Tcxdvn 394: 2007 MỤc lụC


Bảng 53A: Điện áp chịu xung theo điện áp danh định



tải về 0.72 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.72 Mb.
#20056
1   2   3   4   5   6   7

Bảng 53A: Điện áp chịu xung theo điện áp danh định

Điện áp danh định của trang bị

Điện áp chịu đựng xung của thiết bị cách ly (KV)

Mạng 3 pha (V)

Mạng 1 pha với điểm giữa (V)

Cấp quá điện áp III

Cấp quá điện áp IV




120 - 240

3

5

230/ 400; 277/ 480




5

8

400/690;577/ 1000




8

10

3) Có dòng điện rò qua các cực mở không vượt quá:

- 0,5mA ở mỗi cực ở trạng thái mới và trong các điều kiện sạch và khô và

- 6mA ở mỗi cực ở cuối tuổi thọ quy ước của thiết bị xác định theo tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng.

Khi được thử nghiệm với một điện áp đặt vào giữa các cọc nối của một cực bằng 110% điện áp danh định giữa dây pha và dây trung tính của trang bị. Khi thử nghiệm bằng dòng điện một chiều, giá trị điện áp một chiều phải bằng trị số hiệu dụng của điện áp thử nghiệm xoay chiều.

4) Khoảng cách mở giữa các tiếp điểm của thiết bị phải được trông thấy rõ ràng hoặc được chỉ rõ ràng và tin cậy bằng cách đánh dấu "đóng" hoặc "mở".

5) Không được sử dụng thiết bị bán dẫn làm thiết bị cách ly.

+ Các thiết bị cách ly phải được thiết kế hoặc lắp đặt sao cho không thể đóng lại không đúng lúc được.

Ghi chú: Việc đóng lại không đúng lúc này, ví dụ có thể gây ra do va chạm hoặc rung.

6) Các thiết bị cách ly không tải cần được bố trí để bảo đảm tránh việc mở ra ngẫu nhiên hoặc không được phép.

Ghi chú: Điều này có thể thực hiện bằng cách đặt thiết bị ở một nơi có khoá hoặc được đặt trong hòm có khoá.

7) Các phương tiện cách ly phải được ưu tiên đảm bảo bởi một thiết bị cách ly nhiều cực, cắt tất cả các cực của nguồn cung cấp tương ứng nhưng không loại trừ đặt các thiết bị cách ly một cực bên cạnh nhau.

Ghi chú: Có thể thực hiện việc cách ly bằng cách dùng:

- Cầu dao cách ly, cầu dao nhiều cực hoặc một cực

- ổ cắm và phích cắm

- Bộ phận thay thế của cầu chì

- Đoạn thanh nối

8) Mọi thiết bị dùng để cách ly phải được nhận dạng rõ ràng. Thí dụ bằng cách đánh dấu để chỉ rõ mạch được cách ly.

4.3.6.4. Cắt mạch để bảo dưỡng cơ học.

a. Tổng quát

1) Phải có các phương tiện cắt điện khi việc bảo dưỡng cơ học có thể gây rủi ro tổn hại cho cơ thể.

Ghi chú 1: Các máy móc chạy bằng điện có thể là các máy quay, các hệ thống sưởi sấy và các thiết bị điện từ.

Ghi chú 2: Thí dụ về các trang bị cần cắt điện khi bảo dưỡng gồm:

- Cần cẩu

- Thang máy

- Thang cơ học

- Máy công cụ

- Bơm nước.

Ghi chú3: Các hệ thống hoạt động bằng năng lượng khác như khí nén, thuỷ lực hơi nước không thuộc phạm vi các quy tắc này.

Trong trường hợp này, cắt điện cung cấp chưa phải là đủ.

2) Phải có các phương tiện thích hợp để ngăn chặn các thiết bị không bị đóng điện không đúng lúc trong khi bảo dưỡng cơ học. Trừ khi các phương tiện cách ly được giám sát liên tục bởi những người tiến hành bảo dưỡng.

Ghi chú: Các phương tiện như vậy có thể bao gồm một hoặc nhiều cách sau:

- Khoá lại

- Có biển báo hiệu

- Đặt ở trong một phòng có khoá hoặc đặt trong hòm

b. Các thiết bị để cắt điện khi bảo dưỡng cơ học:

1) Các thiết bị để cắt điện khi bảo dưỡng cơ học, phải được đặt tốt nhất rên mạch cung cấp chính.

Khi dùng cầu dao phụ tải chúng phải có thể cắt dòng điện tải đầy của phần trang bị có liên quan. Không cần thiết cắt tất cả các dây dẫn trong mạng điện.

Chỉ cho phép cắt mạch điều khiển:

- Nếu có các biện pháp an toàn bổ xung như chốt hãm cơ, hoặc .

- Nếu có các quy định về định chuẩn cho các thiết bị điều khiển đảm bảo một điều kiện tương đương như cắt điện trực tiếp nguồn cung cấp chính.

Ghi chú: Việc cắt điện để bảo dưỡng cơ khí có thể thực hiện bằng:

- Cầu dao phụ tải nhiều cực

- Máy cắt điện hạ áp (áptômát)

- Mạch phụ điều khiển các công tắc từ

- ổ và phích cắm điện

2) Thiết bị để cắt điện khi bảo dưỡng cơ học hoặc các mạch phụ để điều khiển các thiết bị này phải được thao tác bằng tay khoảng trống giữa các tiếp điểm mở của thiết bị phải được nhìn thấy rõ ràng hoặc được chỉ dẫn rõ ràng và tin cậy bằng cách đánh dấu " dừng" hoặc "mở". Chỉ dẫn này chỉ được xuất hiện khi vị trí "dừng" hoặc "mở " đã được thực hiện trên mỗi cực của thiết bị.

Ghi chú: Việc đánh dấu quy định trong khoảng này có thể được dùng bằng các dấu hiệu "O" hoặc "I" để chỉ vị trí mở hoặc đóng.

3) Các thiết bị cắt điện để bảo dưỡng cơ học phải được thiết kế hoặc lắp đặt sao cho tránh được việc đóng trở lại một cách vô ý.

Ghi chú: Việc đóng điện như vậy có thể xảy ra do va chạm hoặc rung động.

4) Các thiết bị cắt điện cho bảo dưỡng cơ học phải được lắp đặt sao cho dễ nhận dạng và thuận tiện cho sử dụng.

4.3.6.5. Cắt điện khẩn cấp kể cả dừng khẩn cấp:

a. Tổng quát:

Cắt khẩn cấp có thể là khởi động khẩn cấp hoặc dừng khẩn cấp.

1) Phải có các phương tiện cắt khẩn cấp cho mọi phần của trang bị mà ở đó có thể cần phải điều khiển sự cung cấp điện để loại trừ mọi nguy hiểm bất ngờ.

Ghi chú: Thí dụ về các trang bị mà ở đó việc cắt điện khẩn cấp được sử dụng: (ngoài việc dừng khẩn cấp theo 4.3.6.5.a.5+)

- Bơm các chất lỏng dễ cháy.

- Hệ thống thông gió.

- Các máy tính lớn

- Đèn phóng điện với nguồn cung cấp cao áp thí dụ như đèn biển hiệu bằng nêông.

- Một số toà nhà lớn như các cửa hàng

- Các phòng thí nghiệm điện và các sàn thử nghiệm

- Các phòng thí nghiệm thuộc trường học

- Các buồng đốt

- Các bếp lớn

2) Khi có rủi ro điện giật, thiết bị cắt khẩn cấp phải cắt tất cả mọi đường dây có điện với điều kiện của 4.3.6.2.a.

3) Các phương tiện cắt điện khẩn cấp kể cả dừng khẩn cấp phải tác động trực tiếp lên các dây dẫn cung cấp điện thích hợp. Phải bố trí sao cho chỉ cần một động tác là cắt được đúng nguồn cung cấp điện thích hợp.

4) Các thiết bị cắt điện khẩn cấp phải được bố trí sao cho việc thao tác không gây ra một nguy hiểm khác hoặc không chồng chéo lên thao tác toàn bộ cần thiết để loại trừ nguy hiểm .

5) Cần dự kiến các phương tiện dừng khẩn cấp khi các chuyển động gây ra bởi thiết bị điện có thể gây nguy hiểm.

Ghi chú: Thí dụ về những trang bị mà ở đó các phương tiện dừng khẩn cấp được sử dụng:

- Cầu thang cơ khí

- Thang máy

- Vận thăng

- Cửa đóng mở bằng điện

- Máy công cụ

- Các nhà rửa ôtô

b. Các thiết bị cắt khẩn cấp

1) Các thiết bị cắt khẩn cấp phải cắt được dòng điện tải đầy của phần trang bị có liên quan có kể tới dòng điện của các động cơ bị kẹt.

2) Các phương tiện cắt khẩn cấp có thể là:

- Một thiết bị cắt có thể trực tiếp cắt nguồn cung cấp thích hợp.

- Hoặc một tổ hợp các thiết bị hoạt động chỉ bằng một động tác nhằm cắt nguồn cung cấp thích hợp.

Đối với dừng khẩn cấp, có thể cần thiết phải duy trì nguồn cung cấp thí dụ để hãm các phần chuyển động.

Ghi chú: Có thể thực hiện việc cắt khẩn cấp bằng:

- Cầu dao phụ tải đặt trong mạch chính.

- Nút bấm hoặc loại tương tự trong các mạch điều khiển.

3) Các thiết bị cắt bằng tay tốt nhất là được lựa chọn để cắt trực tiếp mạch chính.

Các máy cắt điện hạ áp (áptômát), công tắc từ v.v.... được điều khiển từ xa phải mở ra khi cuộn hút bị cắt điện hoặc dùng một kỹ thuật nào khác có độ an toàn tương đương.

4) Các phương tiện điều khiển (tay cầm, nút bấm v.v....) của các thiết bị cắt khẩn cấp phải được nhận dạng rõ ràng, tốt nhất bằng mầu đỏ trên nền tương phản.

5) Các phương tiện điều khiển phải dễ tiếp cận ở mọi chỗ mà nguy hiểm có thể xảy ra và ở mọi chỗ bổ sung mà ở đó nguy hiểm có thể được loại trừ từ xa.

6) Các phương tiện điều khiển một thiết bị cắt khẩn cấp phải có thể được khoá lại hoặc giữ bất động ở vị trí cắt hoặc dừng trừ khi cả hai phương tiện cắt khẩn cấp và đóng điện lại đều dưới sự giám sát của cùng một người.

Việc giải phóng một sự cắt khẩn cấp không được cấp điện lại cho phần tương ứng của trang bị.

7) Các thiết bị cắt khẩn cấp kể cả loại dừng khẩn cấp phải được đặt và đánh dấu sao cho dễ nhận dạng và thuận tiện cho vận hành.

4.3.6.6. Thiết bị điều khiển theo chức năng:

a. Tổng quát

1) Một thiết bị điều khiển theo chức năng phải được dự kiến cho từng phần mạch có nhu cầu phải điều khiển độc lập với các phần khác của trang bị.

2) Các thiết bị điều khiển theo chức năng không nhất thiết phải cắt tất cả các dây dẫn có điện của một mạch.

Một thiết bị điều khiển một cực, không được đặt trên dây trung tính.

3) Nói chung, mọi máy cần điều khiển, đều phải được điều khiển bằng một thiết bị điều khiển theo chức năng thích hợp. Cùng với một thiết bị điều khiển theo chức năng có thể điều khiển nhiều máy làm việc đồng thời.

4) Các ổ cắm và phích cắm có dòng điện danh định nhỏ hơn 16A có thể đảm bảo việc điều khiển theo chức năng.

5) Các thiết bị điều khiển theo chức năng đảm bảo sự hoán vị các nguồn cung cấp phải tác động lên tất cả các dây dẫn mang điện và không được để các nguồn vào trạng thái đấu song song trừ khi trang bị đã được thiết kế đặc biệt theo điều kiện này.

Trong các trường hợp này, không cần có một thiết bị nào để cắt các dây dẫn PEN hoặc dây dẫn bảo vệ.

b. Các thiết bị điều khiển theo chức năng:

1) Các thiết bị điều khiển theo chức năng phải thích hợp với các điều kiện nặng nề nhất có thể xẩy ra.

2) Các thiết bị điều khiển theo chức năng có thể cắt dòng điện mà không cần mở các cực tương ứng.

Ghi chú 1: Các thiết bị điều khiển bằng bán dẫn là những thí dụ về các thiết bị có thể cắt được dòng điện trong mạch nhưng không mở các cực tương ứng.

Ghi chú 2: Việc điều khiển theo chức năng có thể thực hiện bằng:

- Các cầu dao phụ tải

- Các thiết bị bán dẫn

- Các máy cắt điện hạ áp (áptômát)

- Các công tắc tơ

- Các công tắc điều khiển từ xa

- Các ổ cắm và phích cắm có dòng điện danh định nhỏ hơn 16A.

3) Các cầu dao cách ly, cầu chì và thanh nối không được dùng làm thiết bị điều khiển theo chức năng.

c. Các mạch điều khiển (các mạch phụ):

Các mạch điều khiển phải được thiết kế, bố trí và bảo vệ để hạn chế mọi nguy hiểm khi có sự cố giữa mạch điều khiển và các phần dẫn điện khác có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của thiết bị được điều khiển.

d. Điều khiển động cơ:

1) Các mạch điều khiển động cơ phải được thiết kế sao cho ngăn cản được động cơ tự khởi động lại sau khi dừng do sụt điện áp hoặc do mất điện nếu việc khởi động lại như thế có thể gây nguy hiểm.

2) Khi động cơ có hãm bằng dòng điện đảo, phải có biện pháp để tránh động cơ quay ngược chiều khi kết thúc quá trình hãm, nếu việc quay ngược chiều này gây nguy hiểm.

3) Khi mức độ an toàn phụ thuộc vào chiều quay của động cơ, phải có biện pháp để ngăn chặn việc quay ngược chiều, thí dụ gây ra sự đảo thứ tự pha, hoặc mất một pha .

Ghi chú: Cần phải chú ý đến nguy hiểm có thể xảy ra do mất 1 pha.

4.4. Nối đất và các dây dẫn bảo vệ

4.4.1. Tổng quát.

Trị số điện trở nối đất phải thoả mãn các điều kiện về bảo vệ an toàn và các yêu cầu về vận hành của các trang bị điện

4.4.2. Nối đất

Lắp đặt nối đất:

- Tham khảo tiêu chuẩn TCXD - 46.1984

4.4.3. Các dây dẫn bảo vệ

Ghi chú: Đối với các dây dẫn bảo vệ nối ghép đẳng thế xem 547

4.4.3.1. Tiết diện tối thiểu: Các tiết diện dâybảo vệ không được nhỏ hơn các tiết diện đã chỉ trong bảng 4.4.A.

Nếu áp dụng bảng này dẫn đến các giá trị không được tiêu chuẩn hoá thì có thể sử dụng các dây dẫn có tiết diện được tiêu chuẩn hoá gần nhất.

Bảng 4.4.A

Tiết diện của dây dẫn pha của trang bị S (mm2)

Tiết diện tối thiểu của dây dẫn bảo vệ trang bị S (mm2)

S ≤ 16

S

16< S ≤ 35

16

S > 35

S/2

Các giá trị trong bảng 4.4.A chỉ có giá trị nếu các vật liệu của dây dẫn bảo vệ là cùng kim loại như các dây dẫn pha. Nếu bằng kim loại khác với dây dẫn pha thì dây dẫn bảo vệ phải có tiết diện sao cho nó có điện dẫn tương đương với dây dẫn pha.

4.4.3.2. Trong tất cả các trường hợp, các dây dẫn bảo vệ không phải là một phần của đường dẫn cung cấp điện, phải có tiết diện tối thiểu là:

- 2,5 mm2 nếu dây dẫn bảo vệ có bảo vệ cơ.

- 4 mm2 nếu dây dẫn bảo vệ không có bảo vệ cơ.

4.4.3.3. Các loại dây dẫn bảo vệ.

a. Các dây dẫn bảo vệ có thể là:

1) Các dây dẫn trong các cáp nhiều ruột.

2) Các dây dẫn được cách điện hoặc trần trong một vỏ bọc chung với các dây dẫn có điện.

3) Các dây dẫn riêng rẽ trần hoặc được cách điện.

4) Các vỏ kim loại, ví dụ các vỏ bọc, các màn chắn, các vỏ thép của một số cáp.

5) Các ống kim loại hoặc các vỏ bọc kim loại khác của dây dẫn.

6) Một số các phần tử có tính dẫn điện.

b. Khi có các vỏ bọc kim loại chung của một hợp bộ được lắp sẵn ở nhà máy thì các vỏ bọc kim loại có thể được dùng làm dây dẫn bảo vệ nếu chúng thoả mãn đồng thời ba điều kiện sau đây:

1) Đảm bảo tính liên tục về điện, chống được các hư hại cơ hoá hoặc điện hoá.

2) Tính dẫn điện ít nhất phải bẳng tính dẫn điện rút ra từ tiết diện tối thiểu của dây dẫn bảo vệ (bảng 4.4.A).

3) Phải cho phép đấu nối với các dây bảo vệ khác ở một nơi đã được định trước.

c. Các vỏ bọc kim loại (trần hoặc cách điện) của một số dây dẫn, đặc biệt các vỏ bọc của cáp được cách điện bằng vật liệu vô cơ, và một số đường ống dẫn và máng kim loại có thể dùng làm các dây dẫn bảo vệ cho các mạch tương ứng, nếu thoả mãn cả hai yêu cầu a và b trong 4.4.3.3.b.

d. Các phần tử có tính dẫn điện có thể được dùng làm dây dẫn bảo vệ nếu chúng thoả mãn đồng thời bốn điều kiện sau đây:

1) Đảm bảo tính liên tục về điện hoặc do cấu tạo hoặc bằng các đầu nối thích hợp sao cho được bảo vệ chống các hư hại về cơ, hoá và điện hoá.

2) Độ dẫn điện tối thiểu phải bằng độ dẫn điện khi áp dụng bảng 4.4.

3) Trừ phi có dự kiến các biện pháp bù trừ, còn thì không thể tháo bỏ được

4) Các phần tử này đã được nghiên cứu để sử dụng vào việc này, và nếu cần đã được làm cho thích hợp.

Có thể sử dụng các đường ống nước kim loại, miễn là có sự đồng ý của người hoặc cơ quan chịu trách nhiệm về hệ thống nước. Không được sử dụng các đường ống khí làm dây dẫn bảo vệ.

4.4.3.4. Bảo toàn tính toàn vẹn của các dây dẫn bảo vệ.

a. Các dây dẫn bảo vệ phải được bảo vệ thích đáng chống các hư hại về cơ và hoá và các lực điện động.

b. Các mối nối của dây dẫn bảo vệ phải có thể tiếp cận được để kiểm ra và thử nghiệm, trừ các mối nối được bọc kín hoặc lấp kín bằng các chất độn.

c. Không được đặt xen một thiết bị đóng cắt nào vào dây dẫn bảo vệ, nhưng các mối nối có thể tháo ra nhờ một dụng cụ để thử nghiệm.

d. Khi sử dụng một trang bị kiểm tra tính liên tục của hệ thống nối đất, thì các cuộn dây thao tác không được đặt xen vào giữa các dây dẫn bảo vệ.

e. Vỏ kim loại của các thiết bị nối vào các dây dẫn bảo vệ không được đấu nối tiếp, trừ trường hợp được xác nhận ở 4.4.3.3.b.

4.4.4. Nối đất vì lý do bảo vệ

Ghi chú: Đối với các biện pháp bảo vệ trong các sơ đồ nối đất TN, TT và IT xem chương 3.1.

4.4.4.1. Dây dẫn bảo vệ sử dụng liên kết với các thiết bị bảo vệ chống quá dòng điện.

a. Phải có cực nối đất phụ, độc lập về điện đối với tất cả các phần tử kim loại được nối đất khác, ví dụ như các phần tử cấu trúc kim loại, các ống dẫn bằng kim loại, các vỏ bọc kim loại của cáp. Điều kiện này được coi là thỏa mãn nếu cực nối đất phụ được đặt ở khoảng quy định cách tất cả các phần tử kim loại nối đất khác.

b. Dây nối đất dẫn đến cực nối đất phụ phải được cách điện để tránh tiếp xúc với dây dẫn bảo vệ hoặc bất kỳ một phần tử nào nối vào nó hoặc các phần tử dẫn điện nào đó có thể hoặc đã tiếp xúc với nó.

Ghi chú: Yêu cầu này là cần thiết để tránh phần tử nhậy cảm về điện áp không bị ngắn mạch do sơ ý.

c. Dây dẫn bảo vệ chỉ được nối với các vỏ của các thiết bị điện mà việc cấp điện cho nó bị ngắt khi thiết bị bảo vệ làm việc trong các điều kiện sự cố.

4.4.5. Nối đất vì lý do vận hành

4.4.5.1. Tổng quát

Việc nối đất vì lý do vận hành phải thực hiện sao cho đảm bảo thiết bị vận hành tốt và cho phép trang bị vận hành chính xác và tin cậy.

4.4.6. Nối đất vì lý do kết hợp bảo vệ và vận hành

4.4.6.1. Tổng quát

Khi việc nối đất là cần thiết vì lý do kết hợp bảo vệ và vận hành, thì các yêu cầu về biện pháp bảo vệ là ưu thế hơn

4.4.6.2. Dây dẫn PEN

a. Trong sơ đồ TN khi ở các trang bị cố định, dây dẫn bảo vệ có một tiết diện ít nhất bằng 10mm2 đồng hoặc nhôm, các chức năng dây dẫn bảo vệ và dây trung tính có thể được kết hợp với nhau với điều kiện là phần trang bị chung không ở phía sau của một thiết bị bảo vệ bằng dòng điện dư.

b. Dây dẫn PEN phải được bọc cách điện với điện áp cao nhất mà nó có thể bị đặt vào để tránh các dòng điện lang thang.

Ghi chú : Dây dẫn PEN không cần phải được bọc cách điện ở bên trong các tổ hợp thiết bị.

c. Nếu ở bất kỳ một điểm nào của trang bị, dây dẫn trung tính và dây dẫn bảo vệ được tách ra, thì không được phép nối chúng lại ở phía sau điểm đó.

- ở chỗ tách ra cần dự kiến các cực nối hoặc thanh nối riêng biệt cho thanh dẫn bảo vệ và thanh dẫn trung tính.

Thanh dẫn PEN phải được nối với cực nối hoặc thanh nối dự kiến cho thanh dẫn bảo vệ.

4.4.7. Các dây dẫn nối đẳng thế

4.4.7.1. Các tiết diện tối thiểu

a. Dây dẫn đẳng thế chính

Dây dẫn đẳng thế chính phải có một tiết diện không nhỏ hơn một nửa tiết diện dây dẫn bảo vệ lớn nhất của trang bị, ít nhất là 6mm2. Tuy nhiên tiết diện này không quá 25mm2 nếu là đồng hoặc tiết diện tương đương nếu là một kim loại khác.

b. Dây dẫn đẳng thế phụ

Nếu có dây dẫn đẳng thế phụ nối hai vỏ thiết bị, thì tiết diện của nó không nhỏ hơn dây dẫn bảo vệ nhỏ nhất trong hai dây dẫn bảo vệ nối vào hai phần vỏ đó.

Nếu dây dẫn đẳng thế phụ nối vỏ thiết bị với một phần tử dẫn điện thì tiết diện của nó không được nhỏ hơn một nửa tiết diện dây dẫn bảo vệ nối với vỏ thiết bị đó.

Mạch nối đẳng thế phụ có thể được bảo đảm bởi các phần tử dần điện không tháo dỡ được, như là các vì kèo kim loại, hoặc bằng các dây dẫn phụ, hoặc bằng cả hai.

c. Các công tơ đo nước

Khi các đường ống nước ở bên trong một công trình được dùng làm nối đất hoặc dây dẫn bảo vệ thì các công tơ nước phải được đấu tắt bằng một dây dẫn có tiết diện thích hợp với từng chức năng như bảo vệ, đẳng thế hoặc vận hành.

CHƯƠNG 5: KIỂM TRA KHI ĐƯA VỠO VẬN HỠNH VỠ KIỂM TRA ĐINH KỲ TRONG VẬN HỠNH

5.1. Kiểm tra khi đưa vào vận hành

5.1.1. Những quy định chung

Tờt cả mọi trang thiết bị điện trong các toà nhà đề phải được kiểm tra trong quá trình lắp đặt hoặc sau khi hoàn thành lắp đặt trước khi đưa vào vận hành.

Khi mở rộng hoặc thay đổi trong bị điện đã có trong toà nhà, cũng phải kiểm tra xem việc mở rộng hoặc thay đổi đó có ảnh hưởng xấu đến trang bị điện đã có hay không.

Việc kiểm tra phải được thực hiện bởi một người có chuyên môn và có thẩm quyền về kiểm tra.

Trong khi kiểm tra phải có biện pháp để bảo vệ an toàn cho người kiểm tra và tránh làm hư hỏng thiết bị.

Trước khi kiểm tra, phải cung cấp đầy đủ các hồ sơ các văn bản và các sơ đồ cần thiết cho người thực hiện kiểm tra. Nội dung kiểm tragồm có 2 phần:

- Kiểm tra bằng cách quan sát bằng mắt.

- Kiểm tra bằng cách tiến hành các thí gnhiệm hoặc đo luồng điện.

5.1.2. Kiểm tra bằng cách quan sát bằng mắt.

Quan sát bằng mắt phải được tiến hành trong tình trạng toàn bộ trang bị điện cửa toà nhà không có điện và trước khi tiến hành các thí nghiệm hoặc đo luồng điện.

Quan sát bằng mắt nhằm mục đích kiểm tra:

- Các thiết bị đã được lựa chọn và lắp đặt theo đúng TCĐ trong các toà nhà và đúng theo các hướng dẫn của nhà chế tạo.

- Các thiết bị không bị hư hại gì có thể ảnh hưởng đến sự an toàn. Quan sát bằng mắt phải bao gồm tối thiểu các tiết mục sau đây:

- Các biện pháp bảo vệ chống điện giật trong đó có việc đo các khoảng cách trong các biện pháp bảo vệ bằng rào chắn, bằng vật cản hoặc bằng cách đặt ngoài tầm với.

- Sự có mặt của các hàng rào cắt lửa

- Đặc biệt lưu ý đến những địa điểm nguy cơ cháy nổ cao.

- Lựa chọn dây dẫn theo các dòng điện cho phép và độ sụt áp cho phép

- Lựa chọn cà chỉnh định các thiết bị bảo vệ.

- Sự có mặt của các thiết bị cách ly và điều khiển.

- Không có thiết bị cắt đến cực trên dây trung tính.

- Nhận biết dây trung tính và dây bảo vệ.

- Có đầy đủ các sơ đồ, các cảch báo và các thông tin cần thiết khác.

- Việc thực hiện các mối nối

- Khả năng tiếp cận và nhận biết trong việc thao tác các thiết bị cắt khẩn cấp

5.1.3. Các thí nghiệm và đo lường sau đây phải được tiến hành (và nêu theo trình tự sau đây)

- Sự liên tục của các dây dẫn bảo vệ và các mạng liên kết đẳng thế chính và phụ (nếu có)

- Do điện trở cách điện của trang bị điện trong toà nhà

- Biện pháp bảo vệ bằng điện áp và bằng cách ly mặch điện

- Do điện trở cách điện của nền và tường (nếu có)

- Biện pháp tự động cắt nguồn cung cấp điện

- Thí nghiệm chức năng

Khi một thí nghiệm hoặc một đo lường cho kết quả không đạt thì phải tìm nguyên nhân và sửa chữa, rồi làm lại thí nghiệm hoặc đo lường và cả những thí nghiệm và đo lường trước đó mà kết quả có thể bị ảnh hưởng sai lệch vì sự sửa chữa này

5.1.3.1. Phải thí nghiệm để kiểm tra sự liên tục cảu các dây dẫn bảo vệ và của các mạng liên kết đăng thế chính và phụ.

Nguồn điện thí nghiệm nên dùng nguồn 1 chiều hoặc xoay chiều có điện áp không tải là từ 4V đến 24V và dòng điện thí nghiệm không dưới 0,2A

5.1.3.2. Đo điện trở cách điện

Phải đo điện trở cách điện giữa từng dây tải điện (dây pha và dây trung tính) với đất

Dụng cụ đo lường là một nguồn điện một chiều, dòng điện đo lường khoảng 1mA với điện áp ghi trong bảng 5.1

Bảng 5.1 Trị số tối thiểu của điện trở cách điện




Điện áp đo (V)

Điện trở cách điện (MΩ)

Mạch điện áp cực thấp

250

≥ 0,25

Mạch điện áp định mức dưới 500V

500

≥ 0,5

Ghi chú: Thường đo điện trở bằng cáchđiện cho toàn bộ trang bị điện trong toà nhà ngay tại đầu nguồn. Nếu kết quả đo không đạt theo bảng trên thì phải phân chia trang bị điện trong toà nhà thành nhiều nhóm và tiến hành đo riêng cho từng nhóm.

- Các dây dẫn bảo vệ không nối đất cũng phảiđo điện trở cách điện và kết quả cuãng phải dật trị số theo bảng 5.1

5.1.3.3. Nếu có mạch điện dùng biện pháp bảo vệ bằng điện áp cục thấp hoặc mạch điện dùng biện pháp bảo vệ bằng cách cách ly thì cũng phải đạt theo bảng 5.1b

5.1.3.4. Nếu có phòng dùng biện pháp bảo vệ bằng nền và tường cáhc điện thì phải đo điện trở cách điện của nền và tường

5.1.3.5. Phải tiến hành kiểm tra các điều kiện của biện pháp bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp bằng cách tự độngcắt nguồn cung cấp điện.

- Đối với sơ đồ TN: Kiểm tra đồng hồ của vòng sự cố (bằng tính toán hoặc bằng đo lường) và kiểm tra thiết bị bảo vệ bằng dòng điện dư bằng cách IÄn vào thiết bị bảo vệ và kiểm tra sự tác động của thiết bị này

- Đối với sơ đồ TT: Phải đo điện trở nối đất tại nơi sử dụng điện và phải kiểm tra thiết bị bảo vệ bằng dòng điện dư (như ở đoạn trên)

- Đối với sơ đồ IT: Phải kiểm tra dòng điện sự cố chạm vỏ thứ nhất (bằng tính toán hoặc bằng đo lường). Phải kiểm tra dòng điện sự cố khi có điểm trạm vỏ thứ hai như đối với sơ đồ TN nói trên

5.1.3.6. Phải tiến hành thử chức năng cảu các thiết bị điều khiển, khoá liên động, kiểm tra cách điện …. để xác định rằng các thiết bị đó đã được lắp ráp đúng và chỉnh định phù hợp.

5.1.3.7. Các thiết bị điện cần được tiến hành chạy thử theo hướng dẫn của nhà chế tạo, với phụ tải và thời gian mà điều kiện thực tế cho phép

5.2. Kiểm tra định kỳ trong vận hành

5.2.1. Việc kiểm tra đinh kỳ trong vận hành nhằm mục đích xem sau một thời gian vận hành nhất định, trang bị điện của toà nhà có bị hư hỏng, xuống cấp không.

5.2.2. Nội dung kiểm tra định kỳ trong vận hành nếu bao gồm tối thiêủ những tiết mục sau:

- Quan sát bằng mắt các biện pháp bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, các biện pháp bảo vệ chống cháy, nổ.

- Do điện trở cách điện

- Kiểm tra sự liên tục của các dây bảo vệ

- Kiểm tra các mối nối

- Kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị bảo vệ bằng dòng điện dư.

- Kiểm tra các thiết bị bảo vệ qua dòng điện

- Đo điện trở nối đất

5.2.3. Chu kỳ kiểm tra định kỳ được xác định tuỳ theo tính chất của toà nhà, việc sử dụng toà nhà và môi trường xung quanh.

5.2.4. Trong quá trình vận hành, nếu thấy có hư hỏng hoặc thiết bị tác động bất thường, không rõ nguyên nhân (thiêt sbị bảo vệ qua dòng điện và thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư) thì phải báo ngay cho người có thẩm quyền điều tra và sửa chữa.

Chỉ được đóng điện đưa vào vận hành trở lại sau khi đã sửa chữa và kiêm tra đạt yêu cầu.

5.3. Báo cáo kiểm tra

Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu khi đưa vào vận hành hoặc kiểm tra định kỳ, người kiểm tra phải lập báo cáo kết quả kiểm tra, đưa ra nhận xét và đánh giá kết quả kiểm tra.



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương