Sự đa dạng sáng tạo của chúng ta


II. Nhiệm vụ giáo dục quốc dân ở nước Nga cần đặt lên vị trí hàng đầu



tải về 0.93 Mb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.93 Mb.
#29147
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

II. Nhiệm vụ giáo dục quốc dân ở nước Nga cần đặt lên vị trí hàng đầu

Do tình trạng lạc hậu của văn hoá nước Nga, Lênin vô cùng coi trọng phát triển sự nghiệp giáo dục quốc dân, chỉ có ra sức phát triển giáo dục quốc dân thì mới có thể quét sạch nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học của toàn dân, từ đó đào tạo ra một thế hệ trí thức mới và chuyên gia các ngành nghề. Chỉ có ra sức phát triển giáo dục quốc dân, mới có thể làm cho người ta khắc phục được tập quán cũ và phong cách cũ do chế độ cũ để lại, bồi dưỡng tinh thần giác ngộ cao độ, kỷ luật nghiêm minh và tích cực đi lên phía trước. Cho nên Lênin luôn khẳng định nhiệm vụ giáo dục là cực kỳ quan trọng đối với nước Nga.. Để làm cho sự nghiệp giáo dục phát triển lành mạnh, Lênin đã đề ra những yêu cầu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cần làm rõ đặc tính và mục đích của sự nghiệp giáo dục XHCN.

Lênin phê phán thẳng vào cách nói giả dối của giai cấp tư sản đang rêu rao rằng, giáo dục “không bàn đến chính trị”, chính trị là công việc của những “ông chủ”, còn quần chúng công nông chỉ cần “sống” và cần “làm việc” là được. Theo Lêninòn hiện nay quần chúng công nông đã đổi đời, trở thành chủ nhân của nhà nước, cho nên “chính trị cần phải là việc của nhân dân”, cần phải thông qua công tác giáo dục, làm cho quần chúng nhân dân hiểu được chính trị, có thể tham dự đời sống chính trị và tiến hành quản lý chính trị. Ngoài ra, theo Lênin, trước đây chủ yếu là chính trị đấu tranh giai cấp, hiện nay trọng tâm công tác của Đảng và Nhà nước đã chuyển sang “chính trị về phương diện kinh tế”, “chính trị chuyên về xây dựng nhà nước”. Cho nên, “cần phải giáo dục lại quần chúng, cần phải làm cho quần chúng liên hệ với xây dựng đời sống kinh tế”. Cần làm cho tính chất của công tác dạy học thích ứng với sự chuyển biến sang xây dựng hoà bình.

Mặt khác, Lênin cho rằng, cần kết hợp giữa giáo dục với lao động sản xuất, không có sự kết hợp giáo dục thế hệ trẻ với lao động sản xuất thì lý tưởng của xã hội tương lai là không tưởng; bất kể là dạy học và giáo dục thoát ly lao động sản xuất, hoặc là không đồng thời tiến hành dạy và giáo dục lao động sản xuất thì đều không thể đạt tới yêu cầu cao của trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại và của tri thức khoa học. Cương lĩnh của ĐCS Nga khẳng định: “Thực hiện chế độ giáo dục không mất tiền và bắt buộc, phổ thông và bách khoa (dạy lý thuyết và thực hành về tất cả các ngành sản xuất chủ yếu) cho tất cả trẻ em trai và gái dưới 16 tuổi. Kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục với lao động sản xuất xã hội”.

Căn cứ tư tưởng của Lênin và quy định có liên quan của Cương lĩnh Đảng, nước Nga Xô-viết coi sự kết hợp giáo dục với lao động sản xuất là một bộ phận của phương châm dạy học.

Đồng thời, Người chỉ rõ mục đích của giáo dục XHCN là bồi dưỡng một thế hệ con người mới xây dựng CNXH. Lênin nói: “Phải làm cho toàn bộ sự nghiệp giáo dục, rèn luyện và dạy dỗ thanh niên ngày nay trở thành sự nghiệp giáo dục đạo đức cộng sản trong thanh niên”. Nhưng điều đó không có nghĩa là “chỉ bo bo vào những kết luận cộng sản và chỉ học tập những khẩu hiệu cộng sản. Không xây dựng CNCS bằng những cái đó được. Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”.

Thứ hai, cần triển khai hoạt động giáo dục dưới nhiều hình thức và ra sức phát triển giáo dục xã hội ngoài giờ. Tháng 12-1919, Lênin ký pháp lệnh “Về quét sạch nạn mù chữ của dân cư trong nước Cộng hoà XHCN Liên bang Xô-viết Nga”, yêu cầu “toàn thể cư dân nước cộng hoà từ 8 đến 50 tuổi, nếu không biết đọc không biết viết thì cần phải học biết chữ”. Và ngày 19-7-1920, Lênin đã đọc bản sắc lệnh thiết lập Ủy ban xóa nạn mù chữ toàn Nga. Để thống nhất tổ chức và thực thi công tác này, tại các thành phố và ở nông thôn đã mở ra các loại hình trường học dạy chữ, trong Hồng quân cũng thành lập trường học xoá mù chữ. Lênin chỉ rõ: “Chính quyền Xô-viết giúp đỡ về mọi mặt cho công nhân và nông dân lao động tự học và tự nâng cao kiến thức (thành lập những thư viện, những lớp cho người lớn tuổi, những trường đại học nhân dân, tổ chức những buổi nói chuyện, những rạp chiếu bóng, những xưởng vẽ v.v..”.

Thứ ba, nhà nước cần tăng thêm kinh phí giáo dục, đồng thời cũng cần động viên xã hội tham gia vào công tác phát triển giáo dục, cần phải giảm bớt chi tiêu các mặt khác để bảo đảm kinh phí giáo dục quốc dân. Đầu năm 1923, trong “Những trang nhật ký”, Lênin lại nhấn mạnh: “Chúng ta không nên chỉ biết có cái sự thật không thể chối cãi được, nhưng quá ư lý thuyết ấy. Khi xét lại dự toán ngân sách của quý sắp tới, chúng ta phải cố gắng cả về phương diện thực tiễn nữa. Cố nhiên, cái cần phải giảm bớt trước tiên không phải là những khoản chi của Bộ dân ủy giáo dục, mà là những khoản chi của các bộ khác, để cấp những số tiền bớt ra đó cho Bộ dân ủy giáo dục”.

Bên cạnh việc nhấn mạnh việc nhà nước tăng thêm kinh phí giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục, Người còn chủ trương động viên các lực lượng xã hội cùng nỗ lực. Theo Lênin, cần để cho cư dân, đặc biệt là nông dân cùng gánh vác một phần kinh phí của trường học. Ngày 16-3-1922, Bộ Chính trị Trung ương ĐCS Nga trong Chỉ thị gửi Bộ dân ủy giáo dục cũng chỉ rõ, cần dùng nhiều hình thức để phát triển học tập, ví dụ trong dự toán ngân sách địa phương quy định cấp mấy phần trăm, hoặc đem trường học phụ thuộc vào xí nghiệp thủ công nghiệp, và thực hiện chế độ quần chúng tự nguyện đóng góp...

Thứ tư, cần coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Trong Dự thảo Cương lĩnh ĐCS Nga, Lênin chỉ rõ: cần “đào tạo những lớp cán bộ giảng dạy mới, thấm nhuần tư tưởng cộng sản”, đồng thời “thức tỉnh giáo giới cũ, lôi cuốn họ vào những nhiệm vụ mới”. Mùa xuân năm 1923, khi tổng kết tình hình giáo dục quốc dân từ ngày thiết lập chính quyền Xô-viết, Lênin đã khẳng định: “Chúng ta phải tiến tới tình hình ấy bằng cách cố gắng nâng cao có hệ thống, kiên nhẫn và liên tục tinh thần của giáo viên, chuẩn bị về mọi mặt để họ đảm đương được nhiệm vụ của họ”, “phải tăng cường một cách có hệ thống công tác tổ chức trong hàng ngũ giáo viên nhân dân để biến họ từ chỗ là những người cho đến nay vẫn ủng hộ chế độ tư sản trong tất cả các nước TBCN không trừ một nước nào, thành những người ủng hộ chế độ Xô-viết”.

Coi trọng xây dựng đội ngũ giáo viên nhân dân và muốn phát huy tác dụng của đội ngũ này thì cần phải đề cao địa vị của họ. Lênin coi điểm này là “việc chủ yếu” của phát triển giáo dục quốc dân, hơn nữa cho rằng, về phương diện này “... chúng ta lại lơ là việc chủ yếu. Chúng ta không quan tâm hoặc quan tâm rất không đầy đủ đến việc nâng cao người giáo viên nhân dân lên một trình độ cần thiết, vì không có trình độ này thì không thể nói đến văn hóa nào cả, dù là văn hóa vô sản hay thậm chí văn hóa tư sản đi nữa”. Dựa vào tình hình đó, Lênin nói: “Chúng ta phải nâng người giáo viên nhân dân ở nước ta lên một vị trí mà trước đây họ chưa từng có, hiện nay vẫn không có và không thể có được trong xã hội tư sản”.

Lênin cho rằng, đề cao địa vị của giáo viên nhân dân “việc chủ yếu vẫn là và luôn luôn là phải cải thiện đời sống vật chất của họ” đặc biệt quan tâm cải thiện tình hình trường học và điều kiện công tác và đời sống của giáo viên. Năm 1921, Người trực tiếp khởi thảo và ký rất nhiều sắc lệnh về cải thiện điều kiện của giáo viên và các trường học. Trong những sắc lệnh này yêu cầu chính phủ và nhà máy cần giải quyết vấn đề cung cấp nhà ở, nhiên liệu, chiếu sáng và lương thực cho các trường học phụ thuộc, ở nông thôn cần xây dựng chế độ cư dân tự động giao nộp thực phẩm và nhiên liệu cho trường học, trích một phần tiền thuế của địa phương cấp cho trường học. Đầu năm 1923, Người lại chỉ rõ: “Trong một năm như năm nay, chúng ta đã tương đối có đủ lúa mì thì không nên bớt xén khẩu phần bánh của giáo viên nữa”.

Lênin còn nhấn mạnh, nâng cao địa vị của giáo viên nhân dân còn cần phải tín nhiệm họ trong công tác, cần đề bạt những người ưu tú vào cương vị lãnh đạo, để cho họ đảm nhiệm công tác phụ trách quản lý giáo dục quốc dân. Trong “Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương gửi các đảng viên cộng sản trong Bộ dân ủy giáo dục” do Lênin khởi thảo đã chỉ rõ, đối với các nhà giáo dục có tri thức lý luận và tri thức thực tiễn phong phú, Bộ dân ủy giáo dục “cần phải trao cho họ một cách có kế hoạch những chức vụ phụ trách ở địa phương và nhất là ở trung ương”, hơn nữa Người còn nhấn mạnh: “Không được thi hành bất cứ một biện pháp quan trọng nào mà chưa hỏi ý kiến các chuyên gia đó và chưa có sự tham gia đều đặn của họ”. Lênin còn chỉ rõ: “Kết quả công tác của một đảng viên cộng sản hoạt động trong lĩnh vực (và trong các cơ quan) giáo dục quốc dân phải được đánh giá trước hết là ở cách tiến hành công việc tuyển lựa chuyên gia, ở chỗ biết phát hiện họ, biết sử dụng họ, biết thực hiện sự cộng tác giữa chuyên gia sư phạm và người cộng sản lãnh đạo”.

Trên đây chính là những luận điểm của Lênin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với phát triển giáo dục quốc dân, thúc đẩy xây dựng văn hoá XHCN.

III. Cần phải tiếp thu và cải tạo những thành tựu quý báu của thời đại tư sản

Xây dựng văn hoá XHCN không có nghĩa là cô lập hoặc cắt đứt quan hệ với lịch sử phát triển văn minh của toàn nhân loại, mà hoàn toàn ngược lại, cần phải kế thừa và học tập tất cả thành quả văn hoá ưu tú có giá trị trong lịch sử nhân loại để phát triển bản thân mình. Đây là cơ sở và luận cứ không thể phủ định trong xây dựng văn hoá XHCN. Lênin đã khẳng định: “Chủ nghĩa Mác sở dĩ đã giành được ý nghĩa lịch sử trên toàn thế giới về mặt hệ tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng, là vì chủ nghĩa Mác không những đã không vứt bỏ những thành tựu hết sức quý báu của thời đại tư sản, mà trái lại, còn tiếp thu và cải tạo tất cả những gì là quý báu trong hơn hai nghìn năm phát triển của tư tưởng và văn hóa nhân loại. Chỉ có tiếp tục tiến hành công tác trên cơ sở đó và theo phương hướng đó... mới có thể được coi là phát triển nền văn hóa thực sự vô sản”. Đối với nền văn hoá của giai cấp tư sản, cũng tuyệt đối không được thi hành thái độ bài xích tất cả.

Thứ nhất, cần biết cải tạo và sử dụng nền văn hoá TBCN của nước Nga. Tình hình tại nước Nga lúc đó, Tổ chức “Văn hoá vô sản” do A.A. Bôgđanốp cầm đầu đã từng tuyên bố vứt bỏ toàn bộ di sản văn hoá của quá khứ. Đối mặt với chủ nghĩa hư vô và thái độ phủ định hoàn toàn đối với di sản văn hoá nhân loại, Lênin đã phê phán gay gắt. Người khẳng định: “Văn hoá vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản phát minh ra... Văn hoá vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”.

Lênin đã phân tích rõ tính chất quan trọng của việc kế thừa, tiếp thu văn hoá TBCN đối với xây dựng văn hoá XHCN và Người chỉ rõ: “CNTB chỉ đem lại văn hóa cho thiểu số. Mà chúng ta thì phải dùng đến văn hóa đó để xây dựng CNXH. Chúng ta không có vật liệu nào khác. Chúng ta muốn xây dựng CNXH ngay lập tức, ngay từ bây giờ, bằng những vật liệu mà CNTB đã để lại cho ta từ hôm qua” và “... việc CNTB bị đè bẹp chưa làm ta no đủ được. Phải tiếp thu toàn bộ nền văn hóa do CNTB để lại và dùng nền văn hóa đó để xây dựng CNXH. Phải tiếp thu toàn bộ khoa học, kỹ thuật, tất cả những kiến thức, tất cả nghệ thuật. Không có cái đó, chúng ta không thể xây dựng cuộc sống của xã hội cộng sản được”. Đương nhiên, Lênin cũng chỉ rõ: những thứ lạc hậu thối nát trong văn hoá của giai cấp tư sản và tất cả các giai cấp bóc lột thì cần phải xoá bỏ, thái độ đúng đắn đối xử với di sản văn hoá là thu hút lấy cái tinh hoa của nó và gạt bỏ cặn bã, cải tạo, đổi mới. Người khẳng định: “ Nếu không hiểu rõ rằng chỉ có sự hiểu biết chính xác về nền văn hóa được sáng tạo ra trong toàn bộ quá trình phát triển của loài người và việc cải tạo nền văn hóa đó mới có thể xây dựng được nền văn hóa vô sản thì chúng ta sẽ không thể giải quyết được vấn đề”.

Bên cạnh việc đối xử đúng đắn với văn hoá của giai cấp tư sản, còn có vấn đề đối xử với những phần tử trí thức cũ của giai cấp tư sản. Xây dựng CNXH của nước Nga Xô-viết đòi hỏi số lượng lớn các phần tử trí thức và chuyên gia các ngành nghề, thế nhưng khi đó đại đa số các chuyên gia có tri thức và kỹ thuật lại do xã hội cũ đào tạo ra, các chuyên gia cũ trên mức độ khác nhau “còn nặng thế giới quan tư sản”, các chuyên gia đi theo cách mạng, có lập trường chính trị và giác ngộ XHCN là cực kỳ ít ỏi. Theo Lênin, thời kỳ chính quyền mới được thiết lập, nước Nga Xô-viết chưa “có thời gian đào tạo các chuyên gia từ trong đảng viên”, cho nên, đối với các chuyên gia tư sản hiện có thì “cần phải sử dụng toàn bộ họ”. Nếu không thật nhanh chóng sử dụng họ thì xây dựng CNXH không có cách gì tiến hành được. Vì vậy, Lênin nhấn mạnh: “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên CNXH được”.

Lênin đã phân tích chính trị khách quan đối với các chuyên gia tư sản. Người khẳng định: “Đối với những chuyên gia, chúng ta không nên áp dụng một chính sách phiền nhiễu nhỏ nhen. Những chuyên gia ấy không phải tôi tớ của bọn bóc lột; họ là những người hoạt động văn hóa; trong xã hội tư sản, họ đã phục vụ giai cấp tư sản; và theo tất cả những người XHCN trên thế giới đã nói, thì trong xã hội vô sản, họ sẽ phục tùng chúng ta”. Cần phải thi hành pháp sách cứng rắn và trừng phạt theo pháp luật đối với các chuyên gia cũ và các phần tử phản động chống đối và phá hoại công cuộc xây dựng xã hội mới của chính quyền Xô-viết, còn đại đa số các chuyên gia khác phải có thái độ quý trọng và bảo vệ họ, làm cho họ phát huy tác dụng tích cực.

Lênin cũng yêu cầu phải cần đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất cho các chuyên gia “... phải dành cho họ những điều kiện công tác tốt hơn là dưới chế độ tư bản”, “... đem lại cho họ những điều kiện sinh hoạt càng cao càng tốt”. Và Người cho rằng, cần đoàn kết về mặt chính trị, giáo dục các chuyên gia cũ, làm cho họ chuyển biến quan niệm, tiếp thu tư tưởng mới XHCN. Theo Lênin, đảng viên cộng sản đối xử với các chuyên gia và học giả tư sản cần “ít chơi trò biện pháp hành pháp”, “hoàn toàn không nên chỉ huy mệnh lệnh”, mà cần phải thi hành thái độ vô cùng trân trọng và linh hoạt”, “giúp đỡ họ mở rộng tầm mắt”, làm cho chuyên gia “thông qua các môn khoa học của mình đạt được thành quả”, “tuân theo con đường của mình” để thừa nhận CNCS”. Từng bước đem các chuyên gia giáo dục cải tạo thành những con người xây dựng xã hội mới có ý thức XHCN.

Thứ hai, cần nỗ lực học tập tất cả các thành quả văn minh của các nước TBCN tiên tiến. Tư tưởng này thể hiện tập trung nhất khi Lênin khái quát về CNXH trong một công thức nổi tiếng tức: Chính quyền Xô-viết + trật tự đường sắt Phổ + kỹ thuật và tổ chức tơrớt của nước Mỹ + giáo dục quốc dân của nước Mỹ... = Tổng hòa = CNXH. Giai cấp vô sản của nước Nga Xô-viết đã thiết lập chính quyền của mình, đã có đầy đủ điều kiện chính trị thực hiện CNXH, cho nên nước Nga Xô-viết cần phải học tập các nước TBCN tiên tiến, học tập tất cả các thành quả văn minh tiên tiến. Lênin khi nói về nước Mỹ thực hiện “phương pháp Taylo” đã chỉ rõ: phương pháp Taylo là “thành tựu mới nhất của CNTB”. Nó “cũng như tất cả mọi tiến bộ của CNTB, đã kết hợp tính chất tàn bạo tinh vi của sự bóc lột kiểu tư sản với những thành tựu khoa học phong phú nhất về các mặt... Nước cộng hòa Xô-viết phải tiếp thu bằng được tất cả những gì quý giá trong những thành quả của khoa học và của kỹ thuật trong lĩnh vực đó... Phải tổ chức ở Nga việc nghiên cứu và ứng dụng phương pháp đó một cách có hệ thống”.

Lênin còn trình bày tính tất yếu của đội tiên phong của giai cấp vô sản nắm vững và vận dụng bản lĩnh sản xuất tờrớt của CNTB, Người đem quan điểm phủ định tính tất yếu này gọi là tính ấu trĩ “tả khuynh” và tính tiểu tư sản. Lênin khẳng định: “Đảng vô sản chúng ta sẽ không lấy được ở đâu ra cái năng lực tổ chức nền sản xuất cực kỳ lớn theo kiểu tờrớt và như tờrớt, nếu không lấy năng lực đó ở các chuyên gia hạng nhất của CNTB”.

Lênin đã từng hiệu triệu đảng viên cộng sản cần phải học biết buôn bán, cần có đầy đủ “bản lĩnh của một thương nhân văn minh”, mà muốn có thể trở thành “thương nhân văn minh”, thì phải “buôn bán theo phương thức Âu châu”. Ở phương diện này cũng cần học tập các nước TBCN tiên tiến. Cuối đời của Lênin khi nói về cải cách cơ quan nhà nước cũng đề ra yêu cầu học tập các nước TBCN. Ông đặc biệt nhấn mạnh cần nâng cao chất lượng của cơ quan nhà nước và trình độ quản lý của các nhân viên công tác ở cơ quan nhà nước, cho nên cần tổ chức học tập và sát hạch tri thức cơ sở về lý luận cơ bản, khoa học quản lý, chế độ văn bản của vấn đề cơ quan nhà nước. Cần học tập trên sách báo về phương diện này. Lênin nói: “Mở ngay một cuộc thi soạn hai cuốn sách giáo khoa, hoặc nhiều hơn nữa, viết về tổ chức công tác nói chung và đặc biệt là về công tác quản lý” và Người yêu cầu để làm tốt công tác này cần “cử một vài người có năng lực và tận tâm sang Đức hay sang Anh để sưu tầm tài liệu và nghiên cứu vấn đề này”. Theo Lênin, đối với những người không nhận thức được tính tất yếu của việc tiếp thu và học tập văn hoá của các nước TBCN tiên tiến thì cần tiến hành thuyết phục giáo dục, nhưng quyết không cho phép có người tiến hành phá hoại và làm trở ngại công việc này. Lênin đặc biệt nhấn mạnh: đối với thành quả xây dựng văn hoá của các nước TBCN tiên tiến cần “thúc đẩy nước Nga cổ dã man bắt chước chế độ Tây Âu và không ngần ngại dùng những thủ đoạn dã man để đấu tranh với tình trạng dã man”.

Từ những phân tích trên đây có thể thấy, tư tưởng xây dựng văn hoá XHCN của Lênin là xuất phát từ tinh thần cơ bản của nước Nga Xô-viết, căn cứ vào nhu cầu thực tế của công cuộc xây dựng CNXH mà đề ra và nó cũng phản ánh quy luật chung của những nước kinh tế văn hoá lạc hậu tiến hành xây dựng CNXH, do đó lại có ý nghĩa chỉ đạo phổ biến.

Theo Thông tin những vấn đề lý luận, số 19 tháng 10 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh



Hội thảo “Lãnh đạo quản lý văn hoá ở địa phương”

Ngày 14/10/2004. Cập nhật lúc 9h 13'

Ngày 25-8-2004, Hội thảo ''Lãnh đạo và quản lý văn hóa ở địa phương'' được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh do đồng chí Đào Duy Quát, Phó trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương chủ trì. Đây là tiếng nói góp phần làm sáng tỏ những đánh giá, khẳng định của Hội nghị Trung ương 10, sau 5 năm cả nước tích cực thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về ''Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc''.

Hội thảo đề cập tới khá nhiều lĩnh vực và hoạt động văn hoá mà ''Lãnh đạo và quản lý văn hoá ở địa phương'' quan tâm: Xây dựng con người có văn hoá, đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ mới; quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh theo truyền thống văn hoá Việt Nam cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; sự lãnh đạo thường xuyên, đúng mức của cấp uỷ, chính quyền đối với xây dựng đời sống văn hoá; công tác tham mưu của cơ quan chức năng với cấp uỷ, chính quyền để lãnh đạo quản lý văn hoá; thực trạng và giải pháp công tác tổ chức cán bộ tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo và quản lý văn hoá; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở; xây dựng môi trường văn hoá; quản lý hoạt động văn hoá trong một xã hội đang phát triển với những nội dung, hình thức đa dạng, phong phú nhưng không kém phần phức tạp; lãnh đạo và quản lý công tác sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hoá phi vật thể; xây dựng thiết chế văn hoá xã, phường, thôn bản trong tiến trình xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở...

Báo cáo Đề đẫn Hội thảo của đồng chí Đỗ Khánh Tặng, Tổng biên tập Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá đã nêu nhận định tổng quát “Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, từ rất sớm, đã nhận thức sâu sắc và coi trọng vai trò của văn hoá'' và thực tiễn 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) càng khẳng định quan điểm của Đảng : ''Văn hoá là mục tiêu và động lực phát triển'' kinh tế-xã hội của đất nước. “Lãnh đạo văn hoá nằm trong tổng thể lãnh toàn diện của Đảng. Ở giai đoạn trước, đó là sự phối hợp trong lãnh đạo chính trị, quân sự, văn hoá, ngoại giao để đi tới thắng lợi. Ở giai đoạn hiện nay, đó là sự gắn kết giữa lãnh đạo chính trị, kinh tế với văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, đưa tới những thắng lợi của sự nghiệp đổi mới''. Về nhận thức và phương pháp, ''Lãnh đạo sự nghiệp văn hoá đòi hỏi sự tuân thủ và vận dụng sáng tạo những quy luật đặc thù, tinh tế của lĩnh vực này, đòi hỏi và thể hiện sự trưởng thành và nhận thức thấu đáo của Đảng và của các cấp uỷ địa phương''.

Các tham luận tại Hội thảo đã đề cập khá toàn diện các lĩnh vực hoạt động văn hoá mà ''Lãnh đạo và quản lý văn hoá ở các địa phương'' cần quan tâm; khẳng định sự cần thiết phải có sự quan tâm lãnh đạo, quản lý thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với hoạt động văn hoá và xây dựng phát triển toàn diện sự nghiệp văn hoá: Những năm vừa qua, nhiều hoạt động văn hoá ở TP Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác được tổ chức rất bổ ích, lành mạnh đối với đời sống, xã hội. Nhưng cấp uỷ, chính quyền cũng cần xem xét, nắm đúng thực trạng để có định hướng, quản lý tốt hơn về con người, về một số hoạt động dịch vụ còn thiếu văn hoá: dịch vụ vũ trường, cafe internet, internet, cắt tóc... ở đâu cấp uỷ quan tâm tới xây dựng đời sống văn hoá, thì ở đó bộ máy tham mưu, giúp việc ''Lãnh đạo và quản lý văn hoá'' được tổ chức chu đáo, hoạt động có hiệu quả. Đảng bộ cơ sở quan tâm xây dựng đời sống văn hoá ở địa phương thì mới tác động, thúc đẩy được sự chỉ đạo của từng chi uỷ, sự gương mẫu của đảng viên trong vận động, tuyên truyền thực hiện xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Cần có quy chế quản lý hoạt động của các đội, nhóm, câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ đang có xu hướng phát triển mạnh; phân cấp quản lý và giao trách nhiệm cụ thể cho ngành văn hoá các cấp trong việc quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực văn hoá.


Các đại biểu cho rằng, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình và tích cực thực hiện vì nó đáp ứng nhu cầu thiết thân của cộng đồng và sự phát triển kinh tế-xã hội. Do đó trong những năm vừa qua, những kết quả đạt được trong xây dựng, phát triển văn hoá (theo nghĩa rộng) là rất tích cực.


Về xây dựng thiết chế văn hoá xã, phường, thôn bản trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, Cục trưởng Cục Văn hoá-Thông tin cơ sở, Hà Văn Tăng, đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương trong cả nước về xây dựng các thiết chế văn hoá, thiết thực phục vụ đời sống văn hoá của nhân dân; đưa ra những điển hình với những số liệu rất thuyết phục: Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thái Bình 100% xã có nhà văn hoá... Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đi từ việc xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em tới xây đựng tụ điểm Văn hoá- Thông tin ở các cụm dân cư, rồi xây dựng Trung tâm Văn hoá-Thông tin cấp xã, có các thiết bị đồng bộ. UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt đề án ''Xây dựng thiết chế văn hoá-Thông tin-Thể thao đồng bộ và phát triển đời sống văn hoá cơ sở thời kỳ 2002-2010''... Đồng thời cũng đề xuất những yêu cầu cơ bản và những yếu tố cần thiết khi xây dựng thiết chế Văn hoá-Thông tin cơ sở cho trước mắt và lâu dài.


Các đại biểu cũng nêu lên những bức xúc về trình độ cán bộ quản lý văn hoá và công tác quản lý văn hoá hiện nay, trước yêu cầu phát triển văn hoá của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: TP Hồ Chí Minh dân số đông, địa bàn rộng, có nhiều diễn biến phức tạp trên lĩnh vực văn hoá. Vừa qua, những thành tựu đạt được trên lĩnh vực này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vào sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá và sự cộng tác tích cực của nhân dân. Nhưng trước những diễn biến phức tạp trong quá trình phát triển văn hoá thì rất lúng túng, vì trình độ đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá còn nhiều hạn chế, nhất là cán bộ làm công tác văn hoá ở cấp quận-huyện, xã- phường; tỷ lệ những người được đào tạo có chuyên môn quản lý văn hoá rất thấp; phần lớn chưa qua trường lớp bồi dưỡng quản lý Văn hoá hoặc chưa tốt nghiệp phổ thông trung học... Vì vậy đã đến lúc phải bàn vấn đề chuẩn hoá đội ngũ cán bộ văn hoá- thông tin các cấp; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để anh chị em đủ tri thức chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển văn hoá hiện nay.


Về cơ chế và phương pháp quản lý hiện nay, bên cạnh những thuận lợi trong quá trình phát triển, các loại hình dịch vụ văn hoá ngày càng tăng và nhiều cơ sở có nhiều thủ đoạn, ''biến tướng'' gây hậu quả khó lường về mặt văn hoá. Vì vậy phải có quy hoạch, ở đó để bao nhiêu điểm dịch vụ thuộc loại hình văn hoá ấy là đủ; đồng thời quản lý chặt chẽ trên cơ sở luật pháp thì mới hy vọng đạt kết quả tốt.


Cũng cần nhận thức và có quan niệm mới về các thiết chế văn hoá trong đời sống xã hội; coi các cơ sở dịch vụ vũ trường, dịch vụ internet, karaoke,... do tư nhân tổ chức dưới sự quản lý của Nhà nước là các thiết chế văn hoá. Trên cơ sở đó, ngành Văn hoá-Thông tin hướng họ vào vào xây dựng ''điểm sáng văn hoá''... Không ít vấn đề mới về nội dung, hình thức hoạt động văn hoá được Chủ toạ Hội thảo đề nghị trao đổi làm sáng tỏ, làm cho không khí Hội thảo thêm sôi động thu hút được sự quan tâm của các đại biểu. Kết luận quá trình Hội thảo, đồng chí Đào Duy Quát, Phó trưởng Ban Tư tưởng-Văn hoá TW hoan nghênh các đại biểu đã rất tâm huyết với sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá của quê hương, đất nước. Những tham luận với cơ sở lý luận và thực tiễn sinh động đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) và Kết luận của Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) về văn hoá, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn hoạt động văn hoá ở các địa phương để Đảng, Nhà nước kịp thời điều chỉnh chủ trương, biện pháp lãnh đạo, quản lý văn hoá đạt hiệu quả cao hơn. Đồng chí Đào Duy Quát lưu ý các địa phương cần quan tâm để thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo và quản lý văn hoá:

1. Nâng cao nhận thức tư tưởng, chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt hơn nội dung, nhiệm vụ quản lý văn hoá ở địa phương.

2- Nói quản lý văn hoá phải quản lý các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, các hoạt động văn hoá – nghệ thuật, thông tin quảng cáo di sản văn hoá, các thiết chế văn hoá; quản lý các dịch vụ văn hoá, bên cạnh những mặt tích cực, đang nổi lên những vấn đề rất phức tạp, bức xúc với những tụ điểm văn hoá, khu vui chơi giải trí, các loại hình dịch vụ như vũ trường, karaoke, cơ sở internet, cắt tóc, hệ thống các nhà hàng thời trang, các lễ hội. . .

- Qua thực tiễn chúng ta thấy còn không ít bất cập trong quản lý, trong pháp luật quy định kinh doanh dịch vụ văn hoá; cần khảo sát nghiên cứu, nhìn nhận khách quan hơn những loại hình dịch vụ vũ trường, intemet, cà phê internet, những tụ điểm văn hoá, khu vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng thời trang... do cá nhân quản lý và được Nhà nước cho phép, là các thiết chế văn hoá. Một nhà hàng karaoke là một hình thức văn hoá bổ ích, nếu ta quản lý tốt và ngược lại.

- Vấn đề chất lượng đội ngũ những người làm công tác quản lý văn hoá hiện nay cũng rất cần được quan tâm, kể cả đội ngũ cán bộ tham mưu cho cấp uỷ làm công tác này và đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá các cấp, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá cấp huyện và cơ sở. Bộ Văn hoá-Thông tin và các địa phương cần khẩn trương nắm thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý văn hoá để có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng đào tạo và đào tạo lại để họ có đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả trong quá trình phát triển đất nước.

- Các địa phương cần thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị làm công tác tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng làm tốt hơn việc biểu dương, nhân rộng các điển hình nhân tố mới, người tốt việc tốt về văn hoá, tạo điều kiện cho mỗi người, mỗi địa phương có điều kiện học hỏi nhau về kinh nghiệm xây dựng đời sống văn hoá.

Với trách nhiệm và nhiệt huyết của các cấp uỷ, chính quyền, những nhà hoạt động văn hoá, những cán bộ quản lý văn hoá và sự đồng tình, hưởng ứng cao của toàn thể nhân dân đối với sự nghiêp xây dựng, phát triển nền văn hoá nước nhà, tin tưởng rằng chúng ta sẽ thực hiện ngày càng tốt hơn Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.



Каталог: tailieucuaan
tailieucuaan -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieucuaan -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1001
tailieucuaan -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
tailieucuaan -> Nghị định số 148/2007/NĐ-cp ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
tailieucuaan -> Câu: Quá trình nhận thức của Đảng về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1954
tailieucuaan -> CHÍnh sách ngoại thưƠng của việt nam
tailieucuaan -> Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
tailieucuaan -> Third United Nations Conference on the Law of the Sea
tailieucuaan -> Đề Ở một ngành có 3 hãng a b c, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm sx ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương