UỶ ban thể DỤc thể thao


Điều 21 CÁC TRANH CHẤP NẢY SINH



tải về 1.02 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.02 Mb.
#22028
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Điều 21

CÁC TRANH CHẤP NẢY SINH

CÁC TRANH CHẤP NÓI CHUNG

1. Tất cả các tranh chấp giữa các nước thành viên, hoặc giữa một thành viên với Hội đồng hoặc Hội nghị toàn thể nảy sinh dưới bất kỳ hình thức nào đều phải đệ trình lê Hội đồng phân xử và hòa giải để quyết định trong vòng 3 tháng kể từ thời điểm quyết định gây ra tranh chấp được đưa ra.

Những tranh chấp nhận được sau thời điểm này có thể được Hội đồng phân xử và hòa giải chấp nhận nếu Hội đồng cho rằng việc đó là hợp lý và công bằng.

2. Mỗi nước thành viên phải đưa vào qui chế hoạt động của mình các điều khoản qui định về việc tất cả các tranh chấp giữa thành viên đó với vận động viên, hoặc giữa vận động viên với IAAF phải được đệ trình lên Hội đồng để phân xử và hòa giải. Trong trường họp đó là một sự tranh chấp giữa thành viên và vận động viên thì sự tranh chấp đó phải được trình lên Hội đồng hòa giải của nước thành viên đó. Nếu là một tranh chấp giữa vận động viên với IAAF thì tranh chấp đó có thể theo sự lựa chọn của Hội đồng, trình lên Hội đồng phân xửa và hoà giải của IAAF.

3. Các trường hợp cụ thể sau đây có thể phải trình lên Hội đồng phân xử và hòa giải của IAAF.

(i) Trường hợp khi xét nghiệm đã xác định được là có chất đã bị cấm sử dụng, hoặc có chứng cứ về việc sử dụng các phương pháp đã bị cấm, và vận động viên có liên quan cho rằng, cho dù Hội đồng kỷ luật của nước thành viên phát hiện thấy gì thì việc kiểm tra doping được tiến hành đã vi phạm nghiêm trọng các điều luật 55 đến 61 và các qui định về những thủ tục thích hợp.

(ii) Trường hợp một thành viên đã thực hiện xử theo điều luật 59, mà IAAF cho rằng việc đưa ra những kết luận xét xử như vậy của thành viên đó là sai về luật, hoặc nếu không thì cũng đã đưa ra những kết luận sai lầm.

(iii) Trường hợp khi xét nghiệm đã xác định được là có chất đã bị cấm sử dụng và, trái với điều luật 59.3 thành viên này lại từ chối, không cho phép vận động viên được có mặt tại phiên họp khi xét xử họ.

(iv) Trường hợp khi xét nghiệm một tổ chức thể thao khác đã xác định được là có chất đã bị c61m sử dụng, và vận động viên cho rằng quyết định của tổ chức thể thao đó là không thỏa đáng và không đủ độ tin cậy.

(v) Trường hợp một vận động viên bị IAAF hoặc một nước thành viên cho rằng đã vi phạm việc sử dụng doping (ngoài các điều khoản ghi ở điều luật 60.1 (i) và (ii) và vận động viên cho rằng IAAF hoặc nước thành viên có liên quan này đã tự đưa ra những thông tin sai về luật hoặc nếu không thì cũng đã vi phạm là đưa ra một kết luận sai

(vi) Trường hợp một vận động viên bị IAAF cho rằng đã vi phạm việc sử dụng một chất đã bị cấm, hoặc sử dụng một phương pháp đã bị cấm mà vận động viên đó lại phủ nhận rằng: anh ta đã không sử dụng bất cứ thứ gì.

< ĐỀ VẤN ĐẾN QUAN LIÊN KHÔNG CHẤP TRANH>

(vii) Trường hợp vận động viên không đủ tư cách tham gia thi đấu theo điều luật 53, trừ trường hợp theo điều khoản 53 (v), mà muốn phản bác những điều phán quyết này.

4. Quyết định của Hội đồng phân xử và hòa giải phải dứt khoát và ràng buộc đối với tất cả các bên và tất cả các thành viên của IAAF, và không được đặt ra quyền chống án hợp lệ trong quyết định của Hội đồng phần xử và hòa giải.

Trường hợp Hội đồng đã công nhận quyết định của một thành viên phù hợp với các điều luật 54 và 61, thì việc đó sẽ không còn gì liên quan đến Hội đồng phân xử và hòa giải theo những điều luật này.

5. Hội đồng phân xử và hòa giải của IAAF sẽ không tiếp nhận các ý kiến đề nghị chừng nào:

(i) Tất cả các biện pháp, phương án giải quyết theo qui chế của nước thành viên chưa được vận dụng hết, và

(ii) Hội đồng hoặc, trong những trường hợp nghiêm trọng, Chủ tịch sau khi đã trao đổi ý kiến với Tổng thư ký đã chính thức tuyên bố nhũng sự việc cụ thể cần phân xử.

Điều 22

QUI CHẾ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG PHÂN XỬ VÀ HÒA GIẢI

1. Hội đồng này phải gồm có 6 người

Các ủy viên của Hội đồng này phải được Hội nghị toàn thể bầu chọn để hoạt động trong một nhiệm kỳ 4 năm kể từ khi việc bổ nhiệm này được Hội nghị thông qua.

2. Các liên đoàn của nhóm khu vực được đề cử không quá 2 người; là những người định cư tại khu vực của mình; việc đề cử này phải được chấp nhận trước ít nhất là 3 tháng trước khi Hội nghị toàn thể để bầu chọn được tổ chức. Danh sách những người được đề cử phải có kèm theo hồ sơ, lý lịch nhân sự.

3. Việc đề cử những người vào Hội đồng phải dựa trên cơ sở được đào tạo và kinh nghiệm về luật pháp, khả năng của họ, tính vô tư, kiến thức của họ và có kinh nghiệm về các hoạt động trong lĩnh vực điền kinh nghiệp dư và các môn thể thao nói chung.

4. Một cá nhân có thể không được đề cử nếu người này:

(i) Là một ủy viên của Hội đồng IAAF hoặc là ủy viên của một ủy ban của IAAF hoặc

(ii) Là một thành viên của Hội đồng thuộc liên đoàn khu vực, hoặc giữ chức vụ là một đại diện thay mặt cho Liên đoàn quốc gia thành viên của người đó tại Hội nghị toàn thể trong nhiệm kỳ bầu chọn của mình, hoặc

(iii) Không biết sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp

5. Mọi việc đề cử phải được Hội đồng xem xét trên cơ sở những yêu cầu được ghi cụ thể trong điều 22.3, trước khi Hội nghị toàn thể để bầu được tổ chức.

Sau khi đã được bầu chọn, 6 người trong Hội đồng phân xử và hòa giải này sẽ cử ra một người trong số họ làm Chủ tịch cho một nhiệm kỳ 2 năm.

6. Nếu, khi có một người là ủy viên Hội đồng này từ trần hoặc muốn nghỉ hưu, thì Hội đồng IAAF sẽ bổ nhiệm một người thay thế cho thời gian còn lại cho đến khi Hội nghị toàn thể kế đó để bầu chọn được tổ chức.

7. Nếu trong các phiên họp mà Hội đồng này chỉ có 3 người ("3 người được chọn để phân xử"), một người trong số họ có thể làm Chủ tịch được cử theo luật 22.5, thì những người này phải điều hành theo nguyên tắc luân phiên, trừ trường hợp có một người sẽ không được tham gia phân xử nếu người đó là công dân của một nước đang là một trong những bên đương sự của vụ tranh chấp, hoặc, trong trường hợp đặc biệt, người đó là người ở nước lãnh thổ mà liên đoàn thành viên của vận động viên này đóng trụ sở ở đó.

Điều 23

THỦ TỤC KHIẾU KIỆN VÀ CÁC QUYỀN HẠN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN ĐỂ ĐỨNG RA PHÂN XỬ

1. Các qui định hướng dẫn về thủ tục tiến hành công việc của những người được chọn để đứng ra phân xử và bất kỳ những điều bổ sung, sửa đổi nào sau đó đối với những qui định đó phải được Hội đồng IAAF quyết định và sẽ có hiệu lực ngay sau khi được phê chuẩn.

Những qui định hướng dẫn này nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình giải quyết việc tranh chấp của Hội đồng phân xử được suôn sẻ và Hội đồng phân xử chỉ có thể được áp dụng cách giải quyết khác với những qui định này khi - theo quan điểm của họ - việc làm như vậy là đúng và công bằng.

2. Một vụ việc sẽ được chuyển tới Hội đồng phân xử để xem xét khi có đơn gởi tới Tổng thư ký, theo thể thức được xác định cụ thể trong " Những qui định hướng dẫn việc phân xử" và theo đúng Thủ tục (III) về " Các qui định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping". Vụ việc chuyển đến sẽ không được chấp nhận nếu không theo đúng thể thức này. Những thành viên, vận động viên hoặc liên đoàn của một nhóm nước khu vực nào không thực hiện đúng hoặc từ chối, không chịu phục tùng theo đúng thể lệ qui định sẽ bị coi là đã khước từ quyền được có mặt trước Hội đồng xét xử.

Đơn từ phải được giờ kèm theo một khoản tiền án phí không được hoàn trả lại là 300 USD, trừ trường hợp vụ việc đó là do một vận động viên gởi tới Hội đồng phân xử.

3. Đơn từ phải được gửi kèm theo bản tường trình chi tiết về thực tế sự việc và những vấn đề mà liên đoàn nhóm khu vực, thành viên hoặc một vận động viên, hoặc điều mà vị Chủ tịch (thay mặt Hội đồng và Hội nghị toàn thể) muốn Hội đồng phân xử xem xét trước khi đưa ra một quyết định.

4. Hội đồng phân xử có thể từ chối, không xem xét vụ việc nếu việc đó đến với họ vượt ra ngoài phạm vi của điều luật 21, trừ trường hợp, vụ việc được Hội đồng IAAF chuyển tới họ.

5. Tổng thư ký, trong vòng 2 tuần kể từ ngày nhận đơn phải thông báo cho tất cả các ủy viên của Hội đồng phân xử về vụ việc và sẽ gởi cho các ủy viên của Hội đồng này các bản tường trình về vụ việc và tên những người được chọn để đứng ra phân xử theo thứ tự phân công trách nhiệm. Nếu có một hoặc nhiều hơn một ủy viên Hội đồng phân xử không được tham gia xét xử vì những lý do đã nêu trong điều luật 22.7, thì Chủ tịch sẽ chỉ định người có thứ tự trách nhiệm tiếp theo (dưới người này).

6. Trong vòng 2 tuần kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng thư ký, Chủ tịch phải:

(i) Thông báo bằng văn bản tên những người được chọn để đứng ra phân xử cho Chủ tịch IAAF và cho thành viên (các thành viên) có liên quan và, hoặc liên đoàn của nhóm khu vực, và, hoặc vận động viên.

(ii) Thông báo cho họ thời gian hợp lý có thể tiến hành và địa điểm mà những người được chọn để đứng ra phân xử sẽ gặp gở để thảo luận vấn đề được xem xét, và để nghe những lập luận mà các bên liên quan muốn đưa ra.

(iii) Gửi bản sao tường trình vụ việc có kèm theo đơn đề nghị tới tất cả các bên liên quan khác mà họ sẽ phải trình lên Chủ tịch (hoặc những người có trách nhiệm cao nhất được Chủ tịch cử đứng ra phân xử) trong vòng 4 tuần lễ bản báo cáo chi tiết về sự phúc đáp, nêu rõ tất cả các sự việc thực tế và những vấn đề mà về phía họ muốn những người được chọn để đứng ra phân xử xem xét trước khi có quyết định. Bản tường trình này, hoặc các bản báo cáo phúc đáp này sẽ được Chủ tịch hoặc người có trách nhiệm cao nhất được Chủ tịch cử ra phân xử gửi tới 2 người được chọn để đứng ra phân xử còn lại, bên đương sự, hoặc người đã đưa vụ việc lên Hội đồng phân xử và các bên liên quan trong vòng 2 tuần sau khi đã nhận được đầy đủ.

7. Trường hợp một vụ việc do một vận động viên đưa lên theo điều luật 21.3 thì những người được chọn đứng ra xét xử sẽ gặp gở và thảo luận về vụ việc đã được nêu ra tại một địa điểm vừa thuận tiện cho vận động viên vừa hợp lý và khả thi trong mọi hoàn cảnh, theo quan điểm của họ.

8. Sau khi đã xem xét văn bản tường trình vụ việc và các báo cáo phúc đáp, và sau khi đã nghe ý kiến của các bên có liên quan và tất cả những người khác được mời, những người được chọn đứng ra phân xử sẽ đưa ra quyết định của mình. Chủ tịch hoặc người có trách nhiệm cao nhất được cử ra để phân xử sẽ thông báo quyết định đó với tất cả các bên có liên quan và báo cáo với Chủ tịch và Tổng thư ký IAAF trong vòng 2 tuần sau khi kết thúc cuộc họp.

Những người được chọn để đứng ra phân xử không bị bắt buột phải nêu lý do đối với các quyết định của mình.

Quyết định đó sẽ có hiệu lực thi hành ngay và thực tế vụ việc được đưa ra và quyết định sẽ được trình bày trong bản thông báo gần nhất do Tổng thư ký gửi tới tất cả các nước thành viên của IAAF.

SỰ PHÂN XỬ CHỈ "DỰA TRÊN GIẤY TỜ"

9. Trường hợp một vụ việc đã được chuyển đến những người được chọn để đứng ra phân xử theo điều luật 21.3, khi đó thay vì phải có mặt để trả lời, một vận động viên có thể có yêu cầu rằng những người được chọn đứng ra phân xử đi đến quyết định của họ đơn thuần chỉ trên cơ sở những sự đệ trình bằng giấy tờ. Những chi tiết cụ thể về thủ tục có thể được áp dụng (phù hợp) sẽ phải tuân theo "Những qui định (nguyên tắc) hướng dẫn việc phân xử của IAAF".

10. Những người được chọn đứng ra phân xử có quyền quyết định tất cả các vần đề thực tế và về luật, kể cả những quyền hạn đã được xác định cụ thể trong những qui định hướng dẫn việc phân xử của IAAF.

TƯ CÁCH VÀ QUY CHẾ NGHIỆP DƯ
Điều 51

ĐỊNH NGHĨA VỀ VẬN ĐỘNG VIÊN NGHIỆP DƯ

Một vận động viên nghiệp dư là người thực hiện đúng những điều luật về tư cách nghiệp dư của IAAF.



Điều 52

GIỚI HẠN VỀ THI ĐẤU CHO CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN NGHIỆP DƯ

1. Việc thi đấu theo các điều luật của IAAF được giới hạn cho những vận động viên nghiệp dư hoạt động dưới thẩm quyền của pháp lý của một nước thành viên, và những vận động viên có đủ tư cách thi đấu theo các điều luật của IAAF.

2. Trong bất cứ cuộc thi đấu nào theo các điều luật của IAAF, việc có đủ tư cách thi đấu của một vận động viên sẽ phải được cơ quan điều hành của nước có vận động viên đó bảo hộ.

3. Mỗi vận động viên phải có trách nhiệm báo cho Liên đoàn quốc gia của mình hoặc IAAF tất cả những vấn đề có liên quan đến tình trạng có đủ tư cách của mình hoặc bất cứ tình huống nào mà trong đó vận động viên này có thể vi phạm các điều luật của IAAF về tư cách nghiệp dư.



Điều 53

KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH ĐỂ THI ĐẤU TRONG NƯỚC

VÀ THI ĐẤU QUỐC TẾ1. Những vận động viên sau đây không đủ tư cách để tham gia các cuộc thi đấu được tổ chức theo các điều luật của IAAF hoặc theo các điều luật của một thành viên:

Bất cứ vận động viên nào mà:

(i) Liên đoàn Quốc gia của vận động viên đó đang bị IAAF đình chỉ tư cách; hoặc

(ii) Đã tham gia vào bất kỳ hoạt động thi đấu điền kinh nào khi đã biết rõ rằng trong các cuộc thi đấu đó có những vận động viên không đủ tư cách để được thi đấu theo các điều luật của IAAF, hoặc những cuộc thi đấu được tổ chức lãnh thổ của một nước thành viên đã bị đình chỉ tư cách. Điều này không áp dụng cho bất kỳ cuộc thi đấu nào mà đã được giới hạn cho những nhóm tuổi lão tướng (40 tuổi trở lên đối với nam và 35 tuổi trở lên đối với nữ);

(iii) Tham gia bất kỳ hoạt động thi đấu nào mà không được sự đồng ý, chấp thuận và công nhận của thành viên mà các cuộc thi đấu này được tiến hành trên đất nước đó.

(iv) Không có đủ tư cách thi đấu trong các cuộc đấu dưới thẩm quyền hợp pháp của Liên đoàn quốc gia của vận động viên đó, trong chừng mực việc không đủ tư cách được xem xét một cách nhất quán với các điều luật của IAAF;

(v) Vi phạm các điều luật 55 đến 61 (kiểm tra việc lạm dụng chất doping);

(vi) Đã thi đấu, hoặc đang thi đấu trong bất kỳ một cuộc thi đấu thể thao nào để lấy tiền thưởng, trừ những trường hợp đã được các điều luật của IAAF cho phép hoặc đã được sự phê chuẩn đặc biệt của Hội đồng.

(vii) Nhận một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bất kỳ một khoản tiền hoặc những khoản tiền công khác để đáp ứng việc chi tiêu hoặc bổ khuyết các khoản thu nhập (kiếm tiền), ngoài những khoản qui định trong các điều luật 14, 15 và 16.

(viii) Người đã thực hiện các hành động hoặc đưa ra những tuyên bố bằng lời hoặc bằng văn bản, hoặc đã nhận trách nhiệm đối với bất cứ vi phạm nào về các điều luật hoặc các hành vi đạo đức khác, mà theo quan điểm của Hội đồng IAAF đều bị coi là đã xúc phạm hoặc cư xử trái hoặc làm mất uy tín của thể thao.

(ix) Người vi phạm điều luật 17 (Các quỹ phúc lợi của vận động viên) hoặc vi phạm bất cứ một qui định nào về điều luật này; hoặc

(x) Người vi phạm điều luật 18 (Quảng cáo và trương bày khi thi đấu) hoặc bất cứ qui định nào về điều luật này.

(xi) Người sử dụng các dịch vụ về Đại diện vận động viên, trừ những người được nước thành viên phê chuẩn theo Điều luật 19.

(xii) Người đã bị tuyên bố là không đủ tư cách do vi phạm bất cứ qui định nào về điều luật này.

2. Ngoài thời gian không đủ tư cách đã tuyên bố trong điều luật hoặc các qui định có liên quan của IAAF, tình trạng không đủ tư cách của người vi phạm theo điều luật này sẽ bị kéo dài trong một thời hạn căn cứ theo những qui định được Hội đồng đưa ra. Khi chưa có những qui định như vậy, Hội đồng có thể quyết định một thời hạn thích hợp đối với việc tước bỏ tư cách.

3. Nếu một vận động viên thi đấu trong lúc bị đình chỉ hoặc không đủ tư cách, thì thời hạn của việc không đủ tư cách này được coi là phải bắt đầu lại kể từ thời gian thi đấu gần đây nhất của vận động viên đó không tính đến phần thời gian bị đình chỉ hoặc mất tư cách mà anh ta đã thụ hình (trải qua).



Điều 54

CÁC THỦ TỤC TIẾN HÀNH KỶ LUẬT TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG CÓ VI PHẠM VỀ DOPING

1. Trường hợp có sự khẳng định bằng văn bản gửi tới cơ quan IAAF hoặc tới một thành viên về việc một vận động viên đã không đủ tư cách do vi phạm điều luật 53 (trừ điều 53 (v)) thì Liên đoàn quốc gia của vận động viên đó sẽ phải tiến hành điều tra. Nếu Liên đoàn quốc gia này thấy rằng có bằng chứng ủng hộ việc tuyên bố không đủ tư cách thì sẽ phải tổ chức tranh luận công khai với đương sự trước cơ quan thẩm quyền pháp luật của quốc gia có liên quan. Tất cả các chứng cứ có liên quan đến người bị nghi ngờ sẽ phải được đưa ra, người này sẽ còn có cơ hội đệ trình vụ việc của mình lên cơn quan pháp luật quốc gia có liên quan trước kho có quyết định về việc không đủ tư cách của anh ta.

2. Trường hợp cơ quan pháp luật quốc gia này, sau khi đã nghe những chứng cứ, quyết định rằng bản thân vận động viên đó đã không đủ tư cách, thì Liên đoàn quốc gia của vận động viên đó phải áp dụng tất cả các biện pháp xử lý kỹ luật cần thiết và phải báo cáo sự việc đó cho Hội đồng cùng với toàn bộ các tư liệu về chứng cứ của các vấn đề đã được cả hai bên đưa ra. Nếu không có tình huống đặc biệt nào, Hội đồng sẽ tuyên bố quyết định trên là quyết định cuối cùng và là sự ràng buộc trách nhiệm đối với tất cả các bên. Tất cả các nước thành viên sẽ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo hiệu lực thi hành quyết định này.

Nếu theo quan điểm của IAAF, Liên đoàn quốc gia đã áp dụng biện pháp đình chỉ không thích đáng thì IAAF có thể áp đặt biện pháp đình chỉ này.

3. Những qui định về thủ tục cụ thể đối với việc tiến hành các phương thức thi hành kỷ luật sẽ phải tuân thủ đúng "Các qui định hướng dẫn việc phân xử của IAAF". Các nước thành viên phải đưa ra những qui định đó, hoặc những biện pháp tương tự vào các luật lệ riêng của mình.

4. Nếu một vận động viên muốn phản đối sự nêu ra việc không đủ tư cánh như trên thì vận động viên đó có thể gởi đơn lên Hội đồng phân xử của IAAF theo đúng các điều luật 21 và 23.

Ghi chú: Xem cả Điều 59 "Các thủ tục tiến hành kỷ luật đối với các vi phạm về sử dụng doping".
Chương II

KIỂM TRA VIỆC LẠM DỤNG CÁC CHẤT KÍCH THÍCH
Điều 55

DOPING

1. Việc dùng các chất kích thích là bị cấm nghiêm ngặt và là một sự vi phạm các điều luật của IAAF.

2. Sự vi phạm việc sử dụng các chất kích thích xảy ra khi:

(i) Tìm thấy các chất đã bị cấm trong các mô hoặc các chất dịch lấy từ cơ thể vận động viên; hoặc

(ii) Vận động viên sử dụng hoặc lợi dụng ưu thế của một phương pháp đã bị cấm; hoặc

(iii) Vận động viên thừa nhận đã dùng hoặc lợi dụng ưu thế của một phương pháp đã bị cấm hoặc một chất đã bị cấm đối với mình (xem thêm ở điều luật 56).

3. Những chất đã bị cấm gồm những chất đã được lên danh sách trong Biểu 1 về "các qui định hướng dẫn thủ tục kiểm tra doping". Danh sách các chất này phải được Ủy ban chuyên trách về vấn đề doping rà soát một cách thường xuyên và có thể được Ủy ban này ghi thêm vào hoặc sửa đổi. Danh mục được thêm vào hoặc được sửa đổi phải được Hội đồng thông quan và sẽ có hiệu lực thi hành sau 3 tháng kể từ ngày được phê chuẩn.

4. Vận động có trách nhiệm đảm bảo việc không đưa bất cứ một chất nào đã bị cấm theo đúng điều luật này vào các mô hoặc các chất dịch của cơ thể mình. Vận động viên phải được nhắc nhở trước rằng họ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoặc bất cứ một chất nào đó được tìm thấy trong các mẫu lấy ra từ cơ thể họ.

5. Vận động viên có thể yêu cầu Ủy ban chuyên trách về doping chấp nhận cho quyền ưu tiên miễn trừ, cho phép mình được dùng một chất bình thường bị cấm theo tiêu chuẩn trong các điều luật của IAAF.

Quyền miễn trừ như vậy chỉ được phép dành cho vận động viên trong những trường hợp do yêu cầu điều trị bắt buộc và rõ ràng. Các chi tiết cụ thể về thủ tục xin được quyền miễn trừ này phải theo đúng " Những qui định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping".

6. Cụm từ chỉ "Chất đã bị cấm" là kể cả sản phẩm chuyển hóa của chất đã bị cấm.

7. Cụm từ chỉ "Các phương pháp đã bị cấm" là bao gồm:

a) Kích thích hệ thống máu

b) Dùng các chất và phương pháp làm thay đổi tình trạng toàn vẹn và hiệu lực của mẫu nước tiểu dùng để kiểm tra sau đó.

Dù là đã đầy đủ hoặc chưa hẳn đã hết thì trong biểu 2 của những qui định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping cũng đã liệt kê những phương pháp đã bị cấm sử dụng (xem thêm điều luật 60.2).

8. Một sự thừa nhận có thể được đưa ra bằng lời theo cách có thể xác minh được hoặc bằng văn bản. Đối với mục đích các điều luật này, một lời phát biểu không được coi là một sự thừa nhận sau khi sự việc có liên quan tới lời phát biểu đó xảy ra.

9. Ủy ban chuyên trách về vấn đề doping phải được Hội đồng bổ nhiệm theo sự tiến cử của Ủy ban chuyên trách về y tế. Ủy ban này phải báo cáo với Hội đồng và Ủy ban y tế để trao đổi ý kiến khi cần thiết. Chức năng của Ủy ban này là phải tư vấn cho IAAF về tất cả các vấn đề có liên quan đến doping nói chung, kể cả những vấn đề cụ thể đã được đưa ra trong những điều luật này. Ủy ban phải có nhiều nhất là 5 ủy viên, các ủy viên phải thường xuyên hội hợp và trao đổi ý kiến trên cơ sở không chính thức.

10. Những qui định có tính chất hành chính và thủ tục đối với việc tiến hành kiểm tra doping phải được Ủy ban chuyên trách về vấn đề doping quyết định. Những qui định này phải được mọi người coi là "Qui định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping". Những qui định này, hoặc bất kỳ sự sửa đổi nào đã được đề xuất đối với những qui định đó phải được Hội đồng phê chuẩn và có hiệu lực thi hành sau 3 tháng kể từ ngày được phê chuẩn.

11. Một phương thức hoặc nhũng thi hành nào trái với những thủ tục đã nêu ra trong " Các qui định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping" sẽ không còn giá trị quy kết trách nhiệm khi thấy có chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm hoặc rằng đã có việc sử dụng một phương pháp đã bị cấm, trừ khi cách làm khác này tạo ra một mối nghi ngờ thực sự về độ tin cậy của việc tìm ra.

12. IAAF hoặc các thành viên của mình có thể ủy thác thu giữ những tiêu bản, mẫu xét nghiệm cho bất cứ thành viên nào, cơ quan chính phủ hoặc bất cứ bên thứ ba nào khác mà họ cho là hợp lý.



Điều 56

CÁC TRƯỜNG HỢP CAN PHẠM

1. Vận động viên không thực hiện hoặc từ chối, không chấp hành cho kiểm tra doping sau khi được các cán bộ có trách nhiệm yêu cầu cho kiểm tra sẽ bị coi là vi phạm về doping và sẽ phải chịu các hình thức xử phạt thích hợp với điều luật 60. Vụ việc này phải được báo cáo cho IAAF và cơ quan quản lý cấp quốc gia của người đó.

2. Một vận động viên chỉ có quyền từ chối, không cung cấp mẫu tiêu bản máu trong những trường hợp mà các thủ tục ủy quyền và các biện pháp đảm bảo an toàn được nêu trong các qui định hướng dẫn về thủ tục kiểm tra doping không được tuân thủ đúng.

3. Bất cứ người nào bênh vực hoặc xúi dục, kích động, hoặc chấp nhận để người khác xúi dục hoặc ủng hộ việc sử dụng các chất đã bị cấm, hoặc các phương pháp đã bị cấm đều bị quy kết là vi phạm về doping và phải chịu các hình thức xử phạt thích hợp theo đúng điều luật 60. Nếu người này không phải là một vận động viên, thì Hội đồng có thể tùy ý áp đặt một biện pháp xử phạt thích hợp.

4. Bất cứ người nào kinh doanh, vận chuyển, phân phát hoặc bán bất kỳ một chất nào đã bị cấm mà không nằm trong qui trình chính quy về hoạt động nghề nghiệp và chuyên môn đã được công nhận đều là vi phạm về doping theo điều luật này sẽ phải chịu những hình phạt thích hợp theo điều luật 60.

Điều 57

KIỂM TRA (XÉT NGHIỆM) DOPING NGOÀI CÁC CUỘC THI ĐẤU

1. Một điều kiện để trở thành thành viên của IAAF là một thành viên phải có trong quy chế tổ chức của mình:

(i) Điều khoản bắt buộc thành viên này phải tiến hành kiểm tra doping ngoài các cuộc thi đấu, và hàng năm phải gửi bản báo cáo việc này cho IAAF; và

(ii) Điều khoản cho phép IAAF tiến hành kiểm tra doping tại các giải vô địch quốc gia của nước thành viên đó hoặc tại bất cứ cuộc gặp gỡ thi đấu nào tương tự như vậy; và

(iii) Điều khoản cho phép IAAF tiến hành kiểm tra doping ngoài các cuộc thi đấu đối với các vận động viên của thành viên đó.

2. Các qui định về thủ tục kiểm tra doping ngoàI thi đấu phảI theo đúng với “Các qui định về thủ tục kiểm tra doping”.

3. Không có bất cứ vận động viên nào được phép thi đấu trong các giảI vô địch quốc gia, mà cũng không có thành viên nào được công nhận theo điều luật 12.4 trừ khi vận động viên này đồng ý tự giác tuân thủ việc kiểm tra doping ngoàI thi đấu do cả thành viên đó và cả IAAF tiến hành.

4. Trường hợp một vận động viên từ chối việc cung cấp mẫu hay các hành động khác chứng tỏ sự không tự nguyện cho kiểm tra doping của mình với lý do đã nghỉ thi đấu thì vận động viên đó không đủ tư cách để được thi đấu lại cho tới khi anh ta đã tuân thủ thực hiện các điều khoản trong điều luật 57.5 của IAAF dưới đây.

5. Trường hợp một vận động viên đã bị tuyên bố không đủ tư cách trong một thời hạn không phảI là suet đời, và muốn lại được tiếp tục thi đấu sau khi hết thời hạn chịu hình phạt thì người đó phảI tự thu xếp trước để kiểm tra doping ngoàI thi đấu vào bất cứ thời gian nào trong thời hạn thi hành hình phạt không đủ tư cách của mình. Trường hợp một vận động viên đã bị tước bỏ tư cách trong vòng 2 năm hoặc lâu hơn thì tối thiểu phảI có 3 lần xét nghiệm do thành viên đó tiến hành, mỗi lần cách nhau ít nhất là 4 tháng. Kết quả các xét nghiệm này phảI được báo cáo cho IAAF. NgoàI ra, ngay trước khi kết thúc thời hạn bị đình chỉ tư cách, vận động viên phảI trãI qua xét nghiệm để tìm toàn bộ các loại chất đã bị cấm (xem điều luật 60.5).

6. Việc kiểm tra doping ngoàI thi đấu sẽ chỉ được tiến hành đối với các chất có tên trong Biểu 1 (thủ tục 1), phần III của văn bản “ Những qui định về thủ tục kiểm tra doping”.

7. Tất cả các nước thành viên hoặc quan chức của thành viên phảI có trách nhiệm giúp đỡ IAAF và các thành viên khác khi cần thiết trong việc tiến hành xét nghiệm chất kích thích này, và bất cứ thành viên nào hoặc quan chức nào của một nước thành viên lẫn tránh hoặc ngăn cản, hoặc có những hành động gây khó khăn khác đối với việc tiến hành xét nghiệm này sẽ có thể bị xử phạt theo những điều luật của IAAF.



tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương