Sự đa dạng sáng tạo của chúng ta


Hội thảo quốc tế: Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI



tải về 0.93 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.93 Mb.
#29147
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Hội thảo quốc tế: Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI

Ngày 27/11/2003. Cập nhật lúc 12h 14'






CPV- Hội thảo phát hiện và lý giải những vấn đề đang được đặt ra đối với sự nghiên cứu, phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực ở Việt Nam trong tương quan với trình độ khoa học của thế giới đầu thế kỷ XXI, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chương trình Khoa học cấp Nhà nước KX-05: “ Phát triển văn hoá- con người - nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa” đã tổ chức cuộc Hội thảo khoa học Quốc tế: “ Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI”, được khai mạc tại Hà Nội sáng 27-11. Tới dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Uỷ viên Bộ Chính trị- Chủ tịch hội đồng lý luận Trung ương cùng đông đảo các nhà khoa học trong nước và quốc tế. KX-05 là một trong tám chương trình khoa học xã hội trọng điểm cấp Nhà nước. Đây là chương trình thứ ba về chủ đề văn hoá- con người- nguồn nhân lực trong hệ thống các chương trình khoa học xã hội trọng điểm của Nhà nước kể từ năm 1991 đến nay. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng một số mặt chính của văn hoá, con người và nguồn nhân lực nước ta trong nền kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là luận chứng cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc hoạch định đường lối, chính sách và giải pháp phát triển văn hoá, con người, nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2020. Nhằm tạo điều kiện cho những nghiên cứu về văn hoá- con người-nguồn nhân lực ở Việt Nam tiếp cận với những nghiên cứu mới nhất trên thế giới,

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Nguyễn Phú Trọng , Uỷ viên Bộ Chính trị- Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương khẳng định: Việc nghiên cứu văn hoá- con người - nguồn nhân lực trong bối cảnh nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI là một chủ đề hết sức có ý nghĩa, là chủ đề được toàn thể giới lý luận và các nhà hoạt động chính trị - xã hội ở Việt Nam đang rất quan tâm. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi văn hoá là một bộ phận quan trọng của cách mạng Việt Nam. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội”. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2020, Đảng nêu ra 3 khâu đột phá, trong đó giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được coi là đột phá quan trọng. Đó là những tư tưởng có ý nghĩa triết lý sâu sắc, khẳng định các giá trị con người Việt Nam và các giá trị văn hoá Việt Nam.

83 báo cáo tham luận trình bày tại Hội thảo đã tập trung vào các nội dung chủ yếu : Văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XXI; con người và con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI; phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Các nhà khoa học đã chú trọng nghiên cứu chuyên sâu về những phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu con người, văn hoá, nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển của khoa học đầu thế kỷ XXI; đồng thời đưa ra những kết quả nghiên cứu mới nhất trong nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hoá và con người; giữa văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong những năm gần đây; về mối quan hệ nhân quả phức tạp giữa văn hoá- con người- nguồn nhân lực.

Cuộc Hội thảo này sẽ tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu Việt Nam trao đổi, tranh luận và đối sánh những kết quả nghiên cứu của mình với những nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề này. Trên cơ sở đó, tìm hiểu, bổ sung, điều chỉnh , nâng cao chất lượng những nghiên cứu của mình.

Xây dựng và phát triển văn hoá nền tảng tinh thần, động lực và mục tiêu của sự phát triển đất nước

Ngày 28/12/2004. Cập nhật lúc 14h 27'






Trước đây, văn hoá chưa được hiểu một cách đầy đủ hoặc coi văn hoá là cờ, đèn, kèn, trống, hoặc đồng nhất văn hoá với học vấn. Với cách tư duy đó, văn hoá thường được hiểu như một phương tiện, một công cụ để tuyên truyền, quảng cáo.

Trong tư duy mới của Đảng ta (và cũng là của thời đại), văn hoá không hoạt động bó hẹp trong một lĩnh vực, trong một ngành. Văn hoá có mặt khắp nơi, trong mọi hoạt động của mỗi con người và của toàn xã hội. Trong quá trình chuẩn bị Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về "xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" chúng ta có dịp nghiên cứu lại tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và bắt gặp trong đó một quan niệm, một định nghĩa tuyệt vời về văn hoá: "Ý nghĩa của văn hoá: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn...

Đáng chú ý là, mãi gần nửa thế kỷ sau (từ 1987), tổ chức UNESCO của Liên Hợp Quốc mới đưa ra một nhận thức mới về văn hoá, coi văn hoá là tổng thể những giá trị mà các dân tộc đã tạo ra trong cả quá trình tồn tại và phát triển của mình.

Việc coi văn hoá là "toàn bộ những sáng tạo và phát minh", "là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt... nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn"; việc gắn văn hoá với xây dựng tâm lý, xây dựng luân lý, xây dựng xã hội, xây dựng chính trị, xây dựng kinh tế đã khẳng định sự tồn tại vững chắc và sâu xa của văn hoá trong đời sống xã hội. Chính xuất phát từ quan niệm đó ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác đã nhìn thấy mối quan hệ biện chứng sâu sắc giữa cuộc kháng chiến với văn hoá. Trong khi rất nhiều người chỉ nói văn hoá phục vụ chính trị, phục vụ kháng chiến, thì Bác lại căn dặn: phải kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá hoá kháng chiến. Nói kháng chiến hoá văn hoá là nói đến trách nhiệm, sứ mạng của văn hoá là phục vụ kháng chiến, phản ánh sinh động sự nghiệp kháng chiến và cổ vũ cho kháng chiến thắng lợi. Nhưng đó mới là một vế. Vế thứ hai không kém phần quan trọng, nhưng cũng ít người nhận ra: phải văn hoá hoá kháng chiến, có nghĩa là phải chuyển tải các giá trị văn hoá, tinh hoa văn hoá vào cuộc kháng chiến, biến các giá trị và tinh hoa đó thành nguốn năng lượng tinh thần vô tận tiếp thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến thắng lợi. Lịch sử đã hoàn toàn chứng thực tính chính xác của quan niệm đó của Bác. Sau thất bại thảm hại ở Việt Nam, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra đối với các nhà chiến lược của Lầu Năm góc (Mỹ) là: Vì sao Mỹ là nước giàu có nhất thế giới, mạnh nhất thế giới mà quân đội Mỹ lại thua Việt Nam, một dân tộc vào loại nghèo và lạc hậu nhất thế giới. Cuối cùng người Mỹ đã tìm ra câu trả lời: Quân đội Mỹ thua Việt Nam, vì quân đội Mỹ vấp phải một dân tộc cố kết với nhau bằng truyền thống lịch sử lâu đời của mình (lời thừa nhận của Mác Namara, nguyên Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thời Mỹ mở rộng chiến tranh ở Việt Nầm). Gần đây trên tạp chí của Học viện không quân Mỹ có đăng bài viết của Giáo sư Tiến sĩ Tinpho, Giáo sư của Học viện, cắt nghĩa hiện tượng máy bay Mỹ liên tục bị bắn rơi ở Việt Nam trong những năm cuối 60 và đầu 70. Tinpho viết: Máy bay cực kỳ hiện đại của chúng ta (Mỹ) đã vấp phải một cơn gió ngang cực kỳ mạnh, bị cơn gió ngang đó quật đổ xuống. Cơn gió ngang đó là những giá trị văn hoá lâu đời của người Việt Nam.

Như vậy, đến với văn hoá là đến với những giá trị tinh thần cơ bản nhất, sâu sắc nhất, nằm trong cội nguồn của một dân tộc, tạo nên sức mạnh của một dân tộc. Đó là ý chí tự lực tự cường, là tinh thần xả thân vì đại nghĩa, là ý thức về phẩm giá con người, là khả năng sáng tạo và phát minh nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Với ý nghĩa đó chúng ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội.

Quan tâm xây dựng và phát triển nền tảng tinh thần, chúng ta không được phép coi nhẹ nền tảng vật chất - cơ sở kinh tế của xã hội. Đúng như Đại hội IX đã khẳng định: phải coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Nhưng làm gì để kinh tế phát triển và phát triển đúng hướng? Tự bản thân kinh tế không làm nên sự tăng trưởng. Cái gọi là chủ nghĩa kinh tế, coi kinh tế là duy nhất, và đi tìm nguyên nhân cho sự phát triển kinh tế ở trong lòng kinh tế đã vĩnh viễn qua rồi. Nhân loại đã nhận thức được rằng để phát triển kinh tế, nguồn lực cơ bản nhất vẫn là con người: con người với sự phát triển trí tuệ, tay nghề, óc sáng tạo, năng lực thẩm mỹ. Ở thời đại chúng ta, công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng công nghệ không phải tự trên trời rơi xuống, trái lại, nó là sản phẩm trí tuệ của con người. Có công nghệ rồi, lại phải đòi hỏi khả năng sử dụng. Khả năng đó cần được giáo dục, cần được đào tạo Trong kinh doanh và sản xuất ở thời đại chúng ta, vai trò của các thương hiệu và uy tín của các thương hiệu ngày càng quan trọng... Tất cả những nhân tố nói trên đều khẳng định vai trò động lực của văn hoá đối với kinh tế. Muốn tăng trưởng kinh tế phải đi tìm động lực của nó trong văn hoá.

Đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thì sự tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng, nhưng không phải là mục tiêu duy nhất. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ xã hội, phải bảo đảm nguyên tắc công bằng xã hội, phải tạo điều kiện để phát triển con người và hoàn thiện con người. Làm được điều đó chính là biến văn hoá thành mục tiêu của sự phát triển kinh tế. Những thành tựu và yếu kém về kinh tế ở nước ta hiện nay đếu có nguyên nhân ở văn hoá. Nhờ đổi mới tư duy về kinh tế, nhờ có ý thức đưa khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và chú ý nhiều hơn tới các chính sách xã hội, nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng: Với trình độ dân trí còn thấp, số lao động đã trải qua đào tạo còn quá ít, tỷ lệ những nhà kỹ thuật, công nghệ có trình độ cao so với dân số còn rất mỏng, phấn lớn các nhà quản lý kinh tế chưa được trang bị đầy đủ những tri thức và kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh để đủ sức cạnh tranh với bên ngoài... chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ khó khăn trong hội nhập kinh tế thế giới. Thêm vào đó sự chênh lệch về thu nhập giữa các vùng, miền, giữa các tầng lớp cư dân đang diễn ra khá nặng nề, hiện tượng kinh doanh hàng giả, hàng độc hại, cùng sự ô nhiễm môi trường đang tạo nên sự bất an trong xã hội. Các hiện tượng đó đều liên quan đến những yếu kém trong đời sống tinh thần của xã hội, liên quan đến sự bất cập trong văn hóa quản lý xã hội.

Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, sự suy yếu về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội nói chung và trong một bộ phận cán bộ, đảng viên (kể cả đảng viên là cán bộ cao cấp) đang là nỗi lo của toàn xã hội. Từ sau Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII về văn hoá, Nghị quyết 6 (lần 2) về xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã ra đời. Cũng như Nghị quyết 5, Nghị quyết 6 (lần 2) khoá VIII là có tính bức xúc và rất hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận của xã hội. Sau mấy năm triển khai, tuy chúng ta đã thu được một số kết quả nhưng cũng còn tồn tại quá nhiều ván đề. Sự suy thoái đã bị lên án, nhưng chưa bị đẩy lùi.

Để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 6 (lần 2) đòi hỏi rất nhiều giải pháp và biện pháp: hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội, hoàn thiện hệ thống pháp luật, có cơ chế phát huy quyền làm chủ và quyền giám sát của nhân dân... Nói cách khác, phải nâng cao tầm văn hoá chính trị của các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội, nâng cao trình độ văn hoá chính trị trong quần chúng, trong các tổ chức xã hội, đặc biệt trong thế hệ trẻ.

Xây dựng và chỉnh đốn Đảng thực chất là đưa các giá trị văn hoá vào trong Đảng, trong các tổ chức Đảng, trong sinh hoạt Đảng và trong đời sống đảng viên, để Đảng thực sự trở thành lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân tộc như Lênin đã từng dạy, hoặc như Bác Hồ thường nói: Đảng là đạo đức, là văn minh. Khi Đảng là lương tâm, là trí tuệ, là danh dự, khi Đảng là đạo đức, là văn minh, thì Đảng sẽ trở thành một biểu tượng văn hoá. Hiệu quả lãnh đạo và uy tin của Đảng được xác lập từ đó. Về phương diện này, Chủ tịch Hồ chí Minh và các chiến sĩ cách mạng tiền bối đã để lại nhiều bài học lớn.

Sự nghiệp xây dựng và chỉnh đốn Đảng phải là một bộ phận, thậm chí là bộ phận quan trọng nhất, có tính chất đột phá, trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Với quan niệm coi phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần, chúng ta sẽ tạo nên ba chân kiềng vững chắc cho sự nghiệp đổi mới, cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình hiện nay. Bỏ qua hay coi nhẹ một trong ba lĩnh vực đó chắc chắn sẽ dẫn tới sự khập khiễng, sự lúng túng, sự suy yếu ở tất cả các lĩnh vực, sẽ làm tổn hại cho sự phát triển toàn cục của đất nước. Đó cũng là tinh thần và nội dung của một mục tiêu quan trọng mà Hội nghị Trung ương 10 vừa qua đã khẳng định về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

GS.TS Trần Văn Bính
Học viện Chính trị Quốc gia

Đôi điều tìm hiểu về tiếp biến văn hoá

Ngày 3/8/2004. Cập nhật lúc 16h 33'

LTS: Trong rất nhiều vấn đề đã và đang đạt ra, đồng thời phải được giải quyết thấu đáo và cẩn trọng trong thời kỳ mở cửa giao lưu kinh tế, giao lưu văn hóa với thế giới hiện nay, chúng ta thấy nổi lên một vấn đề hết sức quan trọng đó là ''tiếp biến vãn hóa''.

Theo nghĩa từ, có thể hiểu một cách đơn giản rằng ''tiếp biến văn hóa'' là tiếp xúc, tiếp nhận và biến đổi các giá trị văn hóa, còn trong thực tế, đây lại là một vấn đề hết sức phức tạp, tinh tế và đôi khi còn nảy sinh một số biến động nằm ngoài dự kiến của chủ thể tiếp nhận. Văn hóa Việt Nam từng có những ''tiếp biến'' như thế nào và ngày nay cần hiểu, cần điều chỉnh sự ''tiếp biến'' ra sao.. . đó là những nội dung chính của Chuyên đề mà VNQĐ đề cập tới nhân Hội nghị lần thứ Mười Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX).

Những khái niệm xung quanh cụm từ "Tiếp biến văn hóa" không phải là mới mẻ, nhưng bản thân cụm từ này cho đến gần đây mới được giới học thuật nước ta sử dụng. Nếu chỉ giải thích theo kiểu chiết tự thôi, ta cũng thấy: tiếp có nghĩa là đón nhận (tiếp thu, giao tiếp); biến có nghĩa là thay đổi, không giữ nguyên như trườc (biến cải, biến hóa). Hai đơn từ này hợp lại, nói một cách đơn giản có nghĩa là: đón nhận có thay đổi.

Ngày nay, khi ''toàn cầu hóa'' đã trở thành một hiện thực không thể đảo ngược, thì giống như giao lưu kinh tế, giao lưu văn hóa là câu chuyện không còn phải bàn cãi. Hàng ngày, hàng giờ, mỗi quốc gia hay dân tộc đón nhận vào giải đất chôn nhau cắt rốn của mình cùng với những cỗ máy, bao mì, lọ thuốc hay thiết bị điện tử, là những cuốn sách, đĩa nhạc, băng phim, mẫu thời trang... (chưa nói rằng trong những sản phẩm vật chất như trên kia, không phải không có dấu hiệu của văn hóa). Người ta gặp nhau, không phải chỉ để ký những hợp đồng mua bán trao nhau những tờ séc hay hỏi nhau về tỉ giá ngoại tệ, mà còn có lúc trò chuyện về quê hương, về đời sống muôn mặt; hơn thế, trong sự hành xử của mỗi người, dù ở lĩnh vực hoạt động nào, đều bộc lộ những đặc điểm văn hóa, có thể gây nên phản ứng ngấm ngầm hoặc dễ thấy ở người đối diện.

Như thế, đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc (đó là cấp độ cộng đồng chúng tôi muốn nói đến trong bài viết này), có một câu hỏi phải trả lời là: trước những sản phẩm văn hóa nước ngoài, kể cả ''khách'' được mời'' và ''khách không mời'', chúng ta phải có thái độ thế nào đây? Hay nói cách khác, chúng ta phải đón nhận văn hóa nước ngoài theo cách nào đây?

Để trả lời câu hỏi ''đón nhận theo cách nào đây'', theo chúng tôi, trước hết lại phải trả lời được câu hỏi: ''Ta là ai? Thực chất ta là cái gì đây?'' Muốn biết người, là phải biết mình. Biết mình đây chính là biết thực chất những đặc điểm của mình, và nói trong phạm trù văn hóa, là bản sắc dân tộc của mình. Bản sắc văn hóa cũng không thể chỉ được nhìn trên những biểu hiện bề mặt ở những bài dân ca, cách giao tiếp, lễ hội truyền thống, ở thơ lục bát hay thơ bậc thang, ở kinh kịch hay tuồng chèo, ở vũ ba lê hay múa sạp... mà cùng với tất cả những thứ ấy, và ẩn sâu bên trong tất cả những thứ ấy, chính là cốt cách, tâm hồn của cả một dân tộc, là nếp nghĩ, nếp cảm, là quan niệm về con người, về cuộc sống, là đặc điểm xử thế quen thuộc trong cộng đồng. Bản sắc không phải một cái gì tự dưng đã có, hay gán vào là được, mà là cái phần sâu sắc nhất, tinh túy nhất của mỗi dân tộc với tư cách là một thực thể - cộng đồng - người, hình thành qua trường kỳ tồn tại của dân tộc đó, với những điều kiện cụ thể về tự nhiên và xã hội, những biến động theo thời gian, những thăng trầm của lịch sử không thể đánh đồng hoặc lẫn lộn với bất cứ một dân tộc nào khác. Cho nên đối với mỗi dân tộc, bản sắc văn hóa là một cái gì thiêng liêng, mang ý nghĩa sống còn, chứng tỏ sự hiện diện đích thực của dân tộc đó trên trái đất này. Một dân tộc không gìn giữ hay đánh mất bản sắc văn hóa của mình, có nghĩa là dân tộc đó đang trên đường diệt vong. Xưa kia, học giả Trung Quốc là Lương Khải Siêu từng gọi cái bản sắc dân tộc này bằng một từ rất có ý nghĩa là ''quốc tính'': ''một thứ tinh thần thiện mỹ đi vào lòng người toàn quốc''.

Ngược lại, nếu chúng ta giữ được ''quốc tính'', giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, cũng có nghĩa là chúng ta vun đắp, tôi luyện được bản lĩnh văn hóa, điều kiện cơ bản để trả lời câu hỏi ''đón nhận văn hóa nườc ngoài theo cách nào đây?'' và cụ thể, giải quyết vấn đề mà ta bàn đến hôm nay - vấn đề tiếp biến văn hóa.

Nếu như trên bình diện dân tộc chúng ta khẳng định sự tồn tại bản sắc văn hóa, thì không nghi ngờ gì nữa, trên bình diện quốc tế, điều hiển nhiên phải thừa nhận là sự đa dạng văn hóa. Lôgic suy diễn ở đây thật quá đơn giản: thế giới này là tập họp của nhiều dân tộc khác nhau có nghĩa là tập họp của nhiều bản sắc văn hóa có ý nghĩa sống còn đối với mỗi dân tộc thì sự đa dạng văn hóa này cũng có ý nghĩa sống còn đối với toàn nhân loại. Nghị quyết của Liên hiệp quốc về Chương trình nghị sự toàn cầu cho sự đối thoại giữa các nền văn minh viết ''Mọi người biết tôn trọng lẫn nhau trong toàn bộ tính đa dạng về tín niệm, văn hóa và ngôn ngữ của mình, không sợ có những khác biệt trong mỗi xã hội và giữa các xã hội khác nhau và không đàn áp mà chăm chút, nâng niu những khác biệt đó với tính cách là thành quả quý giá nhất của loài người''. Cái mà Liên hiệp quốc gọi là ''sự đối thoại giữa các nền văn minh'' sẽ dẫn đến câu chuyện của chúng ta ''đón nhận văn hóa nước ngoài theo cách nào'' hay ''tiếp biến văn hóa''. Và điểm xuất phát tư tưởng của vấn đề này chính là nhận thức về sự đa đạng văn hóa toàn cầu. Ở đây, không thể không nêu lên một hiện tượng bất bình thường, hay đúng hơn một hiểm họa đang đe dọa sự đa dạng văn hóa, đe dọa vận mệnh văn hóa của loài người. Đó là chủ nghĩa bá quyền văn hóa dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta đã từng thấy các học thuyết ''châu Âu là trung tâm'' được làm rùm beng rồi bị phá sản trước sức sống văn hóa của các dân tộc đang trỗi dậy. Ngày nay, trên thực tế, học thuyết ''Mỹ là trung tâm'' đang tủa hết những cái vòi tiết độc của nó ra toàn thế giới. Thông qua những phương tiện thông tin hiện đại ngày ngày mở hết công suất, thông qua những sản phẩm tinh xảo của một công nghệ nghe nhìn ''bất chấp mọi khoảng cách'', người Mỹ muốn cả thế giới lắng nghe những gì họ nói, nghĩ theo họ nghĩ, làm như họ bảo, nghĩa là họ trở thành chuẩn mực của tư duy, phương châm của ứng xử chân lý của thời đại.

Điều nguy hại là ý đồ bá quyền văn hóa này thường đi kèm và ẩn sau việc sử dụng ưu thế kinh tế, công nghệ và quân sự. Để nói một cách có hình ảnh, thì những lời hăm dọa hay dụ dỗ ''made in America” thường kèm theo tiếng leng keng của những đồng tiền vàng và tiếng gầm rú của những đoàn máy bay diễn tập không chiến. Và như thế đấy, đi từ cốt lõi của vấn đề, chúng ta đã bắt đầu bằng sự xác định bản sắc văn hóa trên bình diện dân tộc, sự xác định tính đa dạng văn hóa trên bình diện quốc tế và hai sự xác định đó đòi hỏi cuộc đấu tranh chống bá quyền văn hóa. Tất cả đều là tiền đề để chúng ta bàn chuyện “đón nhận văn hóa nước ngoài theo cách nào''. Vì ở đây, tất cả phải được giải quyết trên sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc, nghĩa là trên tinh thần tự nguyện văn hóa cao nhất.

Về mặt ''tiếp'' hay đón nhận, thì sự lý giải cũng không rắc rối lắm. Trên thế giới ngày nay, trừ một vài trường hợp đặc biệt thể hiện động cơ chính trị hơn là quan điểm văn hóa, thì sự đóng cửa, quay lưng với mọi giao lưu văn hóa chỉ biểu hiện một thái độ cô lập đến mức rồ dại không thể chấp nhận được đối với ngay nhân dân nước đó. Vậy thì, tất cả chúng ta đều tán thành ''tiếp'' và “tiếp'' như thế nào đây, thì phải suy ra ở chữ ''biến''.

Từ nghĩa của chữ ''biến'' được giải thích khi bắt đầu bài viết, theo chúng tôi, trong giao lưu văn hóa ''biến'' gợi ra hai mặt của sự ứng xử “tiếp”. Trước hết, chúng ta tiếp nhận, nhưng tiếp nhận trong thế ''biến'', có nghĩa là tiếp nhận một cách linh động, có chọn lọc, nói một cách khác trong những yếu tố văn hóa được du nhập đến mảnh đất mà ta là chủ, ta biết nhận lấy ''cái gì'' và ''gửi trả'' cái gì. ''Cái gì'' đây được quyết định là do sự đánh giá của bản thân người tiếp nhận về ''mức độ hợp tình hợp lý'' của sản phẩm được tiếp nhận, theo cách nói của một số học giả nước ngoài. Chúng ta cũng có thể đồng ý với các học giả này khi họ giải thích sự hợp tình hợp lý này là ở chỗ phù hợp với chiến lược xây dựng và phát triển lâu dài của đất nước đồng thời phù hợp với những điều kiện cụ thể về lịch sử, văn hóa, xã hội và con người của đất nước, mà rốt cuộc là liên quan đến sự giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Lấy thí dụ với ngay văn hóa Mỹ chẳng hạn. Chúng ta tiếp nhận và trân trọng bộ phận văn hóa tiến bộ Mỹ, từ F.London đến Heminway, chúng ta học tập tinh thần năng động và thực tiễn của người Mỹ, nhưng chúng ta không thể nào dung nạp tính chất cổ vũ cho bạo lực thấm đẫm nhiều cuốn phim Mỹ, một thứ ''văn hóa quyền Anh” biểu hiện trong thói quen ửng xử cũng như kiểu suy nghĩ ngạo mạn văn hóa của người Mỹ. Có người du học ở một nước phương Tây về, được giao lãnh đạo một cơ quan, tuyên bố sẽ ''thực hiện đường lối lãnh đạo công nghiệp và tin học'', chỉ lấy công việc, giờ giấc, hiệu quả làm mối quan tâm duy nhất, còn đời sống gia đình, khó khăn hay nguyện vọng riêng tư của từng người thì “không cần biết''. Chỉ sau một thời gian, chính anh ta thấy không khí cơ quan trở nên rời rạc, công việc cũng không trôi chảy như anh muốn, bởi vì cái nền nếp ứng xử anh mang về từ một nước phương Tây và muốn áp đặt cho cơ quan mình không phù hợp với truyền thống quan hệ con người của Việt Nam, một nét đẹp của bản sắc văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác cũng vậy. Chúng ta rất yêu ca nhạc và luôn luôn thưởng thức những bài hát hay từ bốn phương, nhưng thật khó mà chịu nổi cái kiểu gào thét, quay cuồng như trong cơn điên loạn mà một số ca sĩ học được ở các cuộc biểu diễn nước ngoài. Không ít mốt thời trang lạ mắt được những thanh niên thời thượng cóp nhặt từ các tập catalô phương Tây, cũng không thể sống lâu trên các sân khấu và đường phố Hà Nội, và không phải là vô cớ mà khi bộ comlê Âu Tây đã trở thành y phục lễ nghi và giao tiếp của nam giới nước ta, thì hàng trăm năm nay không có gì thay thế được chiếc áo dài vô song của phụ nữ, dù cho nó có được cải tiến ít nhiều. Một điều cần nhắc lại là để có được sự chấp nhận hay loại bỏ như trên kia, cái khía cạnh ''biến'' thứ nhất, thì mỗi cộng đồng dân tộc, cho đến từng con người trong cộng đống đó phải nhận thức và thấm nhuần bản sắc văn hóa của chính mình, nghĩa là thực sự có được bản lĩnh văn hóa.

Khía cạnh ''biến'' thứ hai được nói đến khi ta tiếp nhận một yếu tố văn hóa nước ngoài nào đó. Cái ''biến'' ở đây chính là: ta không tiếp nhận một cách hoàn toàn máy móc theo kiểu ''bê nguyên xi''. Trái lại, tất cả đều phải thông qua sự nhào nặn, cũng có thể gọi là sự ''gia công'' của thực thể văn hóa bản địa, để biến thành một phần hợp nhất, một phần máu thịt của thực thể này, mà vẫn không đánh mất đi cái sắc thái hay ý vị mới mẻ mà nó mang tới. Nền văn hóa chúng ta, trong quá trình phát triển của lịch sử, đã cho ta không ít thí dụ về cái “biến'' này. Các nhà thơ của phong trào Thơ Mới hay đồng thời với họ hầu hết đều là những người Tây học, dĩ nhiên có tiếp nhận ảnh hưởng của thơ phương Tây, và ảnh hưởng đó thể hiện thực sự trong thơ họ, làm cho nó đúng là “mới''. Nhưng một điều làm người yêu thơ chúng ta thích thú đến mức mê mẩn, là dù có mới đến bao nhiêu, thì trong ''thơ mới'' những ảnh hưởng giả định đó, thông qua những hồn thơ Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, đã cho ta những vần thơ, không chỉ gọi là ''thơ mới'', mà đúng hơn nên gọi là ''thơ Việt Nam mới''. Một lần nữa, xin nhắc lại, để thực hiện được các khía cạnh ''biến'' thứ hai này, vẫn rất cần đến bản lĩnh văn hóa của ngưởi trong cuộc, trước tiên là những ngưới sáng tạo văn hóa.

Cuối cùng chúng tôi muốn nói thêm một điều: chính trong quá trình diễn ra sự tiếp biến ở từng bộ phận, từng khía cạnh, thì toàn bộ nền văn hóa của mỗi dân tộc cũng từng bước thực hiện sự tiếp biến của mình. Không có một nền văn hoá nào, dù cho độc đáo và có cội rễ sâu xa đến mấy, lại mãi mãi giữ được trạng thái tĩnh trong không gian và thời gian. Nhất là với hoàn cảnh hiện nay, thế giới đang hàng ngày hàng giờ chứng kiến những động thái của toàn cầu hóa, của hiện đại hóa, và ở một số nơi là hậu hiện đại hóa, thì những biến chuyển của một nền văn hóa dân tộc là điều tất nhiên. Có điều là, khác hẳn với ý muốn hay tưởng tượng chủ quan của những người nào đó, sự biến chuyển không thể diễn ra một cách nhanh chóng thiếu những căn cứ vật chất và tinh thần được xác định, hay bứt khỏi nền tảng xã hội và văn hóa của dân tộc. Sự biến chuyển này diễn ra, vừa như một xu thế lịch sử vừa thể hiện ý thức của các thành viên trong cộng đồng dân tộc, có cơ sở là những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể và trở thành yêu cầu văn hóa nội tại của chính dân tộc đó.

Theo Nguyễn Chí Tình


Tạp chí Văn nghệ Quân đội

Каталог: tailieucuaan
tailieucuaan -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieucuaan -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1001
tailieucuaan -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
tailieucuaan -> Nghị định số 148/2007/NĐ-cp ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
tailieucuaan -> Câu: Quá trình nhận thức của Đảng về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1954
tailieucuaan -> CHÍnh sách ngoại thưƠng của việt nam
tailieucuaan -> Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
tailieucuaan -> Third United Nations Conference on the Law of the Sea
tailieucuaan -> Đề Ở một ngành có 3 hãng a b c, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm sx ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương