TỔng cục dân số KẾ hoạch hóa gia đÌNH



tải về 0.59 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.59 Mb.
#15516
  1   2   3   4   5   6   7






TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH




TÀI LIỆU PHÁT THANH VỀ

DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

DÀNH CHO VỊ THÀNH NIÊN/ THANH NIÊN







Hà Nội, năm 2014









MỤC LỤC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

AIDS 3

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người 3

BCS 3

Bao cao su 3

Bộ LĐTBXH 3

Bộ Lao động thương binh xã hội 3

DS-KHHGĐ 3

Dân số - Kế hoạch hoá gia đình 3

HIV 3

Virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người 3

KHHGĐ 3

Kế hoạch hoá gia đình 3

LTQĐTD 3

Lây truyền qua đường tình dục 3

QHTD 3

Quan hệ tình dục 3

XHTD 3

Xâm hại tình dục 3

SKSS 3

Sức khoẻ sinh sản 3

SKSS/ SKTD 3

Sức khoẻ sinh sản/ Sức khoẻ tình dục 3

SKSS VTN/TN 3

Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên/ Thanh niên 3

TTT 3

Thuốc tránh thai 3

VTN/TN 3

Vị thành niên/ Thanh niên 3

Bài 2: Vai trò của tình yêu trong cuộc sống của mỗi người? 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

Tài liệu tham khảo…………………………………………………..…………………..111


CÁC CHỮ VIẾT TẮT




AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

BCS

Bao cao su

Bộ LĐTBXH

Bộ Lao động thương binh xã hội

DS-KHHGĐ

Dân số - Kế hoạch hoá gia đình

HIV

Virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

KHHGĐ

Kế hoạch hoá gia đình

LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục

QHTD

Quan hệ tình dục

XHTD

Xâm hại tình dục

SKSS

Sức khoẻ sinh sản

SKSS/ SKTD

Sức khoẻ sinh sản/ Sức khoẻ tình dục

SKSS VTN/TN

Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên/ Thanh niên

TTT

Thuốc tránh thai

VTN/TN

Vị thành niên/ Thanh niên


LỜI GIỚI THIỆU
Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình có vị trí quan trọng trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình ở cấp cơ sở.

Nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng và thực hiện hành vi đúng cho vị thành niên/ thanh niên về những vấn đề mới trong công tác DS - KHHGĐ, Tổng cục DS -KHHGĐ - Bộ Y tế biên soạn cuốn “Tài liệu phát thanh về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình dành cho vị thành niên/ thanh niên”. Cuốn tài liệu được xây dựng dựa trên những câu chuyện có thật trong cuộc sống qua đó truyền tải kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống theo chiều hướng tích cực và có thông điệp định hướng hành vi để giúp VTN/TN dễ dàng áp dụng, thực hành.

Tài liệu gồm 50 bài phát thanh, mỗi bài dài trung bình 2 trang, đọc trong khoảng thời gian 5 -7 phút. Cấu trúc của một bài phát thanh gồm có 3 phần:


  • Mở bài: Câu đầu ngắn gọn mở bài bằng cách gây chú ý. Câu thứ hai nêu chủ đề của bài phát thanh. Câu thứ ba nêu lý do trình bày vấn đề.

  • Thân bài: Tuỳ theo nội dung của từng chủ đề có thể đưa ra: Câu chuyện, các tình huống cụ thể; Cách giải quyết tình huống và hướng dẫn thực hành; Cũng có thể là bài viết giới thiệu về các địa điểm cung cấp dịch vụ, mô hình Câu lạc bộ điển hình…

  • Kết bài: Câu kết rút ra từ câu chuyện kể trên dưới dạng lời cam kết hoặc nhận thức được từ câu chuyện để tóm tắt lời khuyên. Nhắc lại thông điệp chủ chốt.

Chúng tôi trân trọng cảm ơn các chuyên gia trong và ngoài ngành Y tế đã tham gia biên soạn tài liệu này.
TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ

Bài 1: Tình bạn - Tình bạn khác giới
Chào quý vị và các bạn

Mời quý vị và các bạn nghe chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn là Tình bạn – Tình bạn khác giới tuổi vị thành niên/ thanh niên.

Các bạn thân mến, trong chúng ta ai cũng phải có bạn – đó là nhu cầu tối thiểu trong cung bậc tình cảm của mỗi con người từ lúc còn bé cho đến khi lớn. Ở lứa tuổi vị thành niên các em có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý. Lúc này, các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tự khẳng định mình, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè cùng lứa, có cùng nhu cầu, sở thích. Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và các em hay chịu ảnh hưởng của nhóm bạn đó, đặc biệt các em đã chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình cảm với bạn bạn khác giới đầu tiên như là tình yêu. Ở lứa tuổi này các em thường kết thân với một nhóm bạn bao gồm có trai, có gái trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về cách sống, lý tưởng, niềm tin.... Các em sẽ có sự gắn kết hơn khi cùng nhau tham gia các hoạt động học tập, vui chơi. Tuy nhiên, có những lúc sự gắn kết này lại trở thành mục tiêu để chúng bạn trêu ghẹo. Bạn Hằng năm nay 14 tuổi, là một cô gái hoạt bát và ưa nhìn. Trong lớp, Hằng chơi thân với nhóm bạn có cả con trai và con gái, nhóm của Hằng luôn tích cực tham gia các phong trào của trường. Cả nhóm đang chuẩn bị cho tiết mục biểu diễn văn nghệ của trường thì Nhung hớt hải thông báo Thành đánh nhau bị thầy bắt được giờ đang ngồi trong phòng hội đồng. Thì ra Thành bị các bạn trong lớp gán ghép với Hằng khi hai người được chọn hát song ca chính cho buổi biểu diễn, giải thích mãi không được tức quá Thành lao vào đánh bạn.

Các em ạ, cho dù lứa tuổi nào thì việc trao đổi tâm tư, tình cảm, hoài bão ước mơ và dự định trong cuộc sống giữa những người bạn khác giới là một nhu cầu khách quan, cần thiết cho sự phát triển nhân cách hài hoà của bản thân mỗi giới. Tình bạn khác giới luôn tồn tại ở mọi thời đại và không phân biệt tuổi trẻ hay tuổi già. Vì vậy, trong mối quan hệ tình bạn khác giới, các em không nên: Gán ghép, chế diễu ghép đôi bạn dù vô tình hay cố ý; cũng không nên ganh ghét, nói xấu nhau hoặc đối xử thô bạo, nói bóng gió khi thấy bạn mình chơi với bạn khác giới; hay ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu hoặc có thái độ lấp lửng, mập mờ gây cho bạn khác giới sự hiểu lầm đó là tình yêu. Không bị bạn bè gán ghép như Thành nhưng Dung lại rất buồn và lo lắng khi bị mẹ hiểu lầm mối quan hệ của em với Đức và với các bạn khác. Dung và Đức là đôi bạn thân và học giỏi đều các môn, hai bạn thường xuyên tổ chức những buổi tự học nhóm để kèm các bạn học chưa tốt. Kỳ thi cuối năm sắp đến mà không thấy con gái ở nhà tập trung học, mẹ Dung rất lo lắng vì sợ con gái “mới có ít tuổi mải chơi, rồi theo chúng bạn đua đòi yêu đương không lo học hành” nên đã gay gắt cấm đoán mỗi khi Dung xin đi học nhóm. Và một lần không kiềm chế được Dung đã cãi lại mẹ bởi Dung thấy mẹ không hiểu và tôn trọng mình... Cũng có rất nhiều ông bố, bà mẹ như bố mẹ của Dung lo lắng cho con cái của mình. Nhưng quý vị cũng cần hiểu ở lứa tuổi này các em muốn tự khẳng định mình, muốn được đối xử như người lớn và cũng muốn có quan hệ xã hội, giao lưu bạn bè và đó là điều rất bình thường. Dung và Thành đã có sự đồng cảm và thông cảm cùng những người bạn của mình, muốn giúp các bạn trong học tập, đó là điều tốt. Tuy nhiên để tránh cho mẹ hiểu lầm, Dung nên nói rõ với mẹ. Các bậc cha mẹ cũng nên tôn trọng và lắng nghe con và chia sẻ với con để hiểu con mình đã làm gì, đang làm gì và muốn làm gì để có sự hỗ trợ con kịp thời chứ không nên cấm đoán khi chưa hiểu rõ việc làm của con.



Các bậc cha mẹ hãy tin tưởng khi con có thêm bạn, nhất là bạn khác giới vì tình bạn sẽ giúp các em trưởng thành ngày một tốt hơn.

Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn./.




tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương