Sự đa dạng sáng tạo của chúng ta


Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa - thông tin trong sự nghiệp đổi mới



tải về 0.93 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.93 Mb.
#29147
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa - thông tin trong sự nghiệp đổi mới

Ngày 15/7/2004. Cập nhật lúc 8h 54'

Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, ngành văn hóa - thông tin đã có chuyển biến khá toàn diện cả về quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp. Văn hóa - thông tin ngày càng phát huy được vai trò nền tảng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Như chúng ta biết, năm 2003 sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục giành được những thành tựu to lớn và tương đối toàn diện. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, chính trị, xã hội tiếp tục ổn định và phát triển. Uy tín Việt Nam ngày càng được đề cao trên trường quốc tế thông qua chính sách chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu trên mọi lĩnh vực. Nổi bật là những thành tích thể thao và việc đăng cai của Việt Nam tổ chức rất thành công Đại hội Thể thao các nước Đông - Nam Á lần thứ 22 và Đại hội thể thao những người khuyết tật Đông - Nam Á lần thứ 2. Trong những thành tựu to lớn đó, có phần đóng góp quan trọng của công tác văn hóa - thông tin.

Công tác văn hóa - thông tin có nhiều khởi sắc và chuyển biến toàn diện. Các hoạt động văn hóa - thông tin đã phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) được đẩy mạnh thực hiện, tinh thần Nghị quyết tỏa rộng, thấm sâu vào đời sống xã hội, tạo bước chuyển mạnh trong nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa - thông tin của cán bộ, đảng viên do được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hơn. Năm 2003, Bộ Văn hóa - Thông tin đã phát huy tốt hơn vai trò tham mưu cho Chính phủ nhiều vấn đề trong công tác quản lý và phát triển phương diện này. Các hoạt động văn hóa - thông tin đã góp phần tích cực trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng con người. Phong trào thi đua yêu nước và xây dựng đời sống văn hóa đã làm xuất hiện nhiều nhân tố mới, nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến có những đóng góp xuất sắc trong việc xây dựng gia đình, làng, ấp, khu phố, cơ quan văn hóa, đóng góp nhiều công, của, trí sáng tạo cho việc xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa - thông tin. Các cơ quan báo chí tiếp tục làm tốt chức năng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân; phát hiện, lên án nhiều vụ việc tiêu cực, phát hiện và biểu dương những nhân tố mới trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội; tuyên truyền phòng chống bệnh SARS; mở rộng sự hiểu biết và giao lưu hội nhập quốc tế. Các phương tiện thông tin đại chúng cả nước kết hợp với các hình thức tuyên truyền cổ động chính trị thông qua hàng trăm đội thông tin lưu động và các hình thức tuyên truyền trực quan cổ vũ toàn dân phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, các nghị quyết của Hội nghị Trung ương, của Quốc hội và Chính phủ.

Bộ máy tổ chức của ngành tiếp tục được củng cố, hoàn thiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa - thông tin được tăng cường. Các cơ quan đơn vị thuộc bộ và hệ thống ngành văn hóa - thông tin được tăng cường, bổ sung chức năng nhiệm vụ. Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của ngành, nhất là cán bộ văn hóa - thông tin ở địa phương, cơ sở được nâng cao về số lượng, chất lượng.

Việc triển khai kế hoạch, ngân sách kịp thời, đầu tư chương trình mục tiêu đúng trọng điểm, lĩnh vực khoa học và công nghệ được chú trọng. Hoạt động văn hóa nghệ thuật tổ chức sôi nổi, chất lượng nghệ thuật được nâng cao một bước, nghệ thuật sân khấu thu hút công chúng đông hơn. Phim Việt Nam chiếu ở các rạp thu hút đông đảo công chúng đến xem hơn trước. Các hoạt động ca múa nhạc, sân khấu chuyên nghiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội hóa được tổ chức với quy mô lớn bằng nhiều hình thức. Hoạt động mỹ thuật - nhiếp ảnh được phát triển rộng khắp. Phong trào sáng tác, triển lãm được đẩy mạnh; các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa dân tộc thu được nhiều kết quả. Nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng. Đặc biệt là vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới; nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại; vịnh Nha Trang được Quốc tế công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Nhiều di tích lịch sử - văn hóa đang được đầu tư nâng cấp, nhiều hiện vật quý hiếm được sưu tầm. Việc đề xuất phương án bảo tồn và phát huy giá trị khảo cổ tại khu vực dự kiến xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) về dấu vết nền móng kiến trúc của các thời kỳ lịch sử và hàng triệu hiện vật vô cùng quý giá liên quan đến khu vực Hoàng thành Thăng Long... được Chính phủ và Bộ Chính trị đánh giá cao.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tiếp tục đẩy mạnh; các thiết chế văn hóa được tăng cường đầu tư; phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, ấp, khu phố văn hóa được chú trọng về chất lượng. Các thiết chế văn hóa nhiều nơi được đổi mới hình thức hoạt động, tăng cường các phương tiện, thiết bị, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách nên đã phát huy hiệu quả.

Các mô hình văn hóa mới tiếp tục được tìm tòi, áp dụng, nhất là mô hình huyện điểm văn hóa có sức lôi cuốn mạnh mẽ các huyện trong cả nước. Phong trào xây dựng gia đình, làng, ấp, khu phố, khu dân cư, cơ quan văn hóa phát triển rộng khắp và đang hướng theo chiều sâu. Đến nay, cả nước có 10 682 321 gia đình, 25 382 làng, ấp, khu phố, 18 134 cơ quan đạt chuẩn văn hóa. Các thiết chế văn hóa, nhất là ở cơ sở được tăng cường đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước và huy động từ nhân dân. Mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, kể cả vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng cao.

Bản sắc văn hóa các vùng miền, đặc biệt là các dân tộc thiểu số được chú trọng khai thác, phổ biến, bảo tồn và gìn giữ. Năm 2003 là năm cả nước tổ chức nhiều lễ hội, các ngày văn hóa dân tộc quy mô lớn từ Trung ương đến địa phương, nhiều nhất so với các năm trước đây. Đáng chú ý là lễ hội: Làng Sen, Văn hóa du lịch Quảng Ninh, 100 năm Sa Pa, 110 năm Đà Lạt, 350 năm Khánh Hòa, văn hóa các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La, những ngày văn hóa Hà Nội tại Tây Nguyên, những ngày văn hóa Khơ Me Nam Bộ tại Hà Nội...

Hoạt động hợp tác quốc tế, giao lưu văn hóa tiếp tục tăng cường, công tác thông tin đối ngoại mở rộng. Các hoạt động giao lưu văn hóa của Việt Nam tại các nước được mở rộng ở những địa bàn mới. Năm 2003, nước ta tham gia nhiều liên hoan phim và liên hoan nghệ thuật quốc tế, các nghệ sĩ Việt Nam đã đoạt nhiều giải thưởng quốc tế. Chúng ta cũng đã tranh thủ được tài trợ cho các đề án, dự án phát triển văn hóa.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" có bước phát triển mới, ngày càng phát huy có hiệu quả. Các địa phương, đoàn thể lồng ghép nội dung từng phong trào cụ thể của mình vào nội dung phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" để thực hiện. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp được đề cao, là lực lượng chủ trì trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, các khu dân cư. Đến nay, Ban Chỉ đạo phong trào đã khép kín từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp xã, phường. Dưới cấp xã, phường có Ban Vận động. Công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa tiếp tục phát huy hiệu quả. Các hoạt động văn hóa ngoài công lập tiếp tục tham gia đóng góp nhiều sản phẩm văn hóa, hoạt động văn hóa phục vụ xã hội. Nhiều thiết chế văn hóa ở các địa phương đầu tư xây dựng với nguồn kinh phí được huy động từ nhân dân là chủ yếu.

Năm năm qua, thực hiện Chỉ thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 14/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã thật sự mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân ta trên nhiều mặt. Nhiều nơi đã xây dựng được mô hình tổ chức cưới, tang, lễ hội đảm bảo các tiêu chuẩn văn minh, lành mạnh, tiết kiệm, mang truyền thống đạo lý dân tộc và nghĩa cử cao đẹp, được các tầng lớp nhân dân đồng tình, hoan nghênh.

Điều đáng ghi nhận là, trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Các biện pháp chỉ đạo trong công tác quản lý nhà nước có tính tích cực, chủ động, thống nhất, đồng bộ thể hiện những nét mới như: chú trọng việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy của ngành, tập trung hoàn thành những văn bản pháp luật và dưới luật quan trọng phục vụ việc quản lý nhà nước. Tập trung giải quyết một số vi phạm trong hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, phát hiện xử lý nghiêm minh nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng như: ở khu di tích Chùa Hương, di tích Chùa Trầm. Đã phát hiện xử lý, hoặc chuyển cho các cơ quan pháp luật truy tố nhiều vụ in sang băng, đĩa lậu lớn, in lậu lịch blốc, lừa đảo trong biểu diễn nghệ thuật... Nét mới trong việc tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước là vừa coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, tiến hành thanh tra, kiểm tra đồng loạt trên cả nước về cấp giấy phép, tổ chức thanh tra diện rộng công tác văn hóa - thông tin miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Nghị định 87/CP..., vừa huy động lực lượng, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là vận động nhân dân cùng tham gia phát hiện tiêu cực trong hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa. Ngăn chặn tiêu cực trong các hoạt động ka-ra-ô-kê, vũ trường, quán bar, đưa loại hình dịch vụ này đi dần vào nền nếp. Tăng cường biện pháp quản lý nội dung các hoạt động biểu diễn nghệ thuật; ban hành văn bản nhắc nhở Sở Văn hóa - Thông tin các tỉnh, thành phố, các đơn vị nghệ thuật toàn quốc chấn chỉnh các hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Những biện pháp trên đã hạn chế được những lệch lạc về trang phục, phong cách diễn lai căng, thiếu thẩm mỹ của một số ca sĩ, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình biểu diễn nghệ thuật. Các cơ quan quản lý văn hóa đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn một số hiện tượng lạm dụng việc thi người đẹp, người mẫu, uốn nắn kịp thời cuộc thi Hoa học đường, Hoa hậu áo dài... Công tác quản lý lễ hội được tập trung chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương ngay từ khi bước vào mùa lễ hội, nên "Quy chế quản lý và tổ chức lễ hội" của Bộ Văn hóa - Thông tin được thực hiện nghiêm túc tại hầu hết các di tích và địa phương có lễ hội. Hoạt động bản quyền tác giả đã thụ lý và giải quyết được nhiều trường hợp khiếu nại và xử lý nhiều vụ việc vi phạm. Công tác quản lý nhà nước về bản quyền tác giả đã có sự chuyển biến tích cực

Bên cạnh những thành tựu, công tác văn hóa - thông tin vẫn còn những yếu kém cần nhanh chóng được khắc phục. Tình trạng lai căng, sùng ngoại, coi thường giá trị văn hóa và thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc còn khá phổ biến. Đây đó còn hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống ở một số bộ phận xã hội, nhất là trong lớp trẻ. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội còn những biểu hiện tiêu cực và tồn tại những hủ tục lạc hậu. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức nhà nước thiếu gương mẫu, bị dư luận xã hội phê phán.

Trong hoạt động báo chí - xuất bản có một số cuốn sách, bài báo vi phạm Luật Xuất bản, Luật Báo chí, thông tin sai sự thật, làm lộ bí mật... gây khó khăn cho việc giải quyết điều hành của nhiều địa phương, đơn vị. Trong biểu diễn nghệ thuật, nhiều ca sĩ ăn mặc, hóa trang thiếu nét đẹp văn hóa, thiếu tôn trọng khán giả. Một số chương trình văn nghệ giải trí "Gala cười", "Gặp nhau cuối tuần" sân khấu hài... chất lượng tư tưởng, nghệ thuật non kém, chiều theo thị hiếu tầm thường. Một số cơ quan, tổ chức lạm dụng việc thi Hoa hậu, Người đẹp; tình trạng mua bán băng, đĩa không có nhãn kiểm soát phổ biến ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Kinh doanh vũ trường, ka-ra-ô-kê, quán bar ca nhạc, trò chơi điện tử, đặc biệt là dịch vụ in-tơ-nét đang phát triển, thu hút nhiều thanh thiếu niên tham gia, trong khi đó nhà cung cấp dịch vụ chưa có biện pháp ngăn chặn được các trang điện tử khiêu dâm, đồi trụy, Nhà nước chưa có chế tài xử lý các vi phạm. Hiện tượng mất cắp cổ vật trong các di tích vẫn tiếp tục diễn ra, nhiều vụ không tìm ra thủ phạm.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa IX) đã nhấn mạnh: Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống, lối sống văn hóa, văn minh; giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam. Bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo trong các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa của văn hóa thế giới. Tăng cường quản lý và đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc. Có cơ chế khuyến khích lối sống văn hóa lành mạnh, văn minh và tạo dư luận mạnh mẽ đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống không lành mạnh, suy thoái đạo đức, trái với bản sắc tốt đẹp của dân tộc. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển và tăng cường lãnh đạo, quản lý đối với các lĩnh vực thông tin, báo chí.

Để thực hiện được những chủ trương, giải pháp quan trọng của Đảng, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở, trong đó ngành văn hóa - thông tin có vai trò quan trọng và trực tiếp hơn cả. Nhằm tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa - thông tin, trước mắt chúng ta cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, các nghị quyết của các Hội nghị Trung ương khóa IX trong toàn ngành. Tiến hành cụ thể hóa, thể chế hóa tinh thần các Nghị quyết bằng cơ chế chính sách, bằng các giải pháp để thực hiện các mục tiêu và các chỉ tiêu về văn hóa mà Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết của các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đề ra. Triển khai kiểm điểm tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; chú trọng phát triển phong trào ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hai là, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa. Tập trung ngăn chặn có hiệu quả các vi phạm trong hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, di tích, lễ hội, xuất bản - báo chí, quảng cáo, điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật, bản quyền tác giả, kinh doanh dịch vụ văn hóa... Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục xây dựng con người trong giai đoạn cách mạng mới, ngăn chặn và đẩy lùi các biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống. Đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Chú trọng việc đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, ấp, khu phố văn hóa. Hoàn thành và triển khai các dự án về xây dựng đời sống văn hóa khu vực Tây Nguyên, Tây Nam bộ và vùng núi phía Bắc.

Ba là, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, bản sắc và truyền thống dân tộc. Coi trọng việc sưu tầm, khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc. Tập trung triển khai lực lượng và kế hoạch hoạt động, xây dựng các chương trình văn hóa nghệ thuật chất lượng cao, các công trình tưởng niệm để tổ chức thành công kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2004 - 2005 theo tinh thần Nghị quyết 35-NQ/TW, ngày 9-2-2004, của Bộ Chính trị.

Bốn là, mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa với các nước. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại. Tranh thủ nguồn tài trợ kinh phí của các tổ chức quốc tế, của cá nhân ở nước ngoài, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ góp phần phát triển nhanh sự nghiệp văn hóa - thông tin.

Năm là, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX, Quyết định số 58/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành văn hóa - thông tin.

Sáu là, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa - thông tin các cấp; phát hiện và bồi dưỡng tài năng văn hóa nghệ thuật; chú trọng đầu tư cho sáng tạo nghệ thuật và có chế độ chính sách thích đáng đối với các văn nghệ sĩ.

Hướng tới mục tiêu từ các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX, toàn ngành văn hóa - thông tin đoàn kết, tin tưởng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao phó, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phạm Quang Nghị


(TC Cộng Sản)

Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay

Ngày 30/8/2004. Cập nhật lúc 11h 5'

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cơ chế hành chính quan liêu bao cấp được thay thế bằng cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chính sách khoán đến hộ gia đình theo Nghị quyết số l0 của Bộ Chính trị (tháng 4-1988) trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và Quyết định số 2l7/HĐBT (tháng l0-l987) về giao quyền tự chủ cho xí nghiệp, nhà máy đã dẫn đến việc chi phí bao cấp cho hoạt động văn hóa ở cơ sở hầu như rất hạn chế. Hoạt động văn hóa ở cơ sở thiếu sự chăm lo. Nhiều nhà văn hóa, thư viện cấp xã, đội văn nghệ quần chúng tạm ngừng hoạt động hoặc tan rã. Các hoạt động thông tin cổ động, hệ thống đài truyền thanh cơ sở cũng giảm sút. Một số phong trào như xây dựng gia đình văn hóa mới, nếp sống văn hóa cũng có chiều hướng đi xuống. Đứng trước thực trạng này đòi hỏi ngành văn hóa - thông tin phải nhanh chóng tìm tòi, đổi mới phương thức tổ chức và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cho phù hợp với yêu cầu của thực tế.

Sự thay đổi về cơ chế kinh tế cũng đã đưa đến sự thay đổi về cơ chế tổ chức đời sống văn hóa từ cuộc sống của người dân. Sau khi có chính sách ''khoán l0'', người dân tự chủ hơn trong sản xuất kinh tế, dẫn đến từng gia đình, cá nhân đã tự chủ hơn trong việc tổ chức đời sống văn hóa của mình, không còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự phân phối bao cấp về văn hóa của Nhà nước. Đương nhiên, khi người dân trở thành chủ thể của hoạt động văn hóa ở cơ sở, tham gia hoạt động xây dựng đời sống văn hóa với ý thức vì mình, do mình và của mình, thì cơ chế quản 1ý và vận hành tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cũng có sự thay đổi rất cơ bản. Bên cạnh đó, đơn vị làng, thôn, ấp, bản dần dần được khôi phục với vai trò chủ động trong sản xuất kinh tế, tổ chức đời sống, không nặng phụ thuộc vào quy mô hợp tác xã toàn xã như trước đây. Do đó, đã xuất hiện các hoạt động văn hóa tại làng, thôn do chính nhân dân tự tổ chức như khôi phục các lễ hội truyền thống, nghi lễ truyền thống trong cưới xin, tang lễ, mừng thọ, giỗ, tết (tuy nhiên bên cạnh các giá trị tích cực cũng còn có những điểm hạn chế cần được điều chỉnh). Nhiều đội, nhóm văn nghệ gia đình, làng xóm cũng được nhân dân đứng ra tổ chức, mua sắm trang phục, đạo cụ, tập luyện và biểu diễn cho chính bà con của mình xem. Các làng nghề (rối nước, tuồng, chèo, đờn ca tài tử...) lần lượt được khôi phục phát triển, tạo nên đời sống văn hoá tinh thần vui tươi lành mạnh. Các hoạt động này đã tạo nên một nguồn sinh khí mới, tiếp nối với dòng chảy văn hóa từ dân gian truyền thống tới hiện đại mạnh mẽ hơn. Cùng với hộ gia đình được xem như tế bào của xã hội, đơn vị làng (thôn, ấp, bản...) cũng được trở thành đơn vị cơ sở để tổ chức xây dựng đời sống văn hóa không chỉ từ những căn cứ thực tiễn mà cả ở góc độ lý luận. Nhiều hội nghị; hội thảo khoa học và công trình nghiên cứu khoa học với đề tài: ''Văn hoá làng và xây dựng làng văn hóa'' đã được tổ chức ở Trung ương và địa phương. Kết quả đó đã khẳng định: Xây dựng làng văn hóa trên cơ sở phát huy các yếu tố tích cục của văn hoá làng truyền thống, kết hợp các yếu tố văn hoá mới phù hợp với thực tế đời sống là một phương thức thích hợp, một hướng đi đúng trong yêu cầu đổi mới công tác tổ chức xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn.


Xây dựng ''Làng văn hóa'' trở thành một nội dung trọng yếu được Bộ Văn hóa - Thông tin chỉ đạo. Nhiều hội nghị đánh giá tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm về vấn đề này đã lần lượt được tổ chức ở các khu vực trong cả nước. Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn nội dung tiêu chuẩn xây dựng làng (thôn, ấp, bản...) bao gồm:


a - Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.

b - Có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.

c - Có cảnh quan, môi trường sạch đẹp.

d - Thực hiện tốt pháp luật và các chủ trương của Đảng, các chính sách xã hội của Nhà nước.

Về nội dung tiêu chuẩn xây dựng Gia đình văn hóa được cụ thể hoá:


a - Gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc.

b - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

c - Đoàn kết, tương trợ xóm giềng.

d - Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

Như vậy, nội dung tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được gắn với mục tiêu xây dựng và phát triển toàn diện một nông thôn mới, có sự phát triển đồng bộ cả về mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá - giáo dục - y tế. Đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát huy tính chủ động, tích cực của người dân, tính tự quản của cộng đồng (làng, thôn, ấp, bản...).

Xây dựng làng văn hóa gắn với xây dựng gia đình văn hóa, quy ước văn hóa ở các khu vực nông thôn, đã mau chóng đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả xã hội rất tích cực. Xu hướng xã hội hoá hoạt động văn hoá ở cơ sở được đẩy mạnh: Nhân dân tự nguyện đóng góp tiền của, cải tạo, nâng cấp, xây dựng đường giao thông liên xã, thôn, ấp, bản đóng gớp xây dựng các công trình phúc lợi về y tế, giáo dục, văn hóa và tham gia sôi nổi các hội thi, hội diễn văn nghệ thể thao quần chúng. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống dân tộc ở các địa phương được bảo vệ, giữ gìn phát huy. Nếp sống, làm việc theo pháp luật được hình thành làm thay đổi những tập quán lạc hậu vốn ăn sâu, bám rễ lâu đời trong đời sống. Tệ nạn xã hội và các hủ tục mê tín đã được loại bỏ dần, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống kinh tế ngày càng phát triển, vệ sinh môi trường sạch đẹp. Đặc biệt từ khi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, của Đảng được ban hành, vị trí, vai trò của văn hoá được nâng cao một bước trong nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể và tầng lớp nhân dân và một phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa'' được dấy lên khắp mọi nơi. Để triển khai thực hiện phong trào, hầu hết các địa phương đều thành lập Ban Chỉ đạo với sự tham gia của cấp ủy, chính quyền, đại diện các ban, ngành, đoàn thể. Nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về xây dựng ''Làng văn hóa'', ''Nếp sống văn hóa'', ''Gia đình văn hóa'' được ban hành. Nhiều đề án về phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phê duyệt đã xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về xây dựng và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở

Tính đến tháng l0-2003, cả nước đã có l0.682.32l hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; 18.l34 đơn vị văn hóa; 25.382 làng (thôn, ấp, bản...) được công nhận là làng (thôn, ấp, bản...) văn hóa.

Để có đời sống văn hoá ở cơ sở ổn định, phát triển vững chắc cần quan tâm 3 yếu tố cơ bản: cơ sở vật chất, bộ máy cán bộ, kinh phí tổ chức hoạt động. Đây cũng là một vấn đề thực tế đặt ra rất nan giải ở nhiều địa phương, nhất là đối với những khu vực còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, nguồn nhân lực. Tuy vậy, xuất phát từ nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa to lớn của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, nhiều tỉnh, thành phố đã chỉ đạo ngành văn hóa - thông tin phối hợp các sở, ban ngành có liên quan tham mưu xây dựng các chương trình kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa - thông tin cơ sở; ban hành một số nghị quyết, quyết định, quy định về xây dựng và tổ chức hoạt động của thiết chế văn hóa xã, phường, làng (thôn, ấp, bản), coi đây là một trong những điều kiện tiên quyết để tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Nhiều tỉnh, thành phố có huyện đạt l00% số thôn, làng có Nhà Văn hoá. Riêng tỉnh miền núi Bắc Giang đã xây dựng được l.337 nhà văn hóa thôn, bản. Tùy từng điều kiện, đối với những vùng khó khăn, Nhà Văn hóa thôn, bản được xây dựng với mức vài ba chục triệu đồng. Nhưng cũng có nhiều nơi nhân dân đóng góp xây dựng Nhà văn hóa lên tới 400 đến 500 triệu đồng như Nhà Văn hóa thôn Hưng Thịnh, xã Tư Mại, huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Một số tỉnh miền núi, mặc dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng vẫn tìm ra cơ chế chính sách, để tạo điều kiện cho người dân được hưởng thụ văn hóa, tiếp cận với các thông tin. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ra Quyết định hỗ trợ những bản đặc biệt khó khăn vùng biên giói, hỗ trợ về xây dựng đường giao thông nông thôn và thiết chế văn hóa; hỗ trợ cho cán bộ quản lý, điều hành nhà văn hóa thôn, bản bằng mức trợ cấp cho cán bộ trưởng đoàn thể bản. Hệ thống Nhà văn hóa thôn, bản (Nhà Thông tin xóm, ấp...) hiện nay tỏ ra rất có hiệu lực, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân tại địa bàn cơ sở. Thông qua các buổi sinh hoạt nhà văn hóa, nhân dân được phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghe thông tin thời sự trong nước và quốc tế. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm sản xuất, sinh hoạt loại hình các câu lạc bộ văn hóa, thể thao, giao lưu, vui chơi giải trí. Những hoạt động này đã góp phần tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, không còn điều kiện để kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền mê tín, chống đối lại đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, gây rối 1àm mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cùng với thiết chế nhà văn hóa thôn (làng, bản, ấp) hệ thống thiết chế điện - đường - trường - trạm cũng đã được xây dựng đồng bộ tạo nên một diện mạo nông thôn mới giàu đẹp.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tại khu vực đô thị trong đó có các cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà máy, đơn vị bộ đội những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương và đơn vị đã quan tâm tới đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa tại tổ dân phớ, khu dân cư, nhà máy, các khu chế xuất, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động tham gia các sinh hoạt văn hóa thể thao, vui chơi, giải trí, hội thi, hội diễn văn nghệ. Nhiều bộ, ngành đã xây dựng và ký kết các chương trình phối hợp đẩy mạnh phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa'' trong đơn vị mình như các chương trình phối hợp hoạt động giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng với Bộ Văn hóa - Thông tin đã có những hoạt động cụ thể đạt nhiều hiệu quả tích cực.

Những kết quả nêu trên cho thấy, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong những năm đổi mới vừa qua đã có sự chuyển biến hết sức sâu sắc không chỉ về nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân về ý nghĩa và hiệu quả thiết thực của văn hoá, mà còn ở những hành động, việc làm cụ thể góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của xã hội. Những nỗ lực này tạo nên một dấu ấn quan trọng khẳng định giá trị văn hoá trong thời kỳ đổi mới. Văn hóa trở thành một thước đo giá trị về nhân cách và chất lượng cuộc sống của mỗi con người, gia đình, dòng họ, cộng đồng. Danh hiệu văn hóa trở thành niềm tự hào về sự tôn vinh con người, gia đình, cộng đồng xã hội.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong đời sống văn hóa cơ sở hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc để tìm ra những biện pháp tháo gỡ, khắc phục và nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ phải tiến hành thường xuyên, lâu dài. Để đạt được những tiêu chí đã đề ra về đời sống văn hóa ở cơ sở, công tác tổ chức xây dựng phải tiến hành từng bước với những biện pháp cụ thể, phù hợp hoàn cảnh từng địa phương, từng khu vực, theo định hướng, chủ trương của Đảng về nhiệm vụ phát triển của văn hóa: ''Tiếp tục đưa các hoạt động văn hoá thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc; phát động phong trào toàn dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, bản, làng văn hóa; tiến tới hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hóa bằng nguồn lực nhà nước và mở rộng xã hội hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, tùng gia đình, từng người”.

Theo định hướng đó, chúng ta cần thực hiện hiệu quả một số biện pháp chủ yếu trong việc đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ, sở trong giai đoạn hiện nay:

Thứ nhất: Tăng cường sự quan tâm và huy động sự phối hợp tổng hợp hơn nữa của các lực lượng xã hội, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự phối hợp của các đoàn thể đối với ngành văn hóa - thông tin; đặc biệt là, vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong cuộc vận động phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá''.

Thứ hai: Kết hợp các biện pháp xây và chống; bên cạnh việc xây dựng và nâng cao chất lượng của phong trào Gia đình văn hoá, Làng, bản, thôn, ấp, cơ quan đơn vị văn hoá, phải chú ý các biện pháp thanh tra, kiểm tra, nghiêm khắc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực xuất bản, in sao băng đĩa, tuyên truyền văn hóa phẩm độc hại trong các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa.

Thứ ba: Đẩy mạnh xã hội hoá, khai thác các nguồn lực vật chất cũng như tinh thần trong nhân dân và toàn xã hội vào việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa. Quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền của mỗi địa phương nhằm góp phần vào mục đích “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Thứ tư: Xây dựng và đưa vào thực hiện những cơ chế chính sách phù hợp với việc hỗ trợ đầu tư cho hệ thống thiết chế văn hoá - thông tin ở cơ sở. Có chính sách cung cấp các ấn phẩm về văn hóa cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số miền núi; có chính sách phù hợp với những người trực tiếp làm công tác tổ chức hướng dẫn xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở khu vực miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là góp phần xây dựng môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, tạo nền tảng tinh thần vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Toàn bộ công tác này không ngoài mục đích vì sự phát triển của con người với lối sống, tư tưởng, đạo đức lành mạnh nhằm xây dựng môi trường chính trị - kinh tế - xã hội ổn định. Đó chính là nguồn lực quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững đối với nước ta.

Đỗ Kim Thịnh


TS. Phó Cục trưởng Cục Văn hoá Thông tin cơ sở
Tạp chí Cộng sản số 15 (tháng 8-2004)

Каталог: tailieucuaan
tailieucuaan -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieucuaan -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1001
tailieucuaan -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
tailieucuaan -> Nghị định số 148/2007/NĐ-cp ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
tailieucuaan -> Câu: Quá trình nhận thức của Đảng về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1954
tailieucuaan -> CHÍnh sách ngoại thưƠng của việt nam
tailieucuaan -> Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
tailieucuaan -> Third United Nations Conference on the Law of the Sea
tailieucuaan -> Đề Ở một ngành có 3 hãng a b c, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm sx ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương