Tài liệu tuyên truyền bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng Nhân dân Quốc hội Việt Nam qua các nhiệm kỳ



tải về 14.85 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích14.85 Kb.
#21271
Tài liệu tuyên truyền bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng Nhân dân

Quốc hội Việt Nam qua các nhiệm kỳ
Trải qua 12 nhiệm kỳ, Quốc hội nước ta đã không ngừng phát triển, thực hiện chức năng cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, góp phần quan trọng vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trước đây cũng như sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, tháng 8-1945, toàn dân Việt Nam đã đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi, đánh đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên  độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ngày 6-1-1946, bằng cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, nhân dân ta đã bầu ra Quốc hội đầu tiên, đánh dấu bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam độc lập.

Từ đó đến nay, Quốc hội nước ta đã không ngừng phát triển, thực hiện chức năng cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trước đây cũng như sự nghiệp đổi mới hiện nay, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

 Khóa I (1946-1960)
Bầu ngày 6-1-1946.
Tổng số đại biểu: 403 (đại biểu được bầu: 333; đại biểu không qua bầu cử: 70)

Khóa II (1960 - 1964)
Bầu ngày 8-5-1960.
Tổng số đại biểu: 453. Số đại biểu được bầu: 362; đại biểu khóa I miền nam lưu nhiệm: 91.

Khóa III (1964-1971)
Bầu ngày 26-4-1964.
Tổng số đại biểu: 453. Số đại biểu được bầu: 366; đại biểu lưu nhiệm: 87.
Khóa IV (1971-1975)
Bầu ngày 11-4-1971. Tổng số đại biểu được bầu: 420

 Khóa V (1975-1976)


Bầu ngày 6-4-1975.
Tổng số đại biểu được bầu: 424

Khóa VI (1976-1981)
Bầu ngày 25-4-1976.
Tổng số đại biểu được bầu: 492

Khóa VII (1981-1987)
Bầu ngày 26-4-1981.
Tổng số đại biểu được bầu: 496

Khóa VIII (1987-1992)
Bầu ngày 19-4-1987.
Tổng số đại biểu được bầu: 496

 Khóa IX (1992-1997)


Bầu ngày 19-7-1992.
Tổng số đại biểu được bầu: 395

 Khóa X (1997-2002)


Bầu ngày 20-7-1997.
Tổng số đại biểu được bầu: 450

Khóa XI (2002-2007)
Bầu ngày 19-5-2002.
Tổng số đại biểu được bầu: 498 

Khóa XII (2007-2011)
Bầu cử ngày 20-5-2007
Tổng số đại biểu được bầu: 493

Khóa XIII (2011- 2016) Ngày toàn dân tham gia bầu cử 22-5-2011.Theo Nghị quyết 1045/NQ-UBTVQH12, Tổng số đại biểu Quốc hội khóa XIII của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không quá năm trăm người. Tổng số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII trong cả nước là một trăm tám mươi ba.

Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã thông báo về công tác chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XIII. Theo đó đến ngày 31/3, các cơ quan trung ương và địa phương đã lấy xong ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người cử đại biểu Quốc hội. Theo tổng hợp, kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ hai, tổng số người được lập danh sách sơ bộ ở cả trung ương và địa phương là 1.086 (183 người ở trung ương và 903 ở địa phương). Trong số này có 83 người tự ứng cử. Số ứng cử viên so với số đại biểu Quốc hội được bầu đạt tỷ lệ 2,17. Một số địa phương tỷ lệ này đạt cao là Lào Cai và Vĩnh Long (3 người ứng cử trên một đại biểu được bầu), nhưng cũng có nhiều nơi tỷ lệ thấp, như Lai Châu, Tây Ninh và Yên Bái (1,7 người ứng cử trên một đại biểu được bầu).

Về cơ cấu, trong 1.086 người ứng cử đại biểu Quốc hội, phụ nữ có 338, chiếm trên 31%; dân tộc thiểu số là 172 người, chiếm gần 13%; ngoài đảng 213, chiếm gần 20%. Về trình độ học vấn, trên đại học có 386 người, đạt tỷ lệ 35,5%; đại học là 648 người, tỷ lệ gần 60%. Về độ tuổi, người cao tuổi nhất là 77 ở thành phố Hà Nội; ít tuổi nhất là 21 ở tỉnh Điện Biên. Quốc hội khoá XIII dự kiến có 500 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Đơn vị Đà Nẵng được bầu 6 Đại biểu, trong đó có 2 đại biểu do Trung ương giới thiệu và tại địa phương là 4 đại biểu. Theo đánh giá chung, các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội lần này ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện theo qui định đều có trình độ văn hóa cao, nắm giữ nhiều trọng trách trong các đơn vị hành chính, doanh nghiệp; các tỷ lệ nữ, tỷ lệ người ngoài Đảng nhiều hơn trước đây thể hiện rõ nét tính dân chủ trong việc giới thiệu ứng cử viên.



Ngoài nhiệm vụ bầu cử Quốc hội, các địa phương còn có nhiệm vụ bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp. Trong đó, nhân dân thành phố Đà Nẵng sẽ cùng lúc bầu ra Hội đồng Nhân dân thành phố.

CĐGD Hải Châu
Каталог: upload -> soft
soft -> Test 10 Phonetics: Chọn từ mà phần gạch chân có cách phát âm khác với những từ còn lại
soft -> PHÒng giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
soft -> TRƯỜng trung hoc phổ thông chuyên lê quý ĐÔN
soft -> NHẰm giúp các học sinh hiểu rõ HƠn một số khái niệm cơ BẢn và CÁc cụm từ viết tắt trong đỊa lý
soft -> Ôn tập chủ ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢp nhận xét
soft -> Một thuật toán nổi tiếng Euclide Thuật toán Euclide
soft -> Bài toán "đèn nhấp nháy"
soft -> TRƯỜng thpt tôn thất tùNG
soft -> Ubnd quận hải châu cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
soft -> MÔn lịch sử 10 Bài 29: CÁch mạng tư SẢn hà lan và CÁch mạng tư SẢn anh cách mạnh tư sản Anh

tải về 14.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương