TỈnh ủy hải dưƠng số 1363-QĐ/tu đẢng cộng sản việt nam



tải về 66.21 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích66.21 Kb.
#6885


TỈNH ỦY HẢI DƯƠNG

*

Số 1363-QĐ/TU





ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM




Hải Dương, ngày 15 tháng 01 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu

cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh


-----
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”;

- Căn cứ Quyết định 217, 218 ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”; "Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền";

- Căn cứ vào Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy (khoá XV) nhiệm kỳ 2010 - 2015;

- Thực hiện Chương trình hành động số 37- CTr/TU, ngày 20/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.

- Xét đề nghị của Ban Dân vận Tỉnh uỷ,


BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh.


Điều 2: Các cấp uỷ đảng, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn và hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các ban, ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định này.

Điều 3: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Ban Dân vận Trung ương;

- Ủy viên BCH đảng bộ tỉnh;

- Đảng đoàn, ban cán sự đảng;

- Các ban xây dựng đảng, Văn phòng Tỉnh ủy;

- Các huyện, thành ủy, thị ủy,

đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy;

- Lưu: VPTU, BDVTU.



T/M BAN THƯỜNG VỤ

BÍ THƯ
(đã ký)



Bùi Thanh Quyến

QUY CHẾ

Tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền

các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1363 -QĐ/TU, ngày 15 /01 /2015

của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương)

Chương I


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Quy chế này điều chỉnh về mục đích, nguyên tắc, nội dung, hình thức, chế độ, phương pháp, trình tự, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân trên địa bàn tỉnh.

b) Việc tiếp xúc, đối thoại đã được quy định tại các luật (như Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và các văn bản khác của pháp luật có nội dung liên quan…) không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

2. Đối tượng điều chỉnh

a) Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Người đứng đầu cấp ủy là Bí thư tỉnh ủy; bí thư huyện ủy, thị ủy, thành ủy; Bí thư Đảng ủy cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)

- Người đứng đầu chính quyền là Chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

b) Nhân dân trong Quy chế này là cán bộ, đảng viên và cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh có nhu cầu và được mời dự các buổi tiếp xúc, đối thoại.

Điều 2. Mục đích tiếp xúc, đối thoại

1. Làm cơ sở để người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và ý kiến tham vấn của nhân dân. Trên cơ sở đó, tiếp thu ý kiến phản ánh của nhân dân; đảm bảo quyền làm chủ và vai trò giám sát của nhân dân; kiểm tra tính đúng đắn của việc thực hiện các quy định đã ban hành; kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc, phát sinh để kiến nghị giải quyết hoặc nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh những chủ trương, chính sách chưa phù hợp.

2. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương của cấp ủy, quy định của chính quyền địa phương; những thuận lợi, khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; góp phần củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng chính trị, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

3. Góp phần tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hoạt động quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

4. Kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót; phát huy những ưu điểm trong việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên, việc thực thi công vụ của của đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao trình độ năng lực, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, đơn vị.

Điều 3. Nguyên tắc tiếp xúc, đối thoại

1. Bảo đảm sự lãnh đạo của đảng, hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

2. Bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, quy chế, quy định của tổ chức và địa phương.

3. Không lợi dụng việc tiếp xúc, đối thoại để tuyên truyền các quan điểm sai trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chống phá, gây rối an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây mất đoàn kết nội bộ.

4. Việc tổ chức tiếp xúc, đối thoại phải đảm bảo dân chủ, bình đẳng, công khai, khách quan, minh bạch trên tinh thần xây dựng, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Chương II

NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP,

CHẾ ĐỘ, TRÌNH TỰ TIẾP XÚC, ĐỐI THOẠI

Điều 4. Nội dung tiếp xúc, đối thoại

1. Thông báo khái quát về tình hình kinh tế - xã hội; những vấn đề mà dư luận xã hội và nhân dân quan tâm.

2. Thu thập ý kiến đóng góp, tham vấn của nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã ban hành và các chủ trương, quy định của cấp uỷ, chính quyền địa phương đã hoặc sẽ ban hành, có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân.

3. Nghe ý kiến nhân dân phản ánh về phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng; hoạt động quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; về đạo đức, lối sống, thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.

4. Nghe ý kiến nhân dân phản ảnh về những vấn đề bức xúc phát sinh tại địa phương mà cấp ủy đảng, chính quyền cần tập trung chỉ đạo giải quyết.

5. Trực tiếp chỉ đạo, giải quyết những kiến nghị cụ thể của nhân dân trong quá trình tiếp xúc, đối thoại hoặc kiến nghị với cấp trên trực tiếp, với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.



Điều 5. Hình thức, phương pháp tiếp xúc, đối thoại

Căn cứ vào công tác nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội để chủ động tổ chức tiếp xúc, đối thoại với nhân dân bằng các hình thức, phương pháp phù hợp sau:

1. Tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với đại diện các tầng lớp nhân dân: là việc tổ chức tiếp xúc, đối thoại với số lượng lớn công dân đến tham dự, trao đổi, bàn bạc, thảo luận để người chủ trì lắng nghe, tiếp thu, giải trình các vấn đề mà nhân dân quan tâm.

2. Tiếp xúc, đối thoại theo chuyên đề: là việc tổ chức tiếp xúc, đối thoại với các chuyên gia, nhà khoa học, hoặc các cá nhân cùng quan tâm về một số vấn đề cụ thể trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền địa phương.

3. Tiếp xúc, đối thoại trực tuyến (qua internet hoặc các điểm cầu): là việc tổ chức tiếp xúc qua mạng, không bị giới hạn về không gian và số lượng người tham dự. Người chủ trì cùng lúc tiếp nhận, nắm bắt được nhiều vấn đề nhân dân quan tâm đồng thời trao đổi, trả lời để nhân dân hiểu rõ hơn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Điều 6. Chế độ tiếp xúc, đối thoại

1. Tiếp xúc, đối thoại định kỳ ít nhất 1 lần/năm được thực hiện ở cả 3 cấp.

- Cấp tỉnh: Được tổ chức trên địa bàn huyện, xã hoặc liên xã. Người chủ trì trực tiếp trả lời hoặc phân công cho các cơ quan chuyên môn trả lời các ý kiến của công dân.

- Cấp huyện: Được tổ chức trên địa bàn xã hoặc liên xã. Người chủ trì trực tiếp trả lời các ý kiến của công dân.

- Cấp xã: Được tổ chức trên địa bàn thôn, khu dân cư. Người chủ trì trực tiếp trả lời các ý kiến của công dân.

2. Tiếp xúc, đối thoại đột xuất được thực hiện khi có những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn để lấy ý kiến về nội dung các chủ trương, chính sách trước khi ban hành, hoặc theo yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của công dân.

3. Kinh phí tiếp xúc, đối thoại do chính quyền các cấp bố trí, đảm bảo thực hiện có hiệu quả yêu cầu nhiệm vụ.

Điều 7. Công tác chuẩn bị trước khi tổ chức tiếp xúc, đối thoại

1. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp có trách nhiệm lập kế h‏oạch, xây dựng chương trình, nội dung đối thoại theo định kỳ; căn cứ kế hoạch và nhu cầu thực tế để xác định quy mô số lượng, thành phần tham dự, lựa chọn hịnh thức cho từng lần tiếp xúc, đối thoại; phân công cơ quan giúp việc chủ động chuẩn bị các nội dung, tài liệu và thực hiện theo trình tự sau:

a) Thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên, cá nhân thông qua các kênh thông tin như: báo chí, thăm dò ý kiến, dư luận xã hội được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang điện tử trên Internet của địa phương, đơn vị; tổng hợp kiến nghị của nhân dân gửi đến hoặc qua tổng hợp ý kiến kiến nghị của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và ý kiến của các đại biểu dân cử.

b) Tổng hợp các ý kiến gửi đến để phân loại từng nội dung, theo mức độ cấp thiết của vấn đề kiến nghị. Trên cơ sở đó tham mưu phân công cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, bộ phận có liên quan chuẩn bị nội dung trao đổi đối thoại.

c) Lập hồ sơ cho từng cuộc tiếp xúc, đối thoại gồm: tất cả các ý kiến thu thập được và nội dung chuẩn bị trả lời, trong đó nêu rõ tên tổ chức, cá nhân nêu kiến nghị; nội dung kiến nghị; nội dung trả lời, kết quả đã giải quyết hoặc hướng sẽ giải quyết, thời gian giải quyết, cấp giải quyết. Tài liệu cần sắp xếp phân loại theo chuyên đề, nội dung những việc trả lời tại hội nghị, những việc cần kiểm tra làm rõ, trả lời sau, những việc ghi nhận và báo cáo cấp trên.

2. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền quyết định nhân sự tham gia, cử bộ phận tham mưu giúp việc (gồm đại diện các cơ quan, đơn vị, bộ phận có liên quan thuộc phạm vi quản lý); mời đại diện lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội cùng cấp tham gia buổi tiếp xúc, đối thoại.

3. Thời gian, thành phần, địa điểm và nội dung của hội nghị tiếp xúc, đối thoại được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi giấy mời trước 7 ngày. Trường hợp tổ chức tiếp xúc, đối thoại đột xuất thì không nhất thiết phải thông báo công khai trước thời gian theo quy định. Thời gian tổ chức một cuộc tiếp xúc, đối thoại từ ½ đến 01 ngày; số lượng công dân đến dự tại một điểm tiếp xúc, đối thoại trên địa bàn huyện, xã và liên xã ít nhất là 100 người và nên không quá 150 người. Trên địa bàn thôn, khu dân căn cứ vào tình hình để mời nhưng ít nhất là 50 người.

4. Trường hợp phối hợp với các cơ quan khác cùng tiến hành tiếp xúc, đối thoại, cần trao đổi thống nhất về chủ trương, nội dung, thời gian và thành phần tham gia. Trên cơ sở đó phân công nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị chuẩn bị trước nội dung, tài liệu và nhân sự tham gia tiếp xúc, đối thoại.

5. Trong trường hợp bất khả kháng (vì lý do sức khỏe cá nhân, người thân trong gia đình mất hoặc cấp trên triệu tập đột xuất), người chủ trì vắng mặt tại buổi tiếp xúc, đối thoại thì ủy quyền cho cấp phó của mình chủ trì buổi tiếp xúc, đối thoại.

Điều 8. Trình tự tiếp xúc, đối thoại

Chương trình cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân

1. Đại diện văn phòng cấp ủy, chính quyền giới thiệu đại biểu, thành phần tham dự, nội dung chương trình, nội quy của buổi tiếp xúc, đối thoại; giới thiệu chủ tọa, cử thư ký ghi biên bản và phân công bộ phận tổng hợp những ý kiến và đăng ký phát biểu của nhân dân.

2. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đồng thời là người chủ trì buổi tiếp xúc, đối thoại thông báo cho nhân dân về những nội dung tiếp xúc, đối thoại.

3. Nhân dân phát biểu ý kiến theo thứ tự, nội dung, thời gian phát biểu đã đăng ký và theo sự điều hành của người chủ trì.

4. Người chủ trì tiếp xúc, đối thoại có thể trực tiếp trả lời hoặc phân công đại diện lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị báo cáo, giải trình về những kiến nghị của nhân dân nêu ra thuộc thẩm quyền giải quyết của mình

5. Sau khi nghe người chủ trì hoặc đại diện các cơ quan trả lời về những nội dung nêu ra tại buổi tiếp xúc, đối thoại, nhân dân có thể tiếp tục trao đổi, phát biểu ý kiến.

6. Người chủ trì kết luận: những nội dung đã đối thoại; những nội dung đã được giải quyết; những nội dung nêu tại hội nghị chưa được giải quyết; các cơ quan có trách nhiệm trả lời, thời hạn trả lời.



Điều 9. Xử lý công việc sau tiếp xúc, đối thoại

1. Chậm nhất 05 ngày sau hội nghị tiếp xúc, đối thoại, người chủ trì phải tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm và phân công các cơ quan, đơn vị, bộ phận chức năng khẩn trương giải quyết các công việc sau:

- Trình cơ quan cấp trên giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền đã được nêu ra và ghi nhận tại hội nghị. Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan cấp trên để hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tiễn.

- Phân loại các vụ việc, chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với các kiến nghị thuộc trách nhiệm của cơ quan đó theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước phân công.

- Yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, xác minh các ý kiến phát sinh tại hội nghị về các vụ việc mới, các đơn thư, khiếu nại, tố cáo (nếu có) để chuyển cơ quan chức năng thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc, khó khăn về tổ chức bộ máy, về công tác cán bộ, xem xét, xử lý cán bộ vi phạm (nếu có).

2. Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc sau ngày tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại, cơ quan có thẩm quyền được phân công trả lời các kiến nghị của công dân chưa được trả lời tại hội nghị tiếp xúc, đối thoại phải trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản cho đơn vị, địa phương (nơi có kiến nghị) và người nêu kiến nghị. Đồng thời báo cáo về cấp ủy, chính quyền cùng cấp.

- Hoàn thiện hồ sơ của buổi tiếp xúc, đối thoại gồm: các tài liệu có liên quan trước, trong và sau cuộc tiếp xúc, đối thoại.



Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

THAM GIA TIẾP XÚC, ĐỐI THOẠI

Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức đảng các cấp đối với cuộc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.

2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan đến nội dung tiếp xúc, đối thoại chuẩn bị các nội dung để tổ chức thực hiện.

3. Thông qua tiếp xúc, đối thoại, tổng hợp báo cáo và đề nghị bằng văn bản gửi các ngành chức năng cấp trên về những vấn đề thuộc thẩm quyền cấp trên giải quyết

4. Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc giải quyết những vấn đề sau khi tiếp xúc, đối thoại.

Điều 11. Trách nhiệm của chính quyền các cấp đối với cuộc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu chính quyền

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.

2. Chỉ đạo người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc thẩm quyền tham gia đoàn tiếp xúc, đối thoại và có trách nhiệm trả lời, giải quyết những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình (khi có yêu cầu). Đồng thời thông báo kết quả của cuộc tiếp xúc, đối thoại cho Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội cùng cấp để thực hiện chức năng giám sát.

3. Tổng hợp, xem xét, giải quyết, trả lời các ý kiến của nhân dân và báo cáo lên chính quyền cấp trên và cấp ủy cùng cấp; kiến nghị cấp ủy những vấn đề cần thiết qua tiếp xúc, đối thoại.



Điều 12. Trách nhiệm của người chủ trì tiếp xúc, đối thoại

1. Điều hành nội dung, chương trình hội nghị, hỏi và trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, ứng xử linh hoạt tuỳ theo từng câu hỏi của nhân dân; vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương để tuyên truyền, phổ biến, giải thích, trả lời cho nhân dân.

2. Có thái độ cầu thị, thân mật, gần gũi, tác phong giản dị, chỉ đạo giải quyết trực tiếp các yêu cầu, kiến nghị chính đáng của nhân dân để tạo lòng tin, sự đồng thuận của nhân dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền.

3. Hạn chế việc trình bày một chiều, chú trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân, trao đổi những vấn đề mà cấp uỷ, chính quyền cần quan tâm trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4. Đối với những vấn đề đã rõ, có cơ sở thì trả lời, giải quyết ngay tại buổi tiếp xúc, đối thoại; những vấn đề cần phải có thời gian nghiên cứu giải quyết, những vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp trên thì tiếp thu và chỉ đạo hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết.

5. Có quyền từ chối tiếp xúc, đối thoại đối với các trường hợp say rượu, sử dụng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có hành vi đe dọa, xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp xúc, đối thoại.

6. Chịu trách nhiệm toàn bộ về việc chỉ đạo phân công các cơ quan chuyên môn trả lời các ý kiến của công dân tại buổi tiếp xúc, đối thoại.

Điều 13. Quyền và trách nhiệm của công dân khi tham gia tiếp xúc, đối thoại

1. Được tham gia và đưa ra các vấn đề để trao đổi, đối thoại.



2. Được hướng dẫn, giải thích, trả lời về nội dung liên quan đến ý kiến, phản ánh của mình.

3. Tôn trọng sự điều hành và lắng nghe ý kiến của người chủ trì tiếp xúc, đối thoại.

4. Thực hiện nghiêm túc những quy định chung của cuộc tiếp xúc, đối thoại. Tuyệt đối không được mang vũ khí, chất nổ, chất độc hại vào nơi tiếp xúc, đối thoại.

5. Giữ gìn an ninh, trật tự nơi tiếp xúc, đối thoại; không lợi dụng tiếp xúc, đối thoại để gây rối an ninh trật tự.



Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp

1. Cấp ủy đảng các cấp có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm việc thực hiện Quy chế này.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí cho Hội nghị tiếp xúc, đối thoại các cấp; chính quyền các cấp có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để tổ chức các buổi tiếp xúc, đối thoại; chỉ đạo các cơ quan duy trì trật tự an ninh theo quy định của pháp luật.

3. Ðịnh kỳ 06 tháng, 01 năm cấp ủy, chính quyền các cấp báo cáo kết quả về Thường trực cấp ủy cấp trên trực tiếp (qua Ban dân vận cấp ủy) để tổng hợp báo cáo.



Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan

1. Các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chuẩn bị các nội dung liên quan đến cuộc tiếp xúc, đối thoại và trả lời ý kiến của công dân theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

2. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; tổng hợp các ý kiến, kiến nghị để kịp thời đề xuất với người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền để tổ chức tiếp xúc, đối thoại về những vấn đề nhân dân bức xúc, quan tâm. Tham gia đoàn tiếp xúc, đối thoại của cấp ủy, chính quyền và giám sát việc thực hiện những kết luận sau tiếp xúc, đối thoại.

Điều 16. Trách nhiệm của văn phòng cấp uỷ, chính quyền các cấp (cơ quan tổ chức tiếp xúc, đối thoại)

1. Tham mưu chuẩn bị nội dung của buổi tiếp xúc, đối thoại cho người chủ trì.

2. Tham mưu cho người chủ trì phân công đại diện lãnh đạo các cơ quan có liên quan cùng người đứng đầu tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.

3. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để phục vụ buổi tiếp xúc, đối thoại.

4. Tổ chức buổi tiếp xúc, đối thoại.

5. Thông báo kết luận của người chủ trì sau khi kết thúc buổi tiếp xúc, đối thoại với Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các cơ quan có liên quan.



Điều 17. Trách nhiệm của các ban xây dựng đảng

1. Ban Dân vận cấp ủy các cấp có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này.

2. Ban Dân vận Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp với các ban xây dựng đảng, Văn phòng Tỉnh ủy theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, giám sát việc triển khai tổ chức thực hiện Quy chế. Định kỳ tham mưu tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện Quy chế với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Quy chế này được phổ biến đến chi bộ. Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề vướng mắc nảy sinh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.




Каталог: null -> file van ban
file van ban -> KẾ hoạch năm họC 2014 2015
file van ban -> THÔng tin chung về SÁng kiến tên sáng kiến: Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi
file van ban -> 1. Mục đích Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường
file van ban -> TRƯỜng thpt cẩm giàng số: 01/kh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file van ban -> HỌp chuyên môn a/ Kiểm diện:Đủ Thành phần
file van ban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
file van ban -> I Đánh giá công tác tháng 10 1 Tư tưởng chính trị
file van ban -> Số: /kh v/v tổ chức kiểm tra định kỳ cuối năm học 2014 2015
file van ban -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO
file van ban -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 66.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương