ĐÁnh giá VÀ ĐỀ xuất các khu vực ven bờ CÓ HỆ sinh thái và CẢnh quan tự nhiên cần bảo vệ TẠi tỉnh bình thuậN


KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG



tải về 0.72 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2023
Kích0.72 Mb.
#54839
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
68544-Article Text-174028-1-10-20220705
dong 1998, tom-tat-kich-ban-bien-doi-khi-hau, LuaChonGiaiPhap, 3959-Article Text-15360-2-10-20110905, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - Hiện trạng, các đe dọa và vấn đề quản lý 1520457, 03. Nguyen Thi Lien (1)
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 78 (3/2022)
96 
Tiêu chí 2: Là nơi sinh sống tự nhiên thường 
xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc 
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên 
bảo vệ; 
Tiêu chí 3: Có giá trị đặc biệt về khoa học, 
giáo dục; 
Tiêu chí 4: Có cảnh quan môi trường, nét đẹp 
độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái; 
Tiêu chí 5: Có yếu tố sinh thái đóng vai trò 
quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng, thống 
nhất của hệ sinh thái theo Tiêu chí ở trên. 
Căn cứ vào các tiêu chí trên, nhiều tỉnh thành 
phố đã triển khai nghiên cứu xác định khu vực có 
hệ sinh thái cần bảo vệ, các khu vực cần duy trì 
giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên 
tại vùng bờ của mình, ví dụ như tại Quảng Ninh, 
Phú Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu, (Sở TNMT tỉnh 
Quảng Ninh, 2020; Sở TNMT tỉnh Phú Yên, 
2018; Sở TNMT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2018). 
Cũng giống như nhiều nghiên cứu khác trên thế 
giới, phương pháp thực hiện chủ yếu là nghiên 
cứu tài liệu, khảo sát thực địa, từ đó đưa ra được 
một danh mục các khu vực đáp ứng với các tiêu 
chí của Điều 9 của Thông tư 29/2016/TT-BTNMT 
và tham vấn ý kiến chuyên gia. Cần lưu ý rằng, 
việc đánh giá, đề xuất theo Thông tư 29/2016/TT-
BTNMT không có những tính toán định lượng.
Để hỗ trợ cho các nghiên cứu không có những 
tính toán định lượng, phương pháp Delphi và quy 
tắc KAMET (Knowledge Acquisition for Multiple 
Experts with Time scale) được áp dụng trong 
nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới, đặc biệt 
trong những lĩnh vực nghiên cứu có lượng thông 
tin hạn chế hay những vấn đề còn có nhiều tranh 
cãi và không rõ ràng cần được giải quyết thông 
qua các phán đoán hoặc quyết định của tập thể 
(Anh, 2021). Nguyên lý của phương pháp Delphi 
và quy tắc KAMET được trình bày trong nghiên 
cứu của Chu và Hwang (2008). Tại Việt Nam, 
phương pháp Delphi kết hợp quy tắc KAMET đã 
bước đầu được áp dụng trong một số nghiên cứu, 
ví dụ nghiên cứu đánh giá mức độ quản lý tổng 
hợp tài nguyên nước (Anh và nnk, 2021) hay 
nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí 
đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện 
thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long (Điệp và nnk, 2020). Ưu điểm của 
quy tắc KAMET là đánh giá mỗi chỉ số ở mỗi lần 
tham vấn (trừ lần tham vấn đầu tiên) trên cơ sở tổ 
hợp các giá trị thống kê, bao gồm giá trị trung 
bình của điểm số đánh giá, trung vị, độ lệch tứ 
phân vị và phương sai. Phương sai thể hiện tỷ lệ 
chuyên gia thay đổi ý kiến đánh giá. Theo quy tắc 
KAMET, việc tham vấn sẽ không phải là 1 lần mà 
cần thực hiện đến khi nào có sự thống nhất cao 
giữa các chuyên gia khi đánh giá cùng một khu 
vực (giá trị trung bình lớn hơn 3,5, độ lệch tứ phân 
vị nhỏ hơn 0,5) và có sự nhất quán cao của từng 
chuyên gia trong việc đánh giá các khu vực này 
qua mỗi lần tham vấn (phương sai nhỏ hơn 15%).
Trong nghiên cứu này, phương pháp Delphi và 
quy tắc KAMET được sử dụng để đánh giá, đề 
xuất các khu vực có hệ sinh thái cần bảo vệ, cần 
duy trì giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự 
nhiên cho vùng bờ tỉnh Bình Thuận nhằm phục vụ 
công tác thiết lập HLBVBB theo yêu cầu của Luật 
Tài nguyên môi trường biển và hải đảo. 

tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương