Quy đỊnh về KỶ luật của liêN ĐOÀn bóng đÁ việt nam



tải về 369.18 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích369.18 Kb.
#28549
  1   2   3

QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT

CỦA LIÊN ĐOÀN BÓNG ĐÁ VIỆT NAM (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)


(Ban hành kèm theo Quyết định số:33 /QĐ-LĐBĐVN

ngày 22 tháng 1năm 2014 của Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam)

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về hình thức kỷ luật; hành vi vi phạm và quy định xử phạt cụ thể; các cơ quan xử lý kỷ luật, giải quyết khiếu nại và trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật và giải quyết khiếu nại tại các cơ quan này.

2. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, tập thể và cá nhân tham gia hoạt động bóng đá.


3. Trong trường hợp xử lý vi phạm đối với các quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) thì ưu tiên áp dụng Quy định về kỷ luật của LĐBĐVN về thẩm quyền, hình thức và mức độ vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, LĐBĐVN có thể đề nghị các tổ chức bóng đá quốc tế có hình thức kỷ luật phù hợp với hành vi vi phạm, mở rộng phạm vi hiệu lực của biện pháp kỷ luật ra toàn khu vực, thế giới và đề nghị cơ quan chức năng xem xét, xử lý đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng


1. Tất cả các hành vi vi phạm do cố ý, vô ý hoặc vi phạm chưa đạt đều phải bị xử lý kỷ luật.

2. Việc xử lý kỷ luật dựa trên mức độ của hành vi vi phạm.

3. Căn cứ theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, cơ quan kỷ luật sẽ quyết định kỷ luật ở các cấp độ: địa phương, quốc gia hoặc quốc tế.

4. Nếu có cơ sở xác định việc tổ chức trận đấu diễn ra không an toàn, để đảm bảo ninh, an toàn trong trận đấu, Ban Kỷ luật có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật phù hợp mà không cần có hành vi vi phạm, ví dụ như: buộc tổ chức trận đấu trên sân không có khán giả; buộc tổ chức trận đấu trên sân trung lập hoặc không được tổ chức trận đấu trên một sân vận động cụ thể.

5. Câu lạc bộ (CLB), đội bóng phải liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của những người do CLB, đội bóng quản lý, sử dụng.

6. Những cầu thủ, cán bộ, nhân viên bị cơ quan điều tra khởi tố hoặc do LĐBĐVN đề nghị cơ quan điều tra làm rõ hành vi vi phạm thì bị tạm đình chỉ làm nhiệm vụ hoặc đình chỉ thi đấu bóng đá.

7. Nếu đội bóng bị kỷ luật vì các lỗi nghiêm trọng như: Phân biệt; Công kích; Giả mạo, làm sai lệch tài liệu, hồ sơ; Hối lộ, doping; Dàn xếp tỷ số; Cá độ bóng đá và các trường hợp đi ngược lại với tôn chỉ, mục đích hoạt động của LĐBĐVN thì Trưởng đoàn, huấn luyện viên trưởng (hoặc người có chức danh tương đương) của đội bóng trong thời điểm xảy ra vi phạm cũng bị quy trách nhiệm liên đới và bị kỷ luật theo các hình thức tại Điều 5 của Quy định về Kỷ luật này. Trường hợp, nếu chứng minh được trưởng đoàn, huấn luyện viên trưởng (hoặc người có chức danh tương đương) không có lỗi thì không bị kỷ luật.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ dưới đây có trong Quy định được hiểu như sau:

1. Trận đấu quốc tế: Trận đấu giữa hai đội bóng thuộc hai Liên đoàn bóng đá quốc gia (LĐBĐQG) khác nhau dưới các hình thức: Hai CLB, một CLB và một đội tuyển quốc gia hoặc hai đội tuyển quốc gia.

2. Trận đấu giao hữu: Trận đấu do một tổ chức bóng đá có thẩm quyền chịu trách nhiệm tổ chức; đội bóng hoặc thành phần đội tham gia trận đấu được lựa chọn riêng cho trận đấu đó và có thể đến từ những khu vực khác nhau; Tỷ số trận đấu chỉ có ý nghĩa đối với trận đấu hoặc cuộc thi đấu đó; riêng trường hợp trận đấu giữa hai đội tuyển quốc gia thì tỷ số có ảnh hưởng đến thứ hạng của đội tuyển quốc gia tham gia trận đấu trong bảng xếp hạng của Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA).

3. Trận đấu chính thức: Trận đấu trong khuôn khổ một giải đấu chính thức do một tổ chức bóng đá có thẩm quyền chịu trách nhiệm tổ chức dành cho các đội hoặc CLB thành viên tổ chức đó; Tỷ số trận đấu có ý nghĩa xác định thứ hạng hoặc quyền tham dự vào các trận đấu, cuộc thi đấu khác, trừ trường hợp điều lệ của giải có trận đấu đó quy định khác.

4. Đơn vị tổ chức giải là tổ chức thành viên của LĐBĐVN hoặc tổ chức, đơn vị khác trực tiếp quản lý, tổ chức, điều hành các giải bóng đá được trao quyền theo quy định của pháp luật, quy định của FIFA, Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC), LĐBĐVN, Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp, Quy chế Bóng đá ngoài chuyên nghiệp và chịu trách nhiệm trước LĐBĐVN về đảm bảo an ninh an toàn, tính trung thực và kết quả chuyên môn của giải đấu.

5. Cán bộ, nhân viên: Bất kỳ ai, trừ cầu thủ thực hiện một hoạt động liên quan đến bóng đá ở Đơn vị tổ chức giải, LĐBĐVN hoặc CLB, Đội bóng, dù là ở chức vụ nào, công việc gì (hành chính, thể thao hoặc công việc khác) và thời gian công tác bao lâu.

6. Quan chức trận đấu, bao gồm: Trọng tài, giám sát trận đấu, giám sát trọng tài, cán bộ an ninh và các thành phần khác theo quy định của LĐBĐVN được phân công thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến trận đấu.

7. Các quy định của LĐBĐVN: Điều lệ LĐBĐVN, Quy định về Kỷ luật này, Quy chế bóng đá chuyên nghiệp, Quy chế bóng đá ngoài chuyên nghiệp, Điều lệ các giải bóng đá của LĐBĐVN, các quy định của Ban chấp hành LĐBĐVN, Quy chế tổ chức và hoạt động của các Ban, Phòng chuyên môn của LĐBĐVN, quyết định, thông báo, hướng dẫn và quy định khác của LĐBĐVN.

8. Hoạt động bóng đá: Tất cả những hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào bóng đá bao gồm: các sự kiện, trận đấu, giải đấu do LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải tổ chức, quản lý, điều hành.

9. Chủ thể, người vi phạm: Tổ chức, tập thể, cá nhân.

10. Cổ động viên của một CLB, đội bóng: Là tất cả những người ủng hộ đội bóng, bao gồm: Hội cổ động viên được thành lập hợp pháp; người ngồi trong khu vực dành riêng cho cổ động viên đội bóng trên khán đài sân vận động trong một trận đấu được Ban tổ chức trận đấu sắp xếp, trừ trường hợp có thể chứng minh ngược lại.

11. Đại diện cầu thủ: Là cá nhân được LĐBĐQG, FIFA cấp đăng ký đại diện cầu thủ, hành nghề giới thiệu cầu thủ cho CLB với mục đích đàm phán hoặc đàm phán lại một Hợp đồng lao động hoặc giới thiệu hai CLB với nhau để ký kết một Hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ.

Điều 4. Thẩm quyền xử lý kỷ luật

1. Trọng tài là người áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật trong trận đấu.

2. Ban Kỷ luật LĐBĐVN có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm của tất cả các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia vào hoạt động bóng đá do LĐBĐVN và Đơn vị tổ chức giải tổ chức.

Đối với các giải thuộc hệ thống giải bóng đá ngoài chuyên nghiệp: Ban Kỷ luật LĐBĐVN có thể uỷ quyền cho BTC giải để xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm.

3. Ban Kỷ luật hoặc các cơ quan khác của LĐBĐVN có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các trường hợp khác theo Điều lệ và các quy định của LĐBĐVN.

CHƯƠNG II

HÌNH THỨC KỶ LUẬT


Điều 5. Các hình thức kỷ luật

1. Đối với cá nhân:

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Thẻ vàng.

d) Đuổi khỏi sân (thẻ đỏ).

đ) Phạt tiền.

e) Thu hồi giải thưởng.

g) Đình chỉ thi đấu (hoặc đình chỉ làm nhiệm vụ) có thời hạn.

h) Cấm vào phòng thay đồ và/hoặc khu vực kỹ thuật.

i) Cấm vào sân vận động.

k) Cấm tham gia vào hoạt động bóng đá.

l) Khai trừ ra khỏi LĐBĐVN.

2. Đối với tập thể, tổ chức:

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Phạt tiền.

d) Thu hồi giải thưởng.

đ) Cấm chuyển nhượng, đăng ký cầu thủ.

e) Buộc thi đấu trên sân không có khán giả hoặc trong một số điều kiện khác.

g) Cấm vào sân vận động.

h) Buộc phải thi đấu trên sân trung lập.

i) Cấm thi đấu trên một sân vận động cụ thể.

k) Huỷ bỏ kết quả trận đấu.

l) Tổ chức thi đấu lại

m) Xử thua.

n) Truất quyền.

o) Trừ điểm.

p) Loại khỏi giải.

q) Phạt chuyển xuống thi đấu ở hạng thấp hơn.

r) Tước bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền lợi về tài chính mà LĐBĐVN đã cung cấp.

s) Không công nhận hoặc chấm dứt tư cách thành viên của CLB, đội bóng trong các giải.

t) Khai trừ ra khỏi LĐBĐVN.

Điều 6. Khiển trách

Khiển trách là việc Cơ quan xử lý kỷ luật phê phán nghiêm khắc bằng văn bản hành chính đối với chủ thể có hành vi vi phạm.



Điều 7. Cảnh cáo

Cảnh cáo là mức độ kỷ luật cao hơn khiển trách, được thể hiện bằng Quyết định kỷ luật để đương sự biết phải từ bỏ thái độ hoặc việc làm sai trái nếu không sẽ bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao hơn.



Điều 8. Phạt tiền

1. Phạt tiền: Là việc cơ quan xử lý kỷ luật ấn định mức phạt bằng tiền Việt Nam Đồng tương xứng với hành vi vi phạm.

2. Cơ quan áp dụng biện pháp phạt tiền quyết định thời hạn và hình thức trả tiền phạt. Nếu phạt tiền đi kèm với cấm thi đấu, tiền phạt phải được nộp trước khi kết thúc thời gian cấm thi đấu.

3. Việc nộp tiền phạt được thực hiện theo quyết định kỷ luật.

4. CLB, đội bóng cùng chịu trách nhiệm đối với những khoản tiền phạt mà cầu thủ hoặc cán bộ, nhân viên của CLB, đội bóng đó phải nộp kể cả trong trường hợp cầu thủ hoặc cán bộ, nhân viên đó đã rời khỏi CLB, đội bóng.

Điều 9. Thu hồi giải thưởng

Chủ thể bị thu hồi giải thưởng phải trả lại giải thưởng và tất cả các lợi ích kèm theo khi nhận giải, đặc biệt là tiền và các vật kỷ niệm (huy chương, cúp, bảng danh vị v.v..).



Điều 10. Thẻ vàng

1. Thẻ vàng là một hình thức cảnh cáo do trọng tài thực hiện đối với những cầu thủ trong một trận đấu vi phạm vào một trong các lỗi tại Điều 42 của Quy định về Kỷ luật này.



2. Một cầu thủ bị phạt hai (02) thẻ vàng trong cùng trận đấu sẽ bị truất quyền thi đấu (thẻ đỏ gián tiếp) và bị đình chỉ thi đấu ở trận đấu tiếp theo.

3. Những trường hợp sau đây sẽ bị đình chỉ thi đấu một trận kế tiếp ngay sau trận đấu bị thẻ vàng thứ hai hoặc thứ ba:

a) Những giải thuộc hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp:

- Nếu tổng số trận của đội bóng trong giải từ 15 trận trở xuống: Cầu thủ bị phạt 02 thẻ vàng ở 02 trận đấu khác nhau.

- Nếu tổng số trận của đội bóng trong giải từ 16 trận trở lên: Cầu thủ bị phạt 03 thẻ vàng ở 03 trận đấu khác nhau.

b) Những giải thuộc hệ thống giải bóng đá ngoài chuyên nghiệp: Cầu thủ bị phạt 02 thẻ vàng ở 02 trận đấu khác nhau.

4. Ban Kỷ luật có thể xem xét kéo dài thời gian bị đình chỉ thi đấu tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của vi phạm.

5. Nếu một trận đấu bị hủy bỏ được tổ chức lại, những thẻ vàng đã phạt trong trận đấu bị hủy bỏ sẽ không tính. Nếu trận đấu không được tổ chức lại, những thẻ vàng đã phạt đối với đội làm phát sinh nguyên nhân dẫn đến hủy bỏ trận đấu vẫn được tính; Nếu cả hai đội đều có trách nhiệm trong việc dẫn đến hủy bỏ trận đấu thì các thẻ vàng của cả hai đội đều giữ nguyên.

6. Các thẻ vàng trong trận đấu bị xử thua vẫn được tính.

7. Nếu cầu thủ có lỗi nghiêm trọng khi thực hiện hành vi phi thể thao và bị đuổi khỏi sân (thẻ đỏ trực tiếp) thì những thẻ vàng mà cầu thủ đã phải nhận trước đó trong trận đấu vẫn được tính.



Điều 11. Đuổi khỏi sân

1. Đuổi khỏi sân là lệnh do trọng tài đưa ra buộc một người phải rời khỏi sân thi đấu và khu vực xung quanh, bao gồm cả khu vực kỹ thuật trong trận đấu đó. Người bị đuổi khỏi sân có thể được ngồi trên khán đài, trừ trường hợp đã bị cấm vào sân vận động.



2. Đối với cầu thủ, đuổi khỏi sân được thể hiện dưới hình thức thẻ đỏ. Thẻ đỏ trực tiếp được sử dụng đối với hành vi phi thể thao nghiêm trọng theo quy định tại Điều 43 của Quy định về Kỷ luật này. Trường hợp bị hai thẻ vàng thì trở thành thẻ đỏ gián tiếp.

3. Một người đã bị đuổi khỏi sân có thể chỉ đạo về chuyên môn thông qua người thay thế mình, nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến khán giả và tiến trình của trận đấu.

4. Khi một người bị đuổi khỏi sân (thẻ đỏ trực tiếp) thì người đó đương nhiên bị đình chỉ ít nhất hai trận đấu kế tiếp sau đó, ngay cả trong trường hợp việc đuổi được thực hiện trong một trận đấu mà sau đó trận đấu bị hoãn, hủy bỏ và/hoặc xử thua.

5. Cơ quan có thẩm quyền của LĐBĐVN căn cứ vào mức độ vi phạm có thể xử phạt tập thể, cá nhân ở mức độ nặng hơn. Quy định này cũng áp dụng đối với người bị hai thẻ vàng trong cùng một trận đấu.

6. Cầu thủ bị thẻ đỏ trực tiếp ở các trận đấu cuối cùng của mùa giải sẽ bị đình chỉ thi đấu một số trận đấu (theo hiệu lực của thẻ đó) ở giải tương ứng ở mùa giải tiếp theo.

Cầu thủ bị phạt thẻ đỏ trực tiếp ở các trận đấu cuối cùng của giải AFC Cup, giải Vô địch các CLB Châu Á (AFC Champions League) sẽ bị đình chỉ thi đấu ở trận đấu tiếp theo tại giải bóng đá quốc gia do Đơn vị tổ chức giải tổ chức.

7. Tuỳ theo quy định của Điều lệ từng giải có thể không tính các thẻ phạt ở vòng đấu loại khi chuyển sang giai đoạn thi đấu vòng chung kết, trận bán kết, trận chung kết.

Điều 12. Đình chỉ thi đấu hoặc đình chỉ làm nhiệm vụ

1. Đình chỉ thi đấu hoặc đình chỉ làm nhiệm vụ là việc cấm tham dự trận đấu, cuộc thi đấu hoặc xuất hiện trong khu vực liền kề sân thi đấu.

2. Cầu thủ bị đình chỉ không được đăng ký vào danh sách cầu thủ cho một trận đấu.

3. Người bị đình chỉ làm nhiệm vụ sẽ bị cấm vào phòng thay đồ và/hoặc khu vực kỹ thuật.



4. Đình chỉ có thể áp dụng theo trận đấu, theo một số ngày hoặc tháng. Trừ trường hợp có quy định khác, việc đình chỉ không được vượt quá 24 trận đấu hoặc 02 năm.

5. Nếu biện pháp đình chỉ thi đấu hoặc làm nhiệm vụ trong trận đấu được áp dụng thì chỉ những trận đấu nào được thi đấu thực sự mới được tính trừ vào số trận bị đình chỉ. Nếu trận đấu bị bãi bỏ, hủy bỏ hoặc không được tính, người bị đình chỉ chỉ được coi là đã thực hiện kỷ luật đình chỉ nếu đội bóng của người đó không phải chịu trách nhiệm về nguyên nhân dẫn đến hủy bỏ, bãi bỏ và không tính trận đấu đó.

6. Trong một trận đấu, nếu có cầu thủ không đủ tư cách tham gia thì việc đình chỉ sẽ được thực thi ngay và đội bóng có cầu thủ không đủ tư cách tham gia sẽ bị xử thua với tỷ số 0-3.

7. Nếu đình chỉ kết hợp với phạt tiền, đình chỉ có thể bị kéo dài cho đến khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp phạt.



Điều 13. Cấm vào phòng thay đồ và/hoặc khu vực kỹ thuật

Cấm vào phòng thay đồ và/hoặc khu vực kỹ thuật là tước đi của người bị kỷ luật quyền được vào phòng thay đồ của đội bóng và/hoặc khu vực liền kề của sân thi đấu và đặc biệt là quyền ngồi trong khu vực kỹ thuật.



Điều 14. Cấm vào sân vận động

Cấm vào sân vận động là việc ngăn cấm không cho cá nhân, tập thể bị kỷ luật vào sân vận động của một hoặc một số sân vận động.



Điều 15. Cấm tham gia hoạt động bóng đá

Một người có thể bị cấm thực hiện bất kỳ hành vi nào có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động bóng đá.



Điều 16. Cấm chuyển nhượng, đăng ký

Cấm chuyển nhượng là việc CLB, đội bóng bị cấm ký hợp đồng với bất kỳ cầu thủ mới nào trong một khoảng thời gian nhất định. Cấm đăng ký là việc CLB, đội bóng bị cấm đăng ký bất kỳ cầu thủ mới nào trong giai đoạn đăng ký.



Điều 17. Buộc thi đấu trên sân không có khán giả hoặc trong một số điều kiện khác

Buộc thi đấu trên sân không có khán giả là việc một đơn vị ở địa phương, CLB, đội bóng phải tổ chức trận đấu không mở cửa và phải thi đấu trên sân không có khán giả (chỉ có Ban tổ chức giải, Ban tổ chức trận đấu, những người thuộc hai CLB: lãnh đạo, quan chức, cán bộ, nhân viên và lực lượng phục vụ trực tiếp trên sân trận đấu đó, phóng viên báo chí truyền thông) hoặc trong một số điều kiện khác do Ban Kỷ luật quyết định.



Điều 18. Buộc thi đấu trên sân trung lập

Đó là hình thức buộc CLB, đội bóng không được tổ chức thi đấu tại sân nhà mà phải thi đấu tại một sân khác do Ban tổ chức giải quyết định.



Điều 19. Cấm thi đấu trên một sân vận động cụ thể

Cấm thi đấu trên một sân vận động cụ thể là việc tước đi quyền được tổ chức của một đơn vị ở địa phương, CLB, đội bóng cho các đội bóng của mình trên một sân vận động cụ thể.



Điều 20. Hủy bỏ kết quả trận đấu

Kết quả trận đấu bị hủy bỏ: không được tính kết quả trận đấu trên sân (điểm, các bàn thắng nếu có)



Điều 21. Tổ chức thi đấu lại

Một trận đấu được tổ chức thi đấu lại nếu trận đấu đó không thể diễn ra hoặc không thể thi đấu đủ thời gian không vì lý do bất khả kháng mà do hành vi của CLB, đội bóng.



Điều 22. Xử thua

Đội bóng bị xử thua được coi là đội bị thua trong trận đấu với tỷ số 0-3. Nếu thua nhiều hơn thì giữ nguyên tỷ số.



Điều 23. Loại khỏi giải

Loại khỏi giải là việc tước đi quyền được tham gia của một đơn vị địa phương, CLB, đội bóng vào giải đấu đang và/hoặc sẽ tổ chức.



Điều 24. Chuyển xuống thi đấu ở hạng thấp hơn

CLB, đội bóng có thể bị chuyển xuống thi đấu ở hạng thấp hơn.



Điều 25. Trừ điểm

CLB, đội bóng có thể bị trừ điểm từ tổng số điểm đã hoặc sẽ giành được ở bất kỳ giải đấu nào đang hoặc sẽ diễn ra.



Điều 26. Tước bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền lợi về tài chính mà LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải đã cung cấp.

Một đơn vị ở địa phương, CLB, đội bóng bị thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyền lợi về tài chính mà LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải đã cung cấp có nghĩa vụ hoàn trả hoặc sẽ không được nhận những phần quyền lợi bị tước bỏ.



Điều 27. Không công nhận hoặc chấm dứt tư cách thành viên của CLB, đội bóng trong các giải

CLB, đội bóng có thể bị tước bỏ tư cách thành viên trong các giải do LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải tổ chức.



Điều 28. Đình chỉ và khai trừ

Tổ chức, tập thể, cá nhân nếu vi phạm đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị áp dụng theo quy định tại Điều lệ LĐBĐVN về đình chỉ và khai trừ.



Điều 29. Kết hợp các hình thức kỷ luật

Các hình thức kỷ luật có thể được kết hợp, trừ trường hợp có quy định khác.



Điều 30. Đình chỉ thi hành một phần biện pháp kỷ luật

1. Cơ quan xử lý kỷ luật có quyền xem xét việc đình chỉ thi hành một phần biện pháp kỷ luật đang áp dụng đối với những án phạt như: Cấm thi đấu, cấm làm nhiệm vụ có thời hạn và không có thời hạn; Cấm tham gia vào hoạt động liên quan đến bóng đá; Đình chỉ thi đấu hoặc đình chỉ làm nhiệm vụ có thời hạn; Cấm vào phòng thay đồ và/hoặc khu vực kỹ thuật; Cấm thi đấu trên một sân vận động cụ thể; Buộc thi đấu trên sân không có khán giả hoặc trong một số điều kiện khác; Buộc phải thi đấu trên sân trung lập.

2. Người bị kỷ luật trong thời gian thi hành án kỷ luật có thể được xem xét giảm hoặc đình chỉ thi hành án kỷ luật nếu:

a) Người bị kỷ luật chấp hành tốt mọi quy định trong thời gian thi hành án kỷ luật, làm đơn xin giảm án kỷ luật có xác nhận của chính quyền nơi cư trú.

b) Có công văn đề nghị xin giảm án kỷ luật của cơ quan quản lý trực tiếp người bị kỷ luật.

3. Cơ quan xử lý kỷ luật căn cứ vào đơn đề nghị và tình hình cụ thể để quyết định giảm hoặc không giảm một phần biện pháp kỷ luật.

4. Khi đình chỉ thi hành kỷ luật, tuỳ từng trường hợp cụ thể cơ quan xử lý kỷ luật có thể quyết định thời gian thử thách từ 06 tháng đến 05 năm.

5. Nếu người bị kỷ luật được đình chỉ thi hành kỷ luật mà phạm một lỗi khác trong thời gian thử thách thì việc đình chỉ bị hủy bỏ và mức kỷ luật đã đình chỉ có hiệu lực trở lại và được cộng với mức kỷ luật được áp dụng đối với lỗi mới.



6. Riêng những án phạt do FIFA, AFC đưa ra chỉ được quyền đề nghị đình chỉ thi hành một phần biện pháp kỷ luật nếu khoảng thời gian bị kỷ luật không quá sáu tháng và phải căn cứ vào yếu tố nhân thân trước đây của người bị kỷ luật.

7. Những điều khoản này được áp dụng theo những quy định đối với các vi phạm cụ thể, ngoại trừ trường hợp vi phạm quy định về cấm sử dụng doping.

Điều 31. Thời gian thi hành kỷ luật (cách tính thời gian)

Khoảng thời gian thi hành kỷ luật là khoảng thời gian được ấn định trong quyết định kỷ luật. Thời gian kỷ luật có thể không được tính trong thời gian nghỉ thi đấu hoặc giữa các mùa giải.



Điều 32. Vi phạm nhiều lần

1. Trừ trường hợp có quy định khác, cơ quan xử lý sẽ tăng mức kỷ luật đã áp dụng thêm một nửa (+50%) hoặc áp dụng một biện pháp kỷ luật nặng hơn đối với cá nhân, tập thể có hành vi vi phạm nhiều lần.

2. Chỉ được quyền tăng thêm mức phạt lên 50% một lần khi áp dụng quy định này.



Điều 33. Vi phạm xâm hại đến quan chức trận đấu

Trong trường hợp xâm hại quan chức trận đấu, ngoài bị áp dụng mức kỷ luật tại phần quy định xử phạt cụ thể của Quy định này, người vi phạm còn bị tăng thêm một nửa mức kỷ luật (+50%), trừ trường hợp quy định tại Điều 50, Điều 51 của Quy định về Kỷ luật này.



Điều 34. Phạm nhiều lỗi

1. Nếu cá nhân, tập thể bị áp dụng một vài biện pháp kỷ luật do một vài vi phạm, cơ quan xử lý sẽ áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với vi phạm nghiêm trọng nhất và có thể tăng thêm mức kỷ luật tùy theo hoàn cảnh nhưng không qúa 1/2 mức kỷ luật (+50%) tối đa dành cho vi phạm đó.

2. Nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với cá nhân, tập thể bị phạt theo cùng một hình thức (bị đình chỉ 02 hoặc nhiều trận đấu, bị cấm vào sân vận động trong 02 hoặc nhiều trận đấu, v.v..) do kết quả của một vài hành vi vi phạm.

3. Cơ quan xử lý khi áp dụng khoản 1 Điều này không bị bắt buộc phải tuân thủ quy định về mức tối đa của biện pháp kỷ luật áp dụng.



Điều 35. Thời hiệu

1. Xử lý đối với tiêu cực không bị giới hạn về thời gian.

2. Vi phạm doping sẽ không bị xử lý nếu đã 08 năm kể từ ngày vi phạm.

3. Những vi phạm thực hiện trong một trận đấu sẽ không bị xử lý nếu đã 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Những vi phạm khác sẽ không bị xử lý nếu đã 10 năm kể từ ngày vi phạm.



Điều 36. Bắt đầu thời hiệu

Thời hiệu được tính như sau:

1. Từ ngày tổ chức, tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm.

2. Từ ngày vi phạm gần nhất được thực hiện, nếu có nhiều hành vi vi phạm.

3. Từ ngày vi phạm được thực hiện lại.

4. Từ ngày kết thúc vi phạm nếu vi phạm kéo dài.



Điều 37. Thực hiện nghĩa vụ nộp phạt

1. CLB, đội bóng có nghĩa vụ đảm bảo các khoản tiền nộp phạt, bao gồm: tiền phạt đối với CLB, đội bóng, các cá nhân do CLB, đội bóng đang trực tiếp quản lý hoặc sử dụng được thực hiện theo quyết định kỷ luật.

2. Hình thức và thời hạn nộp tiền phạt:

a) CLB, đội bóng, cá nhân nộp tiền phạt trực tiếp hoặc chuyển khoản.

b) Thời hạn nộp tiền phạt:

- Tiền phạt thẻ: Chậm nhất sau khi kết thúc giải 15 ngày.

- Các khoản tiền phạt khác: Theo thời hạn trong quyết định kỷ luật (nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày ký quyết định kỷ luật).

3. Hết thời hạn nộp phạt, nếu CLB, đội bóng không nộp tiền phạt sẽ bị đình chỉ thi đấu tạm thời cho đến khi nộp đủ tiền phạt; các trận đấu trong thời gian bị đình chỉ thi đấu CLB, đội bóng sẽ bị xử thua 0-3, trừ trường hợp có lý do chính đáng đã được BTC giải hoặc cơ quan chức năng của LĐBĐVN đồng ý.



Điều 38. Mức tiền phạt đối với các giải

Nếu trong Quy định về Kỷ luật này hoặc Điều lệ giải có liên quan đã quy định rõ mức phạt đối với mỗi vi phạm theo từng hạng giải thì áp dụng theo quy định đã nêu. Trường hợp quy định chỉ nêu một mức phạt tiền chung thì sẽ áp dụng như sau:

1) Đối với các giải bóng đá chuyên nghiệp: mức phạt là 100% số tiền phạt theo quy định đã nêu.

2) Đối với giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia, giải hạng Ba Quốc gia, giải Nữ Vô địch Quốc gia: Mức phạt là 50% số tiền theo quy định đã nêu.

3) Đối với các giải bóng đá trẻ: mức phạt là 25% số tiền phạt theo quy định đã nêu.

CHƯƠNG III

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT

Mục 1

HÀNH VI XÂM PHẠM THÂN THỂ, XÚC PHẠM DANH DỰ


Điều 39. Hành vi xâm phạm thân thể

1. Người nào định hoặc cố tình xâm phạm thân thể người khác nhưng chưa làm thiệt hại đến thân thể, sức khoẻ của người đó thì bị đình chỉ thi đấu, đình chỉ làm nhiệm vụ ít nhất 02 trận, nếu gây thiệt hại đến sức khoẻ, thân thể người đó thì bị đình chỉ thi đấu, đình chỉ làm nhiệm vụ ít nhất 04 trận hoặc ít nhất 01 tháng.

2. Trường hợp có hành vi xâm phạm thân thể nghiêm trọng có thể bị cấm tham gia hoạt động bóng đá có thời hạn hoặc vĩnh viễn;

3. Phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Ngoài ra, người vi phạm còn phải chịu hoàn toàn chi phí cho việc chữa trị chấn thương do hành vi vi phạm gây ra.



Điều 40. Hành vi xúc phạm danh dự, hành vi thiếu văn hoá

Người nào xúc phạm danh dự người khác bằng nhổ nước bọt hoặc bằng hành động, cử chỉ, lời nói thiếu văn hoá thì bị đình chỉ thi đấu, đình chỉ làm nhiệm vụ ít nhất 03 trận hoặc ít nhất 01 tháng và bị phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng.

Điều 41. Hành vi vi phạm tập thể

1. Trong trường hợp một nhóm người cùng tham gia xâm phạm thân thể người khác mà không xác định được người chủ mưu, cơ quan có thẩm quyền xử lý sẽ kỷ luật Đội trưởng của đội bóng nếu vi phạm xảy ra trong trận đấu hoặc huấn luyện viên trưởng nếu vi phạm xảy ra ngoài trận đấu và CLB, đội bóng hoặc đơn vị ở địa phương có nhóm người đó. Người bị kỷ luật có thể được giảm hoặc huỷ bỏ việc thi hành kỷ luật nếu cho cơ quan xử lý kỷ luật biết tên của (những) người có lỗi;



2. Trường hợp có số đông người xâm phạm thân thể người khác mà không thể xác định phần lỗi của mỗi người thì cơ quan thẩm quyền xử lý sẽ coi tất cả những người tham gia là chủ thể của hành vi vi phạm với mức độ như nhau;

3. Chủ thể vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định của mục quy định xử phạt cụ thể.


Mục 2

VI PHẠM LUẬT THI ĐẤU



Điều 42. Những lỗi bị phạt thẻ vàng

Cầu thủ bị phạt thẻ vàng nếu phạm một trong những lỗi sau:

1. Có hành vi phi thể thao;

2. Có lời lẽ hoặc hành động phản đối lại quyết định của trọng tài;

3. Liên tục vi phạm Luật thi đấu bóng đá;

4. Cố tình chậm đưa bóng vào cuộc;

5. Không tuân thủ quy định về cự ly trong những quả đá phạt, đá phạt góc hoặc ném biên;

6. Tự ý rời khỏi sân, vào sân hoặc trở lại sân không có sự đồng ý của trọng tài;

7. Giả vờ (giả vờ chấn thương, ngã, v.v..).

8. Có động tác nguy hiểm khi tranh cướp bóng.



Điều 43. Những lỗi bị phạt thẻ đỏ (truất quyền thi đấu)

Cầu thủ bị truất quyền thi đấu nếu vi phạm một trong các lỗi sau:

1. Có hành vi chơi thô bạo, hành vi bạo lực;

2. Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất kỳ người nào khác;

3. Ngăn cản một bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng cách cố tình chơi bóng bằng tay;

4. Ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng hành động phạm lỗi;

5. Dùng lời lẽ thiếu văn hoá hoặc có hành động xúc phạm, sỉ nhục hoặc lăng mạ người khác trước, trong hay sau trận đấu;

6. Nhận thẻ vàng thứ hai trong cùng một trận đấu.



Điều 44. Mức phạt tiền khi bị thẻ

1. Đối với các giải bóng đá chuyên nghiệp:





Thẻ

Các giải Vô địch Quốc gia, giải hạng Nhất Quốc gia, giải Cúp Quốc gia và Trận Siêu cúp Quốc gia

1 thẻ vàng

1.000.000đ

2 thẻ vàng/cầu thủ/trận

3.000.000đ

1 thẻ đỏ trực tiếp

5.000.000đ

2. Đối với các giải bóng đá ngoài chuyên nghiệp:

Thẻ

Bóng đá nữ

Hạng Nhì QG

Hạng Ba, Trẻ

1 thẻ vàng

100.000đ

100.000đ

50.000đ

2 thẻ vàng/trận

300.000đ

300.000đ

100.000đ

Thẻ đỏ trực tiếp

500.000đ

500.000đ

200.000đ

Điều 45. Hành vi câu giờ

Cầu thủ có hành vi câu giờ trong thi đấu như: cố tình giả vờ đau, chuột rút, chỉnh đốn lại trang phục hay nhường quyền ném biên, đá phạt và các biểu hiện khác nhằm mục đích trì hoãn, chậm đưa bóng vào cuộc mà trước đó đã bị trọng tài nhắc nhở hoặc tái phạm nhiều lần thì có thể bị đình chỉ thi đấu ít nhất 01 trận và bị phạt tiền 3.000.000 đồng.



Điều 46. Hành vi ứng xử không đúng của đội bóng

1. Phạt tiền tối đa 10.000.000 đồng nếu CLB, đội bóng có một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất 05 cầu thủ bị phạt thẻ vàng trở lên trong cùng một trận đấu.

b) Có 03 hoặc 04 cầu thủ bị đuổi khỏi sân trong cùng một trận đấu hoặc có từ 02 đến 04 cầu thủ tự ý ra ngoài sân không tham gia thi đấu.

c) Các cầu thủ hoặc quan chức có hành vi đe dọa, quấy rối hoặc dùng vũ lực đối với quan chức trận đấu hoặc người khác. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 5 của Quy định về Kỷ luật này.

2. Phạt phạt tiền 25.000.000 đồng và bị xử thua 0-3 (nếu thua nhiều hơn thì giữ nguyên tỷ số) nếu đội bóng có từ 05 cầu thủ trở lên bị đuổi khỏi sân hoặc tự ý không thi đấu.


Mục 3

THÁI ĐỘ CÔNG KÍCH, KÍCH ĐỘNG, PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC




Điều 47. Hành vi, thái độ công kích, kích động


1. Người nào sỉ nhục người khác dưới bất kỳ hình thức nào, đặc biệt là có hành vi, cử chỉ, động tác hoặc lời nói công kích, kích động người khác sẽ bị đình chỉ thi đấu, đình chỉ làm nhiệm vụ ít nhất 02 trận;

2. Nếu đối tượng của hành vi công kích, kích động là LĐBĐVN hoặc một cơ quan, một đại diện của LĐBĐVN thì thời gian đình chỉ thi đấu, đình chỉ làm nhiệm vụ sẽ tăng gấp đôi (+100%);

3. Phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nêu tại khoản 1 và 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nêu tại khoản 2 Điều này.



Điều 48. Kích động lòng thù hận và bạo lực

1. Người nào công khai kích động người khác thù hận hoặc gây bạo lực thì bị cấm thi đấu, cấm làm nhiệm vụ ít nhất 12 tháng và bị phạt tiền tối thiểu 5.000.000 đồng;



2. Trường hợp CLB, đội bóng vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều này, đặc biệt khi hành vi vi phạm được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (như loa, đài, báo hoặc truyền hình...) hoặc nếu được thực hiện trước, trong hay sau ngày thi đấu thì bất kể hành vi đó được diễn ra trong hay ngoài sân vận động đều bị phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng và có thể phải chịu kỷ luật buộc thi đấu trên sân không có khán giả, buộc thi đấu trên sân trung lập.

Điều 49. Phân biệt

1. Người nào có hành vi, cử chỉ, lời nói phân biệt, gièm pha, phỉ báng hoặc có thái độ khinh thường người khác về chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc nguồn gốc dân tộc thì bị đình chỉ thi đấu, đình chỉ làm nhiệm vụ ít nhất 05 trận ở mọi cấp độ, đồng thời bị cấm vào sân vận động có thời hạn hoặc vĩnh viễn và bị phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng. Nếu người vi phạm là quan chức, mức phạt tiền tối thiểu là 20.000.000 đồng.

2. Nếu khán giả trưng biểu ngữ có lời lẽ phân biệt, cố ý hay vô ý vi phạm như quy định tại khoản 1 Điều này, CLB, đội bóng có khán giả đó sẽ bị phạt tiền tối thiểu 20.000.000 đồng. Nếu tái phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng, CLB, đội bóng sẽ phải thi đấu trận tiếp theo trên sân không có khán giả, sân trung gian hoặc có thể bị trừ điểm. Nếu không thể xác định khán giả là cổ động viên của CLB, đội bóng nào thì CLB tổ chức trận đấu đó sẽ bị phạt.

3. Bất kỳ khán giả nào vi phạm như quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này sẽ bị cấm vào sân vận động trong vòng 02 năm.

4. Nếu bất kỳ cầu thủ, cán bộ, nhân viên hoặc khán giả nào của CLB, đội bóng vi phạm như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, hoặc làm cho tình hình nghiêm trọng hơn thì CLB, đội bóng đó sẽ bị trừ 03 điểm đối với lần vi phạm đầu tiên, trừ 06 điểm đối với lần vi phạm thứ hai, bị loại khỏi giải và chuyển xuống thi đấu ở giải hạng Ba Quốc gia từ mùa giải sau đối với lần vi phạm tiếp theo. Trong trường hợp CLB, đội bóng không có điểm để trừ, CLB, đội bóng đó sẽ bị loại khỏi giải và chuyển xuống thi đấu ở giải hạng Ba Quốc gia từ mùa giải sau.

Mục 4


ĐE DỌA; ÉP BUỘC; GIẢ MẠO VÀ

LÀM SAI LỆCH TÀI LIỆU, HỒ SƠ

Điều 50. Đe dọa

Người nào đe doạ quan chức trận đấu, huấn luyện viên hay cầu thủ bằng hành động, lời lẽ đe doạ thì bị đình chỉ thi đấu, đình chỉ làm nhiệm vụ ít nhất 04 trận và bị phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng.



Điều 51. ép buộc

Người nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa để ép buộc quan chức trận đấu phải thực hiện một hành vi nhất định hoặc nhằm ngăn cản quan chức đó thực hiện hành vi của mình một cách tự do thì bị đình chỉ thi đấu, đình chỉ làm nhiệm vụ ít nhất 04 trận và bị phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng.



Điều 52. Giả mạo và làm sai lệch tài liệu, hồ sơ

1. Người nào giả mạo tài liệu, làm sai lệch hồ sơ, sử dụng tài liệu, hồ sơ làm giả nhằm mục đích lừa dối thì bị đình chỉ thi đấu, đình chỉ làm nhiệm vụ ít nhất 06 trận và có thể bị phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng;

2. Các đội bóng trẻ của CLB vi phạm về gian lận tuổi hoặc đối tượng tham gia thi đấu trong các giải trẻ do LĐBĐVN tổ chức sẽ bị xử lý như sau:

a) Phạt tiền đội bóng từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

b) Đội bóng của lứa tuổi đó bị loại khỏi giải và không được thi đấu trong các giải bóng đá do LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải tổ chức trong thời hạn từ 01 năm đến 02 năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật.

c) Trưởng đoàn và huấn luyện viên trưởng không được tham dự các giải do LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải tổ chức trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật.

d) Các đối tượng gian lận không được tham dự các giải do LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải tổ chức trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật.

đ) CLB, đội bóng chịu trách nhiệm chi trả các chi phí phát sinh trong quá trình điều tra gian lận.

e) LĐBĐVN sẽ kiến nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hình thức xử lý thích đáng đối với người ký xác nhận văn bản, tài liệu để đăng ký danh sách cầu thủ của đội bóng.

g) Trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét sự việc, đội bóng vẫn được tiếp tục thi đấu cho đến khi có thông báo xử lý.

3. Khi giải đấu kết thúc, CLB, đội bóng nếu bị phát hiện có hành vi vi phạm nêu tại khoản 1 Điều này sẽ bị thu hồi bảng danh vị và giải thưởng, đồng thời bị áp dụng xử phạt theo các mục a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

Mục 5

TIÊU CỰC VÀ DOPING



Điều 53. Hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ

1. Người nào đề nghị, hứa hẹn hoặc đưa một lợi ích bất kỳ cho một cơ quan của LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải, quan chức trận đấu, cầu thủ hoặc cán bộ, nhân viên của CLB, đội bóng khác, nhân danh chính người đó hoặc bên thứ ba nhằm xúi giục, tác động người đã nhận hoặc sẽ nhận lợi ích làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ hoặc vi phạm quy định của LĐBĐVN thì chính người đó và các bên được hưởng lợi sẽ bị kỷ luật như sau:

a) Đối với cá nhân vi phạm sẽ bị kỷ luật theo Điều 5 của Quy định về Kỷ luật này.

b) Đối với tổ chức, tập thể vi phạm sẽ bị kỷ luật theo Điều 5 của Quy định về Kỷ luật này.

2. Phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng đối với cá nhân và tối thiểu 30.000.000 đồng đối với tổ chức, tập thể vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức, tập thể, cá nhân tiêu cực thụ động (bị nài ép, được hứa hẹn hoặc chấp nhận lợi ích bất kỳ) làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người hối lộ, đưa hối lộ hoặc vi phạm các quy định của LĐBĐVN sẽ bị phạt tương tự như tại khoản 1 Điều này. Nếu người bị nài ép, được hứa hẹn không chấp nhận lợi ích và báo cáo ngay vụ việc với cấp có thẩm quyền thì sẽ không bị xử phạt.

4. Trong mọi trường hợp, cơ quan xử lý sẽ áp dụng biện pháp tịch thu tài sản liên quan đến vi phạm. Những tài sản này sẽ được LĐBĐVN sử dụng cho chương trình phát triển bóng đá.

Điều 54. Dàn xếp tỷ số

1. Người nào có hành vi nhằm làm sai lệch kết quả trận đấu thì bị đình chỉ thi đấu, đình chỉ làm nhiệm vụ tối thiểu 04 trận và bị phạt tiền tối thiểu 15.000.000 đồng. Trường hợp nghiêm trọng có thể cấm thi đấu, cấm làm nhiệm vụ vĩnh viễn.

2. Khi xét thấy trận đấu có biểu hiện bị dàn xếp (móc ngoặc, nhường điểm, bán độ...), căn cứ vào tư liệu chuyên môn (diễn biến thực tế trên sân, báo cáo của các giám sát, tổ trọng tài, phản ứng của khán giả, ý kiến của công luận và băng ghi hình) của trận đấu hoặc chứng cứ khác, cơ quan có thẩm quyền có thể xử lý như sau:



tải về 369.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương