TRƯỜng thpt tôn thất tùNG



tải về 46.48 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích46.48 Kb.
#3871

SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG

Số: 194/BC-THPT TTT






CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sơn Trà, ngày 30 tháng 10 năm 2014


BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHONG TRÀO

TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC NĂM 2014
Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của trường THPT Tôn Thất Tùng năm 2014 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB-GV-NV), học sinh và cha mẹ học sinh về đấu tranh, phòng ngừa có hiệu quả các loại tội phạm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh trường học.
1. Đặc điểm tình hình.

Năm 2014 tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng và phức tạp, khó lường, việc tranh chấp của các nước liên quan trên Biển Đông, cũng như cuộc nội chiến ở Ucraina hết sức gay go và căng thẳng. Trong nước, bên cạnh những mặt thuận lợi rất cơ bản nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn do sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu; sự chống phá của các thế lực thù địch và nhất là sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trên vùng biển của Việt Nam.

Năm 2014 là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong bối cảnh đó, Trường THPT Tôn Thất Tùng đã tập trung xây dựng kế hoạch, đề ra nhiều biện pháp nhằm đảm bảo ổn định an ninh chính trị, giữ vững trật tự an ninh trường học, phòng chống bạo lực học đường.

Được sự quan tâm lãnh đạo của Quận ủy Sơn Trà và sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Sở GD&ĐT, sự vào cuộc của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, phong trào dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (BVANTQ) trường THPT Tôn Thất Tùng năm 2014 đạt được kết quả quan trọng góp phần vào thành tựu chung của ngành trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tổ chức đoàn thể tích cực chủ động trong việc vận động mọi người trong tổ chức tham gia thực hiện phong trào TDBV ANTQ.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững đã tạo môi trường thuận lợi để các thầy cô giáo và toàn thể học sinh an tâm dạy - học và tổ chức, tham gia các hoạt động giáo dục. Công tác vận động giúp đỡ học sinh nghèo, đối tượng chính sách, học sinh bỏ học; quản lý, giáo dục giúp đỡ học sinh chưa ngoan được nhà trường tập trung chăm lo. Phong trào TDBV ANTQ được lồng ghép có hiệu quả với các phong trào khác, nhất là phong trào xây dựng Cơ quan văn hóa, phong trào Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào “Tất cả vì mái trường không có ma túy, tệ nạn xã hội và bạo lực học đường”… với sự phối hợp chặt chẽ của Công đoàn, Đoàn TN và đặc biệt là Chi đoàn giáo viên và các Chi đoàn học sinh. Từ đó, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn thể CB-GV-NV, cha mẹ học sinh và học sinh tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đem lại môi trường sự phạm thân thiện - tích cực. Qua đó khẳng định được sự lãnh đạo của cấp ủy Chi bộ, sự điều hành có trọng tâm của Ban giám hiệu trong tổ chức xây dựng phong trào TDBV ANTQ.

Tuy nhiên, song song với những thuận lợi cơ bản, cũng còn không ít khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch không ngừng tăng cường các hoạt động chống phá bằng âm mưu “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giáo để phá hoại Cách mạng Việt Nam. Tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những chuyển biến phức tạp. Các loại tội phạm hoạt động ngày càng manh động, nghiêm trọng hơn và có chiều hướng gia tăng. Tai nạn giao thông chưa được kiềm chế hiệu quả, Tình hình lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng, tình trạng xuống cấp về đạo đức xã hội,… đã làm ảnh hưởng nhất định đến đời sống nhân dân nói chung và đời sống của học sinh trường THPT Tôn Thất Tùng nói riêng, do đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xây dựng phong trào TDBV ANTQ trên địa bàn thành phố, quận nói chung và trong trường THPT Tôn Thất Tùng nói riêng.


2. Đánh giá kết quả phong trào toàn dân BVANTQ năm 2014.

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phong trào toàn dân BVANTQ

Công tác xây dựng phong trào toàn dân BVANTQ năm 2014 đã được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Quận ủy Sơn Trà và sự phối hợp tốt với Đảng ủy, UBND phường An Hải Bắc.

Ban thường vụ Quận ủy Sơn Trà đã ban hành Chương trình hành động về việc thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân BVANTQ trong tình hình mới”; Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ công an về khu dân cư, phường, cơ quan, doanh nghiệp, trường học “An toàn về ANTT”; Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy về giúp đỡ các hộ đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. UBND Thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 11011/KH-UBND ngày 11/12/2013 về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2014 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; UBND quận Sơn Trà đã xây dựng Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 03/1/2014 về xây dựng phong trào toàn dân Bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Trên cơ sở các Chỉ thị, Kế hoạch, hướng dẫn của Quận ủy, Công an quận và Sở GD&ĐT, cấp ủy và Ban giám hiệu nhà trường đã kịp thời xây dựng Kế hoạch Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2014; tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 43/KH-TTT ngày 16/4/2013 về thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”. Cấp ủy Chi bộ đã chỉ đạo Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội Chữ thập đỏ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động CB-GV-NV và học sinh trong trường chấp hành tốt các quy định của pháp luật, nhất là thực hiện nghiêm luật giao thông đường bộ, luật Phòng chống ma túy. Hàng tháng, Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường tổng hợp tình hình, đề ra biện pháp giải quyết các tình huống, triển khai các văn bản có liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trật tự thông qua cuộc họp giao ban, họp liên tịch.

Chi ủy chi bộ cử các đồng chí chi ủy viên phụ trách các tổ chức đoàn thể. Thông qua các đồng chí này nắm bắt tình hình về tư tưởng, chính trị, tâm tư nguyện vọng của các CB-GV-NV và học sinh trong nhà trường.

2.2. Công tác tuyên truyền.

Thực hiện Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 07/08/2009 của UBND thành phố Đà Nẵng về phê duyệt đề án “Đổi mới công tác tuyên truyền vận động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm và xây dựng mô hình phong chống tội phạm trên địa bàn thành phố đến năm 2015”; quán triệt Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 03/1/2014 về xây dựng phong trào toàn dân Bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2014. Nhà trường đã căn cứ nội dung kế hoạch để tổ chức, duy trì thường xuyên và xuyên suốt, được cả hệ thống chính trị nhà trường, từ CB-GV-NV đến học sinh và cha mẹ học sinh tham gia tích cực, các hoạt động tuyên truyền, vận động CB-GV-NV và học sinh tham gia phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội đảm bảo an ninh trường học, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, trường học không có tệ nạn ma túy xâm nhập học đường...



2.3. Quán triệt tinh thần các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương về thực hiện phong trào toàn dân BVANTQ và áp dụng vào thực tiễn công tác.

Thực hiện nghiêm túc các Quyết định và Kế hoạch của Quận ủy, UBND quận Sơn Trà về việc triển khai và tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” và Kết luận số 86-KL/TW ngày 05/11/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh quốc gia”; Chi bộ đã chỉ đạo Chính quyền nhà trường thực hiện một số công việc liên quan như:

- Phân công Bảo vệ trực 24/24 nhằm tăng cường bảo quản tài sản, cơ sở vật chất cũng như đảm bảo an ninh trật tự nhà trường.

- Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục tư tưởng, chính trị nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về việc học cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Công tác quản lý học sinh luôn được nhà trường chú trọng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa BGH, GVCN với gia đình từng học sinh, qua đó nắm rõ điều kiện, hoàn cảnh, học lực, ... của từng em để có sự trao đổi thông tin, kịp thời động viên, khuyến khích các em học tập, rèn luyện tốt và chấn chỉnh những em có biểu hiện sai phạm. Xây dựng và phát huy mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình học sinh - các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhằm giáo dục học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương trong công tác giáo dục học sinh chậm tiến, vận động học sinh có nguy cơ bỏ học theo Chỉ Thị 24-CT/TU ngày 10/8/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.

- Tiếp tục củng cố, xây dựng “Đội học sinh xung kích” đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc nhằm bảo vệ an ninh trật tự cho học sinh trong và ngoài nhà trường, đảm bảo học sinh an toàn khi đi học, tham gia các hoạt động giáo dục khác ở nhà trường.

- Nhà trường kiện toàn bộ phận quản lý học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như mitting, diễu hành phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội và các loại tội phạm trong các tháng cao điểm nhằm phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; mittting hưởng ứng tháng an toàn giao thông; vệ sinh môi trường... đồng thời tiến hành phân loại, theo dõi học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp, chú ý đến những học sinh chậm tiến, lười học để giáo dục, giúp đỡ, không sử dụng các chất gây nghiện và không có các hành vi liên quan đến ma tuý, tệ nạn xã hội và các loại tội phạm khác.

- Đầu năm học, nhà trường lập các biểu mẫu, hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm thảo luận tại lớp chủ đề “học sinh nói không với hành vi bạo lực”. Qua đó, các em cho biết các nguyên nhân dẫn đến xung đột, cách giải quyết mâu thuẫn và những vướng mắc cần giúp đỡ. Các em tự viết cam kết thực hiện việc “nói không với hành vi bạo lực”, cam kết với nhà trường với cha mẹ về thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội và các loại tội phạm.

- Giám thị, bảo vệ nhà trường thường xuyên theo dõi những biểu hiện nghi vấn có thể dẫn đến đánh nhau giữa những học sinh trong trường với nhau, giữa người ngoài và học sinh trong trường để nhà trường có biện pháp kịp thời giải quyết sự việc không để xảy ra đánh nhau.

- Tăng cường công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, tội phạm, ma túy, HIV/AIDS xâm nhập vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. Các hoạt động văn nghệ, thể thao được tổ chức một cách thiết thực thu hút sự tham gia chủ động, tự giác, tích cực của nhiều học sinh nhằm phát huy năng khiếu và sở trường cho các em.

- Thường xuyên liên hệ với các hộ kinh doanh, giữ xe khu vực trước trường để phối hợp thông tin về tình hình học sinh bên ngoài đầu buổi học và cuối buổi học. Đồng thời phối hợp giữ gìn trật tự an toàn giao thông khu vực trước cổng trường.

- Thường xuyên phối hợp, kết hợp với các cơ quan, ban ngành bên ngoài nhà trường như công an, UBND các phường, đặc biệt là công an và UBND phường An Hải Bắc và đội An ninh công an Quận nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường, ngăn ngừa các biểu hiện đánh nhau của thanh, thiếu niên, học sinh.

Đặc biệt, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận, Sở GD-ĐT thành phố Đà Nẵng, trường đã đạt được nhiều thành tích tốt trong công tác giảng dạy và học tập, số học sinh bỏ học giảm đáng kể. Đạt được kết quả đó chính là nhờ sự phối hợp giữa các tổ chức, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường trên cơ sở tìm hiểu thực trạng và đề ra những biện pháp kịp thời, khoa học, hợp lý.

2.4. Những bài học kinh nghiệm

- Đạt được kết quả trên nhà trường rút ra một số vấn đề để xây dựng môi trường đảm bảo an ninh trật tự trong trường học như sau:



Thứ nhất: Cần có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, hỗ trợ của UBND các cấp, Sở GD&ĐT và các cơ quan, đoàn thể xã hội trong quá trình tổ chức các hoạt động của nhà trường một cách tích cực, thường xuyên và liên tục.

Thứ hai: Chi bộ, BGH thường xuyên quán triệt các văn bản chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Ngành GD-ĐT, Công an về việc đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, tổ chức đợt học tập bồi dưỡng chính trị cho giáo viên, thực hiện tốt cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cam kết thực hiện tốt mô hình “Trường học bình yên, lớp học bình yên”, tích cực thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Thứ ba: Duy trì tốt mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là với Công an quận, UBND và Công an các phường trên địa bàn quận để nắm bắt trao đổi thông tin về tình hình ANTT liên quan đến trường học, giáo viên, học sinh. Từ đó chủ động giải quyết kịp thời các vụ việc, hiện tượng xấu ảnh hưởng đến an ninh trật tự trong nhà trường một cách có hiệu quả.

Thứ tư: Phối hợp với chặt chẽ với Công an quận xây dựng và tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình phong trào “Đội học sinh xung kích” tự quản trong học sinh. Kịp thời phát hiện các biểu hiện sai trái của học sinh trong nhà trường và xử lý nghiêm nhằm răn đe và hạn chế những sai phạm trong học sinh.

Thứ năm: Thường xuyên theo dõi diễn biến, hành vi của học sinh trong và ngoài nhà trường, tăng cường công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để có biện pháp kịp thời giáo dục học sinh chậm tiến. Tăng cường sự trao đổi thông tin với chủ các hàng quán gần trường để nắm tình hình và có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn thanh thiếu niên tụ tập có biểu hiện đánh học sinh của trường.

3. Phương hường nhiệm vụ trọng tâm năm 2015.

1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, Nghị quyết số 09/NQ-CP và Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48/CT-TW, Chương trình hành động số 05-Ctr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, Kết luận số 86-KL/TW ngày 05/22/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh quốc gia” và các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh công tác phối hợp, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư vi phạm pháp luật”, Chỉ thị số 25-CT/TU của Thành ủy Đà Nẵng về “Phòng chống bạo lực gia đình” và Kế hoạch số 7733/KH-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về “Quản lí, giúp đỡ và phòng ngừa nguy cơ thiếu niên vi phạm pháp luật, thiếu niên hư giai đoạn 2009-2015”



2. Thường xuyên quán triệt tới toàn thể CB-GV-NV, cha mẹ học sinh và học sinh tình hình trong nước và quốc tế nhằm nâng cao ý thức cảnh giác trước mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch và những hoạt động phá hoại của kẻ xấu.

3. Thường xuyên củng cố xây dựng lực lượng bảo vệ, lực lượng tự vệ của nhà trường. Có Kế hoạch, phương án sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ cơ quan khi có tình huống bạo loạn lật đổ xảy ra. Tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của đội thanh niên xung kích và giám thị nhằm đảm bảo tốt hơn trật tự, an ninh trường học.

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý con người, bảo vệ tài sản cho toàn thể CB-GV-NV và học sinh.

5. Tăng cường công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng công an, dân phòng trên địa bàn trường đóng để đảm bảo an ninh trật tự và đẩy mạnh phong trào TDBV ANTQ.

6. Rà soát chính sách khen thưởng và chế độ đãi ngộ vật chất, tinh thần đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và những người hy sinh, bị thương, bị thiệt hại về tài sản trong đấu tranh phòng, chống tội phạm./.


Nơi nhận

- Công an quận Sơn Trà;

- Chi bộ trường;

- Lưu: VT, PHTNG, web;



E:\AN-QP\An Ninh truong hoc\TD BV ANTQ\BC TD BV ANTQ 2014.doc\PHT-NG

HIỆU TRƯỞNG
(đã ký và đóng dấu)
Trần Thị Kim Vân







Каталог: upload -> soft
soft -> Test 10 Phonetics: Chọn từ mà phần gạch chân có cách phát âm khác với những từ còn lại
soft -> PHÒng giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
soft -> TRƯỜng trung hoc phổ thông chuyên lê quý ĐÔN
soft -> NHẰm giúp các học sinh hiểu rõ HƠn một số khái niệm cơ BẢn và CÁc cụm từ viết tắt trong đỊa lý
soft -> Ôn tập chủ ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢp nhận xét
soft -> Một thuật toán nổi tiếng Euclide Thuật toán Euclide
soft -> Bài toán "đèn nhấp nháy"
soft -> Ubnd quận hải châu cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
soft -> MÔn lịch sử 10 Bài 29: CÁch mạng tư SẢn hà lan và CÁch mạng tư SẢn anh cách mạnh tư sản Anh
soft -> Ubnh quận hải châu phòng giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 46.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương