TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005



tải về 1.11 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích1.11 Mb.
#36
  1   2   3   4   5   6   7
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7790-5 : 2008

ISO 2859-5 : 2005

QUY TRÌNH LẤY MẪU ĐỂ KIỂM TRA ĐỊNH TÍNH - PHẦN 5: HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG ÁN LẤY MẪU LIÊN TIẾP XÁC ĐỊNH THEO GIỚI HẠN CHẤT LƯỢNG CHẤP NHẬN (AQL) ĐỂ KIỂM TRA TỪNG LÔ



Sampling procedures for inspection by attributes - Part 5: System of sequential sampling plans indexed by acceptance quality limit (AQL) for lot-by-lot inspection

Lời nói đầu

TCVN 7790-5 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 2859-5 : 2005;

TCVN 7790-5 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7790 (ISO 2859) còn có các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 7790-1 : 2007 (ISO 2859-1 : 1999), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô;

- TCVN 7790-3 : 2008 (ISO 2859-3 : 2005), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 3: Qui trình lấy mẫu lô cách quãng;

- TCVN 7790-4 : 2008 (ISO 2859-4 : 2002), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 4: Qui trình đánh giá mức chất lượng công bố;

- TCVN 7790-5 : 2008 (ISO 2859-5 : 2005), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 5: Hệ thống phương án lấy mẫu tuần tự theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô;

- TCVN 7790-10 : 2008 (ISO 2859-10 : 2006), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 10: Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn TCVN 7790 (ISO 2859) về lấy mẫu để kiểm tra định tính.

Bộ tiêu chuẩn ISO 2859 còn có tiêu chuẩn sau:

- ISO 2859-2 : 1985, Sampling procedures for inspection by attributes - Part 2: Sampling plans indexed by limiting quality (LQ) for isolated lot inspection.

Lời giới thiệu

Trong các quá trình sản xuất hiện đại, thường mong muốn chất lượng đạt cao tới mức số cá thể không phù hợp được thông báo là theo phần triệu (10-6). Trong trường hợp này, các phương án lấy mẫu chấp nhận phổ biến, như đề cập trong TCVN 7790-1 (ISO 2859-1), đòi hỏi cỡ mẫu lớn tới mức không thể thực hiện được. Để vượt qua khó khăn này, người sử dụng áp dụng các phương án lấy mẫu chấp nhận có xác suất quyết định sai cao hơn hoặc, trong trường hợp cực đoan, bỏ không sử dụng tất cả các qui trình lấy mẫu chấp nhận. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vẫn có nhu cầu chấp nhận sản phẩm có chất lượng cao bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê đã chuẩn hóa. Trong những trường hợp như vậy, cần áp dụng các qui trình thống kê đòi hỏi cỡ mẫu nhỏ nhất có thể. Các phương án lấy mẫu liên tiếp là qui trình thống kê duy nhất thỏa mãn nhu cầu này vì, trong số tất cả các phương án lấy mẫu có thuộc tính thống kê tương đương, phương án lấy mẫu liên tiếp có cỡ mẫu trung bình nhỏ nhất. Vì vậy, việc trình bày các phương án lẫy mẫu liên tiếp tương đương về mặt thống kê với các phương án lấy mẫu chấp nhận được sử dụng phổ biến nêu trong TCVN 7790-1 (ISO 2859-1) là rất cần thiết, tuy nhiên phương án này đòi hỏi số lượng mẫu trung bình nhỏ hơn đáng kể.

Ưu điểm chính của các phương án lấy mẫu liên tiếp là việc giảm cỡ mẫu trung bình. Cỡ mẫu trung bình có trọng số của tất cả các cỡ mẫu có thể có trong phương án lấy mẫu đối với một mức chất lượng nhất định của lô hoặc quá trình. Tương tự như phương án lấy mẫu hai lần và lấy mẫu nhiều lần, việc sử dụng phương án lấy mẫu liên tiếp đòi hỏi số mẫu trung bình nhỏ hơn so với phương án lấy mẫu một lần có đặc trưng hiệu quả tương đương. Tuy nhiên, mức tiết kiệm trung bình khi sử dụng phương án lấy mẫu liên tiếp thậm chí còn lớn hơn so với khi sử dụng phương án lấy mẫu hai lần hoặc nhiều hơn. Đối với lô có chất lượng rất tốt, mức tiết kiệm tối đa cho phương án lấy mẫu liên tiếp có thể đạt tới 85 %, so với 37 % ở phương án lấy mẫu hai lần và 75 % đối với phương án lấy mẫu nhiều lần. Mặt khác, khi sử dụng phương án lấy mẫu hai lần, nhiều lần hoặc liên tiếp, số cá thể thực tế được kiểm tra trong một lô cụ thể có thể vượt quá cỡ mẫu của phương án lấy mẫu một lần tương ứng n0. Đối với phương án lấy mẫu hai lần hoặc nhiều lần, có một giới hạn trên là 1,25 n0 cho số cá thể thực tế cần kiểm tra. Đối với phương án lấy mẫu liên tiếp cổ điển thì không có giới hạn này và số cá thể thực tế được kiểm tra có thể vượt quá đáng kể cỡ mẫu đơn tương ứng, n0, hoặc thậm chí là cỡ lô, N đối với phương án lấy mẫu liên tiếp trong tiêu chuẩn này, qui tắc cắt được đưa ra đối với giới hạn trên 1,5 n0 của số cá thể thực tế cần kiểm tra.

Các yếu tố khác cần tính đến được nêu dưới đây.

a) Tính đơn giản

Các nguyên tắc của phương án lấy mẫu liên tiếp dễ bị kiểm tra viên hiểu sai hơn so với các nguyên tắc đơn giản của phương án lấy mẫu một lần.

b) Sự thay đổi về số lượng kiểm tra

Vì số lượng cá thể thực tế được kiểm tra đối với một lô cụ thể không được biết trước nên việc sử dụng phương án lấy mẫu liên tiếp sẽ mang lại nhiều khó khăn về tổ chức. Ví dụ, việc lập chương trình cho các hoạt động kiểm tra có thể sẽ khó khăn hơn.

c) Dễ lấy mẫu các cá thể

Nếu việc lấy mẫu các cá thể ở những thời điểm khác nhau rất tốn kém thì việc giảm số lượng mẫu trung bình thông qua phương án lấy mẫu liên tiếp có thể hủy bỏ do chi phí lấy mẫu tăng.

d) Khoảng thời gian kiểm tra

Nếu việc kiểm nghiệm một cá thể diễn ra trong khoảng thời gian dài và một số cá thể có thể được kiểm nghiệm đồng thời thì phương án lấy mẫu liên tiếp sẽ tốn thời gian hơn nhiều so với phương án lấy mẫu một lần.

e) Sự thay đổi về chất lượng trong lô

Nếu lô gồm hai hoặc nhiều lô con từ các nguồn khác nhau và nếu có khả năng có sự khác biệt cơ bản về chất lượng giữa các lô con thì việc lấy mẫu đại diện theo phương án lấy mẫu liên tiếp sẽ khó khăn hơn nhiều so với trong phương án lấy mẫu một lần tương ứng.

Các ưu điểm và nhược điểm của phương án lấy mẫu hai lần và nhiều lần thường nằm giữa các ưu và nhược điểm của phương án lấy mẫu một lần và lấy mẫu liên liếp. Việc cân đối giữa ưu điểm về số mẫu trung bình nhỏ hơn và các nhược điểm nêu trên đưa đến kết luận là phương án lấy mẫu liên tiếp chỉ thích hợp khi việc kiểm tra các cá thể riêng lẻ tốn kém hơn so với các cách kiểm tra ở trên.

Việc lựa chọn giữa sử dụng phương án lấy mẫu một lần, hai lần, nhiều lần hoặc liên tiếp phải được thực hiện trước khi bắt đầu kiểm tra lô. Trong quá trình kiểm tra lô, không được phép chuyển từ loại phương án này sang loại phương án khác, vì đặc trưng hiệu quả của phương án có thể thay đổi nhiều nếu kết quả kiểm tra thực tế ảnh hưởng đến việc chọn tiêu chí chấp nhận.

Mặc dù sử dụng phương án lấy mẫu liên tiếp thường tiết kiệm hơn nhiều so với việc sử dụng phương án lấy mẫu một lần tương ứng, nhưng trong quá trình kiểm tra một lô cụ thể, việc chấp nhận hoặc không chấp nhận có thể quyết định ở giai đoạn cuối do việc cộng dồn các cá thể không phù hợp (hoặc sự không phù hợp) còn lại giữa số chấp nhận và số loại bỏ trong thời gian dài. Khi sử dụng phương pháp đồ thị, điều này ứng với tiến triển ngẫu nhiên các bước của đường bậc thang nằm trong vùng chưa quyết định được. Tình huống này có nhiều khả năng xảy ra khi mức chất lượng của lô hoặc quá trình (tính theo phần trăm không phù hợp hoặc sự không phù hợp trên 100 cá thể) gần với (100g), trong đó g là thông số độ dốc của đường chấp nhận và loại bỏ.

Để cải thiện tình huống này, giá trị cắt cỡ mẫu được đặt trước khi bắt đầu kiểm tra lô. Nếu cỡ mẫu cộng dồn đạt đến giá trị cắt nt mà không quyết định được có chấp nhận lô hay không thì kết thúc kiểm tra và xác định việc chấp nhận hoặc không chấp nhận lô bằng cách sử dụng giá trị cắt của số chấp nhận và loại bỏ.

Đối với phương án lấy mẫu liên tiếp trong sử dụng thông thường, việc cắt quá trình kiểm tra thường có sai lệch so với sử dụng dự kiến, dẫn đến làm biến dạng đặc trưng hiệu quả. Tuy nhiên, trong tiêu chuẩn này, đặc trưng hiệu quả của phương án lấy mẫu liên tiếp được xác định có tính đến việc cắt, do vậy việc này là một thành phần tích hợp của phương án được cung cấp.
QUY TRÌNH LẤY MẪU ĐỂ KIỂM TRA ĐỊNH TÍNH - PHẦN 5: HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG ÁN LẤY MẪU LIÊN TIẾP XÁC ĐỊNH THEO GIỚI HẠN CHẤT LƯỢNG CHẤP NHẬN (AQL) ĐỂ KIỂM TRA TỪNG LÔ

Sampling procedures for inspection by attributes - Part 5: System of sequential sampling plans indexed by acceptance quality limit (AQL) for lot-by-lot inspection

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các chương trình lấy mẫu liên tiếp bổ sung cho hệ thống lấy mẫu chấp nhận để kiểm tra định tính của TCVN 7790-1 (ISO 2859-1).

Hệ thống lấy mẫu chấp nhận trong TCVN 7790-1 (ISO 2859-1) được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL). Mục đích của tiêu chuẩn này là thông qua áp lực về kinh tế và tâm lý khi lô hàng không được chấp nhận, buộc người CUNG ỨNG phải duy trì trung bình quá trình ít nhất là bằng giới hạn chất lượng chấp nhận, nhưng đồng thời vẫn cung cấp một giới hạn trên đối với rủi ro của người tiêu dùng khi nhận phải lô có chất lượng kém.

Chương trình lấy mẫu trong tiêu chuẩn này thích hợp để kiểm tra

- các thành phẩm,

- thành phần và nguyên liệu thô,

- hoạt động,

- vật liệu trong quá trình,

- hàng dự trữ, lưu kho,

- hoạt động bảo dưỡng,

- dữ liệu hoặc hồ sơ,

- các thủ tục quản lý…

Các chương trình này được thiết kế để sử dụng đối với các lô liên tiếp, đó là loạt đủ dài để có thể áp dụng quy tắc chuyển đổi trong 10.3. Các quy tắc này cung cấp:

a) sự bảo vệ tăng cường cho người tiêu dùng (bằng các tiêu chí kiểm tra ngặt hoặc ngừng kiểm tra lấy mẫu) khi xuất hiện sự suy giảm chất lượng;

b) việc khuyến khích, theo xem xét của bộ phận có thẩm quyền, giảm chi phí kiểm tra (bằng các tiêu chí kiểm tra giảm) khi duy trì được mức chất lượng tốt trong suốt một thời gian.

Các phương án lấy mẫu riêng rẽ không được thiết kế để sử dụng ngoài các chương trình có đề cập. Trường hợp các lô được sản xuất riêng lẻ hoặc theo một quá ngắn để có thể áp dụng tiêu chuẩn này, người sử dụng nên tham khảo các phương án lấy mẫu thích hợp trong ISO 2859-2.



2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn trong tiêu chuẩn này rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7790-1 : 2007 (ISO 2859-1 : 1999), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô

ISO 3534-2, Statistics - Vocabulary - Part 2: Applied statistics (Thống kê - Từ vựng và ký hiệu - Phần 2: Thống kê ứng dụng)



3. Thuật ngữ và Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.



3.1. Kiểm tra (inspection)

Đánh giá sự phù hợp bằng quan sát và kết luận kèm theo phép đo, thử nghiệm hoặc đo dưỡng thích hợp

[ISO 3534-2]

3.2. Kiểm tra lần đầu (original inspection)

Việc kiểm tra một lô, hoặc một lượng khác, chưa được kiểm tra trước đó.

CHÚ THÍCH: Điều này ngược với việc, ví dụ, kiểm tra lô không được chấp nhận trước đó và được nộp lại để kiểm tra khi đã phân loại, xử lý lại, v.v…

[ISO 3534-2]



3.3. Kiểm tra định tính (inspection by attributes)

Kiểm tra bằng cách ghi lại việc có hoặc không có (các) đặc tính của từng cá thể thuộc nhóm xem xét, và đếm số lượng các cá thể có hoặc không có (các) đặc tính đó, hoặc số sự kiện xảy ra trong cá thể, nhóm.

CHÚ TÍCH: Khi việc kiểm tra được thực hiện đơn thuần là ghi lại việc có hay không có cá thể không phù hợp thì kiểm tra đó được gọi là kiểm tra cá thể không phù hợp. Khi kiểm tra được thực hiện bằng cách ghi lại việc có hay không có sự không phù hợp trong từng đơn vị thì kiểm tra đó được gọi là kiểm tra số lượng không phù hợp.

[ISO 3534-2]



3.4. Cá thể (item)

Là cái có thể được mô tả và xem xét riêng lẻ.

VÍ DỤ: Một cá thể vật lý riêng rẽ; một lượng vật liệu xác định; một dịch vụ, một hoạt động, một cá nhân hoặc kết hợp của những cái đó.

[ISO 3534 - 2]



3.5. Sự không phù hợp (nonconformity)

Việc không đáp ứng yêu cầu.

[ISO 3534-2]

CHÚ THÍCH 1: Trong một số trường hợp, các yêu cầu cần quy định trùng với yêu cầu sử dụng của khách hàng (xem 3.6, khuyết tật). Trong các trường hợp khác chúng có thể không trùng nhau, ngặt hơn hoặc kém ngặt hơn, hoặc quan hệ chính xác giữa hai yêu cầu không được biết hoặc hiểu đầy đủ.

CHÚ THÍCH 2: Sự không phù hợp thường được phân loại theo mức độ nghiêm trọng như:

- Loại A: Những trường hợp không phù hợp thuộc loại được xem là ở mức liên quan cao nhất; trong lấy mẫu chấp nhận, các loại không phù hợp này sẽ được ấn định giá trị giới hạn chất lượng chấp nhận rất nhỏ;

- Loại B: Những trường hợp không phù hợp thuộc loại được xem là ở mức độ liên quan thấp hơn tiếp theo, do đó, những sự không phù hợp này có thể được ấn định giá trị giới hạn chất lượng chấp nhận cao hơn so với loại A và nhỏ hơn loại C nếu có loại thứ ba,…

CHÚ THÍCH 3: Việc bổ sung các đặc tính và các loại không phù hợp thường sẽ ảnh hưởng đến xác suất chấp nhận sản phẩm tổng thể.

CHÚ THÍCH 4: Số lượng loại, việc ấn định vào loại nào và việc lựa chọn giới hạn chất lượng chấp nhận cho từng loại cần thích hợp với yêu cầu chất lượng của trường hợp cụ thể.

3.6. Khuyết tật (defect)

Sự không đáp ứng yêu cầu liên quan đến sử dụng dự kiến hoặc qui định.

CHÚ THÍCH 1: Việc phân biệt giữa thuật ngữ "khuyết tật" và "không phù hợp" rất quan trọng vì nó có ý nghĩa pháp lý, đặc biệt khi liên quan đến các vấn đề về nghĩa vụ pháp lý của sản phẩm. Do đó, thuật ngữ "khuyết tật" cần được sử dụng hết sức thận trọng.

CHÚ THÍCH 2: Sử dụng dự kiến của khách hàng có thể bị ảnh hưởng bởi tính chất của thông tin do khách hàng đưa ra, như hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng.

[ISO 3534-2]

3.7. Cá thể không phù hợp (nonconforming item)

Cá thể (3.4) có một hoặc nhiều sự không phù hợp (3.5).

[ISO 3534-2]

CHÚ THÍCH: Những cá thể không phù hợp thường được phân loại theo mức độ nghiêm trọng như:

- Loại A: cá thể có một hoặc nhiều sự không phù hợp thuộc loại A và cũng có thể có sự không phù hợp loại B và/hoặc loại C,…;

- Loại B: cá thể có một hoặc nhiều sự không phù hợp thuộc loại B và cũng có thể có sự không phù hợp loại C,…; nhưng không có sự không phù hợp loại A.

3.8. Phần trăm không phù hợp của mẫu (percent nonconforming)

Một trăm lần số cá thể không phù hợp (3.7) trong mẫu (3.15) chia cho cỡ mẫu (3.16), nghĩa là:

100 x

trong đó


d là số cá thể không phù hợp trong mẫu;

n là cỡ mẫu

[TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999),3.1.8]



3.9. Phần trăm không phù hợp trong tổng thể hay lô (percent nonconforming)

Một trăm lần số cá thể không phù hợp (3.7) trong tổng thể hay (3.13) chia cho cỡ tổng thể hay cỡ lô (3.14), nghĩa là:



x pni = 100 x

trong đó:

pni là tỷ lệ cá thể không phù hợp;

Dni là số cá thể không phù hợp trong tổng thể hoặc lô đó;

N là cỡ tổng thể hoặc cỡ lô.

CHÚ THÍCH 1: Theo 3.1.9 của TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999).

CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ phần trăm không phù hợp (3.8 và 3.9) hoặc số lượng không phù hợp trên 100 cá thể (3.10 và 3.11) chủ yếu được dùng thay cho thuật ngữ chung "tỷ lệ cá thể không phù hợp" và "số lượng không phù hợp trên mỗi cá thể" vì những thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi.

3.10. Số lượng không phù hợp trên 100 cá thể trong một mẫu (nonconformities per 100 items)

Một trăm lần số không phù hợp (3.5) trong mẫu (3.15) chia cho cỡ mẫu (3.16), nghĩa là:

100 x

trong đó


d là số cá thể không phù hợp trong mẫu;

n là cỡ mẫu

[TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), 3.1.10]



3.11. Số lượng không phù hợp trên 100 cá thể trong tổng thể hay lô (nonconformities per 100 items)

Một trăm lần số không phù hợp (3.5) trong tổng thể hay (3.13) chia cho tổng thể hay cỡ lô (3.14) nghĩa là:

100 x pnt = 100 x

trong đó:

pnt là số lượng không phù hợp trên một cá thể (3.4);

Dnt là số lượng không phù hợp trong tổng thể hoặc lô đó;



N là tổng thể hoặc cỡ lô.

CHÚ THÍCH 1: Theo 3.1.11 của TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999).

CHÚ THÍCH 2: Một cá thể (3.4) có thể có một hoặc nhiều sự không phù hợp.

3.12. Bộ phận có thẩm quyền (responsible authority)

Khái niệm sử dụng để duy trì tính trung lập của tiêu chuẩn này (chủ yếu cho mục đích kỹ thuật), dù là bên thứ nhất, bên thứ hai hay bên thứ ba.

[TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), 3.1.12]

CHÚ THÍCH 1: Bộ phận có thẩm quyền có thể là:

a) bộ phận chất lượng thuộc tổ chức cung cấp (bên thứ nhất);

b) người mua hoặc tổ chức mua hàng (bên thứ hai);

c) tổ chức kiểm tra hoặc chứng nhận độc lập (bên thứ ba);

d) bộ phận có thẩm quyền a), b) hay c) mà sự phân biệt theo chức năng (xem chú thích 2) được nêu trong văn bản thỏa thuận giữa hai bên, ví dụ văn bản giữa người cung ứng và người mua.

CHÚ THÍCH 2: Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận có thẩm quyền được nêu trong TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), 5.2, 6.2, 7.2, 7.3, 7.5, 7.6, 9.1, 9.3.3, 9.4, 10.1, 10.3, 13.1.

3.13. Lô (lot)

Bộ phận xác định của tổng thể được tạo thành trong cùng các điều kiện như tổng thể xét theo mục đích lấy mẫu.

CHÚ THÍCH: Mục đích lấy mẫu, ví dụ, có thể là để xác định khả năng chấp nhận lô hoặc ước lượng giá trị trung bình của một đặc tính cụ thể.

3.14. Cỡ lô (lot size)

Số lượng cá thể (3.4) trong một (3.13).

[TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), 3.1.14]

3.15. Mẫu (sample)

Một bộ phận của tổng thể gồm một hoặc nhiều đơn vị mẫu.

[ISO 3534-2]

3.16. Cỡ mẫu (sample size)

Số đơn vị mẫu trong một mẫu (3.15).

[ISO 3534-2]

3.17. Phương án lấy mẫu chấp nhận (acceptance sampling plan)

Phương án qui định (các) cỡ mẫu (3.16) cần sử dụng và các chuẩn mực chấp nhận lô kèm theo [ISO 3534-2]

CHÚ THÍCH 1: Phương án lẫy mẫu một lần là sự kết hợp cỡ mẫu với số chấp nhận và loại bỏ. Phương án lấy mẫu hai lần là sự kết hợp hai cỡ mẫu với số chấp nhận và loại bỏ đối với mẫu thứ nhất và mẫu thứ hai.

CHÚ THÍCH 2: Phương án lấy mẫu không bao gồm các quy tắc về cách thức lấy mẫu.

CHÚ THÍCH 3: Với mục đích của tiêu chuẩn này, cần phân biệt thuật ngữ phương án lẫy mẫu chấp nhận (3.17), chương trình lấy mẫu chấp nhận (3.18) và hệ thống kiểm tra lấy mẫu chấp nhận (3.19).

3.18. Chương trình lấy mẫu chấp nhận (acceptance sampling scheme)

Sự kết hợp các phương án lấy mẫu chấp nhận (3.17) với các quy tắc chuyển đổi để thay đổi từ phương án này sang phương án khác.

[ISO 3534-2]

CHÚ THÍCH: Xem 10.3.



3.19. Hệ thống kiểm tra lấy mẫu chấp nhận (acceptance sampling inspection system)

Tập hợp các phương án lấy mẫu chấp nhận (3.17) hoặc chương trình lấy mẫu chấp nhận (3.18) cùng với các chuẩn mực để chọn các phương án hoặc chương trình lẫy mẫu thích hợp.

[ISO 3534-2]

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này hệ thống lấy mẫu được xác định theo phạm vi cỡ lô, các bậc kiểm tra và AQL. Hệ thống lẫy mẫu đối với phương án LQ (3.30) được nêu trong tiêu chuẩn ISO 2859-2.



3.20. Kiểm tra thường (normal inspection)

Việc kiểm tra (3.1) sử dụng khi không có lý do để nghĩ rằng mức chất lượng đạt được của quá trình này khác biệt với mức qui định.

[ISO 3534-2]

3.21. Kiểm tra ngặt (tightened inspection)

Kiểm tra (3.1) chặt chẽ hơn kiểm tra thường (3.20), từ kiểm tra thường sẽ chuyển sang kiểm tra ngặt khi kết quả kiểm tra một số (3.13) xác định trước cho thấy mức chất lượng đạt được qua quá trình này kém hơn mức chất lượng qui định.

[ISO 3534-2]



3.22. Kiểm tra giảm (reduced inspection)

Kiểm tra (3.1) kém chặt chẽ hơn kiểm tra thường (3.20), từ kiểm tra thường sẽ chuyển sang kiểm tra giảm khi kết quả kiểm tra một số (3.13) xác định trước cho thấy mức chất lượng đạt được qua quá trình này tốt hơn mức chất lượng qui định.

[ISO 3534-2]

CHÚ THÍCH 1: Trong kiểm tra giảm, khả năng để tách biệt là nhận hay loại lô sẽ kém hơn so với trong kiểm tra thường.

3.23. Điểm chuyển đổi (switching score)

Chỉ số được sử dụng trong kiểm tra thường (3.20) để xác định xem các kết quả kiểm tra hiện tại có đủ để cho phép chuyển sang kiểm tra giảm (3.22) hay không.

[TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), 3.1.23]

CHÚ THÍCH: Xem 10.3.3.



3.24. Trung bình quá trình (process average)

Mức của quá trình được lấy trung bình trong một khoảng thời gian hoặc số lượng sản xuất xác định.

[TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), 3.1.25]

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, trung bình quá trình là mức chất lượng (phần trăm không phù hợp hoặc số lượng không phù hợp trên 100 cá thể) trong khoảng thời gian khi quá trình ở tình trạng kiểm soát thống kê.



3.25. Giới hạn chất lượng chấp nhận (acceptance quality limit)

AQL

Mức chất lượng sản phẩm kém nhất có thể chấp nhận được.

[ISO 3534-2]

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm này chỉ áp dụng khi chương trình lấy mẫu có các quy tắc chuyển đổi và gián đoạn như được sử dụng trong tiêu chuẩn này, TCVN 7790-1 (ISO 2859-1) hay ISO 3951.

CHÚ THÍCH 2: Mặc dù các lô sản phẩm riêng biệt có chất lượng kém xấp xỉ giới hạn chất lượng chấp nhận vẫn có khả năng được chấp nhận với xác suất khá cao, nhưng giới hạn chất lượng chấp nhận ấn định không có nghĩa là mức chất lượng mong muốn. Chương trình lấy mẫu trong tiêu chuẩn này hoặc TCVN 7790-1 (ISO 2859-1) cùng các quy tắc chuyển đổi và gián đoạn việc kiểm tra mẫu được thiết kế để khuyến khích người cung ứng tạo được trung bình quá trình tốt hơn AQL. Nếu không thì sẽ có sự rủi ro cao vì phải chuyển sang kiểm tra ngặt với các chuẩn mực chấp nhận lô khắt khe hơn. Trường hợp đã phải kiểm tra ngặt, nếu không có hành động để cải thiện quá trình thì có nhiều khả năng quy tắc đòi hỏi dừng việc kiểm tra mẫu cho đến khi có hành động cải tiến được áp dụng.

3.26. Rủi ro của người tiêu dùng (consumer's risk)

CR

Xác suất chấp nhận khi mức chất lượng có giá trị không đáp ứng được nêu trong phương án lấy mẫu chấp nhận (3.17).

[ISO 3534-2]

3.27. Rủi ro của nhà sản xuất (producer's risk)

PR

Xác suất không chấp nhận khi mức chất lượng có giá trị được chấp nhận trong phương án [ISO 3534-2]



3.28. Chất lượng ứng với rủi ro của người tiêu dùng (consumer's risk quality)

QCR

Mức chất lượng của (3.13) hoặc quá trình ứng với rủi ro qui định của người tiêu dùng (3.26) trong phương án lấy mẫu chấp nhận (3.17).

[ISO 3534-2]

CHÚ THÍCH: Rủi ro qui định của người tiêu dùng thường là 10%.




tải về 1.11 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương