MÔn lịch sử 10 Bài 29: CÁch mạng tư SẢn hà lan và CÁch mạng tư SẢn anh cách mạnh tư sản Anh



tải về 19.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích19.89 Kb.
#7254
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2014-2015

MÔN LỊCH SỬ 10

Bài 29: CÁCH MẠNG TƯ SẢN HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH

2. Cách mạnh tư sản Anh

a. Tình hình nước Anh trước cách mạng:

- Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

- Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.

- Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm sự lực lượng sản xuất TBCN.

=> Cách mạng bùng nổ.

b. Diễn biến của cách mạng:

(theo dõi niên biểu nắm sự kiện chính)

+ Năm 1642 - 1648: nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội)

+ Năm 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.

+ 1653: Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi)

+ Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.



c. Ý nghĩa:

- Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.

- Mở ra thời kì quá độ từ chế độ PK sang chế độ tư bản.

BÀI 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh

- Nửa đầu thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (1,3 triệu người).

- Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp TBCN ở đây phát triển.

- Sự phát triển kinh tế đặt ra yêu cầu thống nhất giao thông, thông tin, thị trường, ngôn ngữ.

- Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.

- Sự kiện chè Bôx-tơn (1773) làm bùng nổ chiến tranh.



2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ

- Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập (9 - 1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.

- Tháng 4 – 1775, chiến tranh chính thức bùng nổ

- Tháng 5 – 1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập

- Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4 - 7 - 1776), tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.

- Ngày 17 - 10 - 1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.

- Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.
3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập

- Theo hòa ước Véc-xai (9 - 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Năm 1787 thông qua hiến pháp củng cố vị trí nhà nước Mĩ.

Ý nghĩa:


+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ.

+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống p/k ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ –latinh.


BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII

I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG

1. Tình hình kinh tế xã hội

*Kinh tế:

- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp

+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.

+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.

- Công thương nghiệp phát triển. Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim).

* Chính trị:

- Xã hội chia thành 3 đẳng cấp

+ Tăng lữ, Qúy tộc : nắm đặc quyền

+ Đẳng cấp thứ ba: gồm TS, nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị.

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng

Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.

II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG


  1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến

- Ngày 5/5/1789 vua Lu-I XVI triệu tập Hội nghị đẳng cấp 3 đẳng cấp để tăng thuế.

- Ngày 14 - 7 - 1789, quần chúng phá ngục Ba-xti. CM bùng nổ. Phái Lập hiến lên nắm quyền.

- Tháng 8/1789, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

+ Tháng 9 – 1791, xác lập nền quân chủ lập hiến.

- Tháng 4 – 1792, Chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.

- Ngày 11 - 7 – 1792, Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.



2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập

- Ngày 10 - 8 - 1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, bắt vua và hoàng hậu.

- Ngày 21 – 9, Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.

- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.

+ Trong nước: Bọn phản động nổi dậy; Đời sống nhân dân khó khăn.

+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.

- Ngày 31 - 5 - 1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2 - 6).

3. Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng

- Chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả.

+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.

+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.

+ Ban hành lệnh "Tổng động viên".

+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ...

- Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao.

- Cuộc đảo chính ngày 27 - 7 – 1794, cách mạng Pháp thoái trào.



III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình.

+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.

+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).

+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển.

+ Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.



- Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

--------------------------------------

tải về 19.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương