ĐÁnh giá VÀ ĐỀ xuất các khu vực ven bờ CÓ HỆ sinh thái và CẢnh quan tự nhiên cần bảo vệ TẠi tỉnh bình thuậN



tải về 0.72 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2023
Kích0.72 Mb.
#54839
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
68544-Article Text-174028-1-10-20220705
dong 1998, tom-tat-kich-ban-bien-doi-khi-hau, LuaChonGiaiPhap, 3959-Article Text-15360-2-10-20110905, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - Hiện trạng, các đe dọa và vấn đề quản lý 1520457, 03. Nguyen Thi Lien (1)


KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 78 (3/2022)
95 
BÀI BÁO KHOA HỌC 
 
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC KHU VỰC VEN BỜ CÓ HỆ SINH THÁI 
VÀ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN CẦN BẢO VỆ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN 
 
Nguyễn Thị Thế Nguyên
1
 
 
Tóm tắt: Vùng bờ tỉnh Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km với nhiều nguồn tài nguyên, cảnh 
quan đặc sắc và bãi biển đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, việc phát 
triển kinh tế - xã hội trong nhiều năm qua đã tạo ra sức ép rất lớn đến hệ sinh thái và cảnh quan vùng 
bờ. Trong nghiên cứu này, phương pháp Delphi và quy tắc KAMET được áp dụng để xác định các khu 
vực ven biển có hệ sinh thái cần bảo vệ, cần duy trì giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên 
theo Điều 9 - Thông tư 29/2016/TT-BTN. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 6 khu vực ven biển có hệ 
sinh thái cần bảo vệ, cần duy trì giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Các khu vực này bao 
gồm bãi đá bảy màu Cổ Thạch, bãi đá Ông Địa, mũi Kê Gà, bãi biển Ngành Nhỏ, đồi cát Bàu Trắng và 
đồi cát bay Mũi Né. Nghiên cứu cũng đề xuất xem xét không đưa đồi cát Bàu Trắng và đồi cát bay Mũi 
Né vào Danh mục các khu vực phải thiết lập Hành lang bảo vệ bờ biển. Kết quả nghiên cứu là cơ sở 
khoa học cho quá trình quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường ven biển và việc 
quyết định đầu tư, xây dựng các công trình tại vùng ven biển. 
Từ khóa: Vùng bờ tỉnh Bình Thuận, giá trị hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên, KAMET. 
1. GIỚI THIỆU CHUNG
*
 
Trong bối cảnh vùng bờ dễ bị tổn thương do các 
nguy cơ từ tự nhiên như sạt lở, bão lũ, ngập 
lụt, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và từ các hoạt 
động của con người, hành lang bảo vệ bờ biển 
(HLBVBB) được xem là một trong những công cụ 
quan trọng, góp phần quản lý bền vững hệ thống 
ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các dịch 
vụ hệ sinh thái (HST) và đảm bảo quyền tiếp cận 
của người dân với biển (PAP/RAC, 2013).
Học tập kinh nghiệm của các nước và đáp ứng 
yêu cầu thực tiễn trong công tác quản lý tài 
nguyên, bảo vệ môi trường biển của nước ta, 
HLBVBB đã được quy định trong Luật tài 
nguyên, môi trường biển và hải đảo. Bên cạnh đó, 
các cơ sở pháp lý liên quan đến HLBVBB còn 
được chi tiết hóa trong Nghị định số 40/2016/NĐ-
CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật 
Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (gọi tắt là 
1
 Trường Đại học Thủy lợi 
Nghị định 40/2016/NĐ-CP) và Thông tư 
29/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật thiết lập 
hành lang bảo vệ bờ biển (gọi tắt là Thông tư 
29/2016/TT-BTNMT).
Để thiết lập được HLBVBB, cần phải thực hiện 
nghiên cứu xác định các khu vực có hệ sinh thái cần 
bảo vệ, các khu vực cần duy trì giá trị dịch vụ hệ 
sinh thái và cảnh quan tự nhiên ven bờ (Gojko 
Berlengi, 2013). Phương pháp xác định các khu vực 
này trong nhiều nghiên cứu trên thế giới là khảo sát 
thực địa, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên của 
từng khu vực biển và so với tiêu chí được đưa ra từ 
trước (Julien và nnk, 2010; Gojko Berlengi, 2013). 
Tại Việt Nam, việc đánh giá, đề xuất các khu vực có 
hệ sinh thái cần bảo vệ, các khu vực cần duy trì giá 
trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên cần 
thực hiện theo các tiêu chí quy định tại Điều 9 của 
Thông tư 29/2016/TT-BTNMT, cụ thể như sau: 
Tiêu chí 1: Có HST tự nhiên quan trọng đối với 
quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một 
vùng sinh thái tự nhiên; 



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương