Tcxdvn 394: 2007 MỤc lụC



tải về 0.72 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.72 Mb.
#20056
  1   2   3   4   5   6   7
TCXDVN 394: 2007

MỤC LỤC

Trang


Lời mở đầu ......................................................... ........... ............................... 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ....................... ....... ....................... 4

1.1. Phạm vi áp dụng .................................................. ...... .............................. 4

1.2. Mục tiêu................................................................. ..... ............................. 4

1.3. Các tài liệu viện dẫn ................................................... ............................. 4

1.4. Thuật ngữ và định nghĩa ............................................. . ............................ 4

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TOỠ NHỠ ............................ .......... .......... 10

2.1. Nguồn cung cấp điện......................................................... . ................... 10

2.2. Lựa chọn sơ đồ nối đất (xem phần 3) ................................ .................... 10

2.3. Phân chia các mạch điện ........................................................... ......... ... 10

2.4. Sự tương hợp của các thiết bị............................................... ............ ...... 10

2.5. Khả năng bảo dưỡng, sửa chữa............................................... ..... .......... 11

CHƯƠNG 3: BẢO VỆ CHỐNG ĐIỆN GIẬT VỠ BẢO VỆ CHỐNG HOẢ HOẠN DO ĐIỆN . ...... 12

3.1. Các loại sơ đồ nối đất ...................................................... ........... ........... 12

3.2. Bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc trực tiếp ................... ... ................... 17

3.3. Bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp....................... ........... ....... 19

3.4. Bảo vệ chống hoả hoạn do nguyên nhân điện ................... ........... ......... 23

CHƯƠNG 4: CHỌN VỠ LẮP ĐẶT CÁC TRANG BỊ ĐIỆN........... ....... .. 25

4.1. Các quy tắc chung .................................................. ........ ....................... 25

4.2. Các đường dẫn điện .............................................. ................................. 33

4.3. Thiết bị cách ly, đóng cắt và điều khiển............... ................................. 53

4.4. Nối đất và các dây dẫn bảo vệ .................................. ............................. 69

CHƯƠNG 5: KIỂM TRA KHI ĐƯA VÀO VẬN HỠNH VỠ KIỂM TRA ĐINH KỲ TRONG VẬN HÀNH .............................................. ........ ............ 74

5.1. Kiểm tra khi đưa vào vận hành............................ ....... ........................... 74

5.2. Kiểm tra định kỳ trong vận hành......................... ............... ................... 77

5.3. Báo cáo kiểm tra ................................................ .............. ...................... 77

CHƯƠNG 6: CÁC QUY TẮC LẮP ĐẶT TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN Ở NHỮNG NƠI ĐẶC BIỆT ..................................................... ... ..................... 78

6.1. Mở đầu..................................... ................ .............................................. 71

6.2. Các phòng có đặt một bồn tắm hoặc vòi hương sen..... ............. ........... 71

PHẦN PHỤ LỤC...................... ................................................................ ...... 84

Phụ lục 3A: Các tác động sinh lý bệnh học của dòng điện lên cơ thể ngườ 84

Phụ lục 3B: Sự tương hợp của các thiết bị điện ................................... ....... .. 88

Phụ lục 3C: Các đặc điểm của các sơ đồ nối đất và phương pháp lựa chọn. 91

Phụ lục 3D: Kiểm tra độ dài tối đa cho phép của mạch điện trong sơ đồ nối đất TN.................................................................................................. 101

Phụ lục 3E: Chỉ số bảo vệ (IP) ............... .............................. ...................... 103

Phụ lục 3F: Phòng tránh hỏa hoạn do điện: Sự hình thành đường rò điện . 105

Phụ lục 4A: dây trung tính và tính tiết diện của nó........................ ...... ..... 112

Phụ lục 4B: Đặt thiết bị chống sét lan truyền và cảm ứng ở sơ đồ TN .. . .. 115

Phụ lục 4C: Đặt thiết bị chống sét lan truyền và cảm ứng ở sơ đồ TT .. ... .. 116

Phụ lục 4D: Đặt thiết bị chống sét lan truyền và cảm ứng ở sơ đồ IT.... .. .. 118



LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 394: 2007 “Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng – Phần an toàn điện” được biên soạn dựa trên Tiêu chuẩn quốc tế IEC 60364 và được ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-BXD ngày 24tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.



CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt và nghiệm thu trang bị điện trong các công trình xây dựng - Phần an toàn điện (sau đây gọi tắt là TCĐ trong nhà) áp dụng cho các loại tòa nhà.

1.1.2. Trang bị điện trong các toà nhà này dùng điện áp xoay chiều cấp hạ áp, (từ 1.000 V trở xuống)

1.2. Mục tiêu

1.2.1. TCĐ trong nhà đề ra các quy tắc cho việc thiết kế và lắp đặt trang bị điện trong các toà nhà với 2 mục tiêu:

- Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị

- Bảo đảm trang bị điện vận hành đáp ứng được yêu cầu sử dụng

1.2.2. Trong từng vấn đề, đều có nêu ra nguyên tắc cơ bản luôn luôn phải tuân thủ và các biện pháp để thực hiện các nguyên tắc cơ bản đó.

1.3. Các tài liệu viện dẫn

1. QCXDVN - Phần III, chương 14: Trang bị điện trong công trình (XB 1997).

2. TCXD 25:1991: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế

3. TCXD 27:1991: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng- tiêu chuẩn thiết kế

4. TCXDVN 263: 2002: Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp

5. Quy phạm trang bị điện

11 TCN 18-2006 đến 11 /TCN – 21- 2006

1.4. Thuật ngữ và định nghĩa

Để hiểu đúng nội dung của tiêu chuẩn, cần thống nhất một số thuật ngữ và định nghĩa như sau:



*Toà nhà: bao gồm các công trình dân dụng và công nghiệp (theo phụ lục 8.1 phần III, chương 8 của QCXDVN II - XB 1997).

1. Công trình dân dụng, bao gồm:

1.1. Nhà ở:

a) Nhà ở (gia đình) riêng biệt:

- Biệt thự.

- Nhà liền kế (nhà phố).

- Các loại nhà ở riêng biệt khác.

b) Nhà ở tập thể (như ký túc xá).

c) Nhà nhiều căn hộ (nhà chung cư)

d) Khách sạn, nhà khách

e) Nhà trọ.

g) Các loại nhà cho đối tượng đặc biệt.

1.2. Công trình công cộng:

a) Công trình văn hoá:

- Thư viện.

- Bảo tàng, nhà triển lãm.

- Nhà văn hoá, câu lạc bộ.

- Nhà biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc.

- Đài phát thanh, đài truyền hình.

- Vườn thú, vườn thực vật, công viên văn hoá- nghỉ ngơi;

b) Công trình giáo dục:

- Nhà trẻ.

- Trường mẫu giáo.

-Trường phổ thông các cấp.

- Trường đại học và cao đẳng.

-Trường trung học chuyên nghiệp.

- Trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật.

- Trường nghiệp vụ.

- Các loại trường khác. c) Công trình y tế:

- Trạm y tế.

- Bệnh viên đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương.

- Các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực.

- Nhà hộ sinh.

- Nhà điều dưỡng, nhà nghỉ, nhà dưỡng lão.

- Các cơ quan y tế: phòng chống dịch, bệnh.

d) Các công trình thể dục thể thao:

- Các sân vận động, sân thể thao, sân bóng đá.

- Các loại nhà luyện tập thể dục thể thao, nhà thi đấu.

- Các loại bể bơi có và không có mái che, khán đài.

e) Công trình thương nghiệp, dịch vụ:

- Chợ.

- Cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị.



- Hàng ăn, giải khát.

- Trạm dịch vụ công cộng: Giặt là, cắt tóc, tắm, may vá, sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia dụng.

g) Nhà làm việc, văn phòng, trụ sở. i) Công trình phục vụ an ninh.

k) Nhà phục vụ thông tin liên lạc: nhà bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin.

l) Nhà phục vụ giao thông: nhà ga các loại.

m) Các công trình công cộng khác (như công trình tôn giáo).

2. Công trình công nghiệp:

a) Nhà, xưởng sản xuất.

b) Công trình phụ trợ.

c) Nhà kho.

d) Công trình kỹ thuật phụ thuộc.

*Trang thiết bị điện trong toà nhà: Tập hợp các thiết bị và dây dẫn điện có những đặc tính phối hợp với nhau nhằm thoả mãn mục đích sử dụng của toà nhà.

*Phần mang điện: Tất cả bộ phận bằng kim loại của thiết bị hoặc dây dẫn

có điện áp khi thiết bị hoặc dây dẫn làm việc bình thường

*Vỏ kim loại của thiết bị: Tất cả các bộ phận bằng kim loại của thiết bị không có điện khi thiết bị làm việc bình thường (nhưng khi có hư hỏng cách điện chính của thiết bị thì điện áp từ các phần mang điện chọc thủng cách điện, truyền đến vỏ kim loại của thiết bị làm cho phần vỏ này trở lên có điện)

*Tiếp xúc trực tiếp : Người tiếp xúc vào các phần mang điện, tiếp xúc ở đây được hiểu là bất cứ bộ phận nào của cơ thể người : tay, chân, đầu, mình ..., ngay khi thiết bị đang làm việc bình thường.

*Tiếp xúc gián tiếp : người tiếp xúc vào các vỏ kim loại của thiết bị đang có điện do đang có sự cố hư hỏng cách điện chính.

*Điện giật : khi giữa 2 bộ phận của cơ thể có hiệu số điện thế, thì sẽ có một dòng điện đi qua cơ thể giữa 2 bộ phận đó, gây ra những hậu quả sinh lý cho người.

*Máy cắt hạ áp: Thiết bị đóng cắt điện hạ áp (từ 1.000V trở xuống) có khả năng đóng, cắt dòng điện phụ tải cũng như dòng điện ngắn mạch.

*Thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư : Khi thiết bị làm việc bình thường tổng đại số các dòng điện đi trong các dây pha (1 hoặc 3 pha) và trong dây trung tính là bằng không. Khi có sự cố chạm vỏ, có dòng điện đi ra vỏ kim loại của thiết bị, tổng đại số các dòng điện nói trên sẽ không bằng không nữa mà có một giá trị nhất định gọi là dòng điện dư (dòng điện so lệch) chính bằng dòng điện đi ra vỏ, (do đó thiết bị này còn được gọi là thiết bị bảo vệ theo dòng điện rò hoặc vắn tắt hơn là thiết bị dòng rò).

*Sự cố ngắn mạch : Xảy ra khi các dây pha tiếp xúc hoàn toàn với nhau (có thể tiếp xúc hoàn toàn cả với dây trung tính) hoặc một dây pha tiếp xúc hoàn toàn với dây trung tính.

*Sự cố chạm vỏ: Xảy ra khi lớp cách điện chính bị hư hỏng và bộ phận mang điện của thiết bị tiếp xúc với vỏ kim loại của thiết bị.

*Tác động của dòng điện xoay chiều tần số 15 – 100HZ khi đi qua cơ thể người theo cường độ dòng điện.

*Ngưỡng cảm nhận được : Cường độ nhỏ nhất của dòng điện làm cho người ta cảm nhận được khi nó đi qua.

* Ngưỡng phản xạ : Cường độ nhỏ nhất của dòng điện gây ra phản xạ co cơ vô ý thức

* Ngưỡng co cứng cơ: Cường độ lớn nhất của dòng điện tại đó một người cầm phải 1 điện cực còn có thể bỏ tay ra được

*Ngưỡng rung tâm thất : Cường độ nhỏ nhất của dòng điện đi qua có thể gây ra sự rung tâm thất

*Quá dòng điện: bất kì giá trị nào của dòng điện vượt quá giá trị định mức của thiết bị hoặc của dây dẫn. Đối với dây dẫn,dòng điện định mức là khả năng chuyên tải của dây dẫn đó. Nguyên nhân của quá dòng điện là do chế độ làm việc quá tải hoặc do sự cố ngắn mạch.

*Dòng điện rò: Dòng điện đi xuống đất trong tình trạng thiết bị điện làm việc bình thường không có hư hỏng cách điện.

*Dòng điện dư: Tổng đại số của các dòng điện đi trong các dây pha và dây trung tính. Dòng điện dư xuất hiện khi mạch điện có sự cố, lúc đó tổng đại số các dòng điện đi trong các dây pha và dây trung tính sẽ khác 0.

*Dây tải điện: Tất cả các dây dùng vào việc tải điện năng, gồm các dây pha và dây trung tính.

*Dây bảo vệ: Dây dẫn nối các vỏ kim loại của thiết bị và các thành phần kim loại của kiến trúc với các cực nối đất tại nơi sử dụng điện hoặc tại nguồn điện, ký hiệu là dây PE.

Ghi chú: Trong một số trường hợp dây PE có thể kết hợp với dây trung tính N làm một dây chung gọi là dây PEN, lúc đó vai trò dây bảo vệ được ưu tiên trước vai trò dây trung tính, chính vì thế dây PEN không được coi là dây tải điện.

*Dòng điện dư tác động: Trị số của dòng điện dư gây tác động một thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư thường ký hiệu là If..

*Dòng điện dư tác động định mức: Trị số của dòng điện dư theo tính toán của nhà chế tạo gây ra sự tác động của thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư, thường ký hiệu là I∆n.

Ghi chú: Theo tiêu chuẩn chế tạo thiết bị, khi dòng điện tác động định mức là trị số I∆n thì các thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư phải bảo đảm tiêu chuẩn (ở 200C) tác động trong các giới hạn:

Nghĩa là thiết bị bảo vệ sẽ tác động khi dòng điện dư đạt trị số từ



*Hiện tượng rung tim: Hiện tượng tim không hoạt động được do mất đồng bộ trong sự co bóp của cơ tim, mà nguyên nhân là dòng điện xoay chiều đi qua cơ thể, kích thích có chu kỳ các cơ tim. Hậu quả cuối cùng là máu ngừng lưu thông.



Ghi chú: Trong hiện tượng rung tim thì rung tâm thất là nguy hiểm hơn rung tẫm nhĩ, là nguyên nhân trực tiếp làm cho máu ngừng lưu thông.

*Điện áp tiếp xúc : (thường ký hiệu là Uc)

Là điện áp phát sinh ra giữa vỏ kim loại của thiết bị với bất kỳ một bộ phận dẫn điện nào nằm trong tầm với (đất cũng được coi là một bộ phận dẫn điện), trong khi thiết bị điện đang có sự cố chạm vỏ.

Điện áp tiếp xúc càng lớn thì thời gian cắt điện càng phải nhanh để đảm bảo an toàn cho người.

Điện áp tiếp xúc giới hạn cho phép (thường ký hiệu là UL) là điện áp tiếp xúc lớn nhất có thể tồn tại lâu dài mà không gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Trong môi trường khô ráo, quy ước lấy UL = 50V, trong môi trường ẩm ướt quy ước lấy UL = 25V.Trong một số trường hợp đặc biệt nguy hiểm,có thể quy định thấp hơn nữa, UL= 12V.



CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TOỠ NHỠ

Trước khi thiết kế trang bị điện của một toà nhà cần tìm hiểu và xác định các đặc điểm sau đây:

- Mục đích sử dụng của toà nhà, kiến trúc và kết cấu của toà nhà và nguồn cung cấp điện.

- Các ảnh hưởng bên ngoài lên trang bị điện.

- Sự tương hợp của các thiết bị.

- Khả năng bảo dưỡng, sửa chữa trong vận hành sau này.

- Khả năng cung cấp kinh phí cho công trình.

Các đặc điểm này sẽ phải xem xét đến trong khi lựa chọn các biện pháp bảo vệ an toàn (phần 3) và khi lựa chọn và lắp đặt thiết bị (phần 4)

2.1. Nguồn cung cấp điện

2.1.1. Cần phải tính toán, xác định nhu cầu công suất của toàn bộ toà nhà, trong đó cần chú ý đến hệ số đồng thời.

2.1.2. Cần tìm hiểu lưới điện phân phối bên ngoài toà nhà, trong đó cần chú ý khả năng cung cấp công suất, dòng điện ngắn mạch tại đầu vào của trang bị điện của toà nhà.

Các đặc tính của nguồn điện nêu trên đều phải xác định, tính toán trong trường hợp cấp điện bằng cấp hạ áp của lưới điện phân phối công cộng cũng như trong trường hợp cấp điện bằng trung áp qua máy trung/hạ áp của công trình hoặc bằng các máy phát điện riêng của công trình.

Việc xác định các đặc tính của nguồn điện phải tiến hành đối với nguồn cung cấp điện chính cũng như đối với nguồn cung cấp điện dự phòng thay thế hoặc dự phòng đảm bảo an toàn khi có sự cố.

2.2. Lựa chọn sơ đồ nối đất (xem phần 3)

2.3. Phân chia các mạch điện

Trang bị điện của toà nhà phải phân chia làm nhiều mạch điện khác nhau, nhằm mục đích:

- Hạn chế hậu quả của một sự cố.

- Tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra, thử nghiệm và duy tu sửa chữa.

- Hạn chế dòng điện rò trong dây bảo vệ của mỗi mạch điện.

2.4. Sự tương hợp của các thiết bị

Nếu một thiết bị điện có thể gây ảnh hưởng xấu tới các thiết bị điện khác hoặc các thiết bị không phải là điện thì phải có biện pháp giải quyết thích hợp, trong đó cần lưu ý đến ảnh hưởng khi khởi động một động cơ điện, ảnh hưởng qua lại giữa mạch điện lực với mạch thông tin liên lạc, dòng điện rò của các thiết bị thông tin..v.v... (Xem phụ lục 4B)

2.5. Khả năng bảo dưỡng, sửa chữa

Phải tìm hiểu khả năng bảo dưỡng, sửa chữa trong vận hành sau này về mặt thời hạn và chất lượng. Vấn đề này liên quan đến việc có hay không có nhân viên vận hành, trình độ của nhân viên này, điều kiện làm việc của nhân viên,liên quan đến việc có thể cung cấp vật liệu, thiết bị thay thế.

CHƯƠNG 3: BẢO VỆ CHỐNG ĐIỆN GIẬT VỠ BẢO VỆ CHỐNG HOẢ HOẠN DO ĐIỆN

Trong các trang thiết bị điện trong các toà nhà, 2 tai nạn hay gặp nhất là:

- Điện giật

- Hoả hoạn do điện

Trong phần này sẽ quy định các biện pháp bảo vệ chống điện giật và các biện pháp bảo vệ chống hoả hoạn do điện.

3.1. Các loại sơ đồ nối đất

Các biện pháp bảo vệ chống điện giật, chống hoả hoạn do điện và sự vận hành của toàn bộ trang bị điện đều có liên quan chặt chẽ với sơ đồ nối đất, nên ở mục này sẽ nói về các loại sơ đồ nối đất.

Định nghĩa: Sơ đồ nối đất là sự liên hệ với đất của hai phần tử sau đây:

- Điểm trung tính của nguồn cung cấp điện

- Các vỏ kim loại của thiết bị tại nơi sử dụng điện.

Ký hiệu các loại sơ đồ nối đất gồm 2 hoặc 3 chữ cái:

- Chữ thứ nhất : Thể hiện sự liên hệ với đất của điểm trung tính của nguồn cung cấp điện, là một trong hai chữ sau đây:

T : Điểm trung tính trực tiếp nối đất

I : Điểm trung tính cách ly với đất hoặc nối đất qua một trở kháng lớn (khoảng vài ngàn ôm)

- Chữ thứ hai: Thể hiện sự liên hệ với đất của các vỏ kim loại của thiết bị tại nơi sử dụng điện, là một trong hai chữ sau đây:

T : Vỏ kim loại nối đất trực tíêp

N : Vỏ kim loại nối với điểm trung tính N của nguồn cung cấp điện (điểm này đã được nối đất trực tiếp)

Có các loại sơ đồ nối đất sau đã được tiêu chuẩn hoá: TT, TN, IT. Sơ đồ TN lại chia làm 3 dạng TN - C, TN - S và TN - C - S .

Ghi chú: Tất cả các vỏ kim loại của thiết bị được nối với nhau bằng một dây dẫn gọi là dây bảo vệ PE, dây này được nối với đất tại nơi sử dụng điện (trong sơ đồ nối đất TT và IT) hoặc với điểm trung tính của nguồn, điểm này đã được nối đất (trong sơ đồ nối đất TN)

3.1.1. Sơ đồ I T

- Điểm trung tính của nguồn cung cấp điện: Cách ly đối với đất hoặc nối đất qua một tổng trở lớn hàng ngàn ôm.

- Vỏ kim loại của thiết bị tại nơi sử dụng điện: nối đất trực tiếp



Hình 3.1A: Sơ đồ IT không có dây trung tính



Hình 3.1B: Sơ đồ I T có dây trung tính .

Ghi chú:


1) Trên hình 3.1A và 3.1B, không thể hiện tổng trở (có thể có) nối điểm trung tính của nguồn cung cấp điện với đất.

2) Trong sơ đồ I T, khuyến nghị không nên có dây trung tính vì dù có hay không có dây trung tính, cách điện chính của mỗi pha đều phải tính toán để chịu được điện áp dây.



3.1.2. Sơ đồ TT

- Điểm trung tính của nguồn cấp điện : nối đất trực tiếp

- Vỏ kim loại của thiết bị tại nơi sử dụng điện : nối đất trực tiếp

- Dây trung tính không được nối đất (ở phía sau của RCD)





Hình 3.2: Sơ đồ TT

3.1.3. Sơ đồ T N

- Điểm trung tính của nguồn cấp điện: nối đất trực tiếp ( giống như trong sơ đồ T T ở trên)

- Các vỏ kim loại của thiết bị tại nơi sử dụng điện nối với điểm trung tính của nguồn cung cấp điện.

Sơ đồ T N lại chia làm 3 dạng: Sơ đồ TN-C

Vỏ kim loại của thiết bị tại nơi sử dụng điện nối với dây trung tính, như vậy, dây nối vỏ kim loại của thiết bị với điểm trung tính của nguồn cũng chính là dây trung tính.

Dây trung tính đồng thời giữ vai trò của dây bảo vệ, gọi là dây PEN

Dây này nối đất lặp lại càng nhiều điểm càng tốt.



Hìmh 3.3.A: Sơ đồ TN-C

Sơ đồ TN – S

Vỏ kim loại của thiết bị tại nơi sử dụng điện được nối với điểm trung tính của nguồn bằng một dây riêng gọi là dây bảo vệ PE.

Dây trung tính N và dây bảo vệ PE tách riêng

Dây trung tính N không được nối đất, dây PE nối đất lặp lại càng nhiều càng tốt.



Hình 3.3.B: Sơ đồ TN-S

Sơ đồ TN – C - S

Phần trước của mạng điện trong nhà là theo sơ đồ TN- C (3pha-4 dây), phần sau của mạng điện chuyển sang sơ đồ TN – S ( 3 pha-5 dây) do yêu cầu bảo vệ và kéo dài mạng điện



Hình 3.3-C: Sơ đồ TN - C - S

Ghi chú:

1. Trong sơ đồ TN-C, dây PEN cần được nối đất lặp lại càng nhiều càng tốt.

Đối với nhà cao tầng, thực tế là không thể thực hiện đuợc việc nối đất lặp lại như trên, thay vào đó việc nối dây PEN với các kết cấu kim loại của công trình, vừa tạo ra mạng liên kết đẳng thế, vừa có tác dụng tương tự như nối đất lặp lại.

2. Trong sơ đồ TN-C cấm không đặt thiết bị cắt trên dây trung tính.

3. Sơ đồ TN-C cấm không được sử dụng cho mạng điện tiết diện dây dẫn nhỏ hơn 10mm2 nếu là dây đồng hoặc 16mm2 nếu là dây nhôm. Sơ đồ này cũng cấm không được sử dụng cho các ổ cắm điện để cắm các dây mềm cung cấp điện cho các thiết bị lưu động.

4. Trong sơ đồ TN-C, khi thiết bị điện làm việc bình thường , luôn luôn có dòng điện không cân bằng đi trong dây trung tính và các kết cấu kim loại của công trình, qua các loại đường ống ga, ống nước, ... dẫn đến hậu quả:

- Nguy cơ hỏa hoạn cao

- Các bộ phận kim loại này chóng bị ăn mòn

- Là nguồn gây ra nhiễu điện từ.



Hình 3.3.D Dòng điện không cân bằng luôn luôn có một phần đi qua các kết cấu kim loại.

Nhận xét chung:

Mỗi sơ đồ có tính chất khác nhau. Trong từng trường hợp công trình cụ thể, phải căn cứ yêu cầu của công trình đối chiếu với các tính chất của các sơ đồ để lựa chọn sơ đồ thích hợp nhất (xem phụ lục 4 C)



Ghi chú: Trong thực tế, nếu nguồn cung cấp điện là lưới điện hạ áp công cộng thì bắt buộc phải áp dụng sơ đồ TT hoặc TN.

Việc lựa chọn các sơ đồ nối đất khác nhau chỉ đặt ra nếu nguồn cung cấp điện là một trạm biến áp trung/ hạ áp của riêng công trình. Việc lựa chọn này nhằm bảo đảm mục đích sử dụng của công trình và tính kinh tế kỹ thuật của công trình.



3.2. Bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc trực tiếp

Với trị số điện áp thường dùng (110V, 230V, 400V), khi tiếp xúc trực tiếp, người sẽ bị điện giật, dù là sơ đồ nối đất nào.

Do đó, biện pháp bảo vệ chính chống điện giật do tiếp xúc trực tiếp là chống không để xảy ra tiếp xúc trực tiếp (từ 3.2.1 đến 3.2.4)

3.2.1. Bảo vệ bằng cách bọc cách điện các phần mang điện

Việc bọc cách điện này nhằm mục đích ngăn cản mọi tiếp xúc trực tiếp với các phần mang điện.

Đối với thiết bị chế tạo tại nhà máy thì lớp bọc cách điện này phải phù hợp với quy cách kỹ thuật.

Đối với các bộ phận được bọc cách điện tại nơi lắp đặt, thì lớp cách điện này cũng phải phù hợp với các quy định về cách điện.

3.2.2. Bảo vệ bằng rào chắn hoặc hộp cách điện.

Các bộ phận mang điện phải đặt trong các hộp hoặc đằng sau các rào chắn bằng vật liệu cách điện.

Các rào chắn và hộp cách điện nhằm mục đích ngăn cản mọi tiếp xúc với các bộ phận mang điện.

3.2.3. Bảo vệ bằng vật cản

Vật cản nhằm mục đích ngăn cản tiếp xúc vô tình, nhưng không ngăn cản được tiếp xúc nếu cố tình vượt qua vật cản.

3.2.4. Bảo vệ bằng cách đặt ngoài tầm với.

Trong tầm với, không được có 2 bộ phận ở điện thế khác nhau, tầm với xác định là 2,5m theo chiều thẳng đứng và 1,25m theo chiều ngang. Nếu có cầm dụng cụ thì các kích thước này phải cộng thêm chiều dài của dụng cụ (xem hình 3.4)



Hình 3.4: Xác định giới hạn thể tích trong tầm với.

S là bề mặt trên đó có người làm việc hoặc đi qua lại.

(Trên hình vẽ, các kích thước chưa kể đến chiều dài của các dụng cụ cầm tay, nếu có, phải cộng thêm)

3.2.5. Bảo vệ dự phòng bổ sung bằng thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư (RCD)

Các biện pháp bảo vệ nêu trên (từ 3.2.1 đến 3.2.4) là biện pháp bảo vệ chính, còn đây là biện pháp dự phòng trong trường hợp các biện pháp chính bị vi phạm, mất hiệu lực. Biện pháp này không được coi là một biện pháp độc lập, không thay thế cho biện pháp chính nêu trên.

Biện pháp này dùng một thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư có độ nhậy cao, dòng điện định mức tác động là từ 30 mA trở xuống.



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương