Sự đa dạng sáng tạo của chúng ta



tải về 0.93 Mb.
trang1/14
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.93 Mb.
#29147
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
Hiện nay, nước ta đang tiến hành công cuộc CNH-HĐH đất nước. CNH-HĐH đất nước là một quy luật tất yếu khi muốn biến một nước chậm phát triển thành một quốc gia phát triển. Kinh nghiệm thế giới đã cho thấy công nghiệp hóa không gắn liền với phát triển văn hóa và con người sẽ dẫn đến những thảm họa về xã hội và môi trường. Phát triển văn hóa và con người là động lực của sự phát triển KTXH, là điều kiện thực hiện công nghiệp hóa, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển KTXH, của công nghiệp hóa. Trong lời tuyên bố mở đầu thập kỷ thế giới văn hóa vì phát triển, ông Tổng giám đốc Tổ chức khoa học và văn hóa liên hiệp quốc (UNESCO) đã nhấn mạnh “kinh nghiệm của 2 thập kỷ vừa qua cho thấy rằng trong xã hội ngày nay, bất luận là trình độ kinh tế nào, hoặc xu hướng chính trị nào, văn hóa và phát triển là 2 mặt gắn liền với nhau. Nước nào tự đặt cho mình một mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu đi nhiều... Phát triển cần phải thừa nhận văn hóa giữ vai trò trung tâm và vai trò điều tiết xã hội. Nói tóm lại trọng tâm, động cơ và mục đích phải được tìm trong văn hóa. Đây là bài học quý báo rút ra từ việc tổng kết gần 3 thế kỷ phát triển công nghiệp trên

Bàn về việc phát triển nhân cách con người, nhất định phải nói tới văn hóa. Văn hóa là do con người gieo trồng nên, đồng thời hệ thống giá trị văn hóa lại góp phần vào giáo dục và tự giáo dục con người. Trong báo cáo “sự đa dạng sáng tạo của chúng ta”, bàn về văn hóa cũng đã nói tới luận điểm phát triển nói chung và khái niệm phát triển con người như “quá trình mở rộng những lựa chọn của con người – đánh giá sự phát triển bằng một loại năng lực, từ tự do chính trị, kinh tế và xã hội đến các cơ hội của cá nhân được khỏe mạnh, đượ học hành, lao động sản xuất, sáng tạo và được hưởng sự tôn trọng và các quyền con người”. Trong Hội nghị “đối thoại giữa các nền văn minh” cũng nhấn mạnh đối thoại giữa các nền văn minh chính là nhằm tìm tòi các hình thức phát triển con người vừa bền vững, vừa bình đẳng, làm sao góp phần vào nhân đạo hóa trong quá trình toàn cầu hóa, giữ gìn nền hòa bình.

Nói đến vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, văn kiện Đại hội Đảng lần IX đã nhấn mạnh : “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực, sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng, xã hội”
Xây dựng văn hóa gia đình

Ngày 9/11/2004. Cập nhật lúc 14h 53'

Lâu nay ít người nghĩ đến việc phải xây dựng nếp sống văn hóa trong gia đình. Cuộc sống có quá nhiều cái khiến người ta phải toan tính: nào là thu sao cho đủ chi tiêu trong thời buổi ”gạo châu củi quế”, nào là lo xin học cho con vào trường điểm lớp chọn, nào là công việc của đơn vị lâu nay không xuôi chèo mát mái, nào là nhà cửa xuống cấp chưa có nguồn tài trợ sửa chữa....

Với nhiều gia đình trẻ có công việc làm ổn định thì lại lo sao cho mua được căn hộ chung cư mới xây rộng rãi thoáng mát, lại có người muốn mua chiếc ôtô đời mới vừa là phương tiện đi lại, vừa thuận tiện công việc làm ăn…

Những việc ấy choán hết thời gian của mỗi người, mỗi gia đình khiến rất ít người nghĩ đến xây dựng nếp sống văn hóa gia đình. Và cũng không ít người cho rằng văn hóa gia đình là cái gì đó phù phiếm, chữ nghĩa. Người ta chẳng đang sống có văn hóa đó sao. Này nhé, cả nước đã xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở, một số nơi đã phổ cập phổ thông trung học. Nhà nào chẳng có con cháu học đại học, cao đẳng. Trình độ văn hóa từng gia đình cao thế sao phải xây dựng văn hóa gia đình, nghe phi lý quá.

Thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Khi trình độ học thức của người dân tăng lên thì con người và từng thành viên trong gia đình cần phải xây dựng cho mình, cho gia đình mình một lối sống văn hóa, phải xây dựng nếp văn hóa gia đình để từ đó xây dựng nếp sống văn hóa trong làng xã, phường khóm một cách bền vững nhất. Đã có những người có trình độ học thức cao, có vị trí cao trong xã hội, nhưng lại có những hành vi, ứng xử thiếu văn hóa ngay cả với bậc sinh thành của họ. Đã có những người có cuộc sống khá giả nhưng không bao giờ biết chia xẻ, biết ”bầu ơi thương lấy bí cùng”, ”lá lành đùm lá rách”. Lại có những người có địa vị cao trong xã hội nhưng lại có hành vi vô nhân tính can tội ”hiếp trẻ vị thành niên”…

Trong các gia đình hiện nay có một nếp sống cần phải được gìn giữ đó là mình vì mọi người. Từ người chủ gia đình cho đến con cái, mỗi người phải biết vì những thành viên trong gia đình. Đặc biệt ở những gia đình sống ba, bốn thế hệ thì điều này càng trở nên cần thiết. “Chồng bát còn có khi xô” huống chi là con người nên những chuyện va chạm trong một đại gia đình hay trong gia đình nhỏ là chuyện thường ngày. Nhưng phải biết thu xếp những việc lặt vặt đó lại, phải coi đó là những "mâu thuẫn nhỏ” để đi đến "thống nhất” và bền vững chứ không phải là từ cái bé xé ra to dẫn tới không thể nhìn mặt nhau, dẫn tới đổ vỡ, dẫn tới “tan đàn xẻ nghé”.

Xử lý những tình huống xích mích gia đình chính là thể hiện bản lĩnh văn hóa của cả gia đình. Có những xích mích chỉ xảy ra trong hai vợ chồng trong chi tiêu, có khi do phương pháp dạy con không thống nhất, đôi khi vì một sở thích, một thói quen hơi quá đà của người này khiến người khác trong gia đình không ưng ý, nhưng không phải lúc nào cũng nói ra khiến bầu không khí gia đình bị vẩn đục…

Trọng tài trong gia đình là ai, nếu không phải là cha mẹ, ông bà hoặc con cháu. Cách tốt nhất để giải quyết những mâu thuẫn này là phải học chữ Nhẫn, bình tâm, kiên trì lắng nghe, đợi khi nhiệt độ hạ xuống. Mỗi thành viên trong gia đình đều có cá tính. Người cá tính mạnh, nóng như Trương Phi, người thì nhẹ nhàng như làn nước mát. Người thích nghe nhạc nhẹ, nhạc rốc ráp kích động, người lại ưa phiêu diêu trong nhạc trữ tình, sâu lắng thiết tha trong những sonat, những aria của Sopanh, của De Buyssi… Người thích ăn mặn, người ưa ăn nhạt, người thích ăn chua, người lại thích cay xè của ớt… Nhưng điều quan trọng là , dù cho cá tính có khác nhau đến mấy thì trong một gia đình cũng phải biết nhường nhịn, hài hòa và biết vì những người thân yêu trong gia đình. Không phải lúc nào cái cá tính mạnh cũng lấn lướt những người trong gia đình. Không nên lấy cái sở thích riêng của mình bắt cả gia đình cùng cam chịu.

Ví như ăn mặc, mỗi người một kiểu, không nên lấy cái mình thích bắt cả gia đình cùng theo cho dù là con trẻ cũng có kiểu ăn mặc riêng chứ không giống các bậc phụ huynh lúc nào cũng ”kín cổng cao tường”. Bữa cơm gia đình hàng ngày là nơi tập hợp gia đình sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng. Bữa ăn phải là nơi những người trong gia đình bộc lộ sự quan tâm đến nhau, những món ăn ngon, những món ăn đơn giản giàu dinh dưỡng cũng cần được làm cho phù hợp từng lứa tuổi của các thành viên trong gia đình. Và điều quan trọng hơn cả là phải có không khí vui vẻ, đầm ấm trong bữa ăn, những cái không vui, những cái bực mình nên vứt bỏ trước khi ngồi vào bàn ăn.

Trong cuộc sống ngày một công nghiệp hóa hiện nay, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng dễ trở nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết. Ai cũng cho rằng, công việc bộn bề nên không có thời gian dành sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình, nhất là với các bậc ông bà, cha mẹ già. Nhiều cặp vợ chồng trẻ cũng chỉ vì không quan tâm đến nhau, đến con cái mà sinh ra mâu thuẫn đã chia tay khi con cái còn rất nhỏ...

Đấy chính là vì họ đã quá coi nhẹ gia đình, nếp sống gia đình, cách ứng xử rất thiếu văn hóa - Với những người như vậy họ cũng không thể thành đạt trong sự nghiệp - gia đình nhỏ còn đổ vỡ thì làm sao mang lại những công việc tốt lành cho đồng nghiệp. Khi gia đình là một tế bào của xã hội, khi gia đình là một xã hội thu nhỏ còn đổ vỡ thì làm sao làm được cái lớn hơn… Hãy xem cách ứng xử trong gia đình, với gia đình của từng người thì biết ngay người đó có thể đi đến đích nào trong xã hội, người đó có thành đạt trong sự nghiệp hay không? Gia đình chỉ có thể là một căn cứ địa vững chắc, là hậu phương lớn của mỗi người khi tất cả đều biết vì nhau, vì mọi người trong gia đình. Và từ gia đình nhỏ đi ra, ta sẽ có một gia đình xã hội rộng lớn cùng một lòng chung tay chung sức xây dựng đất nước giàu mạnh./.

Minh Châu

Suy nghĩ thêm về Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về văn hoá

Ngày 11/7/2004. Cập nhật lúc 14h 38'

Sau khi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được công bố, tôi đã có bài viết đăng trên báo Nhân Dân ngày 13-8-1998 với tiêu đề ''Mấy vấn đề lớn trong Nghị quyết Trung ương 5 về văn hóa'', trong đó đề cập những vấn đề có tính lý luận, quan điểm, đường lối và chủ trương lớn về văn hóa của Nghị quyết. Bài này xin nêu thêm mấy điểm cần lưu ý khi nghiên cứu quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5.

1.Vừa rồi, báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam số 14 ngày 3-4-2004 có đăng bài ''Toàn cầu hóa và sự tiêu diệt bản sắc văn hóa dân tộc'' của Viện sĩ Vi-ta-li Cô-xtô-mô-rốp, Viện trưởng Viện tiếng Nga và văn học mang tên A. Pu-xkin. Đọc bài này, tôi thu hoạch được nhiều điều, nhưng có một điều khiến tôi thắc mắc và tự nhiên phải nghĩ đến khái niệm ''văn hóa tiên tiến'' trong Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII.


Phân biệt văn hóa với văn minh, Viện sĩ Vi-ta-li Cô-xtô-mô-rốp viết: ''Văn minh là phần hoạt động của con người thường xuyên được đổi mới. Ví dụ sự thường xuyên hiện đại hoá, hoàn thiện các tiện nghi sinh hoạt. Còn văn hóa là thế giới tinh thần. Sự tiến bộ là một phẩm chất hoàn toàn hiển nhiên của nền văn minh: không thể so sánh chiếc xe hơi hiện đại với chiếc xe kéo, thậm chí cả cỗ xe tam mã Nga. Nhưng, trong khi đó, sự tiến bộ hoàn toàn không phải là một phẩm chất hiển nhiên của văn hóa (người trích nhấn mạnh). Ví dụ, liệu có ai dám nói rằng, các vở kịch của Vam-pi-lốp là một tiến bộ so với các bi kịch của Sô-phô-kle hoặc hài kịch của A-ri- xtô-phan ?''. Tác giả viết tiếp: ''Sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh được thể hiện trong mối quan hệ của chúng đối với sự phát triển của nhân loại, văn minh gắn chặt với tiến bộ, trong khi đó khái niệm tiến bộ chưa hẳn đã thích hợp với văn hóa''.


Điều tôi quan tâm ở đây trước hết không phải là mối quan hệ giữa văn hóa và văn minh mà ở điểm cho rằng, khái niệm tiến bộ không thích hợp với văn hóa. Vậy, chúng ta nói ''nền văn hoá tiên tiến” thì sao, có thích hợp không, có sai không? Theo tôi, nói ''nền văn hóa tiên tiến'' có thể không thích hợp với quan điểm Viện sĩ Vi-ta-li, nhưng lại hoàn toàn đúng với thực tế và với khoa học. Trong văn hóa có tiến bộ và không tiến bộ, có tiên tiến và không tiên tiến chứ; hơn nữa, không thể phủ nhận điều đó khi nói về cả một nền văn hóa hay một trào lưu văn hóa. Văn hóa tư sản có tiến bộ hơn văn hóa phong kiến không? Văn hóa XHCN có tiến bộ (tiên tiến) hơn văn hóa tư sản hay không? Văn hóa gắn với kinh tế, chính trị, với chế độ xã hội, với từng thời đại lịch sử, vì thế không thể phủ nhận sự tồn tại những tính chất tiên tiến, tiến bộ, hay lạc hậu, lỗi thời của các nền văn hóa, các trào lưu văn hóa.


Nhân đây, xin nhắc lại cách hiểu của tôi về ''nền văn hóa tiên tiến'' được Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đề cập. Đó là nền văn hóa có mấy đặc trưng: một là yêu nước; hai là tiến bộ; ba là có nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bốn là nhân văn, tất cả vì con người; năm là tiên tiến không chỉ trong nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. Nội hàm các đặc trưng đó đã được phân tách trong bài ''Mấy vấn đề lớn trong Nghị quyết Trung ương 5 về văn hóa'' đăng trên báo Nhân Dân ngày 13-8-1998.


2. Xác định văn hóa là “nền tảng tinh thần của xã hội'' là một thành tựu lý luận quan trọng bậc nhất của Nghị quyết Trung ương 5.

Ta biết rằng, đời sống xã hội có hai mặt vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội, thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Đó là một khái quát khoa học không những cho thấy hết tầm quan trọng của văn hóa, mà từ đó còn dẫn đến nhiều khía cạnh lý luận cùng những kết luận thực tiễn hết sức quan trọng.

Ví dụ:

- Vì văn hóa là ''nền tảng tinh thần của xã hội'', nên khái niệm văn hóa không thể hiểu theo nghĩa hẹp mà phải được hiểu theo nghĩa rộng (tuy chưa phải rộng nhất), ngang với ''nền tảng vật chất của xã hội''. Xã hội phải đứng hai chân trên hai ''nền tảng'', nếu chỉ có một nền tảng thì xã hội không thể đứng vững. Đương nhiên, đây là xét vấn đề trong giới hạn nặng về thực tiễn, không bước sang lĩnh vực triết luận nhất nguyên hay nhị nguyên về xã hội.



- Với tính cách là ''nền tảng tinh thần của xã hội'', văn hóa phải được coi vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế. Nghị quyết Trung ương 5 viết: ''Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, “vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện''.

Văn hóa không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực của sự phát triển kinh tế. Trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự giàu có không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật mà yếu tố ngày càng quan trọng và quyết định là nguồn lực con người. Tiềm năng này nằm trong văn hóa, trong trí tuệ, đao đức, tâm hồn, nhân cách, lối sống, ý chí, nghị lực, tài năng và sự thành thạo của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Chung quy lại, tài nguyên quý nhất, cái vốn quý nhất là con người, là văn hoá.

- Là “nền tảng tinh thần của xã hội”, văn hoá không chỉ nằm ở một số người, ở lớp “tinh hoa”, mà nằm trong toàn xã hội và không phải nằm ở một số ngành, nghề mà có mặt ở tất cả các lĩnh vực sinh hoạt, hoạt động và quan hệ con người. Nghị quyết Trung ương 5 chỉ rõ. Phải “làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người''.

3. Văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường là vấn đề được đề cập trong Nghị quyết Trung ương 5 khi đánh giá thực trạng đời sống văn hóa nước ta hiện nay. Quá trình thực hiện Nghị quyết càng cho thấy, giải quyết đúng đắn mối quan hệ này là một vấn đề rất then chốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.

Trước hết, cần khẳng định, đời sống văn hóa của xã hội ta hiện nay so với thời cơ chế cũ có bước tiến bộ rõ rệt. Điều dễ thấy là tính năng động xã hội - kinh tế và tính tích cực công dân được khơi dậy và phát huy thay cho tâm lý thụ động, ỷ lại, trông chờ trong cơ chế cũ. Bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội, mặt bằng dân trí được nâng cao, sở trường, năng lực cá nhân con người được khuyến khích, tôn trọng. Những nét mới nổi bật ấy được phản ánh qua hoạt động khởi sắc, phong phú, đa dạng trên các lĩnh vực đời sống văn hóa, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, giáo dục, văn học, nghệ thuật... Trong sự phong phú, đa dạng và bộn bề của đời sống và hoạt động văn hóa, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hô Chí Minh được Đảng ta vận dụng và phát triển sáng tạo vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam bảo đảm cho xã hội phát triển đúng hướng. Kinh tế thị trường và mở cửa với bên ngoài làm sống động nền kinh tế và các hoạt động xã hội, phát triển giao lưu hàng hóa, du lịch và các sản phẩm văn hóa giúp nhân dân ta mở rộng chân trời hiểu biết và kiến thức tiếp nhận từ bốn phương. Các mặt trái của kinh tế thị trường và mở cửa - dù tác động dữ dội – đã không thể ngăn nổi nhân dân ta duy trì và phát triển truyền thống tốt đẹp, như thấy rõ nhất vào những dịp kỷ niệm lớn hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, đền ơn, đáp nghĩa những người có công, giúp đỡ những người bất hạnh, v.v..


Đương nhiên, bức tranh không chỉ toàn màu sáng và thật sai lầm nếu chỉ thấy một mầu sáng. Nghị quyết Trung ương 5 đã nghiêm khắc chỉ ra những mảng tối cùng nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân quan trọng là chúng ta chưa thấy hết và chưa làm tốt việc ngăn ngừa, đấu tranh, khắc phục những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường. Đó là những hiện tượng suy thoái đạo đức, đặc biệt là nạn tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, gian lận thương mại, mua bằng, bán điểm, mua bán chức quyền trước sự tấn công của thói ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, lối sống tiêu dùng, sức mạnh đồng tiền và chủ nghĩa thực dụng. Đó là trạng thái dao động, hoài nghi, giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng ở một bộ phận đảng viên, cán bộ, kể cả một số cán bộ trung, cao cấp. Đó là nhiều hiện tượng nhức nhối trước đây không hề có trong quan hệ gia đình, đạo lý thầy trò, quan hệ bạn bè, sự đảo lộn một số chuẩn giá trị và nếp sống vốn tốt đẹp. Đó là một bộ phận dân cư, kể cả một số thanh niên, học sinh, sinh viên, sự hiểu biết còn quá ít về lịch sử dân tộc, về các giá trị truyền thống mà lịch sử và cách mạng đã xây nên, trong khi đó lại phục hồi không phân biệt tốt xấu các vốn cổ dân tộc, đồng thời đi liền với tâm lý sùng ngoại đôi khi đến mức mù quáng, phi lý, kệch cỡm. Đó là các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, sự đam mê nhu cầu vật chất và những dục vọng thấp hèn, lối sống bất chấp đạo lý, dư luận xã hội và luật pháp đang xô đẩy một số người đi vào con đường tội lỗi. Tất cả những hiện tượng trên đang làm vẩn đục môi trường xã hội - văn hóa, gây bất bình lớn trong nhân dân, làm xói mòn nền tảng tinh thần xã hội, tạo miếng đất màu mỡ cho sự xâm nhập sản phẩm văn hóa độc hại ngoại lai.

Tất nhiên, không thể đổ tất cả điều hủ bại trên cho nền kinh tế thị trường, dù chỉ nói mặt trái của kinh tế thị trường. Không làm chủ được kinh tế thị trường, nhiều khi phó mặc cho thị trường tác động, đó là nguyên nhân chủ quan ở chúng ta. Theo tôi, trong dịp tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về văn hóa nên tiến hành một cuộc có thể gọi là tổng kiểm kê về những chuyển đổi trong hệ các giá trị văn hóa kể từ khi chuyển sang kinh tế thị trường để xem những gì là tiến bộ đã đạt được, những gì trước tốt đẹp nay suy thoái đi do mặt trái của kinh tế thị trường, những gì là hư hỏng, hủ bại do kinh tế thị trường mới sinh ra. Cần tổng kiểm kê một cách thật cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đi từ các loại đối tượng ít nhất là công nhân, nông dân, thanh niên, học sinh, sinh viên, đảng viên, cán bộ các cấp. Đi đôi với cuộc tổng kiểm kê đó, cần tiến hành một đợt nghiên cứu lý luận gắn chặt với thực tiễn về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và văn hóa, giữa giá trị văn hóa và giá trị thị trường. Đặc biệt, cần làm rõ vấn đề: có thể thị trường hóa văn hóa hay không? Có thể thương mại hóa văn hóa hay không? Trên mỗi lĩnh vực cụ thể như văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản, giáo dục, điện ảnh, vui chơi giải trí... thực trạng hiện nay thế nào và nên xử lý ra sao đối với vấn đề thương mại hóa?


4. Ngày nay, toàn cầu hóa đã và đang trở thành một xu thế khách quan, tất yếu của thời đại, trước hết trong lĩnh vực kinh tế và từ đó tác động mạnh lên mọi mặt đời sống của tất cả các quốc gia dân tộc. Xu thế toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau, bổ sung cho nhau, làm phong phú và hỗ trợ lẫn nhau. Đất nước ta nhất định nắm lấy xu thế này, coi đó là một thời cơ lớn, ra sức tận dụng mọi điều kiện có lợi do xu thế ấy tạo ra, đặc biệt để tranh thủ những khả năng vật chất kỹ thuật, công nghệ, những kinh nghiệm và tri thức hiện đại rất cần thiết cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, cần thấy toàn cầu hóa hiện nay đang do CNTB chi phối là một quá trình đầy mâu thuẫn phức tạp. Ở giác độ văn hóa, một mặt toàn cầu hóa đã mở ra khả năng to lớn để giao lưu văn hóa toàn cầu, tạo động lực cho quá trình đổi mới và hiện đại hóa văn hóa dân tộc. Các dân tộc có điều kiện hiểu biết và học hỏi lẫn nhau, làm cho ''những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn hóa dân tộc và địa phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới''. Nhưng, mặt khác, những biến đổi phức tạp trong văn hóa gắn với thị trường toàn cầu mà căn bản đang là thị trường TBCN, lại đặt các nước đang phát triển trước những thử thách to lớn.

Sự tác động của ''văn hóa tiêu dùng'' đang dẫn đến nguy cơ đồng nhất về văn hóa, về lối sống, một số thói quen và hình thức giải trí. Các hãng tư bản độc quyền xuyên quốc gia ra sức tuyên truyền cho các sản phẩm mang tính toàn cầu. Các nhãn hiệu Nike, Song, Adidat.., các dịch vụ giải trí và quảng cáo, các loại mỹ phẩm, các loại đồ uống (Cocacola...), đồ ăn (Mac Donald...), các phương tiện đi lại và trao đổi toàn cầu (Boeing, Airbus...), 80% thông tin bằng tiếng Anh trên mạng Intemet)v.v... có thể làm thay đổi nếp sống và văn hóa truyền thống của các dân tộc theo hướng ''Tây hóa'', ''Mỹ hóa''. Đứng trước thực trạng này, đến ngay ủy ban đối ngoại Quốc hội Pháp cũng kêu lên: ''Văn hóa không phải là một thứ hàng hóa thông thường. Mối nguy cơ thực sự chính là quan điểm kiểu Mỹ về văn hóa, theo đó văn hóa cũng là một thứ hàng hóa thông thường. Chúng ta phải đấu tranh chống lại ''thương mại hóa'' ngày càng gia tăng đối với các hoạt động của con người, không cho nền công nghiệp giải trí Mỹ vốn đã đạt được hiệu quả chính trên thị trường của họ giờ đây lại chiếm lĩnh hết mọi không gian sáng tạo của các nền văn hóa khác''.

Có thể nói, toàn cầu hóa đang đặt văn hóa dân tộc trước những thách thức thậm chí là nguy cơ bị ''tiêu diệt'' như ý kiến của Viện sĩ Vi-ta-li Cô-xtô-mô-rốp. Quá trình toàn cầu hóa, nếu áp dụng cho văn hóa, về thực chất có nghĩa là chủ nghĩa đế quốc văn hóa, nó đưa những ''giá trị Mỹ'' thống trị thế giới, nó đe dọa xóa bỏ sự khác biệt về nền văn hóa giữa các quốc gia dân tộc, giữa các vùng, các khu vực, sẽ làm nghèo sự đa dạng của bức tranh văn hóa nhân loại; nguy cơ đồng nhất hóa các hệ thống giá trị và truyền thống sẽ dẫn đến tự xóa bỏ ý thức dân tộc, đe dọa làm cạn kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa.

Mở cửa hội nhập, văn hóa Việt Nam được tiếp cận ngày càng nhiều hơn các giá trị (tinh hoa) văn hóa nhân loại, làm giàu thêm cho nền văn hóa dân tộc và giúp nhanh chóng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Không thể nhân danh bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc để đóng cửa, khép kín, hạn chế hội nhập và giao lưu văn hóa với thế giới bên ngoài. Nhưng, nếu chúng ta tự ti, vọng ngoại thì sẽ đánh mất bản sắc của mình, sẽ bị lấn át và có thể bị ''đồng hóa''. Bởi vì, trong quá trình toàn cầu hóa, lợi thế đang nghiêng về các nước phát triển; các nước giàu đang có xu hướng áp đặt giá trị văn hóa của họ cho các nước nghèo. Dòng chảy văn hóa đang có xu thế từ nước mạnh sang nước yếu, từ nước giàu sang nước nghèo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nếu không có ý thức đầy đủ sẽ dẫn tới đánh mất đi bản sắc dân tộc trước sự ''quốc tế hóa'' của văn hóa, khoa học và công nghệ. Cần thấy rằng, sự hội nhập và phát triển mà không xuất phát từ đặc điểm lịch sử và truyền thống dân tộc thì sẽ không bền vững. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta phải chịu thách thức về nhiều mặt, cả trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Bởi lẽ, những trào lưu tư tưởng, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo... xuất hiện ở một nơi nào đó trên thế giới sẽ tác động (sớm hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp) đến đời sống tư tưởng, văn hóa, xã hội nước ta. Toàn cầu hóa tạo khả năng quốc tế hóa cả các hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội. Những ấn phẩm văn hóa phản động, đồi truỵ, làn sóng tội phạm, bạo lực và ma túy từ nước ngoài tràn vào đã góp phần làm lan tràn thêm các tệ nạn xã hội ở nước ta trong những năm gần đây, cộng với âm mưu ''diễn biến hòa bình'' của các thế lực thù địch và sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên thật sự là một nguy cơ làm suy yếu nền tảng tinh thần của đất nước, làm suy yếu ngay cả chế độ.

Bài học từ những nước đang phát triển cho thấy, với sự mở cửa hướng ngoại tập trung vào kinh tế thì văn hóa truyền thống dễ bị coi thường. Sự du nhập ào ạt, thiếu chọn lọc các sản phẩm văn hóa từ bên ngoài đã dẫn đến tình trạng tha hóa, lai căng, hẫng hụt và hủy hoại các giá trị văn hóa tinh thần nền tảng của xã hội, khoét sâu thêm hố ngăn cách giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.

Xuất phát từ yêu cầu hiện đại hóa đất nước trong quá trình mở cửa, hội nhập, giao lưu với nước ngoài, chúng ta vừa phải biết kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa phải ''đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc”, vừa ra sức tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại để hình thành nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ngang tầm thời hiện đại.

Nguyễn Đức Bình


(Theo Tạp chí Lý luận chính trị)

Каталог: tailieucuaan
tailieucuaan -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieucuaan -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1001
tailieucuaan -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
tailieucuaan -> Nghị định số 148/2007/NĐ-cp ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
tailieucuaan -> Câu: Quá trình nhận thức của Đảng về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1954
tailieucuaan -> CHÍnh sách ngoại thưƠng của việt nam
tailieucuaan -> Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
tailieucuaan -> Third United Nations Conference on the Law of the Sea
tailieucuaan -> Đề Ở một ngành có 3 hãng a b c, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm sx ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương