp.

Người đại biểu này chỉ có thể đại diện cho một thành viên.

7. Hội nghị phải được tiến hành một cách nghiêm túc theo các quy định về thủ tục tiến hành Hội nghị.

8. Số lượng tham gia bỏ phiếu lần đầu phải được thông qua ngay sau khi đã xác định xong số nước tham dự, và việc chỉ định những người kiểm phiếu do Hội động để cử trong những đại biểu có mặt tại Hội nghị cũng phải được thông qua ngay.

9. Việc phê chuẩn kết nạp thành viên do Hội đồng tạm thời công nhận theo điều luật 4.2 sẽ được bỏ phiếu sau đó.

10. Các cuộc bầu cử được tiến hành sau khi đã thông báo xong số lượng tham gia bỏ phiếu lần hai.

Danh sách các ứng cử viên phải nộp cho Tổng thư ký ít nhất là 3 tháng trước ngày khai mạc Hội nghị. Các ứng cử viên phải do các thành viên để nghị, và trong trường hợp là đại diện cho một nhóm khu vực thì phải do các thành viên trong nhóm đó giới thiệu.

Các cơ quan được bầu cử chỉ có hiệu lực hoạt động sau khi kết thúc Hội nghị. Hội đồng và các ủy ban được bầu ra tại một hội nghị trong cùng một thời gian tổ chức giải vô địch thế giới thì phải sau khi kết thúc giải đó mới được tiếp quản các văn phòng làm việc.

Các cuộc bầu cử được tiến hành theo thứ tự sau đây:

(i) Bầu Chủ tịch

(ii) Bầu 4 Phó chủ tịch

Phiếu bầu được coi là hợp lệ phải tán thành bầu cho 4 ứng cử viên, không nhiều hơn và cũng không ít hơn. Nếu có 3 hoặc 4 ứng cử viên trong cùng một nhóm khu vực bầu thì chỉ hai người có số phiếu cao nhất được công nhận trúng cử, và trong lần bỏ phiếu sau chỉ bầu các ứng cử viên cho các nhóm khu vực khác.

(iii) Bầu Ủy viên chuyên trách về tài chính

(iv) Bầu các đại diện nhóm khu vực

Phải tiến hành các việc bỏ phiếu riêng cho từng nhóm khu vực, và chỉ những thành viên nào trong nhóm có tên ở Điều luật 4.6 mới có quyền bỏ phiếu.

(v) Bầu các Ủy viên với tư cách cá nhân.

Hội nghị tiến hành bầu cử hai thành viên với tư cách là phụ nữ đầu tiên. Tất cả các phiếu bầu được coi là hợp lệ phải bầu đủ hai nữ ứng cử viên, không nhiều hơn và cũng không ít hơn. Sau khi bầu chọn được hai ủy viên nữ. Hội nghị sẽ tiến hành bầu cữ những ủy viên các nhân còn lại. Tất cả các phiếu bầu được coi là hợp lệ phải tán thành bầu cho 13 ứng cử viên, không nhiều hơn và cũng không ít hơn.

(vi) Bầu các Ủy ban

Ủy ban trọng tài; Ủy ban kỹ thuật; Ủy ban chuyên trách thể thao nữ; Ủy ban chuyên trách thể thao đi bộ; Ủy ban chuyên trách các môn thể thao chạy trên đường bộ và trên địa hình tự nhiên; Ủy ban thể thao lão tướng và các ủy ban khác được Hội nghị chỉ định khi cần thiết.

11. Mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ chỉ được có một người là thành viên Hội đồng.

12. Các cuộc bầu cử tiến hành theo điều luật 7.10 phải đạt được số phiếu tán thành với đa số thuần túy ở vòng thứ nhất và đa số tuyệt đối ở vòng thứ hai.

13. Nếu như vào lúc bầu cử mà số ứng cử viên lại ít hơn so với lượng phải bầu thì Chủ tịch được phép mời các thành viên tại Hội nghị đề cử thêm.

14. Những ứng cử viên không trúng cử vào các chức vụ khác nhau nếu lại được đề cử như trên sẽ được phép có tên trong danh sách ứng cử viên trong lần bỏ phiếu sau để bầu vào bất cứ chức vụ nào khác.

15. Trong buổi ra mắt Hội đồng, để ghi nhận những đóng góp có giá trị đã dành cho IAAF, Hội nghị có quyền lựa chọn các vị Chủ tịch danh dự, các Phó Chủ tịch danh dự và các Ủy viên là các nhân danh dự mà không phải qua bỏ phiếu.

16. Ngoài ra, trong buổi lễ ra mắt Hội đồng, Hội nghị trao tặng các phần thưởng sau đây:

(i) Huy hiệu danh dự lão tướng IAAF

Dành cho sự đóng góp xứng đáng và lâu năm cho sự nghiệp thể thao Điền kinh thế giới trong khuôn khổ các hoạt động của IAAF. Thông thường mỗi Hội nghị có 8 người được thưởng.

(ii) Bằng tuyên dương công trạng

Dành cho sự đóng góp xứng đáng đối với các môn điền kinh trong khuôn khổ các hoạt động của nhóm khu vực, được các nhóm khu vực đề nghị.

(iii) Câu lạc bộ những người nỗi tiếng.

Dành cho các thành tích xứng đáng, hiếm có của các vận động viên điền kinh xuất sắc.

IAAF sẽ trao tặng bằng chứng nhận khen thưởng cho tất cả những người được nhận các phần thưởng trên và cho cả những quan chức, Ủy viên danh dự.

17. Chỉ có Hội nghị mới có quyền sửa đổi, bổ sung và thay các Điều luật. Các quyền hạn này phải được thực hiện theo đúng với điều luật 10. Hội nghị có quyền đình chỉ và áp đặt các hình thức xử phạt, và phục hồi lại tư cách đối với các thành viên. Các quyền này được áp dụng theo đúng với Điều luật 20.

18. Chỉ có Hội nghị mới có quyền quyết định đưa vào hệ thống thi đấu được IAAF trực tiếp tổ chức các cuộc thi đấu mới. Thí dụ như các giải vô địch thế giới, cúp thế giới cũng như các giải mới trong chướng trình thi đấu chính thức của IAAF.

19. Hội đồng IAAF phải tham dự Hội nghị song có Ủy viên nào của Hội đồng được đại riêng cho nước thành viên của riêng mình. Các Ủy viên Hội đồng được phép phát biểu nhưng không được phép bỏ phiếu bầu cử.

20. Các Chủ tịch danh dự, phó chủ tịch danh dự và các Ủy viên là cá nhân danh dự được tham dự hội nghị và được phép phát biểu nhưng không được phép bỏ phiếu bầu cử.

21. Các Chủ tịch của Ủy ban trực thuộc IAAF phải tham dự hội nghị song không có một vị Chủ tịch của ủy ban nào được làm đại diện cho nước thành viên của riêng mình. Các vị chủ tịch của ủy ban được phát biểu ý kiến nhưng không được phép bỏ phiếu bầu cử. Các thành viên Ủy ban IAAF được phép tham dự Hội nghị với tư cách là quan sát viên.



Điều 8

CÁC ỦY BAN

1. Tất các các ủy ban, trừ Ủy ban y tế được bổ nhiệm, phải được bầu chọn theo mỗi nhiệm kỳ 4 năm, không kể các trường hợp đặc biệt khác được Hội nghị quyết định.

2. Chủ tịch IAAF mặc nhiên là thành viên của tất cả các Ủy ban này.

3. Phải có ít nhất các Ủy ban sau đây

a) Ủy ban kỹ thuật - bao gồm 1 chủ tịch và 15 ủy viên. Tất cả các vấn đề có liên quan đến các Điều luật thi đấu đều phải có ý kiến của Ủy ban kỹ thuật.

b) Ủy ban chuyên trách về thể thao phụ nữ - bao gồm 1 chủ tịch và 10 ủy viên. Tất cả các vấn đề có liên quan đến các môn điền kinh cho phụ nữ đều phải có ý kiến của ủy ban này.

c) Ủy ban chuyên trách môn đi bộ thể thao - gồm có một chủ tịch và 10 ủy viên Tất cả các vấn đề có liên quan đến các môn đi bộ thể thao đều phải có ý kiến của ủy ban này.

d) Ủy ban chuyên trách các môn chạy trên đường bộ và trên địa hình tự nhiên - bao gồm 1 chủ tịch và 10 ủy viên. Tất cả các vấn đề có liên quan đến các môn chạy trên đường bộ và trên địa hình tự nhiên đều phải có ý kiến của ủy ban này.

e) Ủy ban chuyên trách về các nhà thể thao lão tướng - bao gồm 1 chủ tịch và 10 ủy viên. Tất cả các vấn đề có liên quan đến các vận động viên lão tướng (cựu vận động viên) đều phải có ý kiến của ủy ban này.

f) Ủy ban y tế - gồm một chủ tịch và 12 ủy viên. Ủy ban này phụ trách các vấn đề về y tế có liên quan đến các vận động viên điền kinh.

4. Tất cả các ủy ban phải nhóm họp khi được Tổng thư ký triệu tập và việc tiến cử người vào các ủy ban phải được báo các trước Hội nghị.

Nếu một khu vực không có đại diện ở một ủy ban thì nhóm khu vực đó được chỉ định một người bổ sung cho ủy ban đó cho tới lần bầu cử sau.

5. Các nhân mỗi ủy viên phải là người thuộc các nước và các vùng lãnh thổ khác nhau.

6. Một ủy viên ủy ban sẽ không được tham dự các cuộc họp nếu như nước thành viên của mình không nộp đủ khoản tiền phải đóng góp trong năm đó.

7. Việc khuyết thiếu bất thường trong các ủy ban IAAF đã bầu chọn. Nếu trong một thời gian nào đó, một vị trí trong một ủy ban của IAAF bị thiếu vắng do có người từ chức hoặc các lý do khác thì Tổng thư ký IAAF sẽ xử lý như sau:

(a) Nếu thiếu đại diện của một nhóm khu vực, thì Tổng thư ký IAAF sau khi bàn bạc với liên đoàn khu vực đó sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu trong vòng 3 tháng để bầu chọn một đại diện làm việc cho tới Hội nghị gần nhất sau đó.

(b) Nếu thiếu một ủy viên được chọn với tư cách cá nhân thì ứng cử viên nào có số phiếu bầu cao nhất trong số người không trúng cử tại cuộc bầu cử của Hội nghị đó sẽ được Hội đồng bổ nhiệm giữ chức cho đến Hội nghị gần nhất sau đó.

Điều 9

VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGÔN NGỮ

Ở tất các các cuộc họp của Hội nghị, mỗi thành viên được phép nói bằng thức tiếng của nước mình và được dịch ra tiếng Ảrập, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và tiếng Pháp. Có quyền yêu cầu dịch thuật từ và sang các thứ tiếng khác ngoài các thứ tiếng trên với điều kiện các thành viên có yêu cầu hoặc người được ủy quyền cho thành viên đó phải chi trả phí tổn cho việc đó.

Văn bản pháp quy và các Điều luật, Điều lệ, biên bản các báo cáo và các hình thức thông tin khác phải dùng các thứ tiếng theo quyết định của Hội đồng.

Trong tất cả các trường hợp có sự khác nhau trong việc dịch thuật các văn bản thì bản tiến Anh sẽ được công nhận.



Điều 10

VIỆC SỬA ĐỔI CÁC ĐIỀU LUẬT

1. Đối với các Điều luật về tổ chức

a) Một nước thành viên, một Hội đồng khu vực hoặc Hội nghị khu vực có đề nghị sửa đổi một điều luật nào đó trong chương "Tổ chức liên đoàn Điền kinh nghiệp dư Quốc tế", trừ khi đề nghị đó là của Hội đồng, thì phải đệ trình lên Tổng thư ký ít nhất là 6 tháng trước khi Hội nghị được tổ chức để xem xét việc đó.

Tất cả các đề nghị, kể cả các đề nghị của Hội đồng sẽ được Tổng thư ký gởi tới các thành viên ít nhất là 4 tháng trước khi nhóm họp Hội nghị.

b) Để được chấp thuận, các đề nghị như vậy phải được 2/3 số phiếu tán thành, 2/3 số phiếu tán thành này phải đại diện cho ít nhất một nữa số đại biểu có quyền bỏ phiếu của tất cả các nước thành viên IAAF (tức là đa số tuyệt đối).

c) Các thay đổi cần thiết sau đó về cách diễn tả thành văn được Hội nghị thông qua chỉ có thể do Chủ tịch tiến hành (hoặc một ủy viên Hội đồng do Chủ tịch cử ra) hoặc do Tổng thư ký, và miễn là điều đó không làm thay đổi bản chất của các quyết định của Hội nghị.

2. Đối với các điều luật về kỹ thuật và các điều luật khác.

a) Tất cả các đề nghị sửa đổi (trừ khi đó là đề nghị của Hội đồng) một điều luật kỹ thuật nào đó hoặc các điều luật khác đều phải đệ trình lên Tổng thư ký ít nhất là 6 tháng trước khi có Hội nghị để xem xét việc đó.

Chỉ có nước thành viên, Hội đồng, hoặc ủy viên Hội đồng, hoặc ủy ban thường trực hoặc hội đồng khu vực mới được trình đề nghị sửa đổi đối với điều luật về kỹ thuật.

b) Những sửa đổi đối với các điều luật về kỹ thuật thông thường chỉ được xem xét tại các Hội nghị có thứ tự số lẻ được tổ chức 4 năm một lần; Hội nghị sắp tới sẽ là Hội nghị thứ 43 vào năm 2001.

Tuy nhiên, những đề nghị khẩn cấp đối với việc thay đổi các điều luật kỹ thuật có thể đệ trình vào bất cứ thời gian nào và sẽ được thảo luận và thông qua Hội nghị gần nhất cho dù nó đến tay Tổng thư ký muộn hơn 6 tháng trước khi diễn ra Hội nghị.

c) Báo cáo có nội dung giới thiệu của Ủy ban kỹ thuật phải được chuyển tới tất cả các nước thành viên vào thời gian ít nhất là 3 tháng trước mỗi cuộc Hội nghị.

d) Những điểm mà Hội đồng đã sử dụng quyền hạn theo Điều luật 5.6 (c) thì thời hạn thích hợp để phần sửa đổi đó có hiệu lực thực hiện phải được công bố rõ, thời hạn đó phải được đảm bảo cho tất cả các thành viên có đủ thời gian để đưa vào thực hiện cùng một lúc. Thông thường, thời hạn đó là ngày 1 tháng 4 của năm sau.

e) Khi phần sửa đổi đối với một điều luật kỹ thuật được Hội nghị chấp thuận hoặc được Hội đồng ra quyết định theo trường hợp khẩn cấp được nêu ở điều luật 5.6 (c) thì thời hạn thích hợp để phần sửa đổi đó có hiệu lực thực hiện phải được công bố rõ, thời hạn đó phải đảm bảo cho tất cả các thành viên có đủ thời gian để đưa vào thực hiện cùng một lúc. Thông thường, thời hạn đó là ngày 1 tháng 4 của năm sau.

f) Những thay đổi cần thiết sau đó về cách diễn đạt các điều luật kỹ thuật được Hội nghị thông qua chỉ có thể do Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật (hoặc một ủy viên Ủy ban kỹ thuật được vị Chủ tịch này ủy quyền) tiến hành hoặc do Tổng thư ký và miễn là điều đó không làm thay đổi quyết định của Hội nghị.

3. Những thay đổi đã được nêu trong các mục 10.1 (c) và 10.2 (f) phải được nêu ra khi có cơ hội đầu tiên trước Hội đồng và trước Hội nghị trong trường hợp cần thiết.

Cuốn sách hướng dẫn có trình bày những thay đổi do Hội nghị ban hành phải được xuất bản bằng tiếng Anh trước ngày 31 tháng giêng năm sau.

Điều 11

THẨM QUYỀN BAN HÀNH LUẬT

Hội đồng là cơ quan giải thích rõ các điều luật của IAAF

Tất cả các vấn đề nảy sinh chưa được quy định trong các điều luật của IAAF phải do Hội đồng quyết định. Các quyết định liên quan đến việc ban hành luật chỉ có hiệu lực sau khi đã được Hội đồng thông qua.

Điều 12

CÁC CUỘC THI ĐẤU QUỐC TẾ - CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN ĐI THI ĐẤU Ở NƯỚC NGOÀI - CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THAM GIA THI ĐẤU

1. Tại các cuộc thi đấu quốc tế sau đây phải áp dụng các điều luật và điều lệ của IAAF

a) Đại hội Olympic, các Giải vô địch thế giới và các Cúp thế giới.

b) Các giải vô địch khu vực hoặc châu lục tổ chức cho tất cả các thành viên của IAAF thuộc các khu vực đó (nghĩa là, các giải vô địch mà IAAF có toàn quyền điều hành, chỉ bao gồm các cuộc thi đấu điền kinh).

c) Đại hội thể thao trong các nhóm nước (nghĩa là, Đại hội thể thao của một nhóm hoặc khu vực, tại đó có tổ chức thi đấu một số môn thể thao và vì vậy không thuộc độc quyền điều hành của IAAF).

d) các cuộc thi đấu theo các nhóm tuổi, các Cúp khu vực hoặc châu lục.

e) các cuộc thi đấu giữa hai hoặc nhiều thành viên hoặc các Cúp hỗn hợp của các thành viên, các câu lạc bộ.

f) Các cuộc thi đấu Quốc tế theo lời mời riêng được IAAF chấp nhận (xem điều luật 13.3 (b)).

h) Các cuộc thi đấu đặc biệt khác được một nước thành viên chấp nhận cho các vận động viên nước ngòai được phép tham gia thi đấu.

2. Tất cả các cuộc thi đấu quốc tế hoặc các cuộc thi đấu mà trong đó có các vận động viên nước ngòai tham gia thi đấu thì phải được IAAF, Hiệp hội của nhóm khu vực hoặc một thành viên chấp thuận. Để có được sự ủy quyền như đã nêu trong mục 12.1 (f), thành viên đó phải nộp đơn lên IAAF để xin phép nhân danh đơn vị đăng cai tổ chức thi đấu (xem Điều luật 13.3 (b)).

Trước khi ủy quyền tổ chức một cuộc thi đấu Quốc tế theo điều luật 12.1 (f) hoặc 1(g) hoặc 1(h) trên đây, liên đoàn khu vực phải có trong tay văn bản cam kết của nước khởi xướng hoặc tổ chức về:

a) Tuân thủ các Điều luật và Điều lệ của IAAF

b) Thông tin về các mặt tổ chức sẽ phải được chuyển tới IAAF hoặc thành viên ủy quyền tổ chức thi đấu trong vòng 30 ngày, nếu có yêu cầu sự ủy quyền của các hiệp hội nhóm khu vực và các liên đoàn thành viên phải được trình lên IAAF để phê duyệt.

c) Giành tất cả các giải thưởng cho vận động viên và giá trị mỗi giải không vượt quá 250USD hoặc tương đương theo tỷ lệ chuyển đổi thành tiền của nước tổ chức.

Chú giải: Giải thưởng phải là một hiện vật không được là tiền mặt và trái phiếu.

d) Bản kê các khoản kinh phí được cấp sẽ được chuyển đến nước thành viên được tổ chức cuộc thi đấu đó trong vòng 30 ngày; nếu như nước thành viên đó yêu cầu.

3. Một nước thành viên sẽ không được chấp nhận để tổ chức một cuộc thi đấu theo Điều luật 12.1 (h) của IAAF khi đó là một trận đấu mở rộng, có mời các vận động viên của hơn 5 nước thành viên tham dự (trừ nước chủ nhà), và tổ chức trong khoảng thời gian từ 1 tháng 5 đến 30 tháng 9, trừ khi cuộc thi đấu này đã được đăng ký trước ngày tháng trong lịch thi đấu trước ngày 30 tháng 11 của năm trước ngày tháng được ấn định của cuộc thi.

Tuy vậy, trong những hoàn cảnh ngoại lệ, nước đăng cai tổ chức thi đấu mà chưa đăng ký trước ngày tháng cho cuộc thi, có thể gởi đơn lên Hội đồng để xin phép bổ sung thêm một cuộc thi đấu vào lịch thi đấu của liên đoàn.

4. Một vận động viên hoặc câu lạc bộ không được phép tham gia thi đấu ở nước ngoài nếu không có đề nghị bằng văn bản của tổ chức quản lý mình, và một nước thành viên không được phép cho bất kỳ một vận động viên nước ngoài nào tham gia thi đấu nếu chưa có giấy chứng nhận khẳng định rằng vận động viên đó là hợp lệ được phép thi đấu tại đất nước đó.

Vận động viên không được thi đấu cho một nước khác nếu không được Liên đoàn bản xứ của anh ta cho phép trước.

Thậm chí, liên đoàn của nước mà vận động đó tá túc cũng không được ghi tên vận động viên này để đăng ký các cuộc thi đấu ở một nước khác, nếu như không có sự cho phép trước của liên đoàn bản xứ của vận động viên đó.

5. Khi xác nhận tư cách tham gia thi đấu của một vận động viên tại một cuộc thi đấu ở nước ngoài, nước thành viên phải ghi cụ thể số ngày mà vận động viên và người quản lý, huấn luyện viên đi cùng được phép nhận kinh phí và khoản trợ cấp mỗi ngày như đã được nêu trong Điều luật 14.1 và 14.2 về "kinh phí".

Sau cuộc thi đấu, nước thành viên được yêu cầu thanh toán các khoản kinh phí đã chi tiêu.

6. Vận động viên đi thi đấu ở nước ngoài ( trừ các cuộc thi đấu Quốc tế như đã được định nghĩa ở trên) phải tuân thủ luật thi đấu của đất nước đó đối với cuộc thi đấu đó.

7. Tất cả các thỏa thuận để cho vận động viên tham gia thi đấu ở một nước thứ hai phải do các bên thành viên có liên quan thỏa thuận hoặc do các đại diện của vận động viên, hoặc thỏa thuận trực tiếp với vận động viên.

Một cá nhân, câu lạc bộ, nhà trường, trường đại học hoặc các tổ chức khác không được phát trực tiếp hoặc gián tiếp những giấy mời chính thức cho vận động viên.

Tuy nhiên, một nước thành viên được phép ủy quyền cho một trong những câu lạc bộ Thành viên của mình liên lạc với một câu lạc bộ ở một nước khác có một hoặc nhiều vận động viên của họ tham gia thi đấu theo cách nhanh nhất để thành viên đó thường xuyên có được thông tin theo nội dung của tất cả các công văn được thông báo.

8. Một vận động viên ở một nước nào đó được một tổ chức đào tạo của một nước khác cấp học bổng để đi học, thì trước khi cơ quan quản lý vận động viên cấp giấy phép (theo những điều kiện như cấp giấy phép thi đấu ở Điều luật 12.4). Ông Chủ tịch của tổ chức đã cấp học bổng đó phải gởi cho nước thành viên mà tổ chức đào tạo này có cơ sở đào tạo ở đó một bản thông báo đầy đủ và chi tiết về tính chất và giá trị của khoản học bổng tài trợ được cấp cho vận động viên đó để giao cho nước thành viên này chuyển cho nước có vận động viên được hưởng học bổng.

9. Tại các cuộc thi đấu Quốc tế theo Điều luật 12.1 (a), (b) và (d), đại diện của một nước thành viên phải là công dân của nước đó (theo khai sinh hoặc nhập quốc tịnh hoặc đăng ký hộ tịch), hoặc là vận động viên có tư cách công dân theo thủ tục được pháp luật của nước đó công nhận; trừ trường hợp, những công dân của một thuộc địa có đủ tư cách đại diện cho nước mẹ đẻ của mình trong các cuộc thi đấu này, nếu thuộc địa đó không có đại diện là thành viên của IAAF.

Vận động viên một khi đã đại diện cho một thành viên tại cuộc thi đấu trong khuôn khổ của Điều luật 12.1 (a), (b) và (d) thì sau đó không được phép đại diện cho một thành viên nào khác tại cuộc thi đấu như vậy, trừ các trường hợp sau đây:

a) Có sự sát nhập nước này với nước khác

b) Có sự thành lập một nước mới đã được một Hiệp định phê chuẩn

c) Có tư cách công dân mới. Ở trường hợp này, vận động viên không được thi đấu cho nước mới trong một thời hạn ít nhất là 3 năm kể từ ngày vận động viên đó lần cuối cùng là đại diện của thành viên cũ tại một cuộc thi đấu theo Điều luật 12.1 (a), (b) và (d). Thời hạn này có thể được rút xuống là 1 năm nếu hai thành viên liên quan đều chấp thuận.

d) Một vận động viên có quyền là công dân của hai hoặc nhiều nước với điều kiện là có ít nhất 3 năm kể từ lần cuối cùng vận động viên đó đại diện cho nước thành viên thứ nhất tại các cuộc thi đấu theo Điều luật 12.1 (a), (b) và (d).

Thời hạn này có thể được rút xuống là 1 năm nếu hai thành viên liên quan đều chấp thuận.

Hội đồng cũng đã chấp thuận sẽ xem xét các trường hợp ngoại lệ, ví dụ: người tị nạn, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

e) Có ít nhất là 3 năm sinh sống ở một nước kể từ lần cuối cùng vận động viên đó đại diện cho nước kia trong cuộc thi đấu theo Điều luật 12.1 (a), (b) và theo đúng những điều khoản pháp luật về việc công nhận tư cách công dân của nước ấy (nếu có). Thời hạn cư trú này có thể giảm xuống chỉ là 1 năm, nếu được hai thành viên có liên quan đồng ý và nếu được Hội đồng IAAF phê chuẩn.

f) Trường hợp vận động viên có thể có quyền về mặt pháp lý là công dân của hai hoặc nhiều nước với điều kiện tính đến thời điểm đó đủ ít nhất là 3 năm kể từ lần cuối cùng vận động viên đó đại diện cho nước thành viên thứ nhất tại bất cứ cuộc thi đấu nào đã nêu trong Điều luật 12.1 (a), (b). Thời hạn cư trú này có thể giảm xuống chỉ là 1 năm, nếu được hai thành viên có liên quan đồng ý và nếu được Hội đồng IAAF phê chuẩn.

10. Các vận động viên thuộc các liên đoàn quốc gia hoặc các tổ chức điền kinh khác không phải là thành viên đã được kết nạp của IAAF được phép thi đấu tại bất kỳ cuộc thi đấu nào - ngoại trừ các cuộc thi đấu được ghi trong Điều luật 12.1 (a), (b) - với các vận động viên nằm trong quyền hạn của một thành viên, với điều kiện:

a) Liên đoàn hoặc tổ chức có liên quan, ở thời điểm đó không bị IAAF tạm đình chỉ tư cách thành viên hoặc loại trừ khỏi các giải thi đấu.

b) Các vận động viên này là nghiệp dư

c) Có sự đồng ý trước của Hội đồng căn cứ theo đơn của thành viên tại nước hoặc vùng lãnh thổ tổ chức cuộc thi đấu đó, hoặc của thành viên muốn cử vận động viên mình tham gia thi đấu tại một nước hoặc vùng lãnh thổ không phải là một thành viên.

d) Khi cuộc đấu được tổ chức ở một nước hoặc một vùng lãnh thổ không phải là Thành viên, chủ thể đứng ra tổ chức cuộc thi phải có sự cam kết với thành viên đến tham gia thi đấu về việc sẽ tuân thủ đúng luật lệ của IAAF.

11. (a) Nếu một công dân của một nước bị IAAF đình chỉ tư cách thành viên muốn trở thành kiều dân của một nước có đủ tư cách thì người đó được phép thi đấu tại các cuộc thi đấu trong nước với điều kiện:

i) Đã từ bỏ quốc tịch cũ khi làm thủ tục xin phép xét tư cách công dân của nước có đủ tư cách đó và tuyên bố công khai về thực tế đó theo sự tư vấn của các bên thành viên có liên quan.

ii) Có đủ ít nhất là 1 năm cư trú liên tục ở nước mới đó.

iii) Cuộc thi đấu trong nước mà anh ta tham gia đó không có vận động viên của các liên đoàn khác tham gia.

b) Vận động viên nào chấp nhận tuân thủ những yêu cầu của điều khoản 11(a) nói trên thì được phép thi đấu tại các cuộc thi đấu quốc tế nêu trong Điều luật 12.1(f), (g) và (h) sau khi có đủ 2 năm liên tục cư trú ở đất nước mới này.

c) Vận động viên nào chấp nhận tuân thủ những yêu cầu của điều khoản 11(a) nói trên chỉ được phép đại diện cho Liên đoàn mới của mình trong các cuộc thi đấu Quốc tế ghi trong Điều luật 12.1 (a) đến (e) sau khi có đủ thời gian cư trú 3 năm liên tục ở đất nước mới của anh ta, và sau khi anh ta được công nhận tư cách công dân của nước mới đó.

d) Thời gian cư trú liên tục được tính trên cơ sở một năm là 365 ngày, bắt đầu từ ngày người đó đến đất nước mà họ muốn được nhập quốc tịch.

e) Trong mỗi thời gian của 365 ngày liên tục, vận động viên không được phép sống ở lãnh thổ của nước bị đình chỉ tư cách thành viên quá tổng số thời gian là 90 ngày.

f) Một vận động viên muốn có đủ tiêu chuẩn theo Điều luật này thì phải kiềm chế không tiến hành tham gia bất kỳ hoạt động điền kinh nào cùng với bất kỳ một thành viên nào của Liên đoàn đang bị đình chỉ, song không hạn chế đối với các cuộc trình diễn, tập luyện, huấn luyện, hành lễ, diễn thuyết, trả lời phỏng vấn hoặc phỏng vấn công khai.

12. Như đã nêu trong khoản (f) mục 11 của Điều luật 12, các thành viên IAAF và các quan chức, huấn luyện viên và vận động viên của các thành viên không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có quan hệ với bất kỳ đại diện các quan chức, huấn luyện viên, trọng tài và vận động viên nào của nước thành viên đã bị đình chỉ (khai trừ). Nếu vi phạm bất cứ hình thức nào của Điều luật này sẽ bị xử phạt theo các điều khoản qui định trong điều luật 20.



tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương