UỶ ban thể DỤc thể thao


Điều 161 VÒNG VÀ CÁC Ô CHẠY



tải về 1.02 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.02 Mb.
#22028
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Điều 161

VÒNG VÀ CÁC Ô CHẠY

1. Độ dài của một vòng chạy tiêu chuẩn phải là 400m. Nó phải bao gồm 2 đường thẳng song song và hai đường vòng có bán kính bằng nhau. Trừ trường hợp là một vòng phủ cỏ, phía trong của vòng phải được viền bởi một gờ làm từ vật liệu phù hợp, có độ cao khoảng 5cm và rộng tối thiểu 5cm.

Nếu một phần của gờ phải tạm thời di chuyển để thi đấu các môn nhảy và ném đẩy, vị trí của chúng phải được đánh dấu bằng những vạch trắng rộng 5cm và bằng mốc chất dẻo hoặc cờ có độ cao tối thiểu 20cm, được bố trí tại các khoảng cách nhau không quá 4m. Điều này cũng áp dụng với khu vực của vòng vượt chướng ngại ở chỗ vận động viên đổi hướng khỏi vòng để vượt qua rào cùng hố nước. Đối với vòng phủ cỏ không có gờ, cạnh bên trong phải được đánh dấu bằng vạch rộng 5cm và cũng phải cắm cờ cách nhau 5m. Các cờ phải được bố trí trên vạch sao cho có thể cản bất cứ vận động viên nào chạy lên vạch và chúng phải được đặt nghiêng 600 so với mặt đất, đầu cờ hướng vào phía trong. Cờ có kích thước 25cm x 20cm được treo trên cột cao 45cm là phù hợp nhất.

2. Việc đo độ dài vòng chạy phải thực hiện cách mép giờ 30cm hoặc trong trường hợp không có gờ, thì cách vạch đánh dấu bên trong đua 2cm

Ghi chú: Toàn bộ thông tin kỹ thuật về cấu trúc đường đua, cách bố trí và đánh dấu là có trong sách "thiết bị điền kinh" của IAAF.

Luật này chỉ đưa ra những nguyên tắc cơ bản cần thiết phải tuân theo.



3. Trong tất cả các cuộc đua tới và dưới 400m, mỗi vận động viên sẽ phải có một ô chạy riêng với độ rộng tối thiểu 1,22m và tối đa 1,25m và được đánh dấu bằng các vạch rộng 5cm. Tất cả các ô chạy phải có độ rộng bằng nhau. Ô chạy phía trong cùng phải được đo như đã nói ở mục 2 phía trên. Song các ô còn lại phải được đo cách mép ngoài của vạch 20cm.

Ghi chú: Chỉ có vạch bên tay phải của mỗi ô chạy là nằm trong độ rộng của mỗi ô chạy (xem luật 141.2 và 3).

4. Hướng chạy phải vòng sang trái (ngược chiều kim đồng hồ) các ô chạy phải được đánh số thứ tự từ ô chạy phía trong bên trái ô số 1.

Trong các cuộc thi đấu quốc tế áp dụng điều luật 12.1 (a), (b), (c) vòng chạy phải có 8 ô chạy.

6. Độ nghiêng sang ngang tối đa được phép của vòng chạy không được vượt quá 1/100 và độ nghiêng toàn bộ dốc xuống theo hướng chạy không được vượt quá 1/1000.

Ghi chú: Đối với vòng chạy mới, độ nghiêng sang ngang phải nghiêng về phía ô chạy phía trong.

7. Trong các cuộc thi đấu theo điều luật 12.1 (a), (b), (c), môn thi 800m sẽ phải chạy theo ô chạy riêng cho tới khi vượt qua vạch cho phép chạy vào đường chung được kẻ sau đường vòng đầu tiên.

Vạch cho phép rời ô chạy riêng để vào đường chung phải là một cung có chiều rộng 5cm được vẽ ngang qua đường chạy, được đánh dấu ở hai đầu bởi cờ cao tối thiểu là 1,50m được cắm bên ngoài đường.

Ghi chú 1: Để trợ giúp cho các vận động viên nhận rõ vạch cho phép này, các mốc nhỏ hoặc hình lăng trụ (5cmx5cm) và cao không quá 15cm có cùng màu với màu của đường cho phép có thể được bố trí tại giao điểm của mỗi ô chạy và đường cho phép.

Ghi chú 2: Trong các cuộc đấu quốc tế, các quốc gia có thể thoả thuận không sử dụng ô chạy riêng.

Ghi chú 3: Trong các cuộc thi đấu theo điều luật 12.1 (d) tới (h) môn thi 800m có thể chạy với 1 hoặc 2 vận động viên trong mỗi ô hoặc với xuất phát theo nhóm bắt đầu phía sau một vạch vòng cung.

8. Trong môn thi 4x200m (nếu môn này không hoàn toàn chạy theo ô) và 4x400m tiếp sức, toàn bộ vòng đầu tiên phải chạy theo ô chạy riêng. Vận động viên cho thứ hai trong 4x400m tiếp sức và vận động viên chạy thứ ba trong 4x200m tiếp sức sẽ phải chạy trong ô chữ riêng của mình cho tới khi qua vạch cho phép chạy và đường chung.

9. Các vạch trung tâm của các vùng trao gậy đầu tiên của cự ly 4x400m (hoặc vùng trao ngày thứ hai đối với 4x200m) là giống như các vạch xuất phát trong cự ly 800m.

Mỗi vùng trao gậy phải dài 20m, vạch trung tâm được kẻ ở giữa. Các vùng phải bắt đầu và kết thúc tại các mép của vạch phân vùng gần về phía vạch xuất phát. Các vạch có độ rộng 5cm.

10. Các vùng trao gậy thứ hai và cuối cùng (cự ly 4x400m) sẽ là các vạch bình thường nằm cách vạch xuất phát hoặc vạch đích 10m ở phía trước và phía sau.

11. Một cung vẽ ngang qua tuyến đường tại chỗ vào đường thẳng chỉ các vị trí tại đó những người chạy chặng thứ hai (4x400m) và những người chạy chặn thứ ba (4x200m) được phép rời ô chạy riêng của mình sẽ trùng với vạch cung cho phép trong môn 800m được mô tả ở mục 7.

12. 1000m, 2000m, 3000m, 5000m và 10.000m.

Trường hợp có nhiều hơn 12 vận động viên trong cuộc thi, các vận động viên phải được chia thành 2 nhóm và một nhóm khoảng 65% vận động viên trên vạch xuất phát hình vòng cung bình thường, còn nhóm kia trên vạch xuất phát hình vòng cung riêng được vẽ ngang qua nửa phía ngoài của tuyến đường. Nhóm sau phải chạy cho tới cuối của đường vòng thứ nhất trên nửa ngoài của tuyến đường.

Vạch xuất phát hình vòng cung riêng phải được kẻ theo cách để tất cả các vận động viên phải chạy qua cùng một cự ly như nhau: Vạch cho phép chạy vào đường chung đối với cự ly 800m được mô tả trong điều luật 161.7 chỉ rõ chỗ mà ở đó các vận động viên ở nhóm bên ngoài trong cự ly 2000 và 10.000m, có thể hợp nhất với các vận động viên sử dụng xuất phát bình thường. Vòng đua phải được đánh dấu tại chỗ bắt vào đoạn thẳng đích đối với các xuất phát theo nhóm trong cự ly 100m, 3000m và 5000m để chỉ rõ chỗ các vận động viên xuất phát ở nhóm bên ngoài có thể hợp nhất với vận động viên sử dụng xuất phát bình thường.

Dấu này phải là 5cm x 5 cm trên vạch giữa ô chạy 4 và 5 (ô 3 và 4 trong vòng đua có 6 ô) tại đó một vật mốc hoặc cờ được bố trí cho tới khi hai nhóm hội tụ.

Điều 162

XUẤT PHÁT VÀ VỀ ĐÍCH

1. Xuất phát và về đích của một cuộc thi phải được biểu thị bằng một vạch trắng rộng 5cm. Cự ly của cuộc thi phải được đo từ mép của vạch xuất phát phía xa đích tới mép của vạch đích phía gần tới xuất phát.

Để trợ giúp việc điều chỉnh thẳng hàng của thiết bị chụp ảnh đích và để tiện lợi cho việc đọc phim đích, giao điểm của các vạch ô chạy và vạch đích phải được sơn đen với thiết kế phù hợp.

Trong tất cả các cuộc thi không chạy theo ô riêng, vạch xuất phát phải có hình vòng cung để cho tất cả các vận động viên khi xuất phát cách đích cùng một cự ly.

2. Tất cả các cuộc thi phải xuất phát theo tiếng nổ của súng phát lệnh hay thiết bị phát lệnh tương ứng sau khi trọng tài phát lệnh đã xác nhận là các vận động viên đã ổn định trong tư thế xuất phát đúng.

3. Tại tất cả các cuộc thi đấu quốc tế, khẩu lệnh của trọng tài xuất phát theo ngôn ngữ riêng sẽ là: "vào chỗ" (on your marks), "sẵn sàng" (set) đối với các cuộc đua dưới và tới 400m (bao gồm cả 4x200m và 4x400m). Khi tất cả các vận động viên đã "sẵn sàng", súng hoặc thiết bị phát lệnh tương ứng sẽ nổ.

Trong các cuộc thi dài hơn 400m, khẩu lệnh sẽ là "vào chổ" và khi tất cả các vận động viên ổn định, súng hoặc thiết bị phát lệnh sẽ nổ. Vận động viên không được phép chạm đất bằng 1 tay hoặc 2 tay.

4. Nếu vì bất kỳ lý do nào mà trọng tài phát lệnh không thoả mãn với việc tất cả đã sẵn sàng cho xuất phát, thì sẽ ra lệnh cho tất cả các vận động viên lùi khỏi ít thế "vào chỗ" và trợ lý trọng tài xuất phát sẽ bố trí họ trên vạch chung lại.

Trong tất cả các cuộc thi dưới và tới 400m (bao gồm cả vòng đầu của 4x200m và 4x400m), xuất phát thấp có sử dụng bàn đạp xuất phát là yêu cầu bắt buộc. Sau lệnh "vào chỗ" các vận động viên phải tiến tới vạch xuất phát, chiếm vị trí hoàn toàn trong ô chạy riêng của mình, phía sau vạch xuất phát. Hai bàn tay và 1 đầu gối phải tiếp xúc với mặt đất và hai bàn chân phải tiếp xúc với bàn đạp xuất phát. Khi có lệnh "sẵn sàng" các vận động viên phải lập tức nâng lên tới tư thế xuất phát cuối cùng của mình trong khi vẫn giữ sự tiếp xúc của hai tay với đất và sự tiếp xúc của 2 bàn chân với bàn đạp.

Khi ở tư thế vào chỗ, vận động viên không được chạm vào vạch xuất phát hoặc đất phía trước vạch xuất ít bằng chân hoặc tay của mình.

5. Khi thực hiện lệnh "vào chỗ" hoặc "sẵn sàng", tất cả các vận động viên phải lập tức và không được chậm trễ ở vào tư thế đầy đủ và cuối cùng của họ.

Việc chậm trễ tuân thủ lệnh này sau một thời giai thích hợp sẽ vi phạm lỗi xuất phát.

Nếu một vận động viên sau lệnh "vào chỗ" gây trở ngại cho các vận động viên khác trong cuộc thi qua việc la hét,nói to có thể bị coi là một lỗi xuất phát.

6. Nếu một vận động viên sau khi đã ở tư thế xuất phát đầy đủ và cuối cùng của minh, bắt đầu có hành . động xuất phát trước khi súng phát lệnh hoặc thiết bị phát lệnh nổ sẽ bị lỗi xuất phát.

7. Bất kỳ vận động viên nào phạm lỗi xuất phát sẽ bị cảnh cáo. Vận động viên chỉ được vi phạm lần đầu, từ lần vi phạm thứ hai bất kỳ vận động viên nào cũng bị loại.

Ví dụ: Đợt X vận động viên ô 3 phạm qui xuất phát lại vận động viên ô 8 phạm qui bị loại.

8. Trọng tài phát lệnh hoặc bất kỳ trọng tài giám sát, khi thấy có phạm quy trong xuất phát, phải gọi các vận động viên lại bằng một phát súng.

Ghi chú: Trong thực tế, khi một hoặc nhiều vận động viên phạm lỗi xuất phát, những vận động viên khác bị ảnh hưởng theo và nói đúng ra, bất kỳ vận động viên nào làm như vậy cũng bị lỗi xuất phát. Song trọng tài phát lệnh chỉ cảnh cáo vận động viên hoặc các vận động viên là nguyên nhân gây ra lôi xuất phát. Điều này có thể dẫn tới kết quả là nhiều hơn so với một vận động viên bị cảnh cáo: Nếu việc xuất phát phạm quy xảy ra song không do bất kỳ vận động viên nào gây ra thì sẽ không có việc cảnh cáo.

BÀN ĐẠP XUẤT PHÁT

9. Các bàn đạp xuất phát phải được sử dụng cho tất cả các cuộc thi dưới và tới 400m (bao gồm vòng đầu tiên của 4x200m và 4x400m) và không được sử dụng cho bất kỳ cuộc thi nào khác. Khi đặt ỏ vị trí trên đường đua không một bộ phận nào của bàn đạp xuất phát được đè lên vạch xuất phát hoặc chờm sang ô chạy khác.

Các bàn đạp xuất phát phải phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật chung sau đây:

a) Bàn đạp xuất phát phải có cấu trúc hoàn toàn cứng và không được tạo cho vận động viên lợi thế không chính đáng.

b) Bàn đạp phải được cố định vào đường chạy bất bằng một số ghim hoặc đinh được bố trí để ít gây tổn hại nhất tới đường chạy. Sự cải tiến cho phép các bàn đạp xuất phát được rời đi nhanh và dễ. Số lượng, độ to và độ dài của ghim hoặc đinh tuỳ thuộc vào cấu trúc đi đường chạy.

c) Khi một vận động viên sử dụng bàn đạp xuất phát riêng của mình thì bàn đạp này phải tuân theo mục (a) và (b) ở trên.

Bàn đạp xuất phát có thể theo bất kỳ thiết kế hoặc cấu trúc nào miễn là chúng không gây cản trở cho các vận động viên khác.

d) Khi bàn đạp xuất phát do ban tổ chức cung cấp, chúng phải tuân theo những đặc điểm kỹ thuật sau:

Bàn đạp xuất phát phải bao gồm 2 mặt tựa chân để bàn chân của vận động viên tỳ vào trong tư thế xuất phát. Mặt tựa này phải nằm trên một khung cứng và khung này không gây ra bất kỳ trở ngại nào đối với chân của vận động viên khi họ rời bàn đạp.

Mặt tựa phải nghiêng để phù hợp với tư thế xuất phát của vận động viên và có thể phẳng hoặc hơi cong. Bề mặt trên của mặt tựa phải được chuẩn bị để phù hợp với các đinh giầy chạy của vận động viên, hoặc là dùng rãnh hoặc khoảng trống bên trong mặt tựa hoặc phủ mặt tựa bằng vật liệu phù hợp cho phép sử dụng giày đinh.

Việc gắn mặt tựa lên một khung cứng có thể điều chỉnh được song phải cố định trong lúc xuất phát thực sự Trong tất cả các trường hợp, mặt tựa phải điều chỉnh về trước hoặc về sau tuỳ thuộc vào mỗi vận động viên. Việc điều chỉnh phải được cố định bởi những bàn kẹp chắc hoặc một kết cấu khoá để vận động viên thao tác nhanh và dễ dàng.

10. Trong các cuộc thi đấu áp dụng điều luật 12. 1 11 (a), (b) và (c) bàn đạp xuất phát phải được nối với một thiết bị báo lỗi xuất phát được IAAF chấp nhận. Trong tài phát lệnh hoặc trọng tài được phân công gọi quay lại phải đeo Headphones để nghe rõ tín hiệu âm thanh phát ra khi có lỗi xuất phát (có nghĩa là thời gian phản ứng ít hơn 100/1000 của giây).

Ngay khi trọng tài phát lệnh hoặc trọng tài được phân công gọi quay lại nghe thấy tín hiệu âm thanh này, và nếu súng đã nổ, hoặc thiết bị xuất phát đã hoạt động, thì sẽ phải gọi lại và trọng tài phát lệnh phải lập tức kiểm tra thời gian phản ứng trên máy báo lỗi xuất phát để khẳng định vận động viên nào chịu trách nhiệm gây ra lỗi xuất phát. Hệ thống này rất nên dùng cho các cuộc thi đấu.

11. Trong các cuộc thi đấu áp dụng điều luật 12.1 (a), (b), (c). (d) và (e) các vận động viên phải sử dụng bàn đạp xuất phát do ban tổ chức cuộc thi cung cấp, và trong các cuộc thi đấu khác trên các đường chạy mọi thời tiết, ban tổ chức có thể yêu cầu chỉ những bàn đạp xuất phát do ban tổ chức cung cấp mới được sử dụng.

VỀ ĐÍCH

12. Các vận động viên sẽ được xếp theo thứ tự mà trong đó bất kỳ phần cơ thể của họ, trừ đầu, cổ, tay, chân, bàn tay, bàn chân đạt tới mặt phẳng thẳng đứng của gần của vạch đích như đã dược xác định ở trên.



3. Trong bất kỳ cuộc thi mà thành tích dựa trên cơ sở độ dài đã vượt qua được trong một thời gian cố định đúng 1 phút trước khi kết thúc cuộc thi trọng tài phát lệnh phải bắn súng để báo trước cho các vận động và trọng tài giám định là cuộc thi đã gần kết thúc. Trọng tài phát lệnh phải được tổ trưởng trọng tài bấm giờ chỉ dẫn và tại thời điểm chính xác sau xuất phát sẽ phát tín hiệu kết thúc cuộc thi bằng việc nổ súng một lần nữa. Tại thời điểm súng nổ để phát lệnh kết thúc cuộc thi, các trọng tài giám định được phân công sẽ đánh dấu chính xác điểm mà tại đó mỗi vận động viết chạm vào đường chạy trong thời gian cuối cùng trước khi hoặc đồng thời cùng với tiếng nổ của súng. Cự ly đạt được phải được đo tới mét gần nhất phía sau vạch đánh dấu này. Ít nhất một trọng tài giám định phải được phân công tới mỗi vận động viên trước khi bắt đầu cuộc thi để đánh dấu cự ly mà vận động viên đạt được.

Điều 163

CHẠY VƯỢT RÀO

1 Các cự ly tiêu chuẩn:

Đối với nam: 110m, 400m

Đối với nữ: 100m, 400m

Cự ly, chiều cao, khoảng cách của môn chạy vượt rào

Khoảng cách (m)

Cự ly

(m) Lứa tuổi Giới tính Chiều cao của rào



(cm) Số lượng

rào


(cm) Từ vạch

xuất phát

đến rào

thứ nhất Giữa



các rào Từ rào

cuối cùng

đến đích

100 15-16 Nữ 76,2 10 13,00 8,25 12,75

100 17-18 và người lớn Nữ 84,0 10 13,00 8,50 10,50

110 13-14 Nam 91,40 10 13,72 8,50 19,78

110 15-16 Nam 100,0 10 13,72 8,80 17,06

110 17-18 và người lớn Nam 106,7 10 13,72 9,14 14,02

200 15-16,17-18 và người lớn Nữ 76,2 10 16,00 19,00 13,00

200 15-16, 17-18 Nam 76,2 10 18,29 17,80 21,51

200 Người lớn Nam 76,2 10 18,29 18,29 17,10

400 17-18 và người lớn Nam

Nữ 91,4

76,2 10


10 45,00

45 35,00


35 40,00

40

Mỗi rào được đặt trên đường chạy sao cho chân đế rào quay về phía vạch xuất phát, cạnh hướng về phía xuất phát của thanh ngang trên rào trùng với mép gần nhất của vạch đánh đấu.



2. Cấu trúc: Rào được làm bằng kim loại hoặc những vật liệu phù hợp khác. Rào có một thanh ngang phía trên làm bằng gỗ hoặc vật liệu tương tự. Rào gồm 2 chân đế và hai thanh chống để đỡ khung hình chử nhật được gia cố bởi một hoặc nhiều thanh ngang. Hai thanh chống mỗi thanh được gắn chặt vào một đầu của mỗi chân đế.

Rào được thiết kế như thế nào đó để sao cho khi một lực tối thiểu bằng 3,6kg tác động vào giữa đỉnh của thanh ngang trên rào thì rào bị đổ về trước. Rào có thể điều chỉnh độ cao ở từng mức. Tại mỗi độ cao, bộ phận đối trọng ở chân đế rào sẽ được điều chỉnh lại để sao cho một lực tối thiểu 3,6 - 4,0kg có thể làm đổ rào.

3. Kích thước. Độ cao tiêu chuẩn của rào

Đối với nữ

100m 0,840m

400m 0,762m

Đối với nam

110m 1.067m

400m 0,914m

Chiều rộng của rào từ 1,18m - 1,20m

Độ dài tối đa của chân đế rào là 70cm.

Trọng lượng toàn bộ của rào tối thiểu phải là 10kg.

Trong mỗi trường hợp dung sai cho phép so với độ cao chuẩn là 3mm.


4. Độ rộng của thanh ngang phía trên rào là 7cm, độ giày từ 1 - 2,5cm và hai cạnh trên của thanh ngang được làm tròn. Thanh ngang phải được cố định chắc chắn ở hai đầu.

5. Thanh ngang phía trên rào được sơn các sọc đen và trắng hoặc các màu tương phản khác nhau. Các sọc màu sáng tối thiểu phải rộng 22,5cm được đặt ở hai đầu thanh ngang.

6. Tất cả các cuộc thi phải chạy theo ô chạy riêng và mỗi vận động viên phải chạy trong ô chạy riêng của mình.

7. Một vận động viên di chuyển bàn chân hoặc chân thấp hơn mặt phẳng ngang của đỉnh rào của bất kỳ rào nào tại một thời điểm hoặc nhảy qua bất kỳ rào nào không phải trong ô chạy riêng của mình, hoặc theo ý kiến của trọng tài đã cố tình dung tay hoặc bàn chân làm đỗ rào bất kỳ nào sẽ bị truất quyền thi đấu.

8. Ngoại trừ như được qui định trong mục 7, việc đổ rào không dẫn đến bị truất quyền thi đấu và cũng sẽ không cản trở một kỷ lục được lập.

9. Đối với một kỷ lục thế giới, tất cả các rào phải tuân theo những chỉ dẫn kỹ thuật của luật này.



Điều 164

CHẠY VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT

1. Cự ly Chuẩn; 2000m và 3000m

2. Trong thi đấu ở cự ly 3000M vượt chướng ngại sẽ có 28 lần nhảy qua rào và 7 lần nhảy qua rào cùng hố nước.

Trong thi đấu ở cự ly 2000m vượt chướng ngại sẽ có 18 lần nhảy qua rào và 5 lần nhảy qua rào cùng hố nước.

3. Đối với cự ly thi 3000m vượt chướng ngại vật trong mỗi vòng sân sẽ có 4 lần nhảy qua rào và một lần nhảy qua rào cùng hố nước (ở lần nhảy thứ tư). Các lần nhảy sẽ được phân phối đều đặn để cự ly giữa các lần nhảy vào khoảng 1/5 độ dài ấn định của vòng sân.

4. Trong thi đấu 3000m vượt chướng ngại vật khoảng cách từ chỗ xuất phát tới chỗ bắt đầu của vòng đầu tiên sẽ không có bất kỳ rào nào. Các rào được rời chuyển đi cho tới khi các vận động viên chạy vào vòng đầu tiên.

5. Đối với các cuộc thi của nam các rào cao 0,914m còn đối với các cuộc thi của nữ các rào cao 0,762m (+-3mm) và rộng tối thiểu là 3,96m. Tiết diện (mặt cắt) của thanh ngang trên rào và rào cùng hố nước sẽ là một hình vuông có cạnh 12,7cm.

Thanh ngang phía trên phải được sơn các sọc trắng và đen hoặc những màu tương phản dễ phân biệt khác, hai phía đầu rào là hai sọc trắng (hoặc sáng màu) có độ rộng tối thiểu bằng 22,5cm.

Trọng lượng của mỗi rào khoảng từ 80kg đến 100kg. Mỗi rào đều có đế ở cả hai bên và chân đế đài từ 1,20m đến 1,40m (xem hình 3).

Rào phải được bố trí trên đường chạy sao cho 30cm của một đầu thanh ngang trên chờm vào bên trong cạnh trong của vòng sân.

Ghi chú: Rào đầu tiên được đưa vào cuộc đua nên có độ rộng tối thiểu 5m.

6. Hố nước ở sát rào thứ tư dài 3,66m (+-2cm) đối với nam và 3,06m (+2cm) đối với nữ. Chiều rộng của hố nước là 3,66m (+2cm) đối với cả nam và nữ.

Mực nước trong hố phải ngang với mặt đường chạy. Ở đầu hố bên cạnh rào, trong khoảng 30cm nước sâu 70cm. Sau đó đáy hố sẽ cao dần lên tới mức mặt đường chạy ở đầu bên kia của hố.

1 rào phải được gắn chặt vào trước hố nước và rào này cũng có cùng độ cao như các rào khác trong thi dấu.

Để đảm bảo độ an toàn khi rơi xuống của vận động viên, đáy ở phía đầu xa của hố nước phải được phủ một loại vật liệu phù hợp. Lớp phủ tối thiểu rộng 3,66m, dài 2,5m và độ dày của lớp phủ không vượt quá 2,5cm.

7. Mỗi vận động viên phải đi qua hoặc nhảy vượt qua hố nước và bất cứ ai bước sang phía này hoặc phía khác của hố hoặc đưa bàn chân hoặc chân khi vượt qua thấp hơn mặt phẳng ngay của đỉnh thanh ngang rào của bất kỳ rào nào sẽ bị tước quyền thi đấu. Với điều kiện tuân thủ điều luật này, vận động viên có thể vượt qua rào bằng bất kỳ cách nào.



Ghi chú: Đối với sân không có lớp phủ tổng hợp, mặt trên của phần đáy hố nước nên phủ một lớp thảm hoặc vật liệu tổng hợp được gắn chặt và có độ dày đủ để đảm bảo cho phép đinh giày bám vào.



Điều 165

CHẠY TRÊN ĐƯỜNG BỘ

1. Các cự ly chuẩn đối với nam và nữ là 15km, 20km, bán maratông, 25km, 30km, maratông (42,95km), 100km và chạy tiếp sức trên đường bộ.

Ghi chú 1: Chạy tiếp sức trên đường bộ là chạy qua cự ly maratông, tốt nhất là qua tuyến đường vòng 5km với các đoạn chạy 5km, 10km, 5km, 10km, 5km, 7,195km. Đối với các vận động viên trẻ, cự ly tiếp sức trên đường bộ phù hợp là bán maratông với các đoạt 5km; 5km; 6,098km.

Ghi chú 2. Các cuộc thi phải tiến hành trên đường bộ nên tổ chức vào tháng 4 hoặc tháng 5 hoặc từ tháng 9 đến tháng 11

2. Các cuộc thi trên đường bộ (do con người làm). Tuy nhiên, khi mà việc giao thông hoặc các hoàn cảnh tương tự gây trở ngại thì tuyến đường đua có được đánh dấu một cách tương ứng trên đường dành cho xe đạp hoặc đi bộ dọc theo đường bộ, song được chạy trên đất mềm như cỏ hoặc tương tư. Vị trí xuất phát và về đích có thể đặt trong sân đấu điền kinh.

Ghi chú 1: Đối với các cuộc đua trên đường bộ được tiến hành qua những cự ly chuẩn thì các vị trí xuất phát và về đích không nên cách xa nhau quá 30% cự ly đua (khoảng cách từ vị trí xuất phát tới đích đước đo theo một đường thẳng giữa chúng).

3. Trong các cự ly đua trên đường bộ, đường đua sẽ được đo theo lộ trình ngắn nhất mà vận động viên có thể chạy trong phần đường được phép sử dụng để chạy.

Độ dài của tuyến đua không được ngắn hơn so với cự ly chính thức của môn thi. Trong các cuộc thi, theo luật 12.1 (a), (b), (c) và trong những cuộc thi đước IAAF (Liên đoàn điền kinh nghiệp dư quốc tế) trực tiếp thừa nhận, sai số trong khi đo không được vượt quá 0,1% (có nghĩa là 42m đối với chạy maratông) và độ dài của đường đua phải được xác nhận trước của một nhân viên đo đạt được IAAF chấp nhận.

Ghi chú 1: Khi đo nên áp dụng " phương pháp đo bằng xe đạp định cỡ"

Ghi chú 2: Để phòng ngừa tuyến đường bị ngắn trong lần đó lại sau, nên có "nhân tố phòng ngừa tuyến đường ngắn" khi bố trí tuyến đường. Đối với cách đo bằng xe đạp, nhân tố này là 0,1%, điều này có nghĩa là mỗi kilômét trên tuyến đường sẽ có "độ dài được đo" là 1001m.

Ghi chú 3: Nếu dự định làm rõ các phần của tuyến đường trong ngày đua bằng cách sử dụng những vật mốc, hàng rào tạm thời thì việc bố trí chúng sẽ được quyết định không chậm hơn so với thời gian đo và tài liệu về các quyết định như vậy sẽ được đưa vào trong báo cáo đo đạc.

Ghi chú 4: Đối với các cuộc đua trên đường bộ trên các cự ly chuẩn, việc giảm độ cao giữa vị trí xuất và về đích không được vượt quá 1/1000, có nghĩa là 1m đối với 1km

4. Cự ly gồm các kilômét trên đường phải được trình bày cho tất cả các vận động viên.

5. Đối với các cuộc đua tiếp sức trên đường bộ, các vạch kẻ rộng 5cm phải được vẽ ngang qua đường để đánh dấu cự ly của mỗi đoạn và biểu thi vạch xuất phát. Các vạch tương tự như vậy, sẽ được kẻ ở 10m phía trước và 10m phía sau vạch xuất phát để biểu thị vùng trao gậy. Toàn bộ các thủ tục trao gậy phải được thực hiện bên trong vùng này.

6. (a) An toàn

Ban tổ chức các cuộc đua trên đường bộ phải đảm bảo về sự an toàn của các vận động viên. Trong các cuộc thi đấu, theo điều luật 12.1 (a), (b) và (c) ở nơi có thể thực hiện được, ban tổ chức phải đảm bảo là tuyến đường sử dụng cho thi đấu được chặn ở cả hai đầu, có nghĩa là không mở cho các xe cơ giới đi lại.

(b) Y học

(i) Một sự trợ giúp về kiểm tra y học trong quá trình một môn thi do một nhân viên y tế được ban tổ chức chỉ sẽ không bị coi là sự giúp đỡ.

(ii) Một vận động viên sẽ phải rời bỏ lập tức khỏi cuộc đua nếu một thành viên của ban y học do ban tổ chức chỉ định ra lệnh cho anh ta phải làm như vậy. Thành viên của Ban y học này được nhận ra dễ dàng thông qua các băng tay, áo gilê hoặc trang phục bên ngoài dễ phân biệt.

7. Các trạm uống nước, lau rửa và ăn nhẹ.

(a) Nước và các đồ ăn nhẹ phù hợp khác phải được đặt tại khu xuất phát và về đích của tất cả các cuộc đua.

(b) Đối với các môn thi dưới 10km, nước uống và lau rửa phải được cung cấp ở những khoảng cách phù hợp ( vào khoảng 2-3Km) nếu như điều kiện thời tiết đòi hỏi phải như vậy.

(c) Đối với các môn thi 10km hoặc dài hơn, các trạm cung cấp thức ăn nhẹ phải được bố trí ở những điểm cách nhau khoảng 5km và thêm vào đó các trạm cung cấp nước uống nước rửa phải được bố trí xen kẽ giữa các trạm cung cấp thức ăn nhẹ. Những trạm này có thể nhiều hơn nếu điều kiện thời tiết đòi hỏi.

Thức ăn nhẹ có thể do ban tổ chức cung cấp hoặc do vận động viên chuẩn bị và chúng được dặt tại các trạm do ban tổ chức qui định. Cần đặt ở vị trí thuận tiện dể vận động viên để lấy hoặc dùng những người có trách nhiệm trao vào tay các vận động viên.

Vận động viên nhận thức ăn nhẹ ở vị trí khác với các trạm qui định tiếp thức ăn nhẹ sẽ bị mất quyền thi đấu.

Thức ăn nhẹ do vận động viên đưa đến phải chịu sụ giám sát của các nhân viên do ban tổ chức chỉ định từ lúc các đồ ăn nhẹ này được vận động viên hoặc người đại diện của họ đặt vào




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương